36 Kế Nhân Hòa

Kế 16: Kế Hai Mặt

Diễn trò hai mặt trong quan hệ đặc thù.

Thế sự phải tùy cơ hành động, có cương có nhu, làm người phải có hàng ngàn bộ mặt như một diễn viên tài ba đảm nhiệm nhiều vai khác nhau rất xa, đâu phải chỉ có vài ba bộ mặt.

Trong giao tế, đàm phán, thương lượng trước phải biết cách tự bảo vệ mình rồi sau mới có thể chủ động tấn công đạt lấy thắng lợi. Lúc nào cũng "nhu", luôn luôn đóng vai kép đỏ không thể không bị người khinh dễ làm nhục, thường bị bọn kép đen, kép trắng lừa. Kép đỏ lại thường kích động đối phương, đâu đâu cũng bị chống đối, khắp nơi gặp kẻ thù. Người thủ thuật cao minh thì giỏi lúc làm kep đỏ lúc làm kép đen, lúc vừa kép đỏ vừa kép trắng, cương nhu kiên cố. (Tác giả dùng hình tượng hóa trang của các kép hát. Kép đỏ mặt đỏ là người trung, kép đen mặt đen là người ác, kép trắng mặt trắng là người nịnh - ND). Như vậy mới là cao thủ, mới đạt hiệu quả cao.

Có thể biểu diễn trong một ngày sắc mặt biến đổi như tắc kè, một chốc đỏ, một chốc trắng khiến cho người ta không biết đâu mà lần. Kép đen thủ vai hung đồ, sát khí đằng đằng uy hiếp đối phương, kép đỏ thủ vai người tốt giúp người thoát nạn, hóa giải mâu thuẫn.

Cũng có khi biểu diễn trò hai mặt một xướng một họa tung hứng khiến cho đối phương như rơi vào mây mù. Khi mặt trắng thì gây áp lực đe dọa đối phương, sau chuyển sang mặt đỏ thì sẽ đạt đến kết quả viên mãn. Công hiệu không thể nói hết được.

Chúng ta không nên sử dụng phương pháp hai mặt gạt người của kẻ tiểu nhân nhưng cũng không thể không tìm hiểu phương pháp đó.

1. Diễn viên tài cao phải giỏi biến sắc mặt

Chớ nghĩ rằng mỗi người chỉ có một gương mặt. Phụ mữ thì không phải nói, thượng đế cho phụ nữ một gương mặt phụ nữ tạo ra một gương mặt nữa. Còn nam giới tuy không phấn son cũng vẫn biến sắc như tắc kè, vừa mới mặt đỏ thoắt cái đã biến xanh. Ông Lương Thực Thu đã phác họa bộ mặt trong quan trường. Ai gia nhập quan trường phải tập thành bản lĩnh mà khi gặp cấp dưới thì làm ra mặt đạo mạo, hiên ngang hoặc mặt lạnh như tiền giốngd như một trang giấy trắng, khiến cho anh không thể nào xem mặt mà bắt hình dong được; hoặc da mặt căng ra như mặt trống, mặt dài như mặt ngựa chiến cho anh cảm thấy mình nhỏ như con kiến con sâu! Nhưng một khi gặp quan trên thì mặt ngựa lập tức ngắn lại co lại, co thành chiếc bánh tròn, các nét thẳng đều biến thành đường cong, khom lưng gục mặt của họ là công cụ để doạ dưới nịnh trên. Làm quan không thể thiếu cái mặt đó!

Liễm phổ luận (lý luận rõ vẽ mặt) của ông Lương vạch trần bản lĩnh thực chất của kẻ diễn trò nịch hót bợ đỡ. Thoáng đỏ thaóng trắng, chợt cương chợt nhu, vừa cương vừa nhu thể hiện oai quyền nịnh và địa vị chỉ trên một cái mặt. Thật là một diễn viên xuất sắc!

Đổi mặt là một loại cong phu xảo diệu, một sách lược cao minh trong xử thế. Trong Kinh kịch, diễn viên vẽ mặt bằng những màu. sắc, đường nét khác nhau (liễm phổ) để hoặc khen hoặc chê. Màu đỏ biểu thị trung dũng, màu đen biểu thị cương liệt, màu trắng biểu thị gian trá. Liễm phổ khác nhau thể hiện đặc trưng những kép khác nhau. Trong hoạt động giao tế, tuy chúng ta mượn các danh từ của liễm phổ Kinh kịch nhưng phải chú ý: Trạng thái tâm lý con người muôn màu muôn vẻ cho nên liễm phổ rất phong phú nhiều hình nhiều dáng, không phải chỉ vài ba danh từ liễm phổ có thể diễn đạt được hết tính đa dạng của trạng thái tâm lý con người.

Bất kỳ một phương pháp đơn giản nhất nào cũng chỉ có thể giải quyết một vấn đề đặc định hữu quan và đều không tránh khỏi có tác dụng phụ. Đối đãi với người quá khoan hậu thì không ước thuc được họ, kết quả là không còn tôn ti trật tự nữa, trời đất nháo nhào. Đối với người quá nghiêm khắc thì tài năng không dám lộ, không còn chút sinh khí cho nên có một lợi thì có một hại, không thể nào vẹn toàn.

Người thống trị sáng suốt hiểu sâu sắc đạo lý này, để tránh cái hại đi theo cái lợi đã sử dụng phương sách vừa mặt đỏ mặt trắng. Có khi hai người nắm tay nhau song ca bài kết đoàn, một người diễn kép đỏ, một người diễn kép trắng. Người cao thủ hơn nữa thì giống như một diễn viên tài ba biến ngay mặt đỏ ra mặt trắng hay mặt trắng ra mặt đỏ tùy theo vai diễn. Hôm nay là hiền sĩ cao nhã, ngày mai là võ tướng sát khí đằng đăng. Lịch sử không thiếu những cao thủ như thế.

Thừa tướng Cao Hoan nhà Đông Ngụy trước khi qua đời đã gọi con là Cao Trừng đến bên giường dặn dò các phương sách dùng người để dựng nên nghiệp bá, đặc biệt nói về Mộ Dung Thiệu Tông, đối thủ của gian thần Hầu Cảnh. Ông nói: "Ta vốn không quí mến Mộ Dung, Thiệu Tông, nay để ông ta lại cho con". Cao Hoan đã diễn trò mặt trắng cố ý không đề bạt Mộ Dung Thiệu Tông là lưu lại nhân tài này cho con ông đề bạt và sử dụng cho lợi ích nhà họ Cao. Sau khi Cao Trừng kế vị bèn theo lời cha dặn, đề bạt Mộ Dung Thiệu Tông lên địa vị cao, bổng lộc nhiều cố nhiên người được Mộ Dung Thiệu Tông cảm tạ là Cao Trừng. Như vậy Cao Trừng đã diễn trò mặt đỏ, được một khoản tình người. Mấy năm sau, một người con khác của Cao Hoan là Cao Dương lên ngôi hoàng đế sáng sập ra nước Bắc Tề. Đó là một ví dụ về phụ tử hợp đồng, mặt trắng mặt đỏ phối hợp với nhau làm nên sự nghiệp lớn.

2. Tả Xung hữu đột, cương nhu hiệp đồng

Hoàng Hưng, một nhà cách mạng cận đại suốt đời trải qua nghìn vạn hiểm nguy, nhưng mỗi khi gặp hiểm nguy đều nhờ ba tấc lưỡi kiệt xuất đầy trí tuệ hóa giải được hiểm nguy biến thành yên lành, đàng hoàng thoát hiểm. Một lần, Hoàng Hưng phát động quần chúng ở Trường Sa, ước hẹn chiều hôm đó nổi dậy. Chẳng may lộ bí mật, tuần phủ Hà Nam hạ lệnh truy nã Hoàng Hưng, ai che giấu sẽ bị tội đồng mưu. Hoàng Hưng không nơi ân thân. Đúng vào lúc nguy cấp nhất bỗng thấy một cửa hiệu cho thuê kiệu hoa. Hoàng Hưng gặp chủ hiệu trực tiếp thừa nhận mình là Hoàng Hưng, xin chủ hiệu che chở. Chủ hiệu sợ mang tội vào thân, nhất định không đồng ý giúp đỡ. Bất đắc dĩ, Hoàng Hưng hét to: "Hôm nay quan tuần phủ ra lệnh đóng cửa thành truy bắt tôi. Nên tôi bị bắt, nhất định khai ông là đồng đảng. Nếu ông muốn khỏi bị tội thì hãy dùng kiệu hoa trống mở cờ dong đưa tôi ra ngoai thành. Chỉ cần tôi thoát hiểm xin trả tiền gấp đôi". Chủ hiệu đành răm rắp làm theo lời ông.

Rất nhiều người mềm nắn rắn buông thì đối với họ phải có cả mềm lẫn rắn. Chỉ mềm thì đồng nghĩa với để mặc người ta khinh khi làm nhục. Nếu chỉ có rắn thì dẫn đến người ta đối lập, nơi nào cũng gặp kẻ thù. Nếu có thể dùng rắn áp chế lửa giận của đối phương, dùng mền tranh thủ cảm tình của họ, giữ thể diện cho họ thì đối phương sẽ sinh ]òng thuận dùng buông mái cho. Đối địch với anh thì họ chẳng có lợi ích gì, vả lại là ngườ "hung hãn" mà chừa cho họ đất sống, vậy thì sao họ lại không vui lòng giúp đỡ anh?

Một người bạn học dùng chiến thuật " mèm rắn phối hợp" chiến thắng được địch thủ. Anh bạn kể rằng: " Một hoom tôi cùng bạn học lên Bắc Kinh chơi. Tôi tì khchá sạn nghỉ, một ông xích lô kéo hai chúng tôi đến khách sạn Kinh Đô. Rõ ràng phải tốn nhiều tiền kháhc sạn rất sang trọng nhưng lại khiến chúng tôi vô cùng thất vọng: không một chiếc ti vi dù là đen trắng, không một đôi dép lê trong phòng, chủ khách sạn cao giọng bảo: Muốn trả phòng? Không được. " Tôi thật sự hơi sợ, nghĩ trong bụng thôi thì phẫn nộ. Tôi học tập giọng lưỡi của ông chủ, trợn mắt quát: " Ông hung dữ như vậy ư? Ông muốn gì? Bắc Kinh này tôi đã đến hàng chục lần, không lạ gì. Ông chớ quát tháo tầm bậy. Tôi muốn trả phòng. Tôi gọi điện cho cảnh sát đây!". Ông chủ thấy thế, do dự một lúc rồi dịu giọng: " Trả phòng cũng được, nhưng phải trả 10 nhân dân tệ thủ tục phí". Nghe nói đồng ý trả phòng, tôi hết sức vui mừng, nhưng bỗng nhiên vô cớ mất 10 nhân dân tệ cho cái gọi là thu tục phí thì lại không cam tâm. Tôi bèn nói: " Nếu như anh chàng xích lô làm mối đưa khách của ông không lừa chúng tôi thì làm sao có cơ sự này. Có trách thì trách ông xích lô đó đã lừa không đúng người. Hơn nữa tôi chưa tính sổ với các ông về việc lừa đảo này, lại còn dám đòi thủ tục phí ư? Nhưng ông chủ vẫn không chịu nhả thu tục phí. Thế là hai bên đôi co. Cục diện bế tắc. Thời gian chậm chạp trôi qua, tôi cũng cam tâm chịu vậy không đấu tranh nữa. Đúng lúc này, có mấy vị khách bị lừa cũng vừa vào tôi bèn đưa mắt sắc như dao liếc nhìn ông chủ nói: "ông chủ, xem ra nên trả lại tất cả tiền cho chúng tôi đi. Ông cũng là người biết điều, nếu tôi kêu to lên mấy tiếng thì mấy vị khách chưa đăng ký kia tất rút lui có trật tự ngay. Cái nào hơn cái nào thiệt, người thông minh như ông chủ không thể không hiểu". Ông chủ đành trả lại toàn bộ tiền cho chúng tôi. Cuộc đánh võ mồm này, tôi sở dĩ thắng chủ yếu là vì đã dùng các saceh lược sau đây:

1. lấy cưng chọi cứng

Ông chủ to tiếng, tôi cũng to tiếng. Ông chủ nói không có tiền lệ trả lại phòng, tôi nói có tiền lệ trả lại phòng. Ông chủ mặc kệ tôi, tôi dọa gọi canh sát. Do đó ông chủ không thể không thay đổi sách lược.

2. Lấy mềm chọi mềm

Ông chủ nhún mình tỏ ra mềm, đồng ý cho trả lại phòng nhưng cứ đòi thủ tục phí. Tôi bèn đưa ra sách lược lấy lợi dụ dỗ ông ta, dọa kêu to lên thì những khách chưa đăng kí thuê phòng bèn tự nhiên bỏ đi cả. Hoặc thu thủ tục phí của tôi mà mất khách, hoặc mất 10 nhân dân tệ của tôi mà có khách, ông chủ phải tính toán lợi bất cập hại, thà trả lại tiền cho tôi hơn là giư được các khách mới đến.

3. Mềm cứng phối hợp

Đối hạng người như ông chủ này mà mềm ngay từ đầu thì ông ta cho là tôi dễ bắt nạt bèn càng cứng hơn nữa. Nhưng nếu tôi cứ cứng cho đến cùng, ông chủ đừng rút lui, liều mạng ỳ ra như "trâu già không sợ dao phay thì tôi cũng không có cách gì hơn. Phương pháp hữu hiệu là: mềm cứng phối hợp. Còn trước cứng hay trước mềm thì tùy theo từng sự việc cụ thể, tùy theo từng đối tượng cụ thể.

3. Mặt đen trước, mặt đỏ sau

Năm 1963, có vấn đề di sản của cha cho nên Tăng Hiến Tường bèn đến Thái Lan theo yêu cầu của người anh là Tăng Hiến Khái để giải quyết vấn đề chia gia tài chung của cha và các chú ông đã tạo lập ở Thái Lan. Tăng Đào Phát, chú của Tăng Hiến Tường cho rằng hai anh em ông này sẽ liên thủ đối phó ông ta vì vậy diễn ra tình huống sau đây.

Một buổi sáng có ba vị trưởng bối tươi cười vui vẻ đến cửa hiệu của Tăng Hiến Khái mời Tăng Hiến Tường đi uống trà ăn điểm tâm. Sau một hồi từ chối theo phép lịch sự, Tăng Hiến Tường bèn theo ba ông này đến công ty của Tăng Đào Phát chứ không phải đến tiệm trà. Sau khi mọi người an vị, các vị thúc phụ bèn đổi mặt từ ôn hòa thân thiết sang nghiêm khắc trách mắng Tăng Hiến Tường. Họ nói: "Anh xem anh kìa, còn ra thể thống gì, không biết chút đạo lí nào cả. Đến Thái Lan đã lâu mà không đến chỗ các chú, các thím là nghĩa lý gì. Thật là không biết gia quy". Kì thực ngay hôm vừa đến Thái Lan, Tăng Hiến Tường đã lấy tư cách con cháu đến bái kiến chú thím rồi cho nên việc các chú vỗ mặt giáo huấn khiến cho Tăng Hiến Tường hoang mang không hiểu vì sao. Các chú thấy Tăng Hiến Tường làm thinh không trả lời cho rằng quả là đại nghịch bất đạo ra sức mắng xối xả Tăng Hiến Tường là "đồ chó đẻ". Vốn là người có lòng tự trọng rất cao lại đang tuổi khí huyết sung mãn nên Tăng Hiến Tường không nhịn được nữa bèn diễn vái người hung bạo mặt đen, nổi trận lôi đình nói: "Các chú thật qúa đáng. Vốn tôi phải tôn kính các chú bởi vì các chú là trưởng bối nhưng những lời nói ngậm máu phun người của các chú là trò lua gạt của các chú vừa diễn ra khiến tôi không bao giờ còn tôn kính các chú nữa. " Tăng Hiến Tường chỉ một chú bé vừa đi qua trước mặt nói: "Tôi xưa nay vốn là người rất tôn trọng những người hiểu biết đạo ví dụ là đứa bé như thế này mà biết đạo lí, hiểu biết trọng thì tôi cũng tôn trọng nó. Còn như các chú là bậc trưởng bối già cả mà một chút đạo lí cũng không có, chỉ biết khi nghèo quý giàu, mê muội vỗ đít cho người có tiền, như thê" cang làm cho tôi thêm khinh bỉ các chú. Tôi có lý do để không tôn trọng các chú nữa.

Thông thường trong giao tế không nên nổi giận, nhất là con cháu đối với bậc cha chú thì lại càng phải lễ phép thưa gửi từ tốn chứ không được phép giận dữ la hét. Nhưng cũng có khi gặp phải một số người già ỷ già ngang ngược mà anh lại cứ nhẫn nhục chịu đựng thì sẽ khiến cho đối phương được đằng chân lân đằng đầu vì cho anh là người nhu nhược.

Sau khi Tăng Hiến Tường dùng lời lẽ cứng rắn phản kích thì các ông chú vừa mới hung hăng sát khí đằng đằng bỗng nhiên ỉu xìu, câm như hến. Nhưng nếu như Tăng Hiến Tường không kìm hãm được tức giận, tiếp tục mắng trả các ông chú thì tất sẽ dẫn tới tức nước vỡ bờ khiến cho cục diện đang thắng chuyển thành bại. Cho nên Tăng Hiến Tường bèn chuyển sang trình bày sự việc có lý có tình, diễn vai mặt đỏ, mở con đường thoát cho các ông chú, kết thúc tốt đẹp vở tuồng, ông nói: "Cha cháu và các chú lao động vất vả, bằng trí tuệ của mình tích tiểu thành đại dần dần mới có sự nghiệp lớn như ngày nay. Bây giờ cả nhà đều có tiền có thế lực, đó là lòng nhẫn nại và bản lĩnh của cha chú. Cháu hoàn toàn cảm phục tài tận đáy lòng. Bây giờ các chú không cần phải vì gia tài chung này mà quá lo lắng. Các chú là em cha cháu có điều gì sai bảo cứ cho một em bé đến gọi là cháu đến hầu chuỵen ngay.

Trong giao tiếp xã hội, khen người đúng mức khiến cho đối phương thân thiết xóa bỏ hố sâu ngăn cách về tâm lý. Cha chú của Tăng Hiến Tường một đời lận đận ở nước ngoài lao tâm khổ trí mới gây dựng nên cơ nghiệp và danh vọng như thế đủ chứng minh, họ không phải là người tầm thường. Tăng Hiến Tường ca tụng họ, vừa khẳng định bản lĩnh của họ trong thương trường, vừa biểu lộ lòng cảm phục của mình đối với cha chú. Lời nói không xảo trá nịnh bợ, không quá cương trực, không quá nhu nhược, do đó mà đã rút ngắn cự ly giữa hai thế hệ. Các chú thím vô cùng cảm động bảo rằng: "Cháu thật là tốt cháu thật là tốt". Không khí gươm đao, sát khí đằng đằng trong chốc lát tan biến.

Trong tranh chấp nội bộ gia đình Tăng Hiến Tường đã tỏ rõ tình người mặn nồng, lại có công phu thâm hậu lúc đỏ, lúc đen thích hợp tình huống. Ông quả là một nhân vật xuất sắc trong thương trường danh bất hư truyền.

4. Cây gậy và củ ca rốt

Tạp chí Tuần báo thương nghiệp nước Mỹ giới thiệu Tăng giám đốc điều hành công ty nọ là Jack Vinsi đã dẫn lời một vị giáo sư đại học Michigan nói rằng: "Thế kỷ này có hai nhà lãnh đạo xí nghiệp vĩ đại nhất, một ngườilà Slung và lột người là Vinsi. Nhưng so sánh với nhau thì Vinsi cao hơn một bậc bởi vì Vinsi là nhà quản lý mẫu mực thế kỷ này". Vinsi nổi tiếng về coi trọng cấp dưới và kết quả khi ông vừa nhận chức đã tuyên bố, phàm ai không đứng vững được trước đối thủ thì đều có thể dẫn đến phải bán công ty hay phá sản. Rất nhiều công nhân công ty oán giận Vinsi vì yêu cầu quá nghiêm khắc. Dù cho phá bao nhiêu kỷ lục trong sản xuất, Vinsi đều cho là chưa đủ. Công nhân như quả chanh bị Vinsi vắt cạn.

Có vị chủ sự của công ty thông báo tình hình cho Vinsi mà quá khẩn trương hai chân run cầm cập.Vị chủ sự này nói thẳng với Vinsi rằng: "Vợ tôi bảo tôi, nếu như lần thông báo này ma khó khăn thì ông không nên đến dự". Vinsi bảo người ta lấy một lọ nước hoa cao cấp và một bông hoa hồng tặng cho vợ ông chủ sự nọ. Vinsi viết mấy dòng kèm theo: thông báo của chồng bà hết sức thành công. Chúng tôi rất lấy làm ân hận đã khiến cho ông ta mấy tuần lễ qua ăn không ngon, ngủ không yên". Bất kỳ một người lãnh đạo giỏi nào cũng biết dùng cây gậy và củ cà rốt để đạt đến kết quả tốt. Vinsi là cao thủ về phương diện này.

Nguyên tắc cây gậy và củ cà rốt là vừa án vừa uy, vừa đánh vừa xoa. Chiêu này có rất nhiều ví dụ trong lịch sử Trung Quốc. Sử gọi Chu Nguyễn Chương là "hùng tinh khi chừ" (chúa có con mắt gấu vừa dã tâm hừng hực, vừa đa nghi như Tào Tháo, tâm địa hiểm ác. Sau khi ông lên ngôi hoàng đế không thèm chiêu hiền nạp sĩ mà ngày đêm chỉ lo nghĩ củng cố sự tôn nghiêm tuyệt đối và làm chủ thiên hạ của ông. Cho nên ông dùng những thủ đoạn bỉ ổi bài xích, tàn sát các công thần trái ý ông

Lý Thiện Trường đã từng theo Chu Nguyên Chương chinh chiến, nổi tiếng đa mưu túc trí. Khi bắt đầu dựng nhà Minh, ông cùng với Chu Nguyên Chương đồng tâm hợp ý định ra các chế độ pháp quy, các nghi lễ tông miếu. Chu Nguyên Chương so sánh ông với Tiêu Hà đời Hán, gọi ông là người đứng đầu các công thần", phong cho ông làm thừa tướng đầu tiên của nhà Minh. Một khi đã công thành danh toại lên ngôi thiên tử thì thái độ của Chu Nguyên Chương đối với Lý Thiện Trường hoàn toàn thay đổi Trước đây Chu Nguyên Chương khen Lý Thiện Trường giải quyết công việc quả đoán" thì nay lại thụp cho cái mũ độc đoán chuyên quyền. Trước đây Chu Nguyên Chương cho Lý Thiện Trường quyền " tiền trảm hậu tấu" ca ngợi ông ta đã "chia xẻ lo âu với Trẫm" thì bây giờ nói ông trừng mắt không có hoàng đế. Chu Nguyên thương sinh lòng nghi kỵ đối với Lý Thiện Tướng công cao quyền lớn. Nhưng vì Lý Thiện Trường công cao danh tiếng lẫy lừng, nếu khinh suất hành động e rằng có biến lớn, Chu Nguyên Chương bèn dùng thủ đoạn vừa đánh vừa xoa, chờ đợi thời cơ chặt đứt vây cánh.

Một đánh: Lý Thiện Trường rất hiểu Chu Nguyên Chương thâm hiểu biết hoàng đế nghi kỵ mình nên liền mấy ngày ông cáo ốm không vào triều. Ông nhân cơ hội này bèn dâng bản tấu lên Chu Nguyên Chương trước là tạ tội vì ốm không vào triều bàn việc nước được, sau là xin cáo lão về hưu. Mục đích của bản tấu là thăm dò thái độ của Chu Nguyên Chương. Lệ thường thì Chu Nguyên Chương nên hạ chiếu an ủi lưu giừ lại, nhưng lần này ra một chiêu thuận dòng buông chèo, lập tức phê chuẩn cho Lý Thiện Trường về hưu, gạt phắt ông ta ra khỏi ghế thừa tướng.

Hai xoa: Tước bỏ quyền thừa tướng của Lý Thiện Trường, giải tỏa được sự uy hiếp của ông ta nhưng không ít đại thần ngầm mắng Chu Nguyên Chương độc ác vô tình. Để lung lạc nhân tâm, vỗ về Lý Thiện Trường, Chu Nguyên Chương bèn gả công chúa Lâm An cho con trai Lý Thiện Trường là Bản Kỳ. Hai họ Chu Lý bèn trở thành thông gia.

Đó là kế vừa đánh vừa xoa của Chu Nguyên Chương (tức Minh Thái Tổ).

Vua Càn Long nhà Thanh cũng là người sử dụng tuyệt chiêu "cây gậy và củ cà rốt" đối với các phần tử trí thức. Trong thời gian Càn Long trị vì đã xảy ra nhiều vụ án văn tự. Có hơn 70 vụ án văn tự, nhiều hơn bất kỳ bậc tiên vương nào của ông.

Chiêu này của Càn Long cực kỳ lợi hại. Văn nhân học sĩ người người khốn đốn vì một câu văn du hí, mấy câu thơ ngắm hoa thưởng nguyệt cũng có thể dẫn đến tội danh khôn lường. Càn Long dùng eây gậy vô tình này để củng cố địa vị của mình. Nhưng ông cũng không quên đưa củ cà rốt" ra, dùng chính sách mua chuộc trí thức. Càn Long quy định hoàng tộc già trẻ đều phải cúi chào các đại họe sĩ gọi là "lão tiên sinh". Nếu như vi đại học sĩ đó là sư phó thì gọi là "lão sử" (thầy), tự xưng "môn sinh hay vãn sinh". Một mặt khác, Càn Long tổ chức thi cử đại quy mô thu nạp kẻ sĩ vào phục vụ triều đình. Ngoài ra còn đặc biệt thiết lập bác học hông lô khoa để chiêu hiền nạp sĩ hạ chỉ cáo quan địa phương tiến cử các ẩn sĩ mai danh ẩn tính khốn sơn lâm không đi thi hoặc nhưng người có tài thơ phú mà không tham gia hoạn lộ. Nhưng người này không cần qua thi cử chính quy mà được mời vào triều đình do Càn Long đích thân ra đê thi. Càn Long đã làm 3 lần như thế thu phục được 24 người.

Nhưng ẩn sĩ được vua tuyển dụng này tất nhiên đắc ý vô cùng, tự nhiên cảm kích hoàng đế ân sủng. Còn hơn một trăm người thi rớt thì không còn mặt mũi nào tự xưng la bậc di lão cô trung nữa, không dám làm thơ làm phú chửi xỏ triều đình nữa. Càn Long cực kỳ quan tâm những kẻ sĩ được ông trực tiếp thi tuyển. Trong số đó, có một người tên là Cố Đống Cao khi được vua tuyển dụng thì tuổi tam đã cao, được Càn Long ban cho chức Quốc Tử giám tư nghiệp. Khi cáo lão về hưu, Càn Long còn thân hành viết hai bài thơ thất ngôn ban khen. Đến khi Càn Long du giang Nam lại còn ban ngự thư cho ông ta rồi phong cho ông ta vượt cấp là Quốc Tử Giám tế tửu Càn Long làm như vậy là vì mục đích duy trì địa vị tối cao của hoàng quyền, hoàng tộc và triều đình để cho nhà đại Thanh" vĩnh viễn không phôi pha mờ nhạt. Nhưng nếu ai đã dám xúc phạm địa vị tối cao đó thì Càn Long lập tức trở mặt từ đỏ sang trắng, từ tươi cười thân thiện sang sát khí đằng đằng. Bất kể ai hữu tình hay vô ý, đúng hay sai đều lập tức hạ ngục, nhẹ thì phạt đòn, cách chức; nặng thì chém đầu hay thắt cổ, thậm chí phơi thây giữa chợ, dù đã chết rồi cũng khai quật mồ mả. Dù là bạn bè, thân tộc của Càn Long cũng không ai thoát khỏi trừng phạt.

Như thế đủ thấy, người cấp dưới hay thần dân đều cẩn phải tỉnh táo nhận rõ tình thế của mình. Bị đánh tất đau nhưng khi được củ cà rốt cũng chớ cho là điều may, là bùa hộ mệnh mà ra sức đội ơn cảm nghĩa. Kẻ làm quan trên sáng suốt, người làm tôi đòi khôn ngoan nên hiểu rõ: cây gậy và củ cà rốt đều la sách lược, thủ đoạn ai cũng có thể sử dụng. Ai chiêu số cao siêu hơn diễn trò ảo diệu hơn thì cũng đều chẳng qua là một tấn tuồng mà thôi.

5. Đề phòng tiểu nhân trở mặt

Năm 1898, phái Duy Tân do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu đứng đầu đã phát động phong trào biến pháp Duy Tân ầm ầm sấm động khắp nước Trung Quốc. Hoạt động của họ được hoàng đế Quang Tự ủng hộ. Nhưng Quang Tự là một hoàng đế không có thực quyền, Từ Hi Thái hậu khống chê triều chính. Quang Tự mưu toan nhờ vào biến pháp Duy Tân để mở rộng quyền lực, củng cố địa vị thống trị của mình, đả kích thế lực Từ Hi Thái hậu. Đương nhiên Từ Hi Thái hậu cảm thấy quyền lực của mình bị uy hiếp bèn can thiệp chống lại biến pháp Duy Tân. Vì vậy phong trào biến pháp Duy Tân biến thành cuộc trành giành quyền lực của hoàng đế Quang Tự với Từ Hi Thái hậu. Hoàng đế Quang Tự cảm thấy nhân quyền và binh quyền đều nằm trong tay Từ Hi Thái hậu. Hoàng đế Quang Tự hết sức lo âu.

Có một lần hoàng đế viết thư cho một nhân sĩ phái Duy Tân là Dương Duệ nói rằng: "Trẫm có lẽ không giữ được ngôi vúa các ông nên tìm cách cứu trẫm". Phái Duy Tân vì vậy rất lo lắng. Đúng lúc này, Viên Thế Khải thủ lĩnh lục quân đến Bắc Kinh. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu tuyên truyền Viên Thế Khải theo phái Duy Tân. Viên Thế Khải ủng hộ hoạt động Duy Tân cho nên Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu tiến cử Viên Thế Khải với hoàng đế Quang Tự, nói Viên Thế Khải rất am hiểu phương Tây và là quân nhân ủng hộ biến pháp, nếu lôi kéo được Viên Thế Khải thì thế lực của Từ Hi Thái hậu sẽ suy yếu. Hoàng đế Quang Tự cho rằng muốn biến pháp thành công phải có sự ủng hộ của quân nhân, bèn triệu kiến viên Thế Khải phong cho làm Thị lang để lôi kéo Viên Thế Khải phục vụ cho mình.

Đương thời Khang Hữu Vi và các chiến hữu cũng cho rằng muốn biến pháp thành công, cứu được vua Quang Tự chỉ có cách giết ông Vinh Lộc tay chân đắc lực cua Từ Hi Thái hậu. Mà làm được việc này thì chỉ có Viên Thế Khải. Cho nên một chiến hữu của Khang Hữu Vi là Đàm Tự Đồng bèn bí mật gặp Viên Thế Khải.

Đàm Tự Đồng nói với Viên Thế Khải rằng: "Hiện nay bọn Vinh Lộc định phế truất Quang Tự, ông nên dùng quân đội của ông giết quách Vinh Lộc rồi đem quân đi bao vây Di Hòa Viên. Sự việc thành công thì hoàng đế Quang Tự nắm quyền sẽ thanh toán các quan lại thủ cựu, lúc đó ông sẽ là đệ nhất công thần". Viên Thế Khải khảng khái quả quyết nói rằng: "Chỉ cần hoàng đế xuống chiếu chỉ, tôi nhất định thi hành". Đàm Tự Đồng lại nói: người khác còn dễ đối phó nhưng Vinh Lộc không phải kẻ tầm thường, giết ông ta e là không dễ. Viên Thế Khải trợn mắt nói rằng: "Có gì là khó? Giết Vinh Lộc chỉ như giết một con chó". Đàm Tự Đồng vội nói: " Vậy bây giờ chúng ta hãy quyết định hành động như thế nào, tôi sẽ tâu lên hoàng thượng ngay". Viên Thế Khải nghĩ một lúc rồi nói rằng: thế thì gấp quá! Binh khí, đạn dược, quân đội của tôi chỉ huy còn trong tay Vinh Lộc, không ít sĩ quan là người của Vinh Lộc. Trước hết tôi cần đi Thiên Tân, thuyên chuyển sĩ quan, chuẩn bị đạn dược kinh phí rồi mới có thể hành động được". Không còn cách gì khác, Đàm Tự Đồng đành phải đồng ý.

Viên Thế Khải là một người tâm thuật gian xảo lựa gió bẻ lái. Khang Hữu Vi và Đàm Tự Đồng không hiểu thái độ đó của Viên Thế Khải. Viên Thế Khải ngoài mặt tỏ ra trung thành với hoàng đế Quang Tự nhưng trong lòng biết thực quyền nằm trong tay Từ Hi Thái hậu và tay chân của bà, cho nên Viên Thế Khải bèn móc nối với tay chân thân tín của Từ Hi Thái hậu. Viên Thế Khải tin tưởng trong cuộc đấu tranh này Từ Hi Thái hậu chiếm thượng phong. Cho nên Viên Thế Khải lừa Đàm Tự Đồng sau đó về Thiên Tân tô cáo với Vinh Lộc từng câu từng chữ Đàm Tự Đồng đã nói.

Vinh Lộc hoảng hốt bèn lập tức về Bắc Kinh, đến Di Hòa Viên gặp Từ Hi Thái hậu tâu rõ sự việc hoàng đế Quang Tủ toan hạ thủ trước.

Ngày hôm sau vừa rạng sáng, Từ Hi Thái hậu nộ khí xung thiên tiến vào hoàng cung bắt hoàng đế Quang Tù giam lỏng. Tiếp theo, Từ Hi Thái hậu xuống chiếu phế bỏ pháp lệnh biến pháp, bắt các nhân sĩ và quan viên phái Duy Tân.

Sau 103 ngày thì biến pháp thất bại, Đàm Tự Đồng, Lâm Húc Lưu Quang Đệ, Dương Duệ, Thương Quảng Nhân, Dương Thâm Tú bị chém đầu ngoài chợ. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu chạy thoát sang Nhật.

Tiểu nhân trở mặt là biện pháp không nên dùng nhưng phải biết.

Bon tiểu nhân trở mặt này thường lá mặt lá trái, qua cầu rút ván, bất chấp thủ đoạn. Chúng rất thông thạo lúc nào thì vẫy đuôi, lúc nào thò dao găm. Khi anh phất thì dù mấy hôm trước anh còn là chó hoang thì nay chúng cũng lập tức chạy theo nịnh hót, cười nói hả hê. Còn khi anh gặp nạn thì chúng cao chạy xa bay bĩu môi nhếch mép thậm chí đánh thôi. Viên Thê Khải chính là một tiểu nhân gian hùng như thế đó, vì muốn vinh thân phù gia thăng quan tiến chức, bất chấp người khác đầu rơi máu thảy.