Văn Học Việt Nam

Văn học Việt Nam tại Docsach24.com là những tác phẩm được đánh giá là hay nhất, phổ biến nhất được nhiều người tìm đọc nhất trong nền văn học nước nhà.

Văn học Việt Nam là những tác phẩm của dân tộc Việt

Văn học Việt Nam là những tác phẩm của dân tộc Việt, viết bằng chữ viết của người Việt Nam ta. Mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam đó là tinh thần yêu nước chống xâm lược, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa. Có thể chia văn học Việt Nam thành văn học dân gian và văn học viết. Tuy nhiên sau này, nhiều tác phẩm dân gian đã được ghi chép, tổng hợp lại thành tư liệu quý giá đối với văn hóa nước ta.

Văn học Việt Nam với nền văn học dân gian truyền thống

Ngày nay chúng ta thường tìm đọc những tác phẩm văn học dân gian Việt Nam để tìm hiểu về một thời kỳ chưa có chữ viết. Văn học dân gian Việt Nam ra đời từ rất sớm. Là tiếng nói tình cảm, kết tinh trí tuệ chung của nhân dân ta được truyền từ đời này sang đời khác. Các thể loại chính của văn học dân gian gồm thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, truyện thơ... các loại hình diễn xướng như chèo, tuồng, dân ca...

Văn học viết trong nền văn học Việt Nam

Văn học viết ra đời sau khi chúng ta có chữ viết, từ chữ Nôm đến chữ Việt. Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian Việt Nam về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật.

Văn học viết cũng có tác động trở lại đối với văn học dân gian qua việc viết lại, ghi chép lại thành nhiều dị bản, lời kể không giống nhau hoàn toàn. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm.

Văn học viết của chúng ta chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa rõ nét. Ban đầu là các yếu tố của dân ca, tục ngữ, ca dao như Quốc âm thi tậpTruyện Kiều, thơ Nôm, Truyền kì mạn lục mang nhiều yếu tố của truyền thuyết, cổ tích thần kì.

Tiếp đó sau hàng ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học và văn hóa Trung Hoa. Các sáng tác thời phong kiến được lưu giữ lại đến ngày nay đều được viết bằng chữ Hán, theo các thể loại của văn học Hán như thơ Đường, tiểu thuyết chương hồi; các thể cáo, hịch, phú, ngâm khúc, kí sự... Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng về thể loại của văn học Trung Quốc như thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...

Thời kỳ lịch sử giữ nước, chống chế độ thực dân, đế quốc, văn học viết Việt Nam có sự giao thoa. Không nhữngchuyển từ văn học cổ điển sang văn học hiện đại, văn học viết Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây (văn học Pháp). Trong các sáng tác của các nhà thơ đã phá bỏ thể thơ Đường luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào, tạo ra các thể loại thơ mới, với cách cảm thụ mới. Các tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự... của các tác giả lớn vang bóng một thời như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều viết theo phong cách của văn học phương Tây.

Ngày nay, chúng ta có rất nhiều thể loại văn học mới, tuy nhiên vẫn thuộc nền văn học Việt Nam vô cùng rộng lớn và đa dạng. Các tác phẩm văn học Việt Nam từ xưa tới nay, từ phổ biến đến quý hiếm đều được Docsach24.com sưu tầm lại và gửi tới quý bạn đọc tại trang web này.

TÁC GIẢ TIÊU BIỂU

Hồ Biểu Chánh

38 tác phẩm

Vũ Trọng Phụng

10 tác phẩm