201 Câu Hỏi Hay Nhất Có Thể Đặt Ra Cho Nhà Tuyển Dụng

Phần I: Quy Luật Của Cuộc Chơi

Câu hỏi quan trọng và khắt khe nhất của nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn thường là câu hỏi cuối cùng.

Câu hỏi cuối cùng của người phỏng vấn thường là câu hỏi quan trọng nhất. Đó chính là lúc ông ta cười và nói rằng: “Nào, bây giờ anh có câu hỏi nào cho chúng tôi không?” Phản ứng của bạn tại thời điểm đó sẽ là nhân tố quyết định để xác định xem liệu bạn còn phải tiếp tục đi trên con đường tìm việc gian nan nữa hay không, hay bạn sẽ được chấp nhận vào làm.

Tại những thời điểm như vậy, thường có rất nhiều câu hỏi, hay cũng có, dở cũng có và tệ nhất là vẫn còn có người không thể đặt được một câu hỏi nào. Cuốn sách này sẽ chuẩn bị cho bạn phần liên kết quan trọng nhất trong cuộc phỏng vấn: đó là cơ hội để đặt câu hỏi. Phần I phác họa những quy tắc và luật lệ bạn sẽ phải vận dụng khi đặt câu hỏi sao cho việc hỏi sẽ nhiều hơn trước đây và ít hơn sau này.

Nhưng trước hết chúng ta hãy cùng trả lời một câu đố nhé!

Trong số cách ứng xử của năm ứng viên trong cuộc phỏng vấn, theo bạn nghĩ, cách cư xử nào sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy không thể chấp nhận được?

1. Vẻ ngoài xấu xí

2. Chú trọng quá nhiều vào tiền bạc

3. Không dám nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng suốt cuộc phỏng vấn

4. Không đặt câu hỏi

5. Đến muộn

Câu trả lời ở đây là Người thứ 4. Bạn ngạc nhiên ư? Theo điều tra, khảo sát của tôi với trên 150 nhà tuyển dụng, chuyên gia nghề nghiệp và các giám đốc nhân sự, những ứng viên không đặt được câu hỏi nào sẽ ngay lập tức không gây dựng được niềm tin. Cũng vậy, sẽ không có gì là quá khi đưa ra nhận định rằng: Bạn sẽ không thể thành công trong phỏng vấn khi không thể đặt được một câu hỏi được cân nhắc kỹ lưỡng.

Dĩ nhiên, những câu hỏi hay tuyệt vời cũng không thể giúp bạn nhận được công việc nếu như chúng ta đến phỏng vấn mà vẫn còn phạm những sai lầm khác. Dưới đây, tôi xin trình bày lần lượt 10 loại thái độ thông thường nhất khiến cho ứng viên bị loại khỏi cuộc đua tuyển dụng:

1. Không đặt câu hỏi

2. Lên tiếng chỉ trích sếp cũ của mình

3. Không có khả năng lên tiếng phê bình

4. Vẻ ngoài xấu xí

5. Thiếu quyết đoán, hay hoài nghi, lười biếng

6. Hống hách, hung hăng quá mức

7. Đến phỏng vấn muộn

8. Suốt cuộc phỏng vấn, không dám nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng

9. Không có khả năng thể hiện bản thân rõ ràng

10. Chú trọng quá nhiều vào khía cạnh tiền bạc của công việc.