36 Kế Nhân Hòa

Kế 5: Kế Khen Thưởng

Làm thế nào trả giá ít nhất mà đổi lấy được nhân tâm?

Người đời chữ danh là quan trọng nhất. Để giữ thể diện, người ta có thể khuynh gia bại sản, làm tổn thương thể diện có thể diện kết thành oán thù. Làm cho có thể diện thì người ta có thể vì mình liều mạng kẻ sĩ vì tri kỷ chết. Nếu ai xem nhẹ vấn đề thể diện thì bản thân họ không thể nào tôn trọng thể diện người khác và cũng không có ai bán thể diện cho họ.

Ban phát thể diện là một thuật mà người lãnh đạo chuyên dùng, không phải cấp trên không thể ban thưởng thể diện cho người khác. Thể diện là tư cách. Cấp trên có thể tạo cho cấp dưới một tư cách nào đó. Có tư cách rồi thì không cần qụy lụy cầu xin ai chỉ cần ngỏ ý thì người chịu ơn mình phải lo sợ.

Chúng ta phải chú trọng giữ thể diện, vì vậy không nên quá thân cận với ngươi khác. Thân cận dẫn đến khinh nhờn khiến cho lãnh đạo mất tinh thần bí và khuyết điểm cũng dễ bộc lộ.

Giữ thể diện thì điều khó nhất là giữ thăng bằng giữa uy nghiêm và thân cận, đó gọi là " xa thì chung thân, gần thì bất kính".

1. Kẻ sĩ chết vì người tri kỷ

Một ông nọ có một câu chuyện khiến người ta suốt đời khó quên.

Trong khu tập thể gia đình tôi có một cụ già gác cổng. Cụ là một người cô đơn không gia đình, mọi người luôn vui vẻ với mọi người cho nên có người gọi "Cụ Hói", ông ập tức quay đầu lại há miệng không còn răng cười phô cả lợi. Con tôi vừa 8 tuổi cũng theo chúng tôi gọi cụ là cụ Hói, ông cũng cười.

Bỗng một hôm cụ ốm và không bao giờ ngồi dậy được.

Khi sắp tắt thở, mọi người đều đến bên giừơng cụ. Nhớ ông đã gác cổng khu nhà này nhiều năm, mỗi người đều đã nhiều lần nửa đêm gọi ông dậy mở cửa hoặc nhờ ông trông nom hộ cháu bé hay nhắn giùm ai một việc gì đó Vì thế ai cũng coi ông như là bố, có người còn lấy giấy bút toan ghi chép di chúc của cụ. Cụ đã thoi thóp, lắc đầu quầy quậy. Những người đứng xung quanh rơi nước mắt. Cuối cùng cụ nói thều thào: "Nếu thư. có tổ chức. truy điệu thì chớ có quên. ". Không nói tiếp được nữa, nước mắt trào ra. Người ta bèn đưa giấy bút đến, cụ bèn vẽ nguyệch ngoạc 5 chữ lớn: Tôi là Trương Trường Sinh. Bút rơi xuống và cụ tắt thở. Trước khi qua đời cụ còn nhắc đến danh (tên gọi) của mình.

Con người sống trên đời có khi chỉ vì danh mà bỏ lợi, có khi quên cả mạng sống. Nắm bắt được điểm này thì trong việc xử lý các quan hệ giữa người với người lúc nào cũng thành công. Chỉ cần động chạm đến danh của người ta thì người ta nhất định nổi giận. Còn nếu như làm cho người ta có danh thì người ta sẽ liều mình cho ta. Đó là cái gọi là kẻ sĩ chết vì người tri kỷ, thiếu nữ vì chàng trai mà trang điểm.

Có một lần Tề Uy Vương và Nguỵ HuệVương cùng nhau đi săn. Ngụy Huệ Vương hỏi: "Nước Tề có bửu bối không?" Tề Uy Vương đáp rằng: "Không có". Ngụy Huệ Vương nghe xong rất đắc ý bèn nói: "nước Ngụy tôi tuy nhỏ còn có viên ngọc đường kính 1 thốn, chiếu sáng đứng trước đằng sau 12 cỗ xe. Có cả thảy 10 viên như thế, chẳng lẽ nước lớn thư nước Tề của quý quốc lại không có bửu bối.

Tề Uy Vương thản nhiên đáp rằng: "Tiêu chuẩn xác định bửu bổi của tôi khác với ngài. Tôi có một vị đại thần tên là Kiềm Phu, phái ông ta trấn thủ Từ Châu, nguời nước Yến thì lập đền cầu phúc ở phía cầu bắc cửa thành Từ Châu, người nuớc Triệu thì lập đàn cầu phúcở cửa đông thành Từ Châu, có hơn bảy ngàn hộ di cư đến xin lệ thuộc vào nước Tề. Tôi có một đậi thần tên là Chủng Thủ,phái oog ta coi việc trị an thì ngoài đường của rơi không ai nhặt. Bốn vị đại thần đó tài năng đức độ của họ chiếu sáng ngàn dặm chứ đâu chiếu sáng 12 cỗ xe."

Câu trả lời này đã khiến cho Ngụy Huệ Vương xấu hổ không biết nói gì nữa và đồng thời cũng là một lời tuyên dương đối với các thần hạ của mình. Chính nhờ vào những cách ban khen như thế mà Tề Uy Vương lung lạc dược nhân tâm một cách xuất sắc khiến cho một số đại thần nhú Điền Ky, Tôn Tuấn Phù, Vu Đăng v.v. là nhúng nhân tài kiệt xuất đều tâm phục khẩu phục, cam tâm tình nguyện tận tụy vì Tề Uy Vương. Nhờ vậy nước Tề đại trị xuất hiện ra cục diện đứng đầu triều đình bốn phương đều phải triều phục.

Trong xã hội hiện đại, phương pháp này vẫn có giá trị thực dụng bởi vì tính xã hội của con người quyết định: Con người cần phải được người khác và xã hội thừa nhận, khẳng định. Nếu như ta thật tình ban thưởng, quan tâm đến người khác, chân thành yêu mến họ, ban thưởng khảng khái thừa nhận họ, tất nhiên sẽ có hiệu ứng tâm lí cảm kích và có tác dụng khích lệ họ. Thậm chí họ có thể xem ta là tri kỷ và có thể báo đáp kẻ sĩ chết vì người tri ky. Đối với người Trung Quốc, sự tôn nghiêm thường là vấn đề thể diện, không ban phát thể diện hay không có thể diện thường dẫn đến phẫn nộ và xung đột. Nhiều người vì thể diện mà đánh giết nhau. Khi kết hôn thì tuyên bố mọi thứ đều đơn giản hóa nhưng một mặt khác lại đòi hỏi yến tiệc mừng hỉ khuynh gia bại sản và chỉ sợ người khác không biết, lại càng sợ người ta không đến. Bởi vì tất cả những điều đó đều có quan hệ đến thể diện tức đến chữ danh. Trong lòng tuy rằng kêu khổ nhưng trên mặt bao giờ cũng tỏ vẻ vui sướng.

2. Diệu kế chụp ảnh với cấp dưới

Năm 1907, Tưởng Giới Thạch đến Nhật Bản học quân sự ở Chấn Võ Học Hiệu. Chẳng bao lâu thì người đồng hương của ông là Trần Kỳ Mỹ giới thiệu ông gia nhập Đồng Minh Hội. Trong thời kỳ này, Tưởng Giới Thạch gởi cho người anh họ một tấm ảnh có đề một bài thơ: "Dằng đằng sát khí mãn toàn cầu, Lực bất như nhân vạn sự hưu! Quan ngã Thần Châu hoàn ngã thanh, Đông lai chí khởi tại phong hầu" (Toàn thế giới đang chiến tranh, sức không bằng người thì không làm gì được. Ta đem tuổi thanh xuân đến Thần Châu chí tại lập công danh). Lời thơ tuy đơn giản nhưng biểu lộ đương thời Tưởng Giới Thạch còn là một thanh niên đầy nhiệt huyết, có ý thức dân tộc, biểu lộ chí hướng và hoài bão của mình.

Về sau, khi địa vị của Tưởng Giới Thạch đã cao hơn trước thì ảnh của ông càng có nhiều cách sử dụng. Trước khi Bắc Phạt, Tưởng Giới Thạch đã bắt đầu muốn làm danh sĩ thiên hạ thâu tóm toàn bộ thế giới, xây dựng một sự nghiệp lớn. Mùa xuân năm 1926, Thiệu Lực Tử thừa lệnh Trung ương Quốc Dân Đảng Quảng Châu đến Thượng Hải liên lạc với các nhân sĩ giới báo chí, tuyên truyền chủ trương của Quốc Dân Đảng. Nhân cơ hội đó, Tưởng Giới Thạch nhờ mang một bức ảnh của mình chuyển tặng cho Trần Bố Lôi và gửi lời thăm hỏi vị nhân sĩ của giới báo chí này.

Trần Bô Lôi đương thời là thủ bút tờ Thương Báo ở Thượng Hải. Ông tài ba, xuất chúng, văn chương như thần. Những bài xã luận, bình luận mà ông viết đều có một phong cách nổi tiếng trong giới báo chí Thượng Hải. Ông đã từng vì có quan hệ chính trị với Quốc Dân Đảng của Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu, ngôn luận quá khích nên đã bị cơ quan an ninh của tô giới Thượng Hải hạch tội việc này càng làm cho ông ta nổi tiếng.

Tưởng Giới Thạch không những bái phục Trần Bố Lôi về lòng dũng cảm và tài ba mà còn coi trọng ông vì là người đồng hương Triết Giang. Chính vì vậy mà gửi ảnh tặng.

Trong một tiệc chiêu đãi giới báo chí ở Thượng Hải, Trần Bố Lôi nhận được ảnh của Tưởng Giới Thạch do Thiệu Lực Tử chuuển đến mới lần đầu tiên biết mặt Tưởng giới Thạch và cũng lãnh hội được ý tứ của Tưởng Giới Thạch, sau đó lại được lời mời cùng Tưởng Giới Thạch hội ngộ. Cuối cùng đến cuối năm này thì ông đến Nam Xương gặp vị Tổng tư lệnh quân đội Cách mạng Quốc dân Đảng, từ đó về sau trong hơn 20 năm rong ruổi theo Tưởng Giới Thạch, cho đến năm 1968 thì ông tự sát. Mối tình giao hảo giữa hai người chỉ bắt đầu bằng một tấm ảnh nhỏ.

Tưởng Giới Thạch nhờ Trường Võ Bị Hoàng Phố lập nghiệp. Tưởng Giới Thạch làm hiệu trưởng trường đó. Biết rõ phải duy trì mối quan hệ giữa hiệu trưởng và học sinh cho nên không bao giờ bỏ qua cơ hội bồi dưỡng và lôi kéo học sinh. Trong công việc này, tặng ảnh cũng là một tiết mục nhỏ không thể bỏ qua.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật, Tưởng Giới Thạch thành lập Trung ương huấn luyện đoàn ở Phú Đồ Quan. Tưởng Giới Thạch tự mình làm đoàn trưởng tổ chức các lớp huấn luyện, quan trọng nhất là huấn luyện đảng chính. Nội dung huấn luyện ngoài phần huấn luyện quân sự ra còn huấn luyện chính trị, chủ yếu là giảng dạy về hình thế chiến tranh chống Nhật đương thời và phương châm chính sách của

Trung ương đảng với trọng điểm là tận trung với lãnh tụ.

Lớp huấn luyện kết thúc thì tiết mục quan trọng nhất là Tưởng Giới Thạch chụp ảnh với những người dự lớp huấn luyện. Sau khi chụp ảnh chung, Tưởng Giới Thạch còn lần lượt tiếp kiến từng nhóm 10 người trong khoảng 15 phút và chụp ảnh riêng từng nhóm. Khi có dịp còn tặng cho mỗi học viên một tấm ảnh có ghi tặng cho đồng khí X bên dưới ký Tưởng Trung Chính tặng và đóng con dấu. Tặng bứe ảnh đó vừa để cho học viên cảm thấy tình cảm sâu sắc, đi khắp nơi khoe khoang là môn sinh của Thiên tử. Và quan trọng hơn nữa khiến cho học viên luôn luôn nhớ tận trung với lãnh tụ.

Sau khi kết thúc chiến tranh kháng chiến chống Nhật, Tưởng Giới Thạch bèn đưa ra chủ trương khoan hồng đối với những người Hán gian đã từng cầm quân theo Nhật, thu phục họ để mở rộng thế lực chống Cộng. Mùa xuân 1946 Tưởng Giới Thạch cùng Tống Mỹ Linh đi thị sát, triệu tập hơn 20 vị tướng lĩnh cao cấp của Quốc Dân Đảng ở Dự Bắc trong đó có những Hán gian như Bàng Bỉnh Quyên, Tôn Điện Anh v.v.Ngoài việc bày yến tiệc khoản đãi ra Tưởng Giới Thạch còn tổ chức chụp ảnh tập thể. Rồi sau đó Tưởng Giới Thạch ngồi lần lượt chụp ảnh với từng người để tỏ lòng ân sủng. Bàng Binh

Nguyên, Tôn Điện Anh hết sức vui mừng đem phóng đại ảnh chụp chung với Tưởng Giới Thạch phân phát cho các thuộc hạ, thân bằng cố hữu để khoe khoang. Bọn họ biết rõ bằng, Tưởng Giới Thạch làm như thế là biểu thị không bao giờ tính sổ với họ nữa cho nên yên tâm đánh cộng sản, đó chính là mục đích của Tưởng Giới Thạch. Chiêu này của Tưởng Giới Thạch rất thành công. Người ngồi ở địa vị cao muốn vỗ về người bên dưới dễ dàng như thế. Có một số người hèn hạ được vị đại nhân nào đó vỗ về thì đã cảm thấy vinh quang, có thể diện, tựa hồ gia trị bản thân họ được đề cao. Tâm lí cảm kích khiến cho họ thề chết quên mình tận trung với đại nhân. Tưởng Giới Thạch biết với thân phận của mình chỉ cần chiếu cố ban phát thê diện cho cấp dưới thì có thể lung lạc được họ.

Những nhà lãnh đạo hiện nay, các ông chủ phải chăng cũng nên thường xuyên chụp ảnh với cấp dưới

3. Lạt mềm buộc chặt

Mạnh Hoạnh là một thủ lĩnh dân tộc thiểu số khu vực Nam Trung thời kỳ Tam Quốc, là một nhân vật rất có ảnh hưởng ở địa phương. Mạnh Hoạch cấu kết với Chu Bao, Ung Tiêu, Cao Định cử Ung Tiêu làm chủ soái. Thừa cơ nước Thục bị nước Ngô đánh bại, nguyên khí tổn thương, Lưu Bị vừa chết, Mạnh Hoạch bèn phát động dân tộc thiểu số nổi dậy giết chết các quan lại của nước Thục phái đến khu vực này công khai tiến hành khởi nghĩa vũ trang.

Xưa nay Nam Trung là một khu vực nhiều dân tộc. Thời Tam Quốc nơi đây có nhiều dân tộc thiểu số, như tổ tiên của các tộc Di, tộc Choang, tộc Thái, tộc Độc Long ngày nay. Thời Hán các dân tộc này bị gọi là Tây Nam Di. Họ cùng cư trú với người tộc Hán, cùng nhau lao động khai phá biên cương Trung Quốc, có nhiều cống hiến to lớn cho sự phát triển kinh tế và văn hóa của Trung Quốc. Cuộc nổi loạn của Mạnh Hoạch vừa phá hoại nguyện vọng chung sống hòa bình của các dân tộc, vừa uy hiếp nghiêm trọng chính quyền Thục Hán, làm trở ngại việc đánh vào Trung Nguyên của Gia Cát Lượng. Để bảo vệ nước Thục, Gia Cát Lượng bèn tiến hành chuẩn bị, đến năm 225 CN thì chia quân thành ba cánh tiến công Nam Trung.

Khi bắt đầu xuất quân, Gia Cát Lượng tiếp thu kiến nghị của tham quân Mã Tuấn, chủ trưởng lần xuất chinh này không phải nhằm giết sạch các phần tử phiến loạn chiếm đoạt thành lũy mà chủ yếu là chinh phục các nhân vật lãnh tụ địa phương, khiến cho họ tự nguyện phục tùng sự thống trị của nhà Thục Hán không làm phản nữa. Đó gọi là "công tâm vi thượng, công thành vi hạ"..

Gia Cát Lượng xuất quân không bao lâu thì nội bộ quân phiến loạn khu vực Nam Trung chia rẽ. Ung Tiêu bị bộ hạ giết chết, Mạnh Hoạch làm thống soái. Tiếp theo Gia Cát Lượng giết Cao Định, đánh tan quân

đội Chu Bao. Tháng 5 năm năm đó Gia Cát Lượng đem quân vượt Lô Thủy truy kích Mạnh Hoạch.

Vì Mạnh Hoạch có uy tín nhất định đối với quần chúng địa phương cho nên các dân tộc ít người và người Hán ở địa phương đều phục tùng, vì vậy Gia Cát Lượng chủ tâm không giết Mạnh Hoạch, mà nhất định phải bắt sống. Mạnh Hoạch thấy quân Thục đến bèn đem quân nghênh chiến. Tướng Thục Vương Bình đánh nhau với Mạnh Hoạch rồi quay đầu rút lui. Mạnh Hoạch xua quân tiến tới đuổi theo ven núi. Đột nhiên quân Hán từ hai bên sườn núi đánh ra, Mạnh Hoạch trúng mai phục, thất bại rút chạy. Quân Thục đuổi gấp bắt sống đượm mạnh Hoạch.

Quân sĩ áp giải Mạnh Hoạch đến đại bản doanh gặp Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng hỏi Mạnh Hoạch: "Chúng tôi đối sử với người không kém tại sao ngươi chống lại triều đình". Hiện nay đã bị bắt rồi, còn có điều gì nói nữa hay không?". Nói xong, Gia Cát Lượng thân hành dẫn Mạnh Hoạch tham quan doanh trại quân Thục, hỏi

Mạnh Hoạch: "người xem quân đội của ta như thế nào Mạnh Hoạch thấy doanh trại chỉnh tề, quân sĩ nghiêm minh sĩ khí hào hùng, trong lòng rất khâm phục nhưng vẫn chưa chịu phục tùng. Mạnh Hoạch nói: "Tôi không phải bị đánh bại, chỉ là không rõ thực hư, trúng kế mai phục của các ông nên mới bị bắt. Bây giờ nhìn thấy quân đội của các ông xem ra cũng chỉ đến thế mà thôi, nếu thực sự đánh với ông thì chúng tôi có thể thắng". Gia Cát Lượng cười bảo rằng: "Nếu như vậy ta thả ngươii về. Người chỉnh đốn binh mã, đánh nhau một trận nữa ". Nói xong bèn bày tiệc chiêu đãi Mạnh Hoạch, sau đó thả về.

Sau khi trở về, Mạnh Hoạch lại liên tiếp đánh nhau với Gia cát Lượng cả thảy bảy lần đều bị bắt bảy lần. Lần cuối cùng, Gia Cát Lượng dồn quân đội Mạnh Hoạch vào khe núi chặn đứng đường về, phóng hỏa đốt núi. Lửa cháy đùng đùng thiêu đốt quân lính, kêu la đầy trời. Mạnh Hoạch lại bị bắt lần thứ bảy, lại bị giải đến đại bản doanh quân Thục.

Quân lính truyền lệnh của Gia Cát Lượng: Thừa tướng không muốn gặp Mạnh Hoạch nữa,hạ lệnh thả Mạnh Hoạch về để chỉnh đốn lại binh mã đánh nhau một lần nữa. Mạnh Hoạch suy nghĩ hồi lâu bèn nói: "Bảy bắt bảy tha, đó là việc xưa nay chưa từng có Thừa tướng đã giữ thể diện cho ta nhu thế này, tuy ta không học hành nhiều nhưng cũng biết đạo lý làm người, làm sao ta lại không nể mặt Thừa tướng". Nói xong bean quỳ xuống khóc thưa rằng: "Thừa thắng ân uy, chúng tôi không dám làm phản nữa.

Gia Cát Lượng rất phấn khởi bèn đỡ Mạnh Hoạch dậy mời vào trong trướng, bày tiệc chiêu đãi rồi đưa tiễn Mạnh Hoạch ra ngoài doanh trại trở về.

Do đó có thể thấy, đối với những đối thủ ngoan cố không phải lúc nào cũng có thể dùng thủ đoạn cứng rắn lấy đá chọi đá. Làm như thế dù cho có chế phục được người ta cũng vị tất thu phục được lòng người ta. Làm như Gia Cát Lượng là thượng thượng sách. Mạnh Hoạch bảy lần thất bại dưới tay Gia Cát Lượng vốn đã mất hoàn toàn thể diện, có thể chém, có thê giết tùy Gia Cát Lượng. Nhưng Gia Cát Lượng không những không giết Mạnh Hoạch, thậm chí không làm nhục mà lại dùng lễ khách quý đối đãi Mạnh Hoạch. Gia Cát Lượng đã bảo vệ thể diện cho Mạnh Hoạch. Gia Cát Lượng đã xử sự tuyệt hảo..

Ngoài ra, ban phát thể diện là việc người lớn đối với người nhỏ, bề trên đối với cấp dưới, kẻ mạnh đối với kẻ yếu Nếu như Gia Cát Lượng không có quân đội hùng mạnh dụng kế tài tình thì cũng không thể nào khoan dung bảy bắt bảy tha. Cho nên không nên ban thể diện một cách bừa bãi đê người ta khỏi chê cười.

4. Khiến kẻ lười làm việc nặng

Một viên chức nhỏ hàng ngày chuyên đến cơ quan trễ, về nhà sớm. Ông chủ nhiệm đã nhiều lần thành tâm thành ý giáo dục nhưng anh ta vẫn cứ đến trễ về sớm dù cho đã phê bình, phạt tiền. Cuối cùng chủ nhiệm cử anh ta làm tổ trưởng phụ trách một tổ công tác. Đầu tiên anh ta không chịu làm, người khác nghe nói phong anh ta làm tổ trưởng ai cũng cả cười cho rằng chủ nhiệm đang đùa. Nhưng chủ nhiệm vẫn cương quyết như thế. Anh chàng viên chức nhỏ này cũng đành nhận việc. Thật là ngoài sức tưởng tượng. Không những anh ta phụ trách tổ công việc của tổ mà còn tự mình không bao giờ đến trễ về sớm nữa. Hơn nữa làm việc lại xuất sắc hơn các tổ trưởng khác.

Giao cho người ta trách nhiệm, khuấy động lòng tự tôn và lòng tự tin của người ta thì tốt hơn phê bình kỷ luật. Mỗi một cá nhân đều quan trọng chỉ cần cho người ta cơ hội. Trong xí nghiệp, người lãnh đạo bất luận khi làm kế hoạch hay trong công việc hàng ngày đều phải nhớ kỹ trong lòng điều đó và luôn luôn phải thể hiện trong hành động.

Công ty thời trang Mary của nước Mỹ do Mary sáng lập và làm giám đốc nói về phương pháp lãnh đạo như sau: "Một khi tôi thay một người nào đó tôi bèn tưởng tượng ra trên thân thể của mỗi người đều mang một tín hiệu:Hày để cho tôi cảm thấy tôi là quan trọng. Tôi bèn lập tức hưởng ứng tín hiệu đó, hiệu quả là đạt đến những hiệu qủa ngoài tưởng tượng". Mary làm như vậy bởi vì bà đã từng bị người ta đối xử lạnh nhạt khi bà còn là nhân viên trong một công ty khác. Có một lần bà cùng các đồng sự chờ được bắt tay ông giám đốc công ty Thương mại của Mỹ. Chờ khá lâu đến khi bà đến trước mặt ông giám đốc công ty Thương mại, tuy ông ta vẫn bắt tay bà nhưng rất hững hờ tựa hồ như Mary không tồn tại. Điều đó làm tổn thương sâu sắc Mary, cho nên sau khi Mary lập công ty thời trang của mình thì mỗi khi tiếp nhân viên dù cho bận rộn bao nhiêu, mệt nhọc bao nhiêu bà cũng tập trung tinh thần tiếp đãi nhân viên tử tế khiến cho mỗi một nhân viên đều cảm thấy mình quan trọng. Như vậy nhân viên cảm kích lòng tri ngộ của bà nên làm việc tận tâm tâm lực. Tục ngữ nói thật đúng, tim người bằng thịt. Một khi cảm thấy người ta đối xử với mình một cách hữu hảo và tôn trọng mình thì không bao giờ dùng oán báo ân. Người xưa đã từng dùng kẻ trộm làm cảnh sát đã chứng minh tính ảo diệu của biện pháp ban phát thể diện.

Thời kì Tây Ngụy, một dải phía bắc Ung Châu thường có trộm cướp.

Vì núi non hiểm trở, trộm cướp ẩn nấp dễ dàng, quan quân không cách gì bắt được. Thứ sử Hàn Bao trong lòng rất lo lắng phái người dò thám khắp nơi. Kết quả nhận thấy bọn trộm cướp đều là con em của các thổ hào địa phương. Hàn Bao giả vờ không biết là con em của các thổ hào làm trộm cướp, mời chào các vị thổ hào ấy một cách khách khí.

Một hôm ông mời tất cả các vị thổ hào ấy đến họp, nói với họ một cách thành khẩn rằng: "Thử sử tôi là một kẻ thư sinh làm gì biết cách bắt trộm cướp, cho nên xin mời các vị cùng nhau giúp tôi giải quyết việc này.

" Nói xong phong chức cho con em thổ hào thường ngày hay quấy rối, giao cho mỗi người phụ trách một khu vực. Nếu như phát hiện có trộm cướp mà không bắt thì xử lý tội cố ý dung túng. Vì vậy, các chàng trai trẻ vừa được phong chức không ai không sợ hãi đều tự thú nhận những án trộm cướp trước kia đều do bọn họ làm. Những kẻ trộm cướp được giao nhiệm vụ này trở thành phần tử tích cực giao nộp toàn bộ danh sách các đồng đảng, chỉ rõ nơi ẩn trốn của đồng đảng.

Hàn Bao cầm lấy danh sách, dặn dò các quan viên này rồi cho họ trở về nhà. Hôm sau dán một cáo thị tại cổng thành chiêu hồi tất cả những tên trộm cướp. Nếu trong vòng một tháng ai không ra đầu thú thì

sẽ đánh bắt trị tội, tịch thu gia sản của chúng. Trong vòng mười ngày quả nhiên toàn bộ bọn trộm cướp đều đến tự thú. Hàn Bao điếm diện theo danh sách không sai một tên nào. Ông ân xá cho họ, khiến họ cải tà quy chính. Chiêu này thật là linh nghiệm, từ đây bọn trộm cướp không dám làm điều ác nữa.

Dù người cực kỳ ác, cực kỳ xấu thì trong chốn sâu thẳm của nội tâm cũng còn một chút lòng tự tôn và lòng thể diện. Bọn họ làm điều ác bởi vì đã phạm điều cấm kị, bị mọi người khinh bỉ cho nên chỉ còn có cách lún sâu vào tội lỗi, lòng tự tôn và thể diện bị gác sang một bên. Bởi vì người khác đã không tôn trọng bọn chúng, chửi bới, trách mắng bọn chúng. Nhưng khi giao cho họ công việc giám sát những kẻ làm điều ác, khen thưởng họ, khêu gợi lòng tự tôn và thể diện của họ thì không những họ gánh vác trách nhiệm mà quan trọng hơn nữa, họ bắt đầu chịu trách nhiệm về hành vi của mình như một người bình thường.