36 Kế Nhân Hòa

Kế 24: Kế Phản Hồi (Nghĩ Lại, Quay Ngược)

Làm thế nào để khỏi sa bẫy đối phương?

Trọng chữ tín là phương pháp xử thế khiến cho người đời vĩnh viễn ca tụng. Hành vi nghĩ lại người quân tử không lấy làm xấu hổ.

Văn hóa truyền sống lâu đời của chúng ta dạy chúng ta thành một người tốt luôn luôn làm điều thiện. Dù khi phải bảo vệ lợi ích thiết thân chúng ta cũng không bỏ đạo lý đó mà đi tranh cướp quyền lợi. Cho nên biết đạo lý nghĩ lại là một người biết quyền biến, là điều kiện tiên quyết để thể hiện gi trị của mình. Nếu như nghĩ lại (phản hối) mà có ích lợi cho người, cho ta, thúc đẩy sự việc hoàn thành mỹ mãn thì sao lại cứ cố chấp?

Trong quan hệ giao tiếp cụ thể, nghĩ lại phải "nuốt lời" một cách có lễ tiết. "Tôi bảo đảm" là câu nói nguy hiểm nhất. Cho nên khi hứa thì chỉ hứa 5 phần dù đã nắm chắc 8 phần chứ không nên hứa tuyệt đối để tránh khi sinh biến không còn đất xoay trở. Cũng có khi tuy không thực hiện được mà cũng phải hứa thì lời hứa phải xảo diệu án tàng, thay đổi, chứ không nên lần lừa khất đi khất lại khi nghĩ lại.

1. Cố chấp giữ lời hứa là ngu trung.

Có một cây to ở ngã ba đường, một thánh nhân ngồi dưới gốc cây trầm tư mặc tưởng. Một thiếu niên chạy ào đến làm gián đoạn trầm tư của thánh nhân. Thiếu niên này kêu to cầu cứu: "Cứu tôi với có người hiểu lầm tôi ăn cắp đang đuổi bắt tôi. Nếu họ bắt được sẽ chặt hai tay tôi". Cậu ta leo lên cây trốn trong tán lá cây và van xin rằng: "Xin ông chớ nói tôi trốn ở đâu". Thánh nhân đưa mắt nhìn và thấy cậu ta nói thực. Một lúc sau đám người trong thôn đuổi đến, người đi đầu hỏi thánh nhân: "ông có thấy một thằng nhóc chạy qua đây hay không?" Nhiều năm nay thánh nhân thề chỉ nói sự thật cho nên ông đáp lại là ông có thấy. Người kia lại hỏi rằng: "Nó chạy đi đấu?" Thánh nhân không muốn phản bội cậu bé vô tội, nhưng ông không thể nào vi phạm lời thề nói thật. Ông chỉ tay lên cây. Người ta bèn lôi cậu bé xuống chặt hai tay.

Khi thánh nhân sắp qua đời chịu sự thẩm vấn của, trời. Trời bèn khiển trách về tội làm hại cậu bé nọ. Thánh nhân kháng nghị rằng: "Nhưng mà tôi đã thề nói sự thật. Tôi có nghĩa vụ phải giữ lời thế Trời bèn bao rằng: "Không đó người đã yêu hư vinh hơn là yêu đạo đúc".

Giữ lời hứa một cách chân thành là một phẩm chất ở đời tối thiểu của con người. Nhưng không biết quyền biến, coi lời hứa là tuyệt đối không thể nào vượt qua được thì chỉ là biểu hiện của sự cố chấp. Nhiều người cố chấp không hiểu ra, không biết nghĩ lại, một lúc nào đó khinh suất hứa hẹn và quyết định sai lầm thì đó chỉ là ngu trung (trung thành một cách ngu xuẩn) tầm nhìn nông cạn, chỉ có người ngốc mới làm như vậy.

Đối với người Trung Quốc chúng ta thì làm việc thiện làm người tốt là lời nguyền vô tư nhất biểu hiện giá trị con người. Cho nên ngay từ thiếu thời, đại đa số người có giáo dục đều lấy việc được người khác tán đồng là phần thưởng cao nhất thế giới. Thiên kinh vạn quyển vẫn chưa nói hết chân lý đó nhưng trong mọi giáo dục con người thì đều có ý nghĩa đó. Để cho cha mẹ vui lòng, con trẻ cúi đầu vâng dạ. Để cho thầy giáo vui lòng học trò ra sức học tập chuyên cần. Ai cũng tham gia trò chơi với em bé thì em bé sẽ yêu thích. Khi chúng làm theo ý thích của chúng thì sẽ bị chỉ trích là tự tư. Để được mọi người tán đồng, trong tâm linh con trẻ của chúng ta chưa phân biệt đâu là tốt đâu là xấu. Kỳ thực những người dạy chúng phân biệt tốt xấu bị tâm lý mơ hồ của con trẻ đó dành lừa, thấy con trẻ tán đồng thì cho là tốt, nào biết đâu con trẻ còn mơ hồ tốt xấu.

Cùng với năm tháng, con trẻ lớn lên dần dần thì tình huống càng rõ. Nếu cứ luôn luôn cúi đầu vâng dạ, tìm kiếm sự tán đồng của người khác thì không thể nào xuất đầu lộ diện được. Dù vậy đa số người lớn chúng ta vẫn tiếp tục hành vi vô hiệu quả của thời trẻ con. Đôi khi chúng ta thử làm những việc tự tư nhưng do chịu ảnh hưởng giáo dục thời con trẻ nên lại thường cảm thấy khổ tâm. Người tốt không nên tỏ ra tự tư tự lợi. Dù rằng chúng ta biết rõ bản thân mình nỗ lực để tranh thủ thành công cần phải dùng một số biện pháp lấy cái Tôi làm trung tâm nhưng chúng ta vẫn luôn luôn muốn làm người tốt theo kiểu đã được giáo dục. Làm theo như vậy chỉ có thể dẫn đến cảm giác cao tại thượng cho anh mà thôi.

Nếu anh không thẳng thắn đòi hỏi cái mà anh có quyền có được thì người ta sẽ không giúp đỡ anh. Dù rằng anh chỉ bảo vệ quyền lợi của anh mà thôi thì rất nhiều người vẫn có thể uy hiếp anh. Họ muốn đè đầu anh xuống chấp một bậc để cho anh nản lòng, như vậy anh mới không làm trở ngại cho tiền đồ của họ.

Papana là người dẫn chương trình tin tức của một đài truyền hình nọ. Chị đã làm việc ở đai này 5 năm rồi. Tiết mục tin tức của chị được đánh giá là hàng đầu của địa phương nhưng trong 5 năm ấy chị leo lên đỉnh cao của sự nghiệp không dễ dàng chút nào. Ba năm trước, khi chị ký hợp đồng với đài truyền hình thì gặp phải một số trở ngại nghiêm trọng. Giám đốc đài truyền hình ngầm bảo chị rằng ông ta ký hợp đồng với chị là một ân huệ nên chị cảm thấy đó là vận may. Chị ngầm hiểu ông ta muốn nói: "Chị là phụ nữ, phụ nữ không nên bức bách người khác.

Khi chị muốn thay đổi hợp đồng, giám đốc đài truyền hình nổi trận lôi đình, chị tin tưởng vào giá trị bản thân nhất định không nhượng bộ. Mỗi ngày, trưởng phòng tin tức đều gọi chị đến phòng làm việc chỉ trích công việc của chị. Mỗi khi giáo huấn xong, trưởng phòng đều nói: "Ký hợp đồng này đi". Bốn tháng trôi qua, chị vẫn không dao động. Cuối cùng giám đốc đài truyền hình phải chấp nhận hợp đồng mới với tất cả những yêu cầu mới của chị. Nhưng sau khi ký hợp đồng mới, chị hỏi ý kiến một luật sư. Luật sư đề nghị sửa vài chữ trong hợp đồng. Chị về báo cáo lại với lãnh đạo đài truyền hình.

Bọn họ cả kinh, lại nổ ra một trận lôi đình nữa. Trưởng phòng nói toạc ra là chị quá tự tư không đạo đức. Chị lại vẫn không nhượng bộ. Cuối cùng hiệp thương hai bên đồng ý chữa một số chữ trong hợp đồng.

Gần đây, papana lại ký hợp đồng 3 năm với một đài truyền hình khác thì nhờ rút kinh nghiệm lần trước nên tiến hành thuận lợi hơn. Chị nói rằng: "Bây giờ bọn họ biết tôi là người như thế nào rồi, tôi nói được làm được. Nhiều đồng sự nói với tôi nên đưa ra yêu cầu cao hơn ý muốn thật sự rồi nhượng bộ dần thì những người lãnh đạo sẽ cảm thấy họ thắng nhưng tôi không đồng ý như thế. Tôi chỉ yêu cầu họ đáp ứng những điều kiện tất yếu không cần hoa lá cành gì cả.

ý nghĩa câu chuyện này ở thủ đoạn đàm phán của Papana. Phải phân tích tinh thần kiên cường của Papana. Chị bắt buộc phải chống đỡ sự uy hiếp hàng ngày của lãnh đạo đài truyền hình. Đồng thời chị không thể không giữ vững phong độ nghề nghiệp của một ký giả đêm ngày đối diện với ống kính. Chị không để những trắc trở đàm phán làm ảnh hưởng công tác của chị. Papana có một nhận thức về giá trị bản thân vững vàng. Chị vừa bảo vệ không để cho những lời đe dọa? đàm tiếu kích bác làm hại, vừa kiên quyết chiến đấu để đạt được quyền lợi xứng đáng với chị với một ý chí kiên cường, một niềm tin sắt đá.

Toàn bộ nền văn hóa truyền thống dùng giáo dục cưỡng bức chúng ta tuân theo nó đã ngộ nhận không ta phải tuân theo một cách tự nguyện như giữ một lời hứa. Người ta bảo muốn thành một người đàn ông tốt hay một người phụ nữ tốt thì phải như thế này, như thế nọ. Nếu chúng ta không nghe lại mà cứ hứa hẹn thì sẽ biến thành người bị hại không tự vệ được, thành một bằng chứng cho hình ảnh một con người để cho người khác khinh khi một con vật hiến tế cho những truyền thống lừa đảo.

2. Trước đáp ứng sau sửa đổi

Camaden, tác giả Hồ sơ vụ án Felmot lần thứ nhất bán bản quyền cho Plaman cải biên thành Hí kịch Napoleon đã từng qui định không được tạo chuyện yêu đương cho nhân vật Felmot. Bấy giờ plaman không tranh cãi mà chấp nhận điều kiện đó. Nhưng về sau, khi vở kịch này công diễn, để chiếm lòng khán giả plaman đã thêm vào một số tình tiết lãng mạng có thể xem là yêu đương cũng được, có thể xem không phải là yêu đương cũng được. Kết quả trình diễn vở kịch rất tốt. Một năm sau Plaman gặp Camaden thì không những Camaden không trách móc mà lại tỏ ra đồng ý với Plaman. Về sau khi kể chuyện này, Plaman nói ban đầu nhượng bộ Camaden chứ nếu cố chấp phản đối tất không có vở kịch này.

Một cặp tình nhân nọ nên vợ nên chồng là kết quả tốt của nói dối và nghĩ lại. Nữ sĩ này hồi tưởng lại quá trình kết bạn với chồng như sau: "Từ bé đến lớn, đồ chơi yêu thích của tôi là các loại, cá kiểu búp bê và tôi rất thích đóng vai mẹ các búp bê đó. Bác sĩ nói tôi vô sinh. Suốt đời tôi không thể làm mẹ nên lấy búp bê làm con. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi ở một thành phố xa lạ. Tuy ở thị trấn quê hương có tình yêu gia đình và sự quan tâm của bạn bè nhưng tôi cảm thấy không hạnh phúc, bởi vì tình yêu và sự quan tâm của họ tựa hồ nhắc nhở tôi là người con gái không hoàn thiện. Còn ở thành phố xa lạ này không ai biết bí mật của tôi. Chưa bao giờ tôi thoải mái như thế. Duy chỉ, tôi luôn luôn chống lại một cách bản năng tất cả những người bạn trai hữu ý với tôi. Cho đến ngày tôi gặp Tử Kiến. Chúng tôi yêu nhau. Tử Kiến là con một. Tôi không nên có lỗi với anh. Tôi đem hết can đảm ra nói sự thật với anh. Nói xong tựa hồ tôi không còn nghĩ được điều gì nữa, chỉ còn ghi nhớ được sắc mặt trắng bợt của anh. Một tuần sau tôi không có tin tức gì về anh. Tôi không trách anh, trái lại, tôi nghĩ đó là một cách giải thoát.

Một hôm ngoài sức tưởng tượng của tôi, tôi tiếp được điện thoại của mẹ anh. Bà là một người hiền từ, đối xử với tôi rất tốt khiến cho tôi thấy ít nhiều ấm áp trong thành phố xa lạ này. Bà nói rằng: "Chiều nay cháu đến nhà ăn cơm nhé, bác đã hầm sườn lợn cho cháu, cháu cần gia tăng dinh dưỡng. Cháu không cần giấu bác nữa, Tử Kiến đã nói với bác rồi. Nó không đúng, cháu chớ trách nó, dù sao bác không có ý kiên gì."

Tôi gác điện thoại lên, lòng hoang mang. Tôi không dám nói nhiều lời vì tôi không biết Tử Kiến đã nói gì. Vừa ra phòng ngoài tôi gặp Tử Kiến. Tôi vĩnh viễn không bao giờ quên lời anh nói hôm đó, anh nói rằng: "Hôm qua anh nói với mẹ rằng vì trong lúc kích động đã làm cho em mang thai, vừa mới phá thai. Mẹ bảo chúng ta nên nhanh chóng kết hôn. Sau khi kết hôn nếu quả không có con thì nói là hậu quả của phá thai, mẹ anh cũng không thể nói gì hơn. Anh suy đi nghĩ lại suốt một tuần lễ cũng chỉ có biện pháp không phải là biện pháp tốt này mà thôi. Em chớ quá bận lòng. Nêu thực tế không có con thì chúng ta nuôi con nuôi.".

Tôi rất tự tư nên tôi chấp nhận lời nói dối này hoặc là vì tôi không thể không có Tử Kiến chăng? Kết hôn được hai năm tôi mang thai, tôi cảm động quá ngất đi. Theo cách nói của Tử Kiến đây là lần nói dối của Trời để thử thách tình yêu của chúng tôi. Thực lòng tôi yêu lời nói dối này.

Câu chuyện về Camaden và Plaman quả có tính chất trước đáp ứng, sau sửa đổi theo hành động của con người. Còn câu chuyện nữ sĩ vô sinh nọ là sự nói dối của con người còn sự sửa đổi lại của Trời, hoặc chỉ là sự nói dối của Trời. Dù sao cũng cho thấy trong cuộc sống không nên cố chấp.

3. Trong lời hứa ẩn tàng từ chối

Khi từ chối thì phải có cơ sở. Có một số lời hứa đã ẩn tàng từ chối, để lại một mảnh đất cho từ chối, như vậy dễ có cớ hơn. Chỉ cần khi hứa không nên cam kết tuyệt đối quá để đối phương có chuẩn bị tư tưởng, một khi không thực hiện được thì không mang tiếng nhiều là thất tín.

Tục ngữ dạy rằng chỉ nên nói 3 phần, còn 7 phần không cần nói, anh là bậc đại trượng phu quang minh lỗi lạc gặp nhau chân thành thì có gì không nói được mà lại chỉ nói 3 phần? Kỳ thực không phải như vậy, chúng ta đề xướng trong giao tế phải chân thành nhưng muốn đạt đến chân thành với người khác thì phải có một quá trình.

Mỗi giai đoạn của quá trình này cần phải vận dụng những phương thức giao tiếp thích hợp thì mới bảo đảm quá trình này phát triển thuận lợi.

1. Dùng phương pháp, "biểu hiện mơ hồ" để ứng phó các thỉnh cầu phức tạp. Cái gọi là "biểu hiện mơ hồ" là dùng phương thức thích đáng, ngôn ngữ xảo diệu để biểu hiện thái độ gián tiếp hàm súc, linh hoạt đối với những thỉnh cầu của người khác. Đặc điểm là không có thái độ biểu hiện dứt khoát, tránh đánh giáp lá ca với đối phương. Đó là một phương thức giao tế thường dùng. Biểu hiện mơ hồ có hai công năng.

Một là, giành một khoảng đất trống để xoay chuyển khi cần thiết.

Có một số vấn đề không minh bạch tức thời, cần phải tìm hiểu thêm chân tướng thực sự hay là chờ xem sự tình phát triển ra sao và sự biến hóa của hoàn cảnh xung quanh ra sao mới có thể chủ trương.

Biểu hiện mơ hồ để lại một mảnh đất trống giành cho ta suy nghĩ tỉ mỉ, thận trọng quyết định. Nếu quân tử nhất ngôn tứ mã nan truy thì không những ảnh hưởng uy tín và danh dự bản thân mà còn mang lại tổn thất không đáng có cho sự nghiệp và cho quan hệ giao tế.

Hai là, để cho một phút hy vọng có lợi cho sự ổn định tình cảm của đối phương. Người yêu cầu anh giải quyết hay trả lời một vấn đề nào đó, nội tâm của họ tràn trề hy vọng, hy vọng được toại nguyện được giải quyết hoàn hảo. Nếu đột nhiên bị cự tuyệt thẳng thừng thì do thiếu chuẩn bị về tâm lý sẽ có thể vì quá thất vọng hay bi thương mà tâm lý mất thăng bằng, khó lòng ổn định được tình cảm, sản sinh ra lời nói việc làm quá khích, có hại cho quan hệ giao tế.

Trái lại, nếu chưa nói như đinh đóng cột thì đối phương cảm thấy sự tình chưa đến nỗi không chút hy vọng, có thể nỗ lực nhiều hơn nữa trong hay qua một thời gian nữa thì cơ hội sẽ đến, sự tinh sẽ phát triển theo chiều hướng tốt. Nhờ vậy tình cảm của họ được ổn định.

Nhưng không phải bất cứ việc gì cũng dùng thái độ biểu hiện mơ hồ. Việc phải tỏ thái độ rõ ràng mà vẫn ăn nói mơ hồ thì vô cùng sai lầm. Vậy thì gặp những vấn đề như thế nào trong tình huống nào thì sử dụng phương thức "biểu hiện mơ hồ"?

Làm thế nào để nắm được mức độ "mơ hồ" Khi sự việc chưa rõ ràng nên dùng thái độ "mơ hồ". Bất kỳ sự kiện nào phát triển biến hóa cũng có một quá trình, có khi quá trình đó tương đối dài. Khi sự việc mới bắt đầu phát triển biến hóa, thực chất của vấn đề chưa bộc lộ ra, khó đoán định là thiện hay ác, đẹp hay xấu, lợi hay hại thắng hay bại. Lúc này phải chờ đợi, quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu nhất thiết không thể hành động sơ suất, tiện mồm nói ra. Thản hoặc tình thế bức bách anh không thể không phát biểu ý kiến thì tốt nhất hãy nói, "mơ hồ". Ví dụ anh có thể nói: "Sự việc này tương đối phức tạp, xin để tôi nghiên cứu một chút rồi sẽ nói". Như vậy là đã giữ lại mảnh đất trống sau này có thể xoay chuyển được.

Có một số người giàu kinh nghiệm khi gặp vấn đề như thế này thì dùng vài câu nói hài hước như dẫn một câu tục ngữ, kể một chuyện cổ tích hoặc một chuyện tiếu lâm chứ không trả lời trực tiếp vào vấn đề, để cho đối phương tự suy nghĩ cũng là một chiêu của "biểu hiện mơ hồ".

Khi gặp đối phương lần đầu nên sử dụng "biểu hiện mơ hồ". Dưới đây đưa ra hai ví dụ trong tình yêu, một ví dụ tích cực và một ví dụ tiêu cực. Cậu Vương và cô Lý có tính cách hướng nội, ít có cơ hội tiếp xúc với người khác giới. Có người giới thiệu cho hai bên làm quen nhau. Lần đầu tiên gặp nhau, hai bên đều có chút cảm tình với nhau. Rồi sau đó hai người trò chuyện với nhau. May mắn cả hai đều thông minh, biết cách biểu hiện lúc sơ giao. Khi chia tay nhau, cậu Vương nói với cô ý rằng: "Nói chung tôi có ấn tượng tốt về cô nhưng đây mới chỉ là sơ giao, về sau chúng ta sẽ hiểu nhau hơn". Cô Lý cũng mỉm cười đáp lại rằng: "Tôi cũng có cảm giac như anh".

Thái độ của cả đôi bên đều mơ hồ, vừa tỏ ra muốn kết bạn vừa để lại mảnh đất trống tiện xoay chuyển. Cả hai đều vui vẻ, đó là cơ sở cho giao tiếp sau này. Còn một đôi nam nữ khác thì lại không phải như thế Cậu Trương và cô Định cũng thông qua người giới thiệu mà quen biết nhau. Gặp nhau lần đầu tiên mà cậu Trương đa chẩu miệng nói rằng: "Tôi không thích cô" làm cho cô Định che mặt bỏ đi, về đến nhà òa ra khóc, oán người giới thiệu. Cậu Trương ăn nói quả là quá bất nhã.

2. Đôi với sụ việc chưa nắm vững thì dùng phương pháp hứa hẹn cao su.

Nếu anh chưa nắm chắc được sự việc thì nên nói năng linh hoạt, đàn hồi như cao su để có chỗ co giãn. Ví dụ nói "sẽ cố hết sức làm", "tận sức nỗ lực", "cố gắng hết khả năng".

Đó là những câu chữ có tính linh hoạt rất lớn. Cách hứa hẹn thề nguyền này để lại đất nhất định cho anh xoay chuyển nhưng nói chung khiến cho đối phương nghi ngờ, anh khó lòng đạt được sự tin tưởng cao của đối phương.

3. Đối với vấn đề mà anh không thể độc lập giải quyết được thì nên sử dụng lời hứa hẹn có ẩn chứa điều kiện.

Có nghĩa là nếu một mình anh không thể thực hiện lời hứa mà phải còn cần đến sự giúp đỡ của người khác thì trong lời hứa của anh phải bao gồm những câu chư mang tính chất hạn chế.

Ví dụ anh hứa giúp một người bạn đăng ký hộ khẩu chẳng hạn. Điều đó liên quan đến cơ quan công an và các chính sách của nhà nước thì anh nên nói như thế này mới thỏa đáng: "nếu như công an cho phép nhập hộ khẩu từ nông thôn ra mà anh có đủ các điều kiện quy định thì tôi sẽ giúp anh". Như vậy đã dùng công an và chính sách để hạn chế khả năng giúp đỡ của anh, vừa biểu lộ thành ý, vừa nói năng linh hoạt có mức độ vừa ngầm báo cho đối phương cái khó khăn của mình.

Nói tóm lại, khi thấy chưa có thể hiểu đầy đủ vấn đề hay khi khả năng của mình có hạn thì trong lời hứa phải ẩn tàng sự từ chối.

4. Ngẫu nhĩ sử dụng kế hoãn binh

Có nhiều khi vì nhiều nguyên nhân như thể diện, đối phương mạnh quá khiến cho chúng ta không thế trực tiếp từ chối thỉnh cầu của đối phương. Ngoài cách khéo léo từ chối ra còn có thể dùng cách trước đáp ứng yêu cầu rồi sau sửa lại. Ví dụ có người nhờ anh giúp việc điều tác hay xin việc cho thân thích thì anh giải thích nbứ thế nào?

Nếu như anh lập tức cự tuyệt thì đối phương cho anh không chịu giúp đỡ thậm chí quan hệ hai bên trở thành gay gắt có thể sau này anh có việc gì nhờ thì dù họ có thể giúp được họ cũng nhe răng cọp ra trả đũa. Vì vậy tốt nhất anh phải làm cho đối phương cho rằng, anh đã tận tâm tận lực giúp đỡ. Anh có thể làm như sau. Lập tức bảo đối phương viết tóm tắt lý lịch kê khai tốt nghiệp trường nào, môn gì, sở trường gì, sở thích gì. giao cho anh. Như vậy đối phương tận mắt thấy anh muốn giúp đỡ họ thật sự tạo ra ảo giác đã tìm đúng thầy đúng thuốc. Tiếp theo anh nói một cách thành khẩn rằng: "Việc của anh cũng là việc của tôi, tôi sẽ tận lực. Mai tôi sẽ đem tóm tắt lý lịch đến gặp bạn tôi. Mấy hôm nữa anh trở lại gặp tôi được không?"

Mấy hôm sau, không chờ đối phương đến anh gọi điện thoại hay thân hành đến nhà đối phương. Anh nói với đối phương rằng: "mấy hôm nay tôi lo tiệc cho anh. Cơ quan A có lẽ không có hy vọng, tôi sang cơ quan B thì họ hứa sẽ nghiên cứu". Mấy ngày sau nữa, anh chủ động tìm gặp đối phương nói rằng: "Thật không phải với anh, việc anh nhờ không hoàn thành được. Tôi đã nhờ mấy người bạn thân ở mấy cơ quan nhưng đều không có cách nào giải quyết được cả. Có lẽ chờ khi nào có cơ hội hãy hay chăng".

Dù rằng anh không tìm ai cả, nhưng chắc chắn đối phương rất cảm kích anh. Về các vấn đề khác cũng thế. Trong việc mua bán, nếu có người nhờ anh mua hộ một hàng hóa nào đó theo giá xuất xưởng chẳng hạn, tốt nhất anh lập tức nói rằng: "Được rồi, tôi lập tức đi giúp anh". Hỏi đối phương cần bao nhiêu, loại nào. rồi diễn lại theo các bước kể trên.

Bảo với đối phương rằng hàng hóa đã ký hợp đồng hết rồi, chỉ có thể chờ kế hoạch sau v.v.

Có người nhân dịp anh đi công tác đâu đó nhờ mua một hàng hóa loại nào đó. Xin anh chớ lập tức từ chối, nên lập tức nhận tiền đối phương gửi mua hàng và tỏ ra sẵn sàng tìm hàng đó, nếu có nhất định mua mang về cho đối phương. Khi đến địa phương công tác anh gọi điện thoại nói với đối phương rằng anh đã đi khắp các cửa hiệu mà không có loại hàng đó. Cứ như thế mà đối phó với các việc khác, vận dụng linh hoạt kế trước hứa sau sửa lại. Như vậy tuy không tốn gì mà cũng được tình người.

Nhưng phương pháp này không thể dùng thường xuyên, chỉ nên ngẫu nhiên mới dùng để ứng phó. Dùng thường xuyên thì nhất định lộ tẩy, bị người ta mắng là xạo Đại đa số ai cũng thích người đã nói tất làm, rất ít người rộng lòng thông cảm những nguyên nhân khiến cho anh không thể làm được. Họ thường chê trách anh đã hứa mà không làm cho nên dù anh có muốn làm mà không đủ điều kiện để làm vẫn bị họ trách.

Napoleon nói rằng: "Xưa nay tôi không bao giờ hứa bừa bởi vì như thế sẽ dẫn đến sai lầm không cứu vãn được,

Có người hỏi khi bị bạn bắt phải hứa mà anh đã biết chắc chắn không làm được việc đó, vậy xử trí như thế nào?

Anh phải lắng nghe bạn trình bày yêu cầu một cách chăm chú rồi sau đó lắc đầu nhẹ nhẹ, thở dài tỏ ra vẻ xót xa vì bất lực không giúp được bạn. Lắc đầu nhẹ nhẹ là phủ định, đối phương biết anh cự tuyệt. Tiếp sau anh có thê trình bày lý do vì sao phải cự tuyệt thì đối phương dễ lý do cự tuyệt phải đầy đủ thì họ sẽ tiếp thu. Tất nhiên, thông cảm.

Có nhiều sự việc mới nhìn qua thấy đáng làm song nghĩ kỹ nếu làm thì phiền phức. Ví dụ bạn anh làm công tác bảo hiểm mời anh mua bảo hiểm nhân thọ một triệu đồng. Anh cũng biết việc này có ích, nhưng suy nghĩ như vậy mỗi tháng phải nộp 1/3 tiền lương mà hiện nay lương anh chỉ đủ sống. Anh biết rõ không có tiền mua bảo hiểm thì anh có thể lắc đầu nhẹ nhẹ rồi sau trình bày lý do cho bạn.

5. Dung túng cho hoành hành rồi mới trấn áp

Đầu thời Xuân Thu sau khi Trịnh Vũ Công qua đời, thái tử Lộ Sinh lên ngôi, đó là Trịnh Trang Công. Trong lòng Trịnh Trang Công rất ro tuy làm vua nhưng các địch thử chính trị không bó giáp quy hàng, bản thân ông còn phải chiến đấu nhiều. Nhưng dùng phương thức nào để đấu tranh với địch thủ chính trị, vì không phải là ai xa lạ mà chính là mẹ đẻ và em ruột cua ông. Trịnh Trang Công khi lọt lòng mẹ hai chân ra trước đầu ra sau khiến cho mẹ là Vũ Phương vì đẻ khó, suýt mất mạng cho nên bà ghét ông mà lại rất sủng ái người em của ông là Công Thúc Đoạn. Sau khi hai anh em lớn lên, Vũ Phương đã mấy lần yêu cầu lập Công Thúc Đoạn làm thái tử. Nhưng Vũ Công theo truyền thống lập con lớn nên không đồng ý. Mẹ con Vũ Phương rất bất mãn. Khi Vũ Công mất, họ bèn tăng cường âm mưu cướp ngôi Đầu tiên Vũ Phương lấy tư cách là mẹ xin Trang Công phong ấp Chế cho Công Thúc Đoạn. Ấp Chế là một trọng yếu về quân sự, Trang Công không chịu phong cho Công Thúc Đoạn. Vũ Phương bèn xin phong Kinh thành dễ thủ khó công cho Công Thúc Đoạn, Trang Công dành chấp nhận.

Công Tôn Đoạn đến Kinh Thành bèn mở rộng và xây cao tường thành. Các đại thần bàn luận xôn xao. Sái Trọng nói với Trang Công rằng: "Thành các nơi cao bao nhiêu tiên vương đều đã quy định rõ. Nay Công Thúc Đoạn xây thành không theo qui chế đó, bệ hạ nên ngăn chặn ngay để tránh hậu họa".

Trang Công sao lại không hiểu điều đó nhưng trong lòng ông đã suy tính khác, bèn đáp rằng: "Mẹ ta muốn như thế, ta biết làm sao?".

Công Thúc Đoạn thấy anh không có biện pháp hạn chế bèn càng phóng túng hơn nữa, ra lệnh quân đội biên giới phía xây và phía bác phải tuân theo mệnh lệnh của ông ta và ngầm mua chuộc các thành ấp lân cận về phe ông ta. Việc này chiến các tướng sĩ hết sức bất bình. Đại tướng Công Tử Lữ nói với Trang Công rằng: "Bệ hạ cần phải lập tức chế ngự ông ta, nếu không dần dần quân đội sẽ bị ông ta thâu tóm".

Trịnh Trang Công vẫn bình tĩnh nói rằng: "Không cần thiết. Làm nhiều việc bất nhân bất nghĩa thì nhất định sẽ tự diệt vong".

Công Thúc Đoạn thấy anh vẫn không có phản ứng gì càng không còn sợ gì nữa, tích lũy lương thảo, sắm sửa vũ khí, tăng thêm bộ binh và chiến xa chuẩn bị tiến đánh thủ đô cua Tranh Công và đã hẹn với mẹ làm nội ứng. Bấy giờ cả nước đều căm phẫn. Trang Công vui sướng nói rằng: "Thời cơ đã đến". Trang Công tìm hiểu ngày nổi loạn của Công Thúc Đoạn, tiên phát chế nhân, sai Công Tử Lữ đem 200 chiến xa tiến về kinh Thành. Quân dân Kinh Thành phản chiến, Công Thúc Đoạn chạy đến Bỉ Địa. Trang Công truy đuổi đến Bỉ Địa. Công Thúc Đoạn bèn trốn đến Cọng Quốc. Trang Công quay về đối phó với mẹ là vũ Phương, đem bà giam lỏng ở Thanh Trì và thề vĩnh viễn không gặp mặt bà.

Đối với dã tâm đoạt quyền của em và đối với hành vi thù địch của mẹ vốn Trang Công đã sẵn biết. Nhưng Trang Công không tìm cách hòa giải theo tình cốt nhục mà dùng thủ đoạn để cho phát triển bộc lộ sự bất nghĩa rồi bất ngờ tấn công. Đầu tiên dung túng cho đối phương làm càn, nhờ đó tranh thủ lòng bá quan và lòng quân đội, lòng dân rồi sau đưa đối phương vào chỗ chết.

Phương pháp dung túng cho kẻ địch hoành hành bộc lộ âm mưu rồi mới bắt tội trừng trị chỉ dùng khi có khả năng làm chủ cục diện tức đủ sức đè bẹp đối phương. Chỗ hay của kế này là để cho đối phương hoành hành tưởng đắc thế lên khinh suất cho rằng ta bất lực, sau đó bất ngờ trấn áp.

Đây cũng là một loại kế làm ngược lại trước để cho làm như đối phương muốn, sau quay lại trấn áp, coi như trước hứa cho phép, sau lại hủy bỏ lời hứa đó.