Ân tình sâu nặng

Tập 5

Anh Hào nhìn cô ánh mắt xa xăm:

– Tức là do em không muốn gặp anh.

Kỷ Quân nói xụi lơ:

– Dù thế nào, anh cũng đã đến đây rồi. Ta nên vào quán nước nào đó nói chuyện, chớ đứng vầy, kỳ lắm.

Anh Hào cay cú:

– Anh hiểu, bởi giờ em đâu còn là cô Kỷ Quân bình dị của ngày nào.

Nghe hơi giận, song Kỷ Quân cố lái câu chuyện sang hướng khác:

– Chúng ta đi thôi!

Cả hai vào một quán nước gần đó. Vừa ngồi xuống, Anh Hào hỏi khẽ:

– Em uống nước cam tươi nha!

Kỷ Quân chỉ gật đầu. Nhìn chăm chú cô một lúc, Anh Hào buột miệng:

– Về cái tin đồn là sao hả Quân?

Kỷ Quân ngớ ngẩn:

– Tin gì?

Quay mặt chỗ khác Anh Hào nói:

– Chuyện em sắp đám cưới với Tổng giám đốc ấy.

Khựng lại, Kỷ Quân gượng gạo nói:

– Cũng chưa hẳn, bởi chuyện của chúng tôi vừa mới bắt đầu.

– Anh cũng nghĩ thế, nên mới muốn gặp em, bởi anh nghĩ em đâu phải là người vội vàng hấp tấp. Nhưng khi vừa nhận được tin, anh cũng nghe choáng váng.

– Hôm nay anh gặp tôi chỉ để nói bấy nhiêu thôi à?

Lắc nhẹ đầu, Anh Hào dịu dàng:

– Có rất nhiều điều muốn nói cùng em, song không hiểu sao đứng trước em, anh không thể mở lời. Có lẽ nên để mọi chuyện lắng xuống, lúc đó anh nói chắc cũng không muộn đâu hả Quân?

Thấy cử chỉ Anh Hào hôm nay thật khác thường, nhưng cô chỉ nói:

– Sự đời khó đoán lắm. Không chuyện gì mà không thể xảy ra, nên tôi cũng không dám hứa chắc một điều gì, mong anh thông cảm!

Im lặng nhìn cô giây lâu, Anh Hào chợt hỏi:

– Vậy là em cũng thích anh ấy, đúng không?

Bỗng cô nghe hơi bực nên gắt gỏng:

– Đó là chuyện riêng tư, xin miễn trả lời.

Anh Hào cười khẩy:

– Xin lỗi, anh quên.- Ngưng một chút anh lại nói - Nhưng em cũng đâu thể cấm cản người khác thích mình, hoặc muốn tìm hiểu,mọi chuyện về mình, đúng không?

– Đúng vậy? Song anh có phải là người đó đâu mà anh nói có vẻ bức xúc quá vậy.

Anh Hào với nét mặt bất mãn nói:

– Không hiểu là do em vô tình hay vờ vĩnh nữa.

Kỷ Quân tránh né:

– Xin lỗi anh, lúc này tôi cảm thấy mệt mỏi quá nên cũng không muốn biết chuyện gì cả.

Cám ơn anh về ly nước. Tôi xin phép về trước, có chút việc.

Nói xong, cô bật ra khỏi ghế đi nhanh ra cửa, bởi tâm trạng cô lúc này đang rất hoang mang, cô sợ nghe anh thổ lộ nỗi lòng, mà cô đoán chắc câu chuyện anh sắp nói ra không ngoài phạm vi tình cảm của anh đối với cô.

Vào nhà cất xe xong, Kỷ Quân đi ngay ra vườn cho đầu óc bớt căng thẳng.

Bà Nhân vô tình bắt gặp cử chỉ không được bình thường ấy của con gái, nên chậm bước theo sau.

Vừa ngồi xuống chiếc xích đu, chợt thấy mẹ bước tới, bị bất ngờ hơi lo, cô hỏi:

– Mẹ tìm con có chuyện hả?

Bà Nhân ngồi xuống bên con điềm đạm:

– Mẹ đang muốn hỏi con đây. Con có tâm sự hả?

Kỷ Quân bỗng quyết định nói với mẹ về chuyện của Khắc Hiên:

– Dạ cũng có chút chuyện con muốn thưa với mẹ.

– Là chuyện gì?

– Con có quen với một người... tính dẫn về ra mắt gia đình.

Nhìn con gái bất ngờ, rồi bà cũng hỏi:

– Con định khi nào?

– Nếu không có gì trở ngại chủ nhật này con sẽ đưa anh ấy đến.

Bà Nhân gật đầu ngay:

– Mẹ đồng ý! Nhưng mẹ muốn biết một chút về cậu ấy, người ngộm ra sao?

Làm gi? Bao nhiêu tuổi? Gia cảnh thế nào? Ở đâu?

Kỷ Quân nghe mẹ hỏi không nhịn được, cười khúc khích:

– Trời ơi! Mẹ làm làm gì giống như công an điều tra tội phạm vậy. Kiểu này gặp anh ta, mẹ hỏi một lèo, chắc anh ta hoảng hồn trốn mất tiêu luôn quá.

Cú lên đầu cô một cái, bà Nhân mắng yêu:

– Tổ cha cô! Làm như xưa nay tôi là người vốn rất hồ đồ, mất lịch sự lắm vậy.

Lại khúc khích, Kỷ Quân rụt cổ:

– Con đâu dám nói thế, tại muốn ghẹo mẹ một chút cho vui thôi, chứ làm sao con không biết gì chớ. Phép xã giao, mẹ con là nhất rồi, còn ai qua nổi.

– Thôi đi cô! Nịnh vừa vừa thôi, tôi không có tiền lẻ đâu.

Kỷ Quân trêu già:

– Vậy mẹ cứ cho tiền chẵn, con không từ chối đâu.

Bà Nhân mắc mỏ:

– Càng ngày tôi thấy cô càng dẻo miệng gớm, định đánh trống lảng để khỏi trả lời, đúng không?

Kỷ Quân nhăn mặt, bởi thật sự cô cũng không biết nói sao với mẹ, nên chỉ tóm tắt cách đơn giản:

– Về tướng mạo thì để lúc anh ta đến rời mẹ nhận xét. Con chỉ có thể cho mẹ biết sơ vài điều. Anh ta bằng tuổi anh Hai đấy. Nhà ở gần đây thôi, anh hiện đang làm chung công ty với con.

Không hiểu sao cô không muốn nói với mẹ về chức vụ của Khắc Hiên, có lẽ cô sợ mẹ bị sốc. Vì xưa nay dưới mắt mẹ, cô là con bé hậu đậu, “lơ tơ mơ” nhất nhà, cũng như chẳng thể làm nên trò trống hoặc tích sự gì cũng nên.

Nhìn nhìn cô giây lát, bà Nhân mới nói:

– Vậy là năm nay cậu ấy đã nguài ba mươi?

Nghe cách nhấn câu của mẹ, Kỷ Quân hơi lo:

– Có gì không hả mẹ?

Bà Nhân chậm rãi nói:

– Người đàn ông lớn tuổi như thế mẹ nghĩ cậu ta sao lại thích con được nhỉ?

Kỷ Quân phụng phịu:

– Tại sao mẹ lại nghĩ thế? Nếu như anh Hai con cũng yêu một cô bằng tuổi con và muốn cưới làm vợ, mẹ có phản đối không?

Không trả lời cô, bà Nhân chỉ nói:

– Tuy nhiên mẹ cũng muốn gặp cậu ấy, họa chăng cậu ấy có đến ba đầu sáu tay mới dám thương con.

Kỷ Quân xấu hổ giậm chân thình thịch:

– Mẹ lúc nào cũng nghĩ xấu và coi thường con. Chuyến này con sẽ cho mẹ thấy con gái mẹ không thể là đồ vứt đi đâu.

– Thôi được! Mẹ tin con lần này, được chưa?

– Phải vậy chớ! Con yêu mẹ vô cùng:

Vừa nói cô vừa vùng dậy hôn nhanh vào má bà Nhân một cái rồi chạy vội vào nhà bật cười nắc nẻ. Tiếng cười như pha lê vỡ giòn tan, làm ấm lòng người mẹ rất mực yêu thương con.

Lần thứ hai Kỷ Quân đứng trước ngôi biệt thự của Tổng giám đốc, song lần này khác hẳn, bởi cô không đến đây để gây sự, mà đem đến cho anh một bất ngờ, nên cô mạnh dạn nhấn chuông chớ không rụt rè, do dự. Lúc sau, chị người làm chạy ra nói cách vui vẻ:

– Cậu mời cô vào nhà!

Kỷ Quân chợt mỉm cười một mình khi liên tường đến vài tháng trước đây, cũng chính chỗ này, cô bị từ chối thẳng thừng, thậm chí suýt chút nữa bị tống cổ ra ngoài không thương tiếc. Mải suy nghĩ vu vơ, cô đã đi đến bậc tam cấp cửa chính tự bao giờ. Thấy cửa không khóa, cô nhẹ đầy la bước luôn vào.

Khắc Hiên đã chỉnh tề trong bộ veston màu lục ngả rêu phong, nhìn ấn tượng chững chạc hơn ngảy thường. Thấy cơ, anh hỏi ngay:

– Em đến đây bằng gì?

Kỷ Quân không trả lời mà dùng ngón tay chỉ xuông đôi chân mình. Hơi nhướng mày, Khắc Hiên cũng nói tỉnh tỉnh:

– Vậy chắc phải khởi hành vào lúc nửa đêm.

Lần dầu tiên cô thấy anh nói đùa, cách đùa cũng rất ngộ nghĩnh, không cười và gương mặt cũng không cởi mở hơn được chút nào, lạnh lùng xa cách đến khắc nghiệt.

Im lặng một chút, Ky Quân đề nghị:

– Chúng ta có thể đi được chưa?

. Gật nhẹ, anh đứng lên cùng cô ra ngoài.

Đến bên xe, anh định leo lên, nhưng Kỷ Quân liền cất tiếng ngăn lại:

– Không cần? Tôi nghĩ chúng ta nên đi bộ thư giãn một chút cũng tốt.

Quay phắt lại như bị bất ngờ, anh buột miệng:

– Cái gì?

Kỷ Quân tủm tỉm đùa:

– Lúc đầu, tôi đã không nói với anh tôi đi bằng xe “hăng cải” rồi sao?

Khắc Hiên bỗng nghiêm nghị:

– Tôi không đùa đâu.

Kỷ Quân lém lỉnh:

– Trông tôi giống đùa lắm sao?

Khắc Hiên nhíu mày cách khó chịu:

– Em nói đi. Tôi làm sao có thể...

Biết anh ta định nói gì, Kỷ Quân xoay người, đưa tay chỉ về hướng nhà mình, nói đơn giản:

– Ngôi nhà đó là của tôi.

Khắc Hiên khựng lại nhìn xoáy vào cô:

– Vậy em với Đại Phong quan hệ thế nào?

Đến lượt Kỷ Quân kinh ngạc:

– Ủa! Sao anh cũng biết anh Hai tôi?

Vỡ lẽ, Khắc Hiên cững im lìm đưa mắt nhìn về một hướng cố định như đang suy nghĩ về điều gì đó. Chút sau anh quay lại nói:

– Ta đi được chưa?

Kỷ Quân vẫn chôn chân tại chỗ vì thắc mắc:

– Nhưng anh chưa nói với tôi, vi sao anh quen biết anh Hai tôi?

Không trả lời câu hỏi của cô, anh chỉ hỏi:

– Hôm nay, Đại Phong có nhà không?

Kỷ Quân buộc phải trả lời:

– Anh ấy đã trở ra Vũng Tàu hôm qua.

Khắc Hiên khoát tay:

– Đi thôi!

Bà Nhân đón Khắc Hiên với ánh mắt rất lạ, song bà chỉ mỉm cười, trả lại cái gật đầu cùng câu chào của anh, rồi nói:

– Cháu ngồi chơi đi!

Vừa nói, bà vừa rót ly nước đẩy về phía anh:

– Mời cháu uống nước! Nghe con bé Quân nói cháu làm cùng công ty với nó à?

Khựng lại một giây rồi anh liền thản nhiên trả lời:

– Vâng! Chúng cháu là bạn đồng nghiệp.

Năm nay, cháu được bao nhiêu?

Dạ, cháu ba mươi hai tuổi ạ.

– Nói vậy, cháu bằng tuổi với Đại Phong, là anh thứ hai của con Quân.

Khắc Hiên gật đầu nói thêm:

– Thưa, cháu và Đại Phong là bạn rất thân thời đại học, song chưa có dịp đến đây, nên cháu cũng chưa biết gia đình.

Bà Nhân cũng thật sự bị bất ngờ:

– Vậy à! Trùng hợp dữ hôn?

Dạ, cháu cũng mới nghe Kỷ Quân nói mới biết.

– Vậy ba má cháu vẫn khỏe hả?

– Cám ơn bác, ba má cháu vẫn khỏe ạ.

– Anh chi cũng đang ở cùng với cháu?

– Thưa không! Ba má cháu đang định cư ở Mỹ, có lẽ vài năm nữa cũng hồi hương thôi bác ạ.

Bà Nhân bỗng chép miệng:

– Nói gì thì nói, có nơi nào bằng được quê hương xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn, dù nghèo hèn đạm bạc vẫn ấm áp nghĩa tìnn, đâu thể dứt áo ra đi mà không luyến lưu, vương vấn. Hơn nữa, ở thế hệ bác đâu còn gì lý tưởng, ước mơ hay hoài bão, nên đâu còn quan điểm ra đời bon chen, tranh đoạt, mà ba chuyện đó nên nhường lại thế hệ trẻ của các cháu đây.

Khắc Hiên gục gặc đầu cách đồng tình rồi hỏi:

– Thưa! Bác trai đi đâu, sao nãy giờ cháu đến ma không thấy bác?

Bà Nhân mỉm cười nói cách thân thiện:

– Chắc ông ấy lại sang đánh cờ với mấy ông bạn láng giềng rồi. Tuổi già mà cháu.

Im lặng một chút như để sắp xếp mọi chuyện, rồi anh cũng quyết định nói:

– Hôm nay, cháu đến đây, trước là thăm hỏi sức khỏe hai bác cùng gia đình.

Sau đó, cháu xin phép hai bác cho cháu được tìm hiểu và kết bạn với Kỷ Quân.

Mong bác chấp nhận ạ!

Bà Nhân suy nghĩ một chút mới nói:

– Theo luật tự nhiên, trai gái lớn!ên, đứa nào rồi cũng phải có bạn, điều này bác cũng không thể cấm đoán. Song gặp được người biết trước biết sau như cháu, bác cờn mong gì hơn. Thôi, cháu cứ tự nhiên ngồi chơi, bác có chút chuyện phải làm.

Tâm trạng bà Nhân lúc này quả thật phấn khởi. Mới gặp cậu ta lần đầu bà đã thấy hài lòng. Vừa vào trong, bà thầm nghĩ:

“Con bé coi vậy cũng biết chọn mặt gởi vàng quá chứ?”. Nếu đem cậu ấy ra, so sánh với Đại Phong, có khi còn trội hơn con trai bà về phong cách, lịch lãm, chững chạc, tuy có hơi lạnh lùng kiêu bạc, song đó lại là bản chất rất đặc biệt của người đàn ông bản!ãnh, thành đạt trên mọi lĩnh vực - nếu bà đoán không lầm.

Kỷ Quân cứ nghĩ mọi chuyện đều rất đơn giản như một màn kịch ngắn chỉ cần học thuộc và diễn trình tự theo kịch bản là, đủ, chớ cô có ngờ đâu khi vướng vào rồi, sự việc càng ngày càng trở nên rắc rối, phức tạp kinh khủng. Cũng như hôm nay cô phải ăn diện thật sang trọng để cùng anh ra sân bay đón ông bà “già chồng” vừa từ Mỹ bay về. Rầu thúi ruột, song đã lỡ leo lưng cọp” làm sao dám xuống. Hơn nữa, giờ đây cô nghiễm nhiên đã trê thành bà Tổng giám đốc tương lai của công ty nói riêng và trong giới kinh doanh nói chung, ai mà không biết mặt.

Khổ thân cô chưa, giờ còn phải đóng vai thật tình tứ bên người đàn ông mà trước đây cô coi như kẻ thù không đội trời chung nữa chứ.

Từ đằng xa, cô đã thấy cha mẹ Khắc Hiên qua những tấm hình mà anh đã cho cô coi trong “kịch bản” của anh. Lúc này, bên cạnh họ còn có một phụ nữ trẻ đẹp, phong cách thật Tây với mái tóc rực vàng giống ngọn lửa đang cháy bùng dưới cái nắng trưa hè đổ lửa thêm cách ăn mặc thoáng mát của chị ta cũng khiến mọi người xốn mắt, nhất là cánh đàn ông.

hắc Hiên hơi bị giật mình bởi người phụ nữ ấy - Kỷ Quân đoán vậy, tuy cái giật mình rất thoảng, song cô cũng cảm nhận được, bởi hai người đang vai kề vai thật nồng nàn cho giống cặp tình nhân thực thụ.

Kỷ Quân chợt nghĩ thầm:

“Con rối” ấy, chém chết không ai ngoài Tâm Khuê, người vợ cũ của anh ta, bởi với bản tính vốn kiêu ngạo, ngang tàng như thế, có thể nói trước sự sống chết, anh ta còn chưa biết sợ, thì việc gì có thể khiến anh ta hoang mang, mất bình tĩnh đến thế được.

Bỗng tiếng Khắc Hiên sát một bên đưa cô trở về thực tại:

– Ba má đi đường xa có mệt lắm không?

Kỷ Quân cũng cúi đầu chào:

– Dạ, cháu chào hai bác ạ!

Ông bà chỉ đưa mắt nhìn cô soi mối chứ không trả lễ dù chĩ cái gật đầu, y như muốn nói vôi cô rằng:

“Cô chỉ là một con bé nhà quê, tầm thường, hèn mạt, vậy mà không hiểu sao thằng con trai yêu quý của chúng tôi lại chọn cô, thậm chí còn đòi ly dị vợ cũ ngay tức khắc. Chẳng lẽ ẩn bên trong gương mặt ngu ngơ, khờ khạo ấy có điều gì đặc blệt mà chúng tôi chưa nhận biết? Song nếu đem so sánh với Tâm Khuê, một tiểu thư lá ngọc cành vàng thì cô có là gì, chỉ đáng mặt xách giày cho nó”.

Kỷ Quân như cũng cảm nhận được sự khinh khi trong ánh mắt của họ, song cô chỉ biết cúi đầu nghe tủi thân ghê gớm. Bỗng ngay lúc đó, một cánh tay của Khắc Hiên choàng qua vai cô siếtchặt, đồng thời anh cất giọng dịu dàng không thể tưởng:

– Kỷ Quân là tên của cô ấy. Trong tương lai, cổ sẽ là con dâu của ba má đấy.

Cách của anh nói lúc này sao cô nghe giống y như thật khiến cô chợt giật mình lo lắng bâng quơ. Rồi tiếng ông Hiệp ba anh lại cất lên làm cô sực tỉnh:

– Chuyện gì cũng để sau hẵng nói, giờ chúng ta về nhà thôi.

Liếc nhanh qua người phụ nữ nãy giờ vẫn im lặng, mặt hất cao khinh khỉnh.

Quả thật chị ta rất đẹp, chiếc mũi cao vun vút, làn da trắng như tuyết, đôi mắt tô màu xanh lá mạ có kim tuyến lấp lánh sắc sảo, nổi bật nhất là đôi môi đỏ mọng gợi tình, nhìn vào là muốn cắn ngay một cái khi liên tưởng đến quả táo chín đỏ ngọt lịm trên cành.

Rồi mọi người cũng về đến nhà. Ngôi biệt thự hôm nay được mở rộng tất cả các cánh cửa thay vì đóng kín im ỉm. Đưa nhau vào nhà xong, anh quay sang cô, dịu dàng như muốn khẳng định vị trí chủ nhân của co trong ngôi nhà.

– Em thay anh đưa ba má lên lầu nhé.

Kỷ Quân cúi đầt xúc động, song cố nói:

– Thưa, mời hai bác theo cháu lên phòng?

Ông bà Hiệp nhìn nhau chợt nói:

– Thôi khỏi, chúng tôi tự biết lên.

Rồi bà Hiệp quay sang nói với Khắc Hiên cách mệnh lệnh:

– Còn con, bảo người làm mang hành lý của vợ vào phòng con luôn đi. Vợ chồng phải chung phòng để tiện bề chăm sóc. Có lẽ đi một đoạn đường xa như vậy, nó cũng mệt lắm.

Không muốn ra mặt chống đối cha mẹ lúc này, Khắc Hiên chỉ nói:

– Ba má cứ yên tâm nghĩ ngơi trước đi, con biết sắp xếp mà.

Kỷ Quân chợt nghe buồn vu vơ. Cô thầm nghĩ:

Giá như cô thật sự là vợ sắp cưới của anh, cô sẽ nghĩ gì trước những câu nói của ông bà Hiệp? Họ cố tình gán ghép trách nhiệm lên anh vào cô vợ cũ, họ tẩy chay cô cách công khai cũng không cần giấu giếm và tất nhiên là cô sẽ rất đau lòng”.

Cũng may cô chỉ là một vai diễn trong vở bi hài của họ, để đến lúc hạ màn, cô vẫn là cô, một trợ lý của giám đốc không hơn không kém. Nghĩ thì nghĩ vậy song cô vẫn nghe có chút gì như vướng víu, muộn phiền mà bản thân cô cũng không sao hiểu nổi.

Khắc Hiên bỗng đặt bàn tay lên vai cô khiến cô giật nảy. Nhìn cô, giọng anh nhẹ hẳn ngọt lịm:

– Em có thể hướng dẫn Tâm Khuê về phòng cô ấy được chứ, em yêu?

Kỷ Quân bỗng nghe mọc ốc tùm lum bởi câu nói vừa rồi, song cô vẫn phải cố đóng cho trọn vai:

– Dạ được. Chị theo tôi!

Tâm Khuê giờ mới chịu mở miệng:

– Anh có thể xách giùm em mớ va li này lên phòng được không?

Nghe chị ta nói, Kỷ Quân mới nhìn xuống chân mình:

Gần cả chục cái va li lớn, nhỏ đủ kích cỡ. Cô chợt nghĩ thầm:

“Bộ chị ta muốn về đây ở luôn hay sao mà chuẩn bị nhiều dữ vậy cà?”. Song cô vẫn im lìm chờ anh xử lý.

Ngó chỗ khác, anh lạnh lùng nói:

– Cô cứ theo Kỷ Quân lên phòng trước, tôi sẽ cho người đem lên sau.

Vùng vằng bước lên cầu thang, Tâm Khuê càu nhàu cách cố ý muốn Quân nghe:

– Nhờ có chút xíu cũng kiếm cách đùn đẩy, chẳng bằng với ngày trước, chỉ cần tôi bị trầy xước một chút, anh đã quýnh quáng lên như gà mắc tóc vậy.

Kỷ Quân nghe vừa mắc cười vừa trộm nghĩ:

“Lộn địa chỉ rồi chị ơi! Tôi đâu được cái diễm phúc để mà nghe câu chuyện tình ngàn lẻ một đêm của hai người”. Nghĩ thế, song cô lại nói:

– Bản tính anh ấy xưa nay vẫn vậy, đâu phải chị không hiểu, yêu ghét rất rạch ròi, không hề biết ga-lăng với bất kỳ ai.

Tâm Khuê mai mỉa:

– Coi bộ mới đó mà cô cũng rành về anh ấy quá nhỉ. Có lẽ cô cũng rất vất vả và mất nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu mới chui lọt vào trái tim băng giá, lạnh lùng kia, đúng không cô bé?

Kỷ Quân trợn mắt nhìn người phụ nữ trước mặt nghĩ thầm:

“Xem ra cô ta đanh đá hơn mình tưởng tượng. Cô ta lớn bao nhiêu mà dám lên mặt gọi mình là bé nhỉ?”.

Bỗng ngay lúc đó, tiếng của Khắc Hiên cất lên sát một bên làm cô giật bắn:

– Xong chưa em? Chúng ta xuống dùng bữa đi, cả cô nữa.

Quay qua nói với Tâm Khuê xong, anh chợt choàng tay qua vai cô, kéo nhẹ ra khỏi phòng. Cử chỉ quá thân mật ấy của Khắc Hiên khiến cô bối rối. Lần thứ hai anh lại siết chặt cô trong vòng tay cách dịu dàng như đối với người anh yêu thực thụ, nên ít nhiều gì cô cũng nghe rung động tận đáy lòng, một cảm giác lạ lùng mà xưa nay chưa từng xảy đến.

Sáng hôm sau, Kỷ Quân vào công ty với nét mặt bần thần khó nghĩ. Cô vừa nhận được điện thoại của Tử Nhan từ Hồng Kông, anh bảo sẽ gặp cô tại Sài Gòn vào chiều thứ bảy, mà hôm nay đã là thứ sáu.

Khắc Hiên chợt bước vào, thật tự nhiên nói:

– Em chuẩn bị trước đi nhé! Thứ bảy này, chúng ta cùng ba mẹ đến thăm một vài người bà con.

Nghe anh nói vậy, cô càng thấy rối hơn, và cô cũng không biết nên nói thế nào về cuộc điện thoại của Tử Nhan. Tóm lại là cô không dám nóivới anh về những vấn đề tương tự như thế, vì lần trước giữa hai người đã nổ ra một trận hỗn chiến về chuyện của Nhậ Duy rồi.

Không nghe cô trả lời trả vốn, Khắc Hiên quay lại. Thấy gương mặt mất bình thường của cô, anh hơi gắt giọng:

– Tôi đang nói chuyện với em đó.

Kỷ Quân nói yếu xìu:

– Tôi nghe rồi.

Khắc Hiên nhíu tít đôi lông mày:

– Lại xưng tôi!

Kỷ Quân cãi lại:

– Tại không có ai, tôi mới nói thế.

Giọng Khắc Hiên rắn đanh:

– Dù không hoặc có ai cũng không được, em sẽ bị quen miệng, hiểu không?

Nhăn như khỉ ăn phải ớt, cô làu bàu:

– Nếu biết trước sự việc rắc rôi như vầy, từ đầu tôi đã không nhận.

Khắc Hiên nhìn cô ảnh mắt nghiêm khắc:

– Khi đã chấp nhận làm chuyện gì thì đừng đặt ra một giả thuyết nào cả. Cô sẽ làm thay đổi được vấn đề đâu.

– Song anh có nên khắt khe với tôi quá như vậy không?

Khắc Hiên mím chặt môi trước khi nói:

– Tôi không muốn em phá hỏng cả một công trinh mà tôi đã tốn công sức đắp xây.

– Tại anh hay quan trọng hóa vấn đề thôi.

Giọng anh bỗng trầm hẳn:

– Em thử bị ràng buộc vào một ai đó mà em không yêu, hoặc không còn tình cảm, em sẽ hiểu thế nào là mất tự do và đau khổ.. Kỷ Quân nhướng mắt, nói một câu đau điếng:

– Không phải tôi cũng đang trong hoàn cảnh đó hay sao?

Mặt Khắc Hiên bỗng biến sắc nhợt nhạt, rồi cũng thật nhanh, anh quay nhìn ra cửa sổ. Khá lâu, anh mới quay lại cất giọng lạnh lùng không âm sắc:

– Vậy hả! Không ngờ cảm giác em đối với tôi lại kinh khủng đến thế.

Cái cảm giác hối hận bỗng từ đâu ùa về tràn ứ con tim khiến cô chỉ biết cúi đầu chứ không thể mở miệng. Suy nghĩ một lúc lâu, cô bỗng quyết định nói với anh về cuộc điện thoại của Tử Nhan.

Ngước lên, cô thấy anh đã ngồi sau bàn làm vệc mắt dõi xa xăm. Cố trấn áp mọi cảm xúc, cô cũng nói:

– Hôm qua, tôi nhận được điện thoại của Tử Nhan, anh ấy hẹn tôi chiều thứ bảy gặp nhau.

Khắc Hiên hờ hửng:

– Em nói sao?

Kỷ Quân hơi bối rối:

– Tôi... cũng không biết nữa.

Im lặng hút thuốc thật lâu, anh mới nói:

– Cuộc viếng thăm họ hàng mà cha mẹ đã định cũng không thể thay đổi, và tính khí của ông bà thì em cũng đã hiểu rồi đấy. Mà dường như ẩn trong cách nói của em, là em muốn giữ cuộc hẹn với Tử Nhan, đúng không?

Kỷ Quân vớt vát:

– Cho nên tôi mới hỏi ý kiến anh.

Khắc Hiên bỗng nổi giận đùng đùng:

– Đáng lý ra em đừng để tôi bị vướng vào những tình huống vớ vẩn đại loại như thế, vì tôi nhớ không lầm là chúng ta đã nói rõ với nhau về vấn đề này rồi, đúng không? Hơn thế, tôi không muốn lại gây gổ thêm với em lần nào nữa. Ở đây “tai vách mạch rừng”, em có hiểu không?

Kỷ Quân chỉ im lặng trong nỗi ấm ức. Không hiểu tại sao cô lại để mình vướng vào cái cuộc hôn nhân giả đối này chi cho rắc rối vậy không biết. Phiêu lưu, thú vị đâu chẳng thấy, chỉ thấy toàn chuyện phiền phức, nặng nề như đeo trên người tảng đá ngàn cân vậy.

Thật lâu sau, Khắc Hiên bỗng bật lên phán:

– Theo tôi.

Nói xong, tức khắc anh bước ra khỏi phòng, khiến cô cũng bị bất ngờ đến khó hiểu, song cũng không dám trái lệnh.

Anh đưa cô đến bến cảng, nơi tàu bè tấp nập. Bỗng anh nắm chặt tay kéo cô xuống một chiêc ca nô. Vừa bị bất ngở vừa lo sợ cô bật hỏi:

– Anh định làm gì vậy?

Im lặng anh bước lên điều khiển chiếc ca nô cách thành thạo phăng phăng lướt trên mặt nước đưa hai người ngày một xa bờ. Lần đầu tiên đi tàu trên sông nước, hỏi sao cô không sợ hãi, song Kỷ Quân cố thu xếp cho mình bộ mặt thản nhiên, trấn áp mọi cảm xúc vờ nhìn quanh quất vẻ dửng đưng.

Bấy giờ, Khắc Hiên mói cất tiếng:

– Ở công ty, tôi sợ mọi người sẽ nghe thấy cuộc trò chuyện của chúng ta, nên tôi mới đưa em ra đây. Giờ em thoải mái nói đi, em muốn thế nào?

Kỷ Quân bỗng nghe nổi giận bởi cách độc đoán của anh, mọi chuyện đều do anh quyết định cũng hông cần giải thích hoặc nói trước. Như hôm nay, tự nhiên đùng đùng anh kéo cô ra cái nơi chết tiệt này đây.

Nghiến răng tức tối, cô nói:

– Đặt trường hợp tôi thực thụ là người anh yêu, anh có dám đối xử với tôi bằng cách dộc tài chuyên chế này không?

Khắc Hiên hằn học:

– Nếu thực thụ là người yêu, tôi đã vặn cổ từ lâu.

Kỷ Quân cười khẩy giọng chăm chọc:

– Anh nói sao giống như người ta đánh ghen quá.

Khắc Hiên nạt lớn:

– Im đi! Lúc này là lúc nào rồi còn đùa.

– Chả lẽ tôi phải khóc?

– Nếu biết cô lôi thôi như vầy, tôi đã không nhờ vả.

Kỷ Quân lặp lại câu nói mà anh đã nói trước đây bằng cách nhạo báng:

– Giờ có hối hận cũng không thay đổi được vấn đề đâu.

Khắc Hiên mím môi:

– Tối biết. Gì chớ chuyện cãi ngang và gây rắc rối cho người khác thì em giỏi nhất.

Kỷ Quân bật lên định cãi lại song anh đã làm cử chỉ chặn đứng ngay, rồi nói tiếp:

– Chúng ta đang đi trên ca nô đấy! Và mục đích tôi đưa em la đây để tìm phương hướng giải quyết vấn đề, chô không để cãi lộn đâu.

Im lặng một chút, Kỷ Quân bỗng đề nghị:

– Hay ánh cứ cáo bệnh cho tôi là được chứ gì.

Khắc Hiên bỗng nhìn cô chằm chằm, nói cách hơi giễu:

– Nghe có vẻ đơn giản nhỉ? Và em vẫn giữ ý định đến gặp anh ta, đúng không.

Kỷ Quân im lặng cúi đầu, cô cảm giác như mình vừa làm điều gì tội lỗi vậy.

Khá lâu, anh lại cất tiếng:

– Thôi được, tôi sẽ nghĩ cách nói với cha mẹ, nhưng chỉ lần này thôi đấy. Vì nếu em lại từ chối lần nữa, họ sẽ nghi ngờ ngay.

Kỷ Quân bị bất ngờ vì cô không nghĩ anh!ại chịu nhượng bộ cô cách dễ dàng như vậy, vì anh vốn là người rất xem trọng chữ tín. Hơn nữa, đây lại là bậc sinh thành khó tính nhất từ trước tới nay mà cô mới gặp.

Chiều thứ bảy, Kỷ Quân ăn diện khá dễ thương, chỉ đơn giản chứ không cầu kỳ lòe loẹt phấn son như mỗi lần đi chung với Khắc Hiên. Coi vậy mà anh ta lại thich con gái điệu đàng diêm dúa quá chứ?

– Ủa! Mà sao bỗng nhiên cô lại nghĩ đến anh ta trong lúc này nhỉ? Mà dường như mấy lúc gần, đây cô thường bị như vậy.

Chiếc điện thoại mà mấy hôm trước Khắc Hiên tặng cô bỗng phát tín hìệu.

Bước đến chiếc giỏ xách, lấy máy áp vào tai, đồng thời tiếng Khắc Hiên cũng cất cao gãy gọn:

– Tôi muốn gặp em bây giờ?

Kỷ Quân ngơ ngác lặp lại:

– Ngay bây giờ ư!

– Ừm!

Cô chợt hỏi trống không:

– Chi vậy?

– Gặp rồi nói!

– Ở đâu?

– Chỗ cũ.

Thế là anh cúp máy ngay. Kỷ Quân bực tức quăng chiếc điện thoại vào giỏ, nghĩ thầm:

Hình như từ lúc vướng vào anh ta đến nay không ngày nào cô có được khoảng trời bình yên, chỉ toàn phiền phức, rắc rối và mất cả tự do. Giờ đây anh ta còn muốn gì trong khi cô sắp đến giờ hẹn với Tử Nhan? Chẳng phải hôm qua, cô và anh đã thống nhất với nhau rồi hay sao?

Khoác chiếc giỏ trên vai, Kỷ Quân vùng vằng, ra lấy xe đến điểm hẹn.

Khắc Hiên đã có mặt ở đó. Lần đầu tiên cô thấy anh đến trước. Thấy cô bước vào, anh vẫn tỉnh bơ hút thuốc như không quan tâm. Đến trước mặt Khắc Hiên, cô dằn dỗi:

– Anh muốn nói gì mà gấp đến nỗi không đợi được đến mai vậy?

Khắc Hiên nhìn cô, nói trống không:

– Cái tính bộp chộp ấy, bao giờ mới sửa được?

Kỷ Quân quạu quọ:

– Tôi muốn nghe anh nói chuyện kìa, chớ không phải đến đây để nghe anh phê phán.

Khắc Hiên nhếch môi:

– Em sợ trễ hẹn với hắn?

Kỳ Quân cong môi:

– Tất nhiên!

– Vậy thì đừng đi nữa!

– Cái gì?

Khắc Hiên đều giọng:

– Đặt tôi vào vị trí của người bị cho “leo cây” tôi cũng rất tức giận. Nhưng nếu đặt Tử Nhan và cha mẹ tôi lên bàn cân, cô thấy ai sẽ nặng hơn, trừ khi trong suy nghĩ của cô đây chỉ là một hợp đồng trao đổi, nên không quan trọng, đúng không? Nhưng phàm là một con người, một lời hứa thốt là “bốn ngựa khó theo”, cũng như phải có trách nhiệm với nó, cho nên dù muốn dù không, họ cũng là cha mẹ chồng trong tương lai của cô đấy, cô hiểu không? Đã vậy, có cô dâu nào dám thất hứa với cha mẹ chồng lần đầu tiên không hả?

Nghe anh phân tích hợp lý hợp tình, cô càng rối rắm:

– Vậy giờ anh bảo tôi phải tính sao đây?

– Cái đó là chuyện của em, sao hỏi tôi:

Suy nghĩ một chút cô nói yếu xìu:

Anh biết số điện thoại của Tử Nhan không?

Im lặng lúc sau, anh cộc lốc:

– Biết!

– Cho tôi số của anh ấy đi.

Buộc lòng cô gọi điện cho Từ Nhan khất lại ngày mai. Xong, cô quay lại nhìn anh, nói cách bực bội:

– Giờ đi được chưa?

Im lặng nhìn nhìn cô cách khó chịu, anh cũng nói:

– Em nên nhớ đây là một sự thỏa thuận giữa hai chúng ta chứ không ai ép ai cả, nên khi đến với tôi, tôi không muốn nhìn thấy bộ mặt đưa đám ấy. Hơn nữa em định đến gặp cha mẹ tôi với nét mặt “mùa thu chết' này hay sao hả?

Kỷ Quân giãy nảy la lên:

– Anh ăn nói cho rõ ràng một chút đi. Cái gì mà “đến với anh”, nói chuyện hổng đầu hổng đuôi kiểu đó, lỡ mọi người nghe thấy, họ sẽ nghĩ sao về tôi?

Khắc Hiên nói tĩnh tinh:

– Tôi nói vậy có gì sai? Không phải trong mắt thiên hạ chúng ta giờ đây đã là vợ chồng sắp cưới sao?

Kỷ Quân đỏ mặt càu nhàu:

– Bậy bạ hết sức? Người ta nghĩ gì kệ họ, riêng anh không được nói với tôi bằng cái giọng điệu ỡm ờ đó.

Khắc Hiên quay đi trầm giọng nói:

– Không gây nhau nữa, ta đi thôi!

Theo sau anh với gương mặt rầu rĩ. Cô ước gì đây là ngày cuối cùng của cái hợp đồng chết tiệt ấy. Ai biểu cô bộp chộp ham vui, để giờ đây dở khóc dở cười. Vậy cho bỏ tật, đáng đời.

Ngồi một mình, Kỷ Quân bỗng nhớ lại khoảng không gian của ngày hôm qua lúc tiếp xúc với ba mẹ của Khắc Hiên, mà giờ cô còn nghe ớn lạnh tận sống lưng. Lúc mọi người đang dùng bữa, vô tình cô làm rơi cái nĩa ông Hiệp chợt ngước lên, ánh mắt chiếu thẳng vào cô nghiêm khắc đến người đối diện không dám nhìn trả lại một lần, ánh mắt ấy giống hệt Khắc Hiên lúc anh ta giận dữ như đúc cùng một khuôn:

Còn bà Hiệp thì nhếch môi cách cay nghiệt, rồi buông một câu vừa lạnh lùng vừa đau như bị một cú đấm giữa mặt:

“Dâu nhà họ Đoàn này không thể là ngữ vụng về, hậu đậu, càng không thể tầm phào như thế!”.

Giá như thật sự cô yêu anh ta đến đâu chăng nữa chắc cô cũng cắt đứt ngay.

Vậy mà cũng không hiểu sao cô,vợ cũ không chịu ly dị quách cho rồi, có lẽ do bạc tiền làm con người ta lóa mắt cũng nên.

Khắc Hiên bất ngờ bước vào phòng làm cô giật bắn. Anh nói cách giận dữ:

– Cha mẹ phản đối quyết liệt chuyện của chúng ta, họ tẩy chay em không thương tiếc, đồng nghĩa với việc chống đối chuyện ly dị.

Kỷ Quân nghe tự ái phang ngang:

– Vậy thì đã sao?

Nhìn cô, anh lại nói:

– Có ông bà làm hậu thuẫn, cô ta sẽ không dễ dàng ký đơn ly dị đâu.

Kỷ Quân mừng ra mặt:

– Vậy thì chúng ta cũng nên kết thúc hợp đồng này đi.

Khắc Hiên bỗng quay sang cô gắt giọng:

– Em nói cái gì?

Kỷ Quân xuôi xị:.

– Tôi nói vậy không phải sao?

Khắc Hiên gạt mạnh tay:

– Không được, phải tranh đấu cho đến phút cuối cùng.

Kỷ Quân giật mình la lên:

– Trời đất! Lỡ như vài ba năm sau, chị ta mới chịu ký thì sao?

– Cô ta không có nhiều thời gian và sự kiên nhẫn như vậy đâu. Có thể chúng ta nên áp dụng phương án khác.

Kỷ Quân tròn xoe mắt.

– Phương án nào nữa?

Khắc Hiên nói tỉnh tỉnh:

– Thời gian này, chúng ta không được lơ là nhau mà nên gần gũi, thân mật hơn nữa.

Kỷ Quân ngây thơ:

– Sao mới gọi là gần gũi thân mật?

Một câu hỏi quả là ngốc không chịu được, Khắc Hiên quay đi lúc sau mới cất tiếng:

– Em cứ chấp nhận theo mọi sắp xếp của tôi là được rồi.

Kỷ Quân thở đài bất mãn, nhưng lúc này cô cũng không thể làm gì khác được, đành im lặng như mặc nhiên chấp thuận điều anh vừa nói.

Buổi chiều sắp hết giờ làm việc, bỗng điện thoại reo. Khắc Hiên nghe và bước đến trước bàn làm việc của cô tự bao giờ, anh chợt cúi xuống nói nhỏ:

– Anh muốn hôn em!

Kỷ Quân nhảy nhổm định mở miệng thì nhanh như cắt, anh chụp hai vai cô ấn xuống, ngay lúc đó cánh cửa phòng chợt bật ra. Kỷ Quân cũng thoáng thấy bóng một phụ nữ bước vào, nhưng chưa kịp nhận ra ai thì gương mặt và đôi môi cô đã bị Khắc Hiên khống chế họàn toàn, khiến cô không mở miệng cũng không nhìn thấy được gì ngoài gương mặt đàn ông cực kỳ quyến rũ đến chống chếnh, lao đao.

Nếu Tâm Khuê không hét toáng lên giận dữ, có lẽ cô vẫn còn mãi bơi trong mộng mị.

– Hai người đang làm cái trò gì thế hả?

Buông cô ra, Khắc Hiên quay lại, thản nhiên nói:

– Cô đến bao giờ, vào phòng sao không gõ cửa?

Lúc này ánh mắt Tâm Khuê như có ngọn lửa cháy rực trông thật dễ sợ. Chị ta nghiến răng ken két:

– Tôi không ngờ anh vừa trơ tráo vừa đê tiện như thế. Chưa ly đị tôi mà anh đã công khai dẫn nhân tình vào công ty bày trò mây mưa trăng gió thế này rồi.

Chiếu tia nhìn lạnh lẽo vào Tâm Khuê, Khắc Hiên đanh giọng:

– Cô nghĩ mình còn đủ tư cách để nói với tôi những điều tương tự vậy ư? Vì không muốn cho cha mẹ buồn phiền, nên từ lâu, tôi đã im lặng, nín nhịn chứ không có nghĩa là sợ cô để cô được nước lấn tới đâu nhé. Họ lầm cô, mọi người lầm cô bởi cái bề ngoài cao sang, thanh tú ấy, chớ tôi thì không hề. Cô nên ký tên ly dị rồi bay ngay về bên ấy cho khuất mắt tôi đi. Đừng chọc tôi nổi giận mà hối hận không kịp đâu đấy.

Tuy những lời nói của anh còn chứa đựng nhiều uẩn khúc bên trong, song Kỷ Quân cũng loáng thoáng hiểu được phần nào cậu chuyện giữa hai người họ.

Hóa ra người phụ nữ đẹp tựa Hằng Nga đang đứng trước mặt cô một quá khứ chẳng lấy gì làm trong sáng tết đẹp, thảo nào chị ta chắng sợ Khắc Hiên một phép. Nhưng thôi! Chuyện cũng là của thiên hạ đầu liên quan đến cô, suy nghĩ làm gì để rồi khó chịu, bực bội.

Tâm Khuê cũng không vừa, cô trả đũa:

– Kể vạch tội trạng người khác như vậy có khi nào anh nhìn lại bản thân không? Anh có chắc trong quá khứ, mình không phạm một sai lầm nào?

– Tầm bậy! Trường hợp của cô không thể liệt vào hàng quá khứ. Cô đã làm gì, ở thời điểm nào? Đâu phải cô không nhớ. Có lẽ lúc đó đang lâm vào “mê hồn trận”, nên cô quên mình đã có chồng chăng? Hoặc cô nghĩ rằng tối quá si mê nên mù quáng đén khờ khạo ngu ngốc, đúng không?

Bấy giờ nét mặt Tâm Khuê thật xanh xao cắt không còn hột máu, khá lâu cô mới cất giọng run run vớt vát:

– Tôi... tôi... không ngờ... anh... hẹp hòi... ích kỷ đến như vậy.

Khắc Hiên bỗng bật cười khùng khục, cách cười khiến người nghe đau đớn đến tãn cùng. Lâu sau anh mới có thể nói tiếp:

– Tôi không muốn cãi thêm với cô về câu chuyện đã cũ rích xa vời ấy nữa, bởi mỗi khi nhớ đến, tôi chỉ muốn cười một trận cho thật hả hê mà thôi.

Cái cách chế giễu cười cợt trong từng lời từng chữ ấy của anh khiến Tâm Khuê càng tái xám mặt, đớn đau. Vì đến 1úc này cô mới khẳng định rằng trong ánh mắt mênh mông thăm thẳm có thể làm chết người không cần gươm giáo ấy lại không có chỗ dành cho cô, hình bóng cô đã bị anh tẩy xóa hoàn toàn. Nói tóm lại, đối với cô, anh không còn một chút tình cảm nào xót lại.

Vậy mà trước đây ít phút, khi đặt chân vào ngưỡng cửa căn phòng này, cô còn ít nhiều hy vọng nối lại tình xưa, tuy biết nó rất mong manh dễ vỡ như bọt bớng xà phòng nhưng cô đã cố gạt bỏ tất, vượt lên cả chính bán thân mình để cầu cạnh van xin anh, nếu đó là kế sách cuối cùng. Song giờ đây, cô đã hoàn toàn bị hụt hẫng, tuyệt vọng bởi gương mặt lạnh lùng, sắt đá kia cơ hồ như đã trở thành vô tri, vô giác trước cô rồi.

Lia ánh mắt qua Kỷ Quân, cô bỗng nghe ngực mình đau buốt lẫn thù hận, rồi tự nhủ thầm:

''Con này ăn không được cũng khuấy cho hôi, chớ không để con bé nhà quê kia hưởng trọn''.

Đại Phong lại đột ngột trở về nhà thì chuyện không thể nói là bình thường rồi. Đúng vậy, ngay chiều hôm đó, anh có vẻ rất sốt ruột ngồi chờ cô em gái mấy tiếng đồng hồ trên ghế đá, nên vừa nhìn thấy thoáng bóng Kỷ Quân ngoài đầu ngõ, Đại Phong đã bật dậy bưóc nhanh ra cổng.

Thấy anh trai, Kỷ Quân cũng bị bất ngờ lẫn mừng vui nên hỏi ngay:

– Ủa! Anh Hai về bao giờ thế?

Đại Phong vẫn ôn tồn:

– Anh vừa về. Còn em, sao đi làm giờ mới về?

Giấu gương mặt hơi lúng túng, cô cũng nói:

– Em bận chút chuyện nên về hơi trễ.

Đại Phong hỏi kháy:

– Em vẫn thường bận như thế sao?

Kỷ Quân bình tĩnh nói:

– Chỉ lâu lâu một lần vậy thôi.

Nhìn cô, Đại Phơng bỗng ra lệnh:

– Em vào ngồi xuống ghế kia đi, anh hỏi chuyện.

Kỷ Quân lo âu:

– Có gì quan trọng lắm hả anh?

– Ừ! Khá quan trọng!

Lúc cả hai đã yên vị, Đại Phong liền hỏi:

– Nghe nói em sắp kết hôn?

Giật mình cô càng lúng túng:

– Dạ.... em...

Kỷ Quân khựng lại không biết nói sao, bởi nếu bảo “có” là nói dối, còn bảo “không” thì giải thích thể nào đây. Vì anh Hai cô đâu phải là người dễ tin và chấp nhận sự việc cách dễ dàng. Hơn nữa cô xưa nay vốn không quen nói dối mới nan giải. Biết tính sao bây giờ?

Bỗng ngay lúc đó, có tiếng xe hơi dừng ngay trước cổng làm cô giật thót.

Rồi Khắc Hiên thong thả đi vào, y như rằng, đây mới là câu trả lời chính xác nhất.

Quay lại nhìn em gái, Đại Phong gằn gằn:

– Đây cũng là câu trả lời của em, đúng không?

Cúi đầu, Kỷ Quân chỉ nói:

– Anh tiếp giùm em đi, em vào lấy nước.

Nói xong, cô bật dậy khỏi ghế, bước đi vội vàng như chạy trốn.

Giữ nét mặt thản nhìên, Đại Phong đứng lên bắt tay bạn, nói hơi khách sáo:

– Ngẫm lại trái đất quả là chất hẹp. Loanh quanh, lẩn quẩn cuối cùng chúng ta lại gặp nhau trong một tình huống hết sức bất ngờ và đầy thú vị thế này, ông có nghĩ vậy không, Khắc Hiên?

Khắc Hiên bỗng lắc đầu điềm đạm nói:

Tôi không nghĩ vậy. Chuyện của chúng tôi giống như một định mệnh, vì khi biết cô ấy là em gái ông, dường như tôi có cảm giác yên tâm dễ chịu hơn.

– Ông nói rõ hơn đi!

Vỗ vào vai bạn, Khắc Hiên hỏi đùa:

– Có gì mà không rõ chứ, ông trở nên lẩm, cẩm khi nào vậy?

Có nghĩa... chuyện ông muốn tiến tới với em gái tôi là thật?

Không vội trả lời, Khắc Hiên đốt cho mình điếu thuốc, cũng vừa lúc Kỷ Quân đặt hai ly nước xuống trước mặt mỗi người, nhỏ nhẻ mời:

– Mời anh Hai uống nước.

Xong cô lui bước ngay nhưng cũng kịp nhìn thấy ánh mắt Khắc Hiên nhìn cô là lạ.

Chờ cô đi khuất, Khắc Hiên mới chậm lãi nói:

– Lúc này, tôi cũng không dám hứa chắc một điều gì cả, bởi tính tôi xưa nay, ông cũng biết rồi đó. Chuyện nào không nắm chắc, tôi sẽ không hứa, thế nên trong chuyện này cũng không ngoại lệ mong ông thông cảm.

Đại Phong nghe hơi giận bật hỏi:

– Ông đã ly dị với Tâm Khuê chưa?

– Đang.

– Chính xác là chưa, đúng không?

Khắc Hiên gật đầu:

– Cô ấy chưa chịu ký vào đơn ly đị.

Đại Phong cay cú.

– Cho nên ông muốn dùng em gái tôi làm lực đẩy, đúng không?

Khắc Hiên chỉ nói:

– Ông nói hơi quá rồi.

Đại Phong dứt khoát:

– Tôi cho ông thời hạn một tháng nếu không ly dị được Tâm Khuê, ông cũng nên chấm dứt với em gái tôi đi.

Im lặng như để suy nghĩ, lúc sau Khấc Hiên cất tiếng:

– Tôi đồng ý! Song thời gian này, ông cũng đừng cấm cản chúng tôi qua lại tìm hiểu nhau.

– Chỉ trong chừng mực giới hạn nào đó.

– Giới hạn được thì không thể là tình cảm. Tôi không hề phủ nhận mình rất đa tình, song cũng rất rạch ròi, nên về khoảng vượt giới hạn, tôi sẽ cố, bởi đối với Kỷ Quân, tôi cũng có chút hứng thú, tuy nhiên chuyện lâu dài thì tôi chưa nghĩ tới.

Đại Phong bỗng nổi giận thật sự:

– Nếu muốn qua đường, tôi nghĩ ông đã chọn lầm người, ông nên dừng lại ngay đi, chớ làm tổn thương em gái tôi mà đánh mất cả tình bè bạn đấy.

Khắc Hiên nói cách bất mãn:

– Còn nếu như lúc này, tôi bảo yêu em gái ông thì ông có tin không? Cho nên ít nhiều gì ông cũng cho tôi thời gian tìm hiểu chứ.

Im lặng suy nghĩ khá lâu, Đại Phong nhượng bộ nói:

– Thôi được! Là bạn bè với nhau, tôi tin ông lần này. Nhưng em gái tôi mà xảy ra chuyện gì là tôi không tha cho ông đâu.

Im Iìm hút xong điếu thuốc, Khắc Hiên mới hỏi:

– Ông đột ngột trở về nhà cũng vì chuyện này đúng không?

Đại Phong chỉ gật đầu không nói.

Khắc Hiên lại nói tiếp, nửa đùa nửa thật:

– Có ông anh vợ “máu mặt” kiểu này, dù thằng em rể nào đó sừng sỗ đến đâu, cũng không dám loạng quạng là cái chắc.

Không kềm được, Đại Phong bật cười vang, rồi nghĩ thầm:

“Rốt cuộc anh cũng bị thằng bạn nổi tiếng lăng nhăng thời đại học khiến cho xiêu lòng. Là đàn ông mà anh còn bị hắn “dụ” huống hồ chi con gái. Giờ dây, anh còn dám giao cả đứa em gái “cưng” của mình cho hắn, giống người ta “giao trứng cho ác”.

Vậy mà không hiểu sao anh lại có cảm giác yên tâm mới chết”. Dường như mỗi chúng ta đều có cách nghĩ, cách cảm nhận riêng về một ai đó, hoặc đặt niềm tin vào một người nào đó thì phải.

Thế là cái hợp đồng mà Kỷ Quân cho là dại dột trong một phút thiếu suy nghĩ giữa cô và Khắc Hiên cũng kết thúc vậy mà không hiểu sao khi nghĩ tới lát nữa đây phải nói lời chia tay với anh, cô bỗng nghe tim mình nhoi nhói, một sự tiếc nuối vu vơ, một cảm giác muộn phiền từ đâu chợt đến, khiến cô bàng hoàng lo sợ. Lắc nhẹ đầu, cô tự nhủ mình vừa trải qua một giấc chiêm bao huyền ảo?

Bỗng Khắc Hiên bước vào, nét mặt thật thản nhiên như mọi ngày anh bước lại cửa sổ nhìn xuống đường đó cũng là một thói quen trước khi ngồi xuống ghế sau bàn làm việc.

Dường như anh cũng cảm nhận được sự khác thường nào đó ở cô, nên ngước nhìn cô hơi lâu anh hỏi:

– Có chuyện gì à?

Cô chỉ lắc đầu bởi không biết bắt đầu từ đâu.

Nhìn chăm chú cô một lúc, anh bỗng nói:

– Ba má tôi lại muốn ra ngoâi dùng cơm. Chiều nay em chuẩn bị rồi cùng đi với tôi luôn.

Khựng lại nhìn anh, cô thầm nghĩ:

Vậy là anh không nhớ hôm nay đã hết thời gian hợp đồng. Có lẽ cô nên nói thôi, bởi nghe nói đến chuyện phải dùng cơm với hai nhân vật đáng sợ ấy là cô mất hồn ngay.

Khó khăn lắm cô mới nói được:

– Nhưng... hôm nay tôi... đã được tự do hoàn toàn, không còn bị ràng buộc hoặc dính líu gì vào cái hợp đồng ấy nữa rồi, bộ anh không nhớ sao?

Khắc Hiên hơi giật mình, tuy rất nhẹ song cô cũng nhìn thấy và cũng rất nhanh anh lấy lại phong độ, thản nhiên nói:

Vậy hả! Xin lỗi, tôi quên thật.

Nói xong, anh cầm lên một phong bì dầy cộm như đã chuẩn bị từ trước. Anh bước đến đặt xuống bàn trước mặt cô, buông gọn:

– Đây là tiền thù lao ba tháng của em.

Kỷ Quân đừa tay nhận lấy số tiền nhưng không hiểu sao cô bỗng nghe cổ mình nghẹn đắng bởi một điều gì đó mà chính cô cũng không hiểu nổi. Giờ đây cô cũng không thể nói thành lời. Không gian chợt bị rơi vào im lặng hoàn toàn.

Thật lâu, anh mới nói:

– Song cô cũng không cần dọn sang phòng bên trở lại, mà cứ ngồi đây cũng được, không ảnh hường gì đâu.

Tự nhiên anh bỗng nói như cách thố lộ nỗi lòng:

– Suốt thời gian qua, tôi đã lâm phiền cô cũng như đẩy cô vào những tình huống khiến người yêu cô hiểu lầm. Tuy không cố ý, nhưng nói lời xin lỗi tôi cũng không quen, chỉ mong cổ thông cảm.

Cuộc chia tay giữa hai người chỉ đơn giản có vậy giống như một vở kịch hài lố bịch nhất từ trước đến nay, nên không dể lại một ấn tượng nào trong lòng khán giả và khi tấm màn hạ xuống, cũng là lúc kết thúc tất cả.