Ba Ngày Ở Nước Tí Hon

Cảnh Điêu Tàn Của La Mã

Docsach24.com

húng tôi đi mãi, đi mãi, cuối cùng mới thấy La Mã thấp thoáng hiện ra trên một quả đồi. Bao quanh là một thành lũy cổ đã đổ nát gần hết. Hào sâu dưới chân lũy xưa kia từng đầy nước, nay đã khô cạn và rậm rạp những lau cùng sậy. Chiếc cầu gỗ ọp ẹp đã được kéo dựng lên. Cánh cổng xiêu vẹo khóa chặt. Một mụ sói già đang đứng canh cổng.

Docsach24.com

Số Bốn dí dỏm nói:

- Người dân La Mã ở đây quả quyết rằng mụ sói già này là chút chít của chính con sói xưa kia đã từng cho hai chú bé sinh đôi Rô-nông-luýt và Rê-muýt bú mớm, là những người sáng lập nên thành La Mã cổ đại đấy.

- Các bạn trông kìa, - Xê-va kêu to, - có một con ngỗng đậu trên đỉnh tháp.

- Chắc hẳn đấy là chút chít của những con ngỗng xưa kia đã cứu thành La

Mã? - Ta-nhi-a vừa đoán vừa chăm chú nhìn chiếc phong tiêu1 ngộ nghĩnh.

- Sao ngỗng lại cứu được thành La Mã nhỉ? - Xê-va thắc mắc.

- Có gì đâu, - Ô-lếch trả lời. - Một lần quân thù thừa lúc đêm tối, mọi người đều ngủ say lên tấn công thì ngỗng đã kêu toáng lên, đánh thức chiến binh dậy kịp thời ứng chiến.

Chúng tôi thận trọng đến sát bờ hào. Thật thà mà nói, mụ sói già đã làm cho chúng tôi e ngại. Số Bốn thấy thế mỉm cười:

- Đừng sợ, đã lâu mụ ấy chẳng động đến ai đâu.

Quả thực mụ sói già đang há ngoác mõm... ngáp dài. Chắc hẳn ở trong thành người ta đã trông thấy chúng tôi đến. Có một bộ mặt gầy guộc như que diêm ló ra qua một khe cửa rộng ở cánh cổng. Sau đó lại có nhiều que diêm khác ló ra theo.

Một lát, trên đỉnh tháp hiện ra một que diêm, tay cầm một cái ống gì dài dài. Que diêm đưa ống lên miệng và... bỗng thấy hai chú chuột nhắt hốt hoảng nhảy vọt ra khỏi ống. Nghe có những âm thanh khàn khàn như tiếng lừa kêu.

Docsach24.com

Thế rồi nhịp cầu treo được thả xuống rất chậm, phát ra tiếng cót két hệt như tiếng răng rắc ở các khớp xương ông già lâu ngày không cử động.

Đồng thời từ phía sau cổng thành vọng ra một tiếng động kỳ lạ. Tựa như người ta đang dùng một chiếc chìa khóa khổng lồ cố mở ổ khóa đã gỉ sét mà không được.

Nhưng những cái bản lề ọp ẹp không đủ sức chịu đựng cánh cổng thành không mở mà đổ kềnh xuống đất. Nhìn vào trong thành, chúng tôi thấy một quảng trường rộng.

Trên các phiến đá, cỏ mọc, rêu phong. Một mùi ẩm mốc và hoang vu thoảng đưa đến chúng tôi.

Xê-va thở dài:

- Biết làm thế nào được, thời cổ mà!

Nhưng kìa, từ chỗ đường rẽ, một cỗ xe kỳ dị hiện ra, lọc cọc trên hai cái bánh khổng lồ xiêu vẹo. Kéo cỗ xe là bốn con ngựa hom hem, dở sống dở chết. Hai bên cỗ xe có một đoàn binh sĩ que diêm xếp hàng đi hộ vệ vị thủ lĩnh của họ. Đó là một ông già chống nạng. Đôi chân co quắp vì bệnh phong của ông ta chụm lại. Toàn thể cái hình thù quái dị ấy trông tựa như chữ “M” vậy.

Ông già nói với chúng tôi bằng tiếng la-tinh, bài nói dài và nghe có vẻ văn hoa lắm. Chúng tôi chỉ hiểu lõm bõm là họ có ý mời chúng tôi vào thăm thành phố.

Số Bốn bảo chúng tôi:

- Các bạn vào nhé. Tôi chờ các bạn ở đây.

- Sao, bạn bỏ chúng tôi ư? - Bọn trẻ buồn rầu nói.

- Tốt nhất là tôi không nên vào. - Số Bốn giải thích, - Người La Mã không thích dân A-ra-ben-la. Họ đang ghen tức với chúng tôi đấy. Chẳng là bây giờ loài người rất ít dùng chữ số La Mã, còn chúng tôi thì lúc nào cũng đắt như tôm tươi.

Chúng tôi bước vào thành. Thành La Mã vắng, xác xơ. Ta-nhi-a buồn bã nói:

- Mình cứ tưởng là chúng ta sẽ thấy rạp xiếc Cô-li-dây, các đấu sĩ nô lệ, những con sư tử1 ấy thế mà...

Chúng tôi hiểu ngay người La Mã không nói tiếng ta. Họ chạy ngược chạy xuôi đi tìm người phiên dịch, ở đây chỉ có mỗi một người biết tiếng ta thôi, nhưng không tài nào đánh thức anh ta dậy được.

Mãi mới thấy người ta dẫn đến một que diêm còn đang ngái ngủ, cứ ngáp dài. Đây là người phiên dịch.

Sau một hồi nghi thức đón tiếp, giới thiệu. Xê-va mới nêu ra được câu hỏi chính của chúng tôi:

- Số Không có ở đây không?

- Đề nghị nhắc lại, tôi chưa nghe ra. - Người phiên dịch yêu cầu.

- Tôi xin hỏi: Số Không có ở đây không?

Người phiên dịch mỉm cười khinh bỉ:

- Số Không nào? Chắc các ngài muốn nói cái vòng tròn oắt con, chẳng biết sống ở A-ra-ben-la làm gì và đúng là chẳng được tích sự gì? Không ở đây chúng tôi không có số không! Chúng hoàn toàn vô dụng. Vả lại có thánh mới phân biệt được đầu với chân của chúng. Người La Mã chúng tôi chỉ công nhận những đường thẳng thôi. Như thế rất tiện. Trông là biết ngay đầu đâu, chân đâu.

- Thế nhưng nếu không có số không mà muốn viết một số, ví dụ mười, một trăm thì các ngài làm thế nào?

- Toàn dùng que diêm cũng biểu diễn được tất.

- Những số thật lớn cũng được ư?

- Được chứ! Các ngài hãy xem đây!

Người phiên dịch vỗ tay một cái. Các binh sĩ que diêm đang đứng ở quảng trường lập tức xếp thành mấy hàng thẳng tắp.

Xê-va nhận xét:

- Hệt như đồng diễn thể dục vậy.

- Mỗi chiến binh là một “số một” đấy, - người phiên dịch giải thích. - Không hơn không kém. Nhưng với những số một này tôi có thể lập được bất kỳ số nào tùy ý. Tôi bảo họ biến thành số hai nhé! Một hai! – Anh ta ra lệnh.

Các binh sĩ trên quảng trường liền xếp lại hàng thành từng cặp.

- Trước mặt các ngài là số hai đấy. Xin tiếp tục. Một, hai, ba! Trong chớp mắt các que diêm đã xếp xong thành hàng ba.

- Đấy, số ba đấy! - Người phiên dịch nói.

- Thế còn số bốn thì sao? - Ta-nhi-a hỏi.

- Xin giới thiệu số năm của chúng tôi trước. - Người phiên dịch ra vẻ bí mật trả lời và lại hô khẩu lệnh.

Các que diêm lại xếp thành hàng đôi, đứng sát chân vào nhau và ưỡn người ra hai phía giống như chữ “V” vậy.

Docsach24.com

- Bây giờ tạo ra số bốn và số sáu không có gì khó cả. - Người phiên dịch tiếp tục. - Đặt một que bên trái số năm thì được số bốn: IV; đặt một que bên phải số năm thì được số sáu: VI.

Docsach24.com

- Như thế có nghĩa, hoặc năm trừ một, hoặc năm cộng một. - Ta-nhi-a đoán. - Nếu một để ở bên trái tức là trừ, đặt ở bên phải tức là cộng.

- Tôi hiểu rồi! - Ô-lếch thốt lên. - Nếu đặt thêm hai que vào bên phải số năm thì được số bảy, còn nếu đặt ba que thì được số tám.

- Chính chúng tôi cũng làm như vậy. Các ngài xem có đơn giản hay không? - Người phiên dịch đắc chí nói.

- Thế thì tôi cũng biết tạo ra số chín như thế nào cơ! - Xê-va bèn tuyên bố. Người phiên dịch nhìn cậu ta với vẻ giễu cợt:

- Có lẽ ngài định ghép bốn que với số năm chứ gì? Nhiều người bị lầm như thế đấy. Thế nhưng chúng tôi lại biểu diễn số chín theo cách khác. Chẳng là số chín gần số mười hơn. Cho nên đặt số một ở bên trái số mười thì đơn giản hơn... Xin mời các ngài xem số chín!

- Nhưng các ngài biểu diễn số mười như thế nào chứ? - Xê-va nôn nóng hỏi. Người phiên dịch ra hiệu, thế là các que diêm biến ngay thành những tay

nhào lộn khéo léo. Một số năm “trồng cây chuối” giơ chân lên trời cho một số

năm khác nhảy tót lên và cả hai tạo thành những chữ X.

Docsach24.com

- Tài quá! - Xê-va reo to.

- Đúng là đẹp và giản dị! - Người phiên dịch xác nhận. - Tiếp đó vẫn là qui tắc thông thường của chúng tôi: số một ở bên trái là số chín IX, số một ở bên phải là số mười một XI. Rồi XII, XIII, XIV, XV, XVI.... Sau đó đến hai số mười là hai mươi, ba số mười là ba mươi XXX...

- Bốn số mười là bốn mươi. - Xê-va tiếp lời phiên dịch.

- Khoan! Khoan! - Người phiên dịch nói. - Quên chưa nói để các ngài biết, ngoài các que chúng tôi còn có bốn chữ cái la-tinh: M, D, C, và L. M là một nghìn, số lớn nhất của chúng tôi, vị thủ lĩnh của chúng tôi. Các phụ tá của ngài là: D: năm trăm, C: một trăm và L: năm chục. Vậy bốn chục là năm chục trừ mười, tức là XL. Ví thử các ngài muốn có số 1663. - Người phiên dịch cúi rạp xuống để mời các chữ ra. Phải chờ khá lâu vì các vị bô lão già nua đi lần từng bước. Vất vả lắm họ mới tạo ra được con số trên: MDCLXIII.

Docsach24.com

- Các ngài xem, chúng tôi chẳng cần đến Số Không mà mọi việc vẫn trôi chảy! - Người phiên dịch nhận xét với một thâm ý.

- Theo ý tôi, làm thế quá lâu và bất tiện. - Ta-nhi-a nói - Bây giờ tôi hiểu tại sao loài người không dùng các ngài nữa.

- Các ngài lầm rồi! - Người phiên dịch trả lời, mặt đỏ gay vì công phẫn. - Vừa mới hôm qua chứ có lâu gì đâu, các ngài đã phải triệu chúng tôi đến nhân dịp mừng thọ một nhà bác học kính yêu của các ngài thọ chín mươi tuổi đấy thôi! Suốt buổi lễ chúng tôi đã nghênh ngang ngự phía trên đoàn chủ tịch - XC - và nghe những bài diễn văn dài ca ngợi nhà bác học. Trong khi đó thì chính nhà bác học chốc chốc lại liếc nhìn chiếc đồng hồ gia bảo của mình, mà mặt số in toàn chữ số La Mã. Rồi sau đó người ta tặng nhà bác học một bộ sách gồm các công trình của cụ in trên giấy đặc biệt. Và các ngài có biết không? Tất cả các chương trong sách đều đề bằng chữ số La Mã cả, các ngài nghe rõ chứ, đều đề bằng chữ số La Mã cả.

Docsach24.com

- Vâng, với những ngày lễ, ngày kỷ niệm thì các ngài vẫn có thể dùng được, - Ta-nhi-a nhận xét, - nhưng làm các phép tính phức tạp mà dùng các ngài thì rất bất tiện. Bởi vì không thể cộng hay nhân các ngài theo cột được. Ấy là tôi chưa nói phép chia đấy. Thế các ngài làm các phép tính ra sao nào?

Người phiên dịch giả tảng như không nghe thấy Ta-nhi-a nói gì. Anh ta ngáp một cái thật dài.

Cũng chẳng còn gì để xem trong cái thành phố này nữa nên chúng tôi từ giã người phiên dịch. Hai bên chia tay nhau khá lạnh nhạt.

Rõ ràng mọi người đều giận chúng tôi, bởi vì ngay cả mụ sói già cũng quay lưng lại khi chúng tôi bước xuống cầu, còn con ngỗng thì tức giận ra mặt.

Cô bé Số Bốn cài nơ vẫn đứng chờ chúng tôi ở cổng. Ta-nhi-a ôm chầm lấy cô bé:

- Bạn đẹp quá chừng! Còn lũ que diêm ấy mới chán phè làm sao!

- Thế nghĩa là các bạn không thích họ chứ gì? - Số Bốn vui hẳn lên. - Phải thú thực rằng tôi rất mừng về chuyện này. Chẳng việc gì phải cãi nhau với họ. Các bạn sẽ còn gặp lại họ đấy.

- Đối với mình chữ số Ả Rập là quá đủ rồi! - Xê-va nói. - Mình không hiểu con người nghĩ thêm ra những chữ số khác làm gì kia chứ?

- Nhiều dân tộc đã từng có những chữ số riêng, - Số Bốn trả lời. - Ngày nay phần lớn các chữ số ấy đã mai một, các bạn chẳng còn gặp nó đâu được nữa.

- Những chữ số ấy thế nào nhỉ? - Ta-nhi-a tò mò hỏi.

- Các bạn có muốn xem không?... Cách đây không xa người ta đang tiến hành những cuộc khai quật khảo cổ. May ra chúng ta được xem một cái gì đó lý thú chăng?

- Chưa chừng Số Không nấp ở đấy cũng nên, - bọn trẻ đoán già đoán non.

- Ôi! - Số Bốn thở dài. - Số Không cũng chẳng ở đấy được đâu. Nhưng ta cứ đi. Cũng chẳng xa gì mà lại rất lý thú nữa là khác.

Chúng tôi đồng ý đi, trong lòng rất phấn khởi, bởi vì đây là một cuộc tham quan khảo cổ học đầu tiên của chúng tôi.

 

Chú thích:

1 Mũi tên xoay theo chiều gió mà người La Mã xưa dùng để xem hướng gió. (ND).

2 Rạp xiếc Cô-li-dây là một công trình xây dựng lớn và đẹp ở La mã cổ đại, nơi đó thường có biểu diễn nhiều trò vui, trong đó có trò bắt các nô lệ đấu với sư tử - N.D.