50 việc cần làm ở tuổi 20

Chương 2

Thuộc về sinh hoạt của một người trẻ tuổi khi ra nước ngoài Bạn đã “đi ngoài” ở mấy nước rồi?

Lần thứ nhất tôi sang Mỹ năm hai mươi hai tuổi.

Ấy là một năm trước khi tôi đi làm biên tập cho một tạp chí về tình dục.

So với các bạn, có lẽ hơi muộn một chút.

Sau khi tôi làm công việc chế tác quảng cáo ở đài truyền hình, tôi ít có dịp ra công tác ở nước ngoài.

Tôi cho rằng nếu có dịp, thì ở tuổi hai mươi cũng nên ra nước ngoài nhiều lần một chút.

Tôi rất may, vì từ hai mươi lăm tuổi đến ba mươi tuổi, tôi được công tác ở nước ngoài.

Chỉ ở tuổi ấy, mới có thể thấm thía thế nào là sống ở nước ngoài.

Đổi chỗ ở rất dễ mất ngủ, xuất ngoại điều đó càng rõ, bên cạnh một vài cái bí khác.

Lấy con chó ỉa làm ví dụ. Phàm con chó nó ỉa ở chỗ nào, thì chỗ ấy là phạm vi thế lực của nó.

Tại thành phố Las Vegas, sòng bạc và gái lúc nào cũng sẵn sàng phục vụkhách.

Đi đến đâu, cũng gặp gái làng chơi đon đả chào mời.

Máy đánh bạc tự động thì đủ loại đủ kiểu, đánh to hàng trămg đo-la một ván có, đánh nhỏ một, hai đô-la một ván cũng có, khách muốn gì cũng chiều. Tiền bạc chảy như nước.

Khách sạn cao cấp ở Las Vegas quá sẵn sàng, muốn thuê phòng chỗ nào cũng tiện.

Lần ấy tôi thuê phòng ở một khác sạn thuộc loại số một số hai ở Las Vegas.

Không hổ là khách sạn cao cấp, thảm trải đến tận toilet.

Đánh bạc bị thua, tôi trở về khách sạn, tính tắm rửa một cai sđể xả cái xui.

Đại tiện xong thì có chuyện.

Tuy là khách sạn cao cấp, vẫn có vấn đề như thường.

Đấy là cái bàn cầu xả nước không đủ mạnh.

Ở nhà tôi cái bàn cầu xả nước cũng không ổn. Nhưng sau đó tôi xử lý được.

Ở đây thì không.

Xả nước mấy lần, mà phân cục vẫn cứ nổi lềnh bềnh trong bàn cầu. Giấy vệ sinhhình như cũng không tan hết, mà vón cục lại, khiến nước dơ dềnh lên.

Con người ta vốn không thể chịu đựng nổi cái mùi hôi thối.

Có câu “Không ai yêu được cái thứ ây”.

Loay hoay một hồi không giải quyết được, tôi đành đậy cái nắp bàn cầu xuống vậy.

Trong khi đó, tôi nghe ông khách cùng phòng từ bên ngoài vội vã đi vào phòng, miệng la: “Ối, ối, không kịp mất thôi!” đoạn chạy vội vào toilet.

Thì ra ông ta bị đau bụng đi lỏng.

Lát sau tôi nghe tiếng bàn cầu xả nước, rồi tiếng ông khách kêu: “Làm sao thế này?!”

Cuối cùng ông ta phải dùng cái dụng cụ thông bàn cầu loay hoay xử lý cả giờ đồng hồ mới xong.

Tôi thì thu xếp hànhlý, từ giã ngay cái khách sạn cao cấp ấy.

Tôi đoán rằng ông kia thể nào cũng chửi thầm tôi “Chắc là cái thằng nhóc ấy dùng nhiều giấy vệ sinh quá làm tắc bàn cấu!”

Ở nước ngoài có những chỗ bàn cầu xả nước hoạt động tồi, phải cẩn thận kẻo nó bị tắc.

Năm hôi hai mươi tuổi, sang Francisco, cũng nghe có người lẩm bẩm trong toilet “Làm sao thế này?!”

Thủ phạm gây ra, thật tệ, vẫn là cái thằng tôi.

SỢ NÓI TIẾNG NƯỚC NGOÀI HAY LÀ SỢ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Hồi học đại học có một giáo viên người nước ngoài (cũng là nhà thám hiểm) tên là Martin. vị giáo sư này dùng tiếng Anh để giảng bài.

Mỗi khi giảng đến đề tàiliên quan đến chuyện thám hiểm, cứ y như trong truyện “Kỳ binh đoạt châu báu”, đến chỗ hồi hộp nhất, lại nghe câu: “Sự việc thế nào, xem hồi sau sẽ rõ”.

Bài lên lớp đầu tiên, thầy Martin yêu cầu mỗi người tự đánh giá trình độ tiếng Anh của bản thân.

“Tiếng Anh của em là trăm phần trăm, trong đó năm mươi phần trăm là broken English, năm chục phần trăm còn lại là courage English. Chữ courage ở đây không phải là college (trường đại học), mà là chỉ mạnh dạn.

Ngụ ý trình độ tiếng Anh của tôi thì sai đến năm chục phần trăm, còn nửa kia là nhờ dũng cảm, mạnh dạn.

Dù vậy, tôi vẫn ra nước ngoài dùng, tiếng anh trong công tác sưu tầm, lấy tin. Dù vậy, tôi vẫn giao lưu được với người nước ngoài.

Đối phương nghe nói tôi từ Nhật Bản đến sưu tầm tài liệu cho tiết mục truyền hình, htì họ chưa biết thế nào, đã cuống lên.

Đối phương cuống lên, rồi đôi bên bắt đầu tán gẫu lung tung với nhau.

Cuối cùng tôi phát hiện rằng dù trình độ tiếng Anh của mình như thế nào, thì đối phương cũng vẫn hiểu được ý tôi.

Tất cả là nhờ sự dũng cảm.

Ở Hawaii, chắc bạn vẫn nghe các bà già nói tiếng Anh bất chấp ngữ pháp, vậy mà bạn vẫn hiểu, đó cũng là nhờ sự mạnh dạn cả.

“Trình độ tiếng Anh của ông ấy tồi quá chừng!”. Có người vừa nghe đã chê. Miệng cứ bảo là Nhật Bản phải mở cửa giao tiếp với thế giới bên ngoài, nhưng lúc cần đến thì lại sợ tiếp xúc với người nước ngoài.

Thực ra, không phải sợ nói tiếng Anh, mà là sợ tiếp xúc với người nước ngoài. Mấy năm gần đây, số giáo viên người nước ngoài ở các trường từ địa học đến tiểu học mỗi năm một tăng dần, đó quả là hiện tượng tốt.

Ở bậc tiểu học tôi có học một ít tiếng Anh, tuy chưa ăn thua gì, nhưng từ đó trở đi, mỗi khi gặp người nước ngoài, tôi không cảm thấy bị luống cuống.

Từ bé đã tiếp xúc với người nước ngoài, có lẽ là điều rất tốt.

Mỗi khi có người nước ngoài dùng tiếng Anh hỏi đường, tôi trả lời khá lưu loát, trong bụng cảm thấy cũng có phần đắc ý.

ĐỪNG QUÊN ƯỚC MƠ CỦA BẠN

Đối với một người mơ ước làm diễn viên kịch, thì đi xem diễn kịch có một ý nghĩa đặc biệt.

Không chỉ để hiểu diễn biến đầy kịch tính.

Mà còn để thưởng thức bầu không khí nghệ thuật toát ra từ sân khấu.

Những người yêu thích sân khấu, nếu có dịp nhất định hãy đến kịch trường làm thuê một thời gian.

Tại kịch trường, các nhân viên làm nhiệm vụ dẫn đường chỉ chỗ cho những khán giả tới muộn. Bạn đến muộn, sẽ được họ nhanh chóng, an toàn đưa đến đúng chỗ ngồi đã định.

Những nhân viên dẫn đường ấy đều là những người say mê sân khấu thật sự. Cùng một tình tiết của vở kịch, họ xem đi xem lại bao nhiêu lần vẫn không chán. Một diễn viên ngôi sao trên sân khấu hôm nay, rất có thể hô qua từng là nhân viên vô danh, làm nhiệm vụ dẫn đường chỉ chỗ cho những khán giả tới muộn.

Trong lúc dẫn đường, họ khéo léo không để ảnh hưởng đến tâm trạng của diễn viên và đông đảo khán giả.

Họ thuộc diễn biến của vở kịch như trong lòng bàn tay.

Lần sau bạn có đi xem kịch, bạn hãy thử để ý đến các nhân viên ấy. Và hãy thầm vỗ tay khen ngợi họ.

CÓ CHÍ THÌ NÊN

Ở thủ đô Tokyo, nhạc hội thường được tổ chức ở quán “Võ đạo”, nơi trên mái nhà có hình “củ hành tây” rất lớn, có thể nhìn thấy từ xa.

Lần đầu tiên tới Tokyo, tôi cũng đã tới nghe diễn xướng ở quán “Võ đạo” ấy.

Mỗi khi kết thúc một tiết mục hay, tiếng hoan hô nổi lên như sấm.

Nghe nói Trung Dã tiên sinh của ban nhạc SLUMP từng làm vệ sĩ riêng ở quán “Võ đạo”.

Lần đầu tiên Makasuki tiên sinh đến quán “Võ đạo” nghe Alice biểu diễn. Lần thứ hai Makasuki tiên sinh tới đó với tư cáhc vệ sĩ riêng. Vì làm vệ sĩ riêng, nên đương nhiên phải đừng quay mặt về phía khán giả. Chủ yếu là giữ trật tự hiện trường. Makasuki tiên sinh là một nhân viên trong số đó. Lần thứ ba thì Makasuki tiên sinh đến “Võ đạo” quán để biểu diễn.

Rồi sẽ có ngày tôi đứng trên sàn diễn của quán “Võ đạo”.

Bất kể là đi xem thi đấu thể thao, hay xem kịch, xem biểu diễn ca nhạc, chỉ cần trong lòng có niềm tin mãnh liệt, rằng có lúc mình được đăng đài, thì sẽ có ngày mơ ước hoá thành hiện thực.

Làm vệ sĩ, không được trực tiếp nhìn thấy diễn biến của nhạc hội, chỉ nghe sau lưng vọng lại tiếng nhạc, tiếng hát. Nhưng trong lúc làm vệ sĩ hoặc người bảo vệ trật tự ở hiện trường, đang nung nấu trong lòng ý định trở thành ngôi sao ca nhạc mai sau.

GIẢI PHÓNG TIỀM NĂNG

“Tuổi trẻ thời nay ủ ê buồn bã quá”.

Bạn đọc, các bạn thì sao?

Các bạn có tràn đầy sức sống trẻ trung hay chăng?

Tuổi trẻ gần đây hình như không quan tâm đến cái gì cả.

Có một số cái đối với bạn hoàn toàn không quan trọng thật, điều quan trọng là thái độ của bạn.

“Tôi cứ bị chê là hoàn toàn không có chí tiến thủ, nhưng tôi nghĩ không phải vậy, tôi vẫn muốn học tập”.

Như vậy thì bạn còn có hi vọng. Người không có sức sống sẽ không chủ động học tập.

Bản thân việc học tập là thể hiện sức sống. Một cá nhân muốn xác định đúng trạng thái của mình quả không dễ. Thực ra tất cả những người trẻ tuổi đều dồi dào sức sống, song không phải ai cũng biết giải phóng sức sống đó mà thôi. Không biết giải phóng sức sống, khác với không có sức sống.

Vì sao không biết giải phóng sức sống? Vì bạn căn bản không biết bên trong con người mình tiềm tàng năng lượng rất lớn.

Bạn chưa từng cố gắng thật sự, nên chưa biết gì về tiềm năng của mình. Chưa có kinh nghiệm về phương diện đó, thành thử không biết giải phóng tiềm năng.

Người khong có kinh nghiệm, cũng khó hình dung cách kích thích tiềm năng.

Khi giải phóng năng lượng tiềm tàng, sẽ có khoái cảm. Bất kể có thành công hay không, khi dốc toàn lực, bạn sẽ có cái khoái cảm đó.

Khi đã có kinh nghiệm một lần thành công, bạn sẽ không dừng tay. Đó chỉ là vấn đề cơ hội.

Nói thế hoàn toàn không có nghĩa người không biết giải phóng sức sống sẽ sống một cách vô vị. Ngược lại, họ không cảm thấy nỗi bất hạnh đó.

Nhưng tôi cho rằng một người thật sự trải nghiệm khoái cảm ấy thì mới cảm nhận được sự phòng phú đa dạng của cuộc đời.

Đáng tiếc rằng vừa khởi đầu thì đã hoài nghi tiềm năng của mình.

Bạn đang dồi dào sức sống.

Có điều là bạn chưa thử vận dụng sức sống đó thôi.

KHÔNG AN PHẬN THỦ THƯỜNG

Bạn hỏi tôi: “Có phải thời trẻ chú cũng có tâm trạng không chịu an phận thủ thường thì phải?”

Đúng vậy.

Tuổi trẻ là thời kỳ không an phận nhất trong một cuộc đời.

“Việc tôi muốn làm chắc chắn là có, nhưng tôi biết làm thế nào đây?…” “Mục tiêu phấn đấu tôi tìm ra rồi, nhưng liệu tôi có đạt tới được chăng?…” “Không hành động ngay thì sẽ muộn mất…”

“Không thể kéo dài tình trạng này. Nhưng tôi phải làm sao đây?…” “Có lẽ cái số tôi không làm nên trò trống gì…”

“Hiện tại tôi đang làm một việc vô nghĩa phải không?”…

Cái tâm trạng không an phận thủ thường ấy của tuổi trẻ kỳ thực là nguồn sức mạnh kích thích ý chí phấn đấu của mỗi người.

Cái tâm trạng ấy là tài sản lớn của bạn đấy.

Bạn lại hỏi: “Thế hiện nay chú có cái tâm trạng ấy hay không?” Đương nhiên là có, có rất nhiều là đằng khác.

Chính vì có cái tâm trạng ấy, mà tôi không dám lười nhác.

Nếu một người mất đi cái tâm trạng ấy, anh ta sẽ mất luôn động lực tiến tới.

Muốn tiến lên, chớ an phận thủ thường.

Người thoả mãn với hiện tại, sẽ không có tương lai.

Người thoả mãn với hạnh phúc tạm thời, sẽ mất đi ý chí phấn đấu.

Đừng để mất chí tiến thủ.

Tâm trạng không an phận htủ thường là nguồn sức mạnh của ta.

CẢM GIÁC KHẨN TRƯƠNG VÀ MƠ HỒ Tôi thích trò chuyện với bạn. Bởi vì bạn có đôi mắt biết nói.

Trò chuyện với bạn mấy giờ liền, tôi cũng không cảm thấy mệt.

Tựa hồ từ đôi mắt của bạn, tôi được tiếp nhận một sức mạnh vô tận.

Bởi vậy, tôi thích trò chuyện với một thí sinh dự thi đại học hoặc một người dự phỏng vấn sin việc.

Đôi mắt họ cũng ánh lên tia sáng như thế.

Tiếc thay một số người sau khi thi đỗ vào đại học hoặc có việc làm, đôi mắt họ mất đi tia sáng vốn có.

Kìa đôi mắt bạn vẫn bừng sáng.

Đừng bao giờ để ánh sáng đó lụi tàn.

Vì sao mỗi ngày những người ngồi xe điện ngầm, dù là sinh viên hay công chức, đều có đôi mắt lờ đờ?

Bởi vì họ không có cảm giác khẩn trương.

Một thí sinh dự thi đại học hoặc một người dự phỏng vấn xin việc chưa biết ngày mai ra sao, cho nên họ phải phấn đấu, họ luôn luôn có cảm giác khẩn trương, căng thẳng, lo lắng. “Nếu thi trượt hoặc không xin được việc làm, thì sẽ ra sao đây?”

Tia sáng long lanh trong đôi mắt là do cảm gáic khẩn trương sinh ra. Có mơ ước, có việc mình muốn làm, trong lòng mới có cảm giác khẩn trương.

“Tìm được việc rồi, không biết làm sao cho tốt đây…” “Tại sao đến giờ mình vẫn chưa hiểu gì thế nhỉ…?”
Nhưng ý nghĩ lo lắng kiểu đó cũng tạo ra cảm giác khẩn trương.

Nó giống như trò chơi kéo co.

Bạn nắm sợi dây thừng trong tay.

Đầu kia của sợi dây thừng như thế nào, chúng ta chưa biết.

Bạn tiến hành cuộc thi kéo co với mơ ước của mình.

Sợi dây thừng trong tay bạn nối liền với mơ ước của bạn.

Đầu kia của sợi dây thừng buộc vào mưo ước của bạn.

Tôi thấy bạn kéo căng sợi dây thừng, kéo tương lai của bạn lại gần phía mình.

Khi đó sợi dây thừng sẽ căng lên.

Cái đó gọi là cảm giác khẩn trương căng thẳng.

Chỉ cần bạn buông lỏng tay một cái, sợi dây thừng sẽ chùng xuống ngay.

Nếu mất đimơ ước, thì giống như không còn đối thủ, sợi dây thừng sẽ chùng xuống, không thể tiếp tục trò chơi kéo co.

Vậy bạn hãy nắm chặt lấy sợi dây thừng, nắm chặt lấy mơ ước của bạn.

BIẾT LỄ NGHI SẼ CÓ CƠ MAY

Tuổi trẻ không biết lễ nghi.

Lễ nghi cần thong thả bồi dưỡng dần.

Biết lễ nghi mà không sử dụng đến, không sao.

Biết lễ nghi mà không biết sử dụng, tối kỵ.

Không biết lễ nghi nên không biết sử dụng, khác về bản chất với biết lễ nghi mà không biết sử dụng.

“Hôm nay chúng ta không cần phải khách sáo”.

Nghe thấy câu đó, bạn sẽ ứng xử như thế nào?

Có người lập tức coi khách sáo là cơ may.

Người đó đã lầm lẫn, hiểu sai hàm ý của câu “không cần khách sao”.

“Không cần khách sáo” hoàn toàn không có nghĩa là có thể hành động, nói năng tuỳ tiện.

“Không cần khách sáo” cũng không có nghĩa là tự nhiên quá trớn, biến khách thành chủ.

“Không cần khách sáo” nghĩa là cho phép người trẻ tuổi phát biểu ý kiến của mình, không phải kiêng dè.

Đó cũng là một đặc quyền của tuổi trẻ.

Qua cái tuổi ba mươi, khi nói năng người ta bắt đầu cứ phải nhìn trước ngó sau.

Không phải kiêng dè, đó cũng là một ưu thế của tuổi trẻ.

Nhưng như thế không có nghĩa là bạn có thể bỏ qua thứ lễ nghi tối thiểu.

Nói thẳng thắn, không kiêng dè, đó là một thứ mỹ đức.

Nói thẳng thắn, không kiêng dè, mà vẫn được cấp trên chấp nhân, hoan nghênh, đấy là nhờ nói năng có chừng mực, biết lễ nghi thích đáng.

Không biết lễ nghi sẽ là thiếu sót của bạn.

Bởi vì không biết lễ nghi, sẽ mất đi cơ may.

Biết tôn trọng người khác, cơ may sẽ đến với bạn.

CHỚ CÓ THẤT LỄ

Tôi thích trò chuyện với những người trẻ tuổi.

Thường có những người trẻ tuổi đến mời tôi đ nói chuyện.

Tôi chấp nhận lời mời do hai nguyên tắc.

Thứ nhất, nghề của tôi là viết văn, cho nên lẽ ra không nên đi nói chuyện.

Thứ hai, nhưng chỉ cần đối phương thành tâm, hơn nữa sắp xếp được thời gian, thì dù chỉ có vài người nghe, dù phải đi xa ngàn dặm, tôi cũng vui vẻ đi như thường.

Người đến nghe nói chuyện, có khi chỉ tình cờ đọc thấy mẩu tin thông báo trên báo hoặc tạp chí.

Người đứng ra tổ chức thì phải có kế hoạch, lo bao nhiêu việc bố trí, giao thiệp sau cánh gà.

Đó là một việc làm gian khổ.

Nếu thiếu kinh nghiệm, khó lòng có thể mời được nhân vật đức cao vọng trọng.

Những người trẻ tuổi vì thiếu kinh nghiệm, nên thường bộc lộ tính khí trẻ con.

Tính khí trẻ con nghĩa là hành xử trái với lẽ thường, thiếu lễ nghi cơ bản nhất.

Một số bạn trẻ không hiểu điều đó, cứ tưởng rằng mình đã có đạo đức lễ nghi của một người bình thường.

Kỳ thực bản thân việc nghĩ như thế là biểu hiện của một kẻ không nhận thức được mình.

Người tự biết mình thì sáng.

Giống như khi đi hát karaoke, nghe giọng hát chuẩn phát ra từ loa, sẽ biết mình hát sai chỗ nào.

Những người không có khả năng tự phán đoán về mình, không tự biết mình thì sẽ khôg có tiền đồ phát triển.

Điều rất quan trọng là có thể ý thức được rằng mình còn thiếu đạo đức lễ nghi của một người bình thường.

Nếu ý thức được rằng mình còn thiếu đạo đức lễ nghi của một người bình thường, đó là bước đi đầu tiên trên vũ đài lớn của cuộc sống.

TIỀN BẠC HAY THÀNH TÂM?

Khi có kinh nghiệm sống, bạn sẽ nhanh chóng có đạo đức lễ nghi của một người bình thường.

Nhưng có cái suốt đời bạn có thể vẫn cứ thiếu, ấy là nhiệt tình. Nhiệt tìnhlà thứ bẩm sinh, chứ không phải cố gắng mà có được.

Vì bạn không hiểu nhân tình thế thái, không biết dùng lễ đối xử với người ta, nên người ta từ chối lời mời của bạn. Nhưng đó chưa phải là lý do duy nhất. Nếu bạn muốn mời người ta làm việc gì đó, hãy nhớ điều quan trọng nhất là có thành tâm hay không?

Hãy lấy ví dụ việc mời đối phương đến báo cáo.

Đối phương có thể có hai thái độ.

Thứ nhất, họ thấy tiền thù lao không tương xứng, họ sẽ kiên quyết từ chối. Bạn cũng đừng trách họ, vì họ thuộc loại người cần mưu sinh.

Giao tiếp với loại người này là tương đối dễ.

Chỉ cần nói rõ số tiền thù lao, đối phương sẽ lập tức đưa ra câu trả lời rõ ràng, có đến báo cáo hay không.

Đối với loại người này, có nhiệt tình hay không, căn bản không quan trọng. Nếu không có tiền, thì bye – bye; khỏi cần dài dòng phí lời. Chỉ cần bạn có tiền là ổn, chẳng cần biết bạn có thành tâm hay không. Không thể no bụng bằng món thành tâm được.

Loại người này lấy số tiền thù lao cao thấp để đánh giá sự thành tâm của bạn.

Loại người thứ hai không lấy tiền, tôi thuộc loại này.

Từ rất sớm tôi đã luyện cho mình bản lĩnh không cần mưu sinh dựa vào việc đi báo cáo, diễn giảng. Cho nên tôi có thể trả lời: “Miễn phí”.

Giao tiếp với loại người thứ hai là vô cùng khó khăn, bởi lẽ họ rất chú trọng đến mức độ thành tâm của bạn.

Đừng tưởng nghe họ trả lời: “Miễn phí” mà mọi chuyện đã xong đâu. “Miễn phí” không phải là “vô điều kiện”.

Đừng tưởng “có tiền mua tiên cũng được”. Thế giới này không cần những người trẻ tuổi chỉ chăm chăm chú chú tính toán tiền bạc. Thế giới này rất cần những người trẻ tuổi có nhiệt tình. Vĩnh viễn không thể dùng tiền bạc đổi lấy nhiệt tinh. Tiền bạc không phải là vạn năng.

Nếu bạn mời ai đó mà bị từ chối, thì bạn hãy tự kiểm điểm xem mình thiếu cái gì, thiếu tiền hay thiếu thành tâm?

THÀNH TÂM VÀ NGHI LỄ

Hồi trẻ tôi có cùng một số bạn gần nhà đi học thêm.

Bấy giờ tất cả mới chỉ là các viên chức nhỏ tầm thường. Ngày nay thì ai cũng đã trở thành nhân vật này nọ cả.

Hồi ấy chúng tôi mời một số thầy giáo có học vị rất cao đến dạy.

Bây giờ nghĩ lại vẫn còn ân hận.

Chúng tôi đối với các thầy giáo quá thiếu tôn trọng. Lắm khi cứ vừa nghe giảng vừa ăn. Lắm hôm đến lớp muộn vì công tác, cũgn chẳng thấy xấu hổ.

Thậm chí có thầy giáo giận quá, bỏ lớp không đến dạy nữa.

Tất cả đều tại lỗi của chúng tôi.

Giả dụ tôi làm thầy giáo ở một lớp học như thế, tôi cũng sẽ không thèm dạy.

Bây giờ tôi còn muốn xin lỗi các thầy giáo, dù biết rằng các thầy giáo không thèm chấp nhặt bọn trẻ ranh không hiểu lễ nghi như chúng tôi.

Ngày nay tôi thành người đi giảng bài hoặc nói chuyện, cũng coi như bị báo ứng. Có lần một thanh niên nọ gọi điện mời tôi đến nói chuyện, với thái độ thiếu tôn trọng, nhưng tôi cũng cho qua.

Cậu ta hỏi: “Tiên sinh định nói chuyện gì nào?”

Tôi đáp: “Thế cậu có hứng thú với đề tài gì? Cậu là người đứng ra tổ chức, thì cứ liệt kê đề tài, tôi để cho cậu quyết định, sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của cậu”.

Cậu ta ra vẻ ta đây, nói: “Bọn trẻ bây giờ đứa nào cũng kém lắm, tiên sinh cứ việc chỉ vẽ cho họ”.

Cùng là một câu nói, nếu nói bằng một giọng khác, có lẽ tôi đã đáp ứng. Đại loại thế này: “Bọn trẻ chúng cháu bây giờ thiếu cái nhiệt tình hăng hái mà tuổi trẻ cầ phải có. Tiên sinh có thể truyền lại cho bọn cháu một ít kinh nghiệm của tiên sinh được chăng?”

Có khi tôi đến nói chuyện ở một nơi, theo yêu cầu của thính giả, tôi thay đổi đề tài người ta không thích nghe, thì chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

Căn cứ vào phản ứng của thính giả, tôi tự phân tích để biết nội dung bài nói chuyện của mình có phù hợp hay không. Nếu có người chỉ muốn gặp mặt tôi, hoàn toàn không quan tâm đến nội dung cụ thể tôi nói những gì, thì tôi vui lòng nhận lời mời đó.

Bởi vì tôi cảm nhận được sự thành tâm và nhiệt tình.

“Có phải anh tới đay là muốn nghe đề tài này phải không?”

“Không phải, kỳ thực tôi tình cờ liếc thấy trên tạp chí…” Người nói thế chẳng có chút thành tâm nào cả.

Tôi gặp anh ta cũng không phải lần thứ nhất, trước đây tôi từng tặng anh ta thư mục các tác phẩm và bản giới thiệu tóm tắt về mình rồi.

Nếu là một người thật sự có hứng thú với một tác gia nào đó, sẽ đi hiệu sách mua các tác phẩm của tác gia ấy về đọc hết một lượt. Tác phẩm nào ở hiệu sách không có, thì đặt mua.

Vì cần tổ chức buổi nói chuyện, nên phải mời người này người nọ đến nói chuyện. Ông A không đến thì mời anh B, chị C…

Chỉ có người nói chuyện chuyên nghiệp, thì mới nhận một lời mời như vậy. Làm như thế, tức là biến việc nói chuyện thành một hoạt động thương mại thuần tuý.

Khi nắm quyền chủ động trong tay thì đừng lãnh phí. Có quyền không sử dụng, quá hạn sẽ bỏ phí. Hãy mời một diễn giả mà chính mình cũng cảm thấy hứng thú.

Sau đó đọc các tác phẩm của người ấy một lượt, nếu không thì có đi nghe họ nói chuyện cũng chỉ phí thời gian mà thôi, vì đâu có biết họ viết gì.

Không thể vì người ta từ chối, mà giận người ta.

Phải tự mình kiểm điểm xem mình đã đủ thành tâm hay chưa.

Thậm chí phải cám ơn người ta đã từ chối, bởi vì họ giúp bạn ý thức được thiếu sót của mình.