Bí mật của một trí nhớ siêu phàm

Chương 14: Trí Nhớ Siêu Phàm Trong Học Hành Và Thi Cử

“Khi học sinh đã sẵn sàng, giáo viên sẽ xuất hiện”

- Tục ngữ Phật giáo

Thời tôi còn học phổ thông thì câu nói trên chỉ đúng khi được đảo ngược lại. Cứ khi nào tôi làm đầy đủ bài tập về nhà thì giáo viên lại nghỉ ốm. Và dĩ nhiên là có hôm nào tôi đến lớp mà chưa chuẩn bị bài thì họ lại có mặt. Tất nhiên, tất cả những điều này được nói một cuốn sách khôi hài.

Đây thật sự là một trong những câu nói hay nhất và chính xác nhất mà tôi từng biết. Chỉ khi ta thật sự mong muốn thì ta mới có thể học. Còn trong bất kỳ trường hợp nào khác chúng ta đều không thể học tốt, chẳng hạn như khi ta không có hứng thú, hoặc “buộc phải” học. Khi môi trường xã hội cũng như môi trường học tập không hấp dẫn thì ngay cả những giáo viên tốt nhất cũng chẳng thể giúp gì.

Cuộc sống của tất cả chúng ta đều xoay quanh bản năng học hỏi và sự kích thích trí tuệ của sự hiểu biết. Mặc dù vậy, đã rất nhiều lần việc “học” lại được gắn với những từ như “nhiệm vụ” (giáo dục bắt buộc), “cần thiết, sống còn” (để có được một nghề), “áp lực”, “cạnh tranh”, “đau khổ” và “phiền muộn”. Những từ trên được dùng để mô tả trạng thái tâm trí ở những giai đoạn học tập khác nhau, khi mà số lượng tài liệu cần học ngày càng nhiều đến mức “vô nhân đạo”. Ta chùn bước khi không thể chịu đựng được những áp lực của kỳ thi. Điều đó còn trầm trọng hơn khi ta cảm thấy tất cả mọi người, không trừ một ai, đều học giỏi hơn ta. Ta thấy rằng mọi người học nghiêm chỉnh hơn ta, họ biết một điều gì đó mà ta không biết; “và điều đó chắc chắn sẽ có trong bài thi” (nghe có quen không?).

Đủ rồi! Không thể chịu đựng thêm được nữa. Hãy để tôi nói cho bạn các biến giai đoạn đau khổ trong khi học thành niềm vui. Để tôi chỉ cho bạn cách học hiệu quả, không áp lực, không cạnh tranh mà không phải từ bỏ những giờ phút giải trí. Tôi cũng sẽ chỉ cho bạn cách ghi nhớ một số lượng khổng lồ các tài liệu chỉ với nửa thời gian mà bạn cần trước đây. Tôi đã tự rút ra những kiến thức đó, một kinh nghiệm chủ quan.

Nhưng trước tiên – một sự cảnh báo.

Cảnh báo: Chương này có thể khiến vài độc giả sốc. Trong này mô tả những ý tưởng mới, mang tính cách mạng mà có thể xem là “phi đạo đức” đối với những người bảo thủ, trong đó có bạn.

Để cân bằng, có thể có những học sinh phổ thông sẽ hào hứng với chương này, bởi nó hợp thức hóa những điều mà bạn vẫn hằng mơ ước được thực hiện và những điều mà bạn còn không nhận ra rằng mình được khuyến khích làm!

Có thể vài người trong số các bạn sẽ lo lắng rằng chương này sẽ tạo ra những nền tảng mà từ đó bạn đã bị thất bại. Nếu thế thì bạn cứ tự nhiên bỏ qua chương này và chuyển qua chương khác. Và nếu làm thế, bạn có thể vẫn phải tiếp tục học theo phương pháp truyền thống nhàm chán – ngồi học thuộc hàng giờm rồi lại ngồi, lại học thuộc, học thuộc, học thuộc, học thuộc… và chỉ học thuộc.

Người trẻ và người không ngừng nghỉ (và thiếu động cơ) – câu chuyện học tập của một người.

Theo cách đó, ta có thể mô tả về phần lớn học sinh phổ thông trên toàn thế giới. Ai muốn làm bài về nhà và ngồi trên lớp trong khi có thể đi chơi công viên vui vẻ và dành thời gian bên bạn trai hay bạn gái của mình cơ chứ?

Cá nhân tôi thì chắc chắn là tôi không muốn thế rồi. Đó là lý do vì sao tôi dành phần lớn thời gian của mình bên ngoài những bức tường của ngôi trường phổ thông Alliance ở Haifa (Israel), nơi tôi lớn lên. Thực tế thì rất nhiều giáo viên sẵn sàng bỏ qua cho những lần vắng mặt khó hiểu của tôi. Còn khi tôi đi học thì tôi đã “giúp” họ sắp xếp bài học. Tôi làm điều đó bằng cách sử dụng rất nhiều công cụ trực quan và hóm hỉnh. Đó có thể là khói, nước, sự chuyển động của đồ vật và cả hiệu ứng âm thanh đánh bại cả những người làm nên bộ phim Nightmare on Elm Street (Ác mộng phố Elm). Với tôi, văn phòng của thầy hiệu trưởng còn quen với những hành vi của mình, trong đó thứ hạng tôi đặc biệt nhớ là thứ 24 (trên 100) cho môn Toán và 15 cho môn Anh văn,…

Năm lớp 9, tôi vắng mặt trung bình ba ngày một tuần. Cứ một tuần hai lần tôi dành nhiều giờ vào sáng sớm ở bãi biển. Tôi chọn thời gian đó dựa theo lời khuyên của các chuyên gia, đó là tầm quan trọng của việc tắm nắng vào lúc ánh mặt trời không gây hại. Đến 11 rưỡi trưa, khi ánh nắng trở nên có hại thì tôi “thật sự muốn” quay lại trường học. Nhưng lại có một vấn đề là lúc đó tôi lại luôn đi đến kết luận rằng chẳng đáng đến trường khi chỉ còn học một tiếng nữa. vào cuối năm lớp 9, một trong những giáo viên của tôi đã bắt tôi phải đến cái nơi mà tôi biến mất trong suốt một năm qua. Lúc đó tôi giải thích với cô giáo là tôi đang trong một thời kỳ nghỉ phép. Tôi giải thích rằng cứ bảy năm thì mỗi người đều nên nghỉ ngơi hẳn một năm. Chính vì lý do đó và vài lý do khác mà cha mẹ tôi thỉnh thoảng lại bị mời đến trường.

Cứ mỗi kỳ họp phụ huynh, cha mẹ tôi lại nhận được một lời phê từa tựa như nhau: “Cháu là một tiềm năng sáng giá bị láng quên. Cháu có thể đạt điểm cao hơn chỉ khi cháu thật sự muốn”. Và thế là cha mẹ tôi treo thưởng cho tôi nếu tôi tốt nghiệp phổ thông và làm tốt bài thi SAT. Tất cả chỉ có khi tôi sẵn sàng đến lớp hàng ngày và đạt điểm cao.

Một điều kỳ diệu đã xảy đến khi tôi đang học phổ thông. Mẹ đưa cho tôi một cuốn sách cũ bằng tiếng Anh hướng dẫn cách chơi những trò chơi bằng trí nhớ. Tôi đã đọc cuốn sách và thật sự bị cuốn hút. Tôi bắt đầu chơi những trò chơi sử dụng trí nhớ với đám bạn, cũng chỉ là để khoe khoang.

Một ngày, tôi nhận ra rằng những bài tập đó lại có thể giúp được mình trong việc học nói chung. Tôi có thể áp dụng những kỹ năng đó thay cho việc phải gồng mình, ngồi hàng giờ học thuộc lòng không nhỉ? Được chứ, tôi vô cùng sung sướng, những phương pháp đó thật sự có ích. Đó chính là cách tôi đã tốt nghiệp phổ thông mà chẳng tốn mấy công sức.

Sau này, tôi đỗ vào trường Đại học Hebrew ở Jerusalem, khoa khoa học chính trị và tiếng Tây Ban Nha. Khi bước chân vào trường, tôi không hề có ý định thay đổi những thói quen vui vẻ là trên hết của mình. Trong đó, mục tiêu của tôi là chỉ thật sự học khi cảm thấy vui vẻ.

Tôi sớm nhận ra rằng điều hữu ích từ thời phổ thông nay lại càng hữu ích hơn khi ở đại học. Trong khi bạn bè phải thức trắng đêm để học ôn thi thì tôi chỉ mất một hai ngày cho cùng một tài liệu như thế. Trong khi bạn bè phải chịu đựng áp lực, khổ sở thì tôi lại càng cảm thấy tội lỗi khi tôi chẳng có áp lực nào và “thật bất công khi mình sử dụng các kỹ năng về trí nhớ trong khi các bạn khác thì không”. Thậm chí tôi đã chuẩn bị xong trước khi kỳ thi diễn ra. Tôi cảm thấy đã sẵng sàng “đọc làu làu” phần tài liệu và chứng minh cho khả năng của trí nhớ đã qua luyện tập của mình.

Ở vài môn thi, thậm chí tôi có cảm giác rằng tôi chắc chắn sẽ qua vì tôi gian lận. Tôi có cảm giác đó vì tài liẹu học in trong tâm trí tôi cũng tương tự như cuốn sách được mở trước mặt tôi vậy.

Ở điểm này, phải nói rằng tôi không có một trí nhớ phi thường, tôi chỉ là người bình thường, thông minh ở mức trung bình. Thứ tài sản duy nhất tôi có (mà đa phần các sinh viên khác không có) là một trí nhớ đã qua luyện tập. Trí nhớ của tôi đã được luyện tập hàng chục nghìn lần bằng những kỹ năng mà bạn sẽ được biết sau đây, và sẽ còn tiếp tục học. Tất cả chỉ có thế! Có một điểm khác biệt duy nhất giữa hai kiểu sinh viên, đó là: những sinh viên thường phải đáu tranh với thời gian và áp lực, và những sinh viên tận hưởng những năm tháng đại học của mình. Những sinh viên có khả năng tận hưởng cuộc sống là những người học trong khoảng thời gian ít nhất, học hiệu quả, có chừng mực và tốn công sức ở mức độ vừa phải.

Như đã nói, bạn có thể làm được tất cả mọi thứ nếu bạn thật sự mong muốn, chứ không phải sợ hãi! Chúng ta hãy bắt đầu, từng bước một, làm quen với một vài quy tắc học hiệu quả. Để làm được như vậy, chúng ta sẽ cần phải phá bỏ quy tắc xã hội và giáo dục không cần thiết, không đúng.

Tôi phải nhấn mạnh rằng những quy tắc này chỉ được áp dụng cho việc học đại học. “Giáo dục bắt buộc” trong các trường tiểu học và phổ thông không cho phép thực hiện một số điều mà bạn sắp đọc sau đây (mặc dù một vài cơ sở giáo dục tiên tiến cũng đã áp dụng các phương pháp sáng tạo và cởi mở hơn). Hãy tự quyết định sau khi đọc những điều dưới đây. Nếu những quy tắc đó phù hợp với bạn thì bạn có thể thoải mái thực hiện chúng. Nếu bạn không thể áp dụng những quy tắc đó, bởi chúng có những hạn chế hay vì một lý do nào đó thì cũng đừng nản chí. Những quy tắc trên chỉ có tính chất gợi mở và cần được áp dụng một cách linh hoạt, thoải mái nhất.

Số đông có phải luôn đúng?

“Quy luật bầy đàn” nói rằng: “Nếu mọi người cùng làm thế thì có nghĩa rằng đó là cách nên làm. Nếu mọi người cùng chọn một con đường nào đó thì có nghĩa rằng con đường đó là đúng đắn.

Nếu đang ở giữa sa mạc, đứng giữa những cồn cát khổng lồ bất tận, bạn thấy một con đường được tạo bởi vô số dấu chân người – có thể bạn sẽ chọn đi theo lối đó.

Người đầu tiên băng qua cồn cát đó không hề biết con đường sẽ dẫn mình đi tới đâu. Có thể anh ta đã chọn phải con đường xa nhất. Nếu anh ta chọn một con đường ngược hướng hoàn toàn với con đường kia thì có thể anh ta đã đến đích sớm hơn. Có thể anh ta đã bị lạc giữa sa mạc. Người tiếp theo đến cùng một điểm xuất phát như vậy, khi nhìn thấy con đường có dấu chân kia sẽ tự nhủ: “Có thể người kia biết mình đang đi đâu, mà dù sao chắc chắn mình sẽ gặp anh ta ở cuối con đường.” Và thế là người thứ hai sẽ đi theo người thứ nhất.

Người kế tiếp cũng lại có thể làm điều tương tự. Khi ngày càng có nhiều người theo con đường đó thì nó càng được in đậm dấu chân người, và như vậy, chúng ta lại càng bị thuyết phục rằng con đường đó là lối đi đúng.

Chỉ khi đến cuối con đường, ta mới nhìn thấy xác chết khô của những người đã từng đi trên con đường đó và bị lạc ở tận cùng con đường nơi sa mạc mênh mông.

Nếu đa số người châu Âu thời Trung cổ cho rằng Trái đất phẳng thì chắc chắn là nó phẳng.

Nếu đa số bạn bè chúng ta yên lặng học bài trong phòng hay trong thư viện thì chẳng phải đó chính là phương pháp học đúng?

Nếu bạn bè chúng ta học ôn năm ngày trước khi thi thì hẳn đó là khoảng thời gian cần để học (nếu không thì chúng ta đang bị tụt lại phía sau, và đó chính là nguyên nhân gây hoang mang).

Nếu tất cả sinh viên đều có mặt trên lớp và hăm hở ghi chép mọi điều giảng viên nói thì hẳn đó phải là cách ghi nhớ bài giảng tốt nhất. “Lưu giữ” lại những điều được nói trong vở hẳn là cách tốt nhất để chuẩn bị cho kỳ thi?

Câu trả lời của tôi cho toàn bộ những câu hỏi trên là không đúng.

Ai cũng bị thuyết phục rằng Trái đất này phẳng, ngoại trừ Copernicus.

Một môi trường học tập yên tĩnh chưa hẳn là cách học tốt nhất.

Chẳng cần phải ôn năm ngày cho một môn thi chỉ vì “đây là cách ai cũng làm”.

Và thói quen “thanh minh” cho việc ghi chép tất cả những điều giảng viên nói trên lớp rằng hàng triệu sinh viên trên toàn thế giới này cũng làm như vậy mỗi ngày – là một sai lầm.

“Così fan tutti” – tạm dịch là “Họ đều làm thế” – Là thành ngữ phổ biến nhất thế giới.

Thói quen học tập của chúng ta được hình thành dựa trên cách ta được nuôi dạy và những điều ta thấy xung quanh. Ngay từ bé, ta đã được dạy rằng học bài vào sáng sớm sẽ rất hiệu quả. Ta được dạy rằng sự yên tính giúp tập trung. Ta được nhấn mạnh rằng cần phải tham gia tất cả các tiết học. Nhưng sự thật lại phức tạp hơn nhiều và phần lớn là mang tính cá nhân. Mỗi người chúng ta đều có sự khác biệt. Mỗi người lại có tính cách khác nhau, sở thích khác nhau, năng lực khác nhau và nhịp độ khác nhau.

Khi chúng ta thuộc về một “chuẩn mực” nào đó, một cộng đồng cụ thể, chúng ta là những “cá nhân” – có sự đa dạng và khác biệt so với những người khác.

Rất nhiều cơ sở giáo dục đã hiểu được điều đó, và ta có thể thấy các trường tiểu học và phổ thông đã dần “thích nghi” với tốc độ học và lĩnh vực yêu thích của học sinh. Thực tế ở phần lớn các trường phổ thông, học sinh được phép chọn môn học yêu thích. Ai yêu thích động vật có thể học thêm nhiều hơn môn sinh học. Ai thích đọc sách lại có thể tập trung vào các môn như sáng tác văn hay lịch sử. Còn những người thích tháo các bộ phận của hệ thống giải trí trong nhà sẽ thấy mình có khả năng trong các môn về cơ khí.

Nhưng lại đáng buồn thay, ở nhiều ngôi trường, học sinh lại không được chọn tốc độ học phù hợp cho mình. Phần lớn các trường không cho học sinh cơ hội lựa chọn phương pháp học phù hợp và hiệu quả cho mình với tư cách là một cá nhân. Đó là điều đáng tiếc duy nhất.

Đây là điều hoàn toàn khác biệt khi ta tham gia một lớp học thêm hay một khóa học độc lập. Ở đó, chúng ta có toàn quyền lựa chọn cách học cho mình. Việc học lấy một nghề trong hệ thống trường đại học hay trường phổ thông tư cũng tương tự. Chúng ta có thể đưa ra sự lựa chọn cho những lĩnh vực mà mình yêu thích. Không ai buộc ta phải học cả! Chúng ta được lựa chọn môn học mà mình thật sự quan tâm (ít nhất là trong lúc này) xuất phát từ mong muốn của mình. Ta được phép lập thời gian biểu cho riêng mình và chọn tốc độ học cho phù hợp với bản thân. Chẳng ai bắt ta phải lấy được tấm bằng trong vòng ba năm. Ta có thể lấy nó trong bốn năm, năm năm hay mười năm, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chính chúng ta.

Nếu chúng ta đang quan tâm tới lớp học dành cho các doanh nhân, chúng ta có vài lựa chọn. Chúng ta có thể lựa chọn một lớp học liên tục, học một tuần một buổi vào buổi tối, học gia sư hai lần một tuần vào buổi sáng,v.v… Chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn về thời gian, phương thức và địa điểm học.

Nhưng với tất cả sự tự do, thoải mái như vậy, hầu hết các sinh viên ở bất cứ lớp học nào trên thế giới cũng đều có dấu hiệu bị căng thẳng. Tại sao vậy?!!

Nếu chúng ta suy nghĩ một cách nghiêm túc thì đây đúng là một hiện tượng kỳ thú. Sau tất cả, quyền lựa chọn là của chúng ta. Chúng ta đi học là bởi vì ta muốn thế. Chúng ta hào hứng với môn học. Trong bất cứ trường hợp nào thì việc học cũng là một trải nghiệm tích cực. Như nói ở trên, không ai ép ta phải học cả. Ta có thể ngừng học bất cứ khi nào muốn. Chẳng có gì kinh khủng xảy ra nếu ta thi trượt. Ta có thể thi lại môn đó nhiều lần. Thế nhưng, chúng ta vẫn bị căng thẳng!

Chúng ta tham gia một chương trình học với đầy nhiệt huyết, nhưng rồi dần dần ta lại tự còng tay mình. Chúng ta trở thành tù nhân trong sự căng thẳng của chính mình.

Chúng ta bị căng thẳng phần lớn do môi trường xã hội và các cuộc thi cử định kỳ.

Ngay từ ngày đầu tiên của môn học, một cách ngấm ngầm hay công khai, ta cảm thấy như thể ta đang cạnh tranh. Các bạn cùng lớp gây căng thẳng cho ta mặc dù họ không hề cố ý. Điều này bắt nguồn từ ý niệm rằng hầu hết họ trong thật thông minh và giỏi giang. Sự căng thẳng tiếp diễn khi mà vở ghi chép của học có vẻ dày hơn của ta (nghĩa là: chắc chắn những điều “cực kỳ” quan trọng đã được ghi trong đó, những điều không có trong vở của ta).

Ta lo sợ khi bỏ lỡ một buổi học (đó hẳn phải là buổi học quan trọng nhất trong học kỳ). Ta hoang mang khi ai cũng có thể hiểu lời thầy, còn ta thì không theo kịp. Và ta thật sự phát điên lên khi vào kỳ thi cuối kỳ. Ta thấy tất cả mọi người xung quanh đều đang học bền bỉ với một “hiệu quả không tưởng, sử dụng thời gian một cách tối ưu”. Không chỉ có vậy, khi ta hỏi một người bạn xem anh ta có hiểu “bài báo của Kaufman” không thì anh ta lại nhẫn tâm trả lời rằng: “À cái đó dễ ý mà. Nhưng mình lại có một vài vướng mắc với cuốn sách của Johansson…”

Ta hét lên vì sốc: “Cái gì? Johansson á? Chúng ta phải đọc sách của Johansson à?! Ôi không, mình vẫn chưa đọc sách của Johansson… Thế mình phải đọc toàn bộ cuốn sách đó à?”

Bạn nghe có quen không?

Như chúng ta đã nói lúc trước: “Così fan tutti” – “Họ đều làm thế”. Đó là thứ gây căng thẳng cực độ cho chúng ta.

Các bạn thân mến – hãy xét trong tổng thể! Đừng bắt chước những sinh viên quanh bạn và phương pháp học của họ.

Họ chẳng khá hơn bạn đâu.

Họ chẳng thành công hơn bạn đâu.

Phương pháp học được cho là “đúng đắn” mà họ áp dụng chẳng thích đáng chút nào!

Nhưng nghịch lý là những căng thẳng họ gây ra cho bạn lại chẳng là gì khi so sánh với áp lực mà bạn gây cho họ.

Sau khi bạn đọc xong chương này, thật sự họ sẽ có vài lý do chính đáng để bị căng thẳng vì bạn.

Sau đây là một vài ngạc nhiên về “Con đường tơ lụa” để học một cách hiệu quả.

Thời gian Đỏ và thời gian Xanh

Có ai trong số chúng ta chưa từng phải chịu đựng cảm giác tội lỗi sau khi dậy muộn chưa?

Xã hội dạy ta rằng người nào dậy sớm làm việc hay đi học là người siêng năng; còn người nào dậy muộn là người lười biếng, vô công rồi nghề, đúng không?

Tôi chẳng nhớ chút nào về những lớp học bắt đầu lúc 7 giờ 40 phút trong suốt những năm học phổ thông của tôi. Tôi luôn tin rằng vấn đề đó chỉ là của tôi mà thôi. Nhưng dần dần tôi phát hiện ra những người khác cũng không thích dậy sớm. Thực tế là tôi vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra những người này chiếm đến 80% dân số. Một lần tôi đã đọc một bài báo khoa học nói rằng: “Con người được chia làm hai kiểu người, nhưng không đều nhau. Có người của buổi sáng và người của buổi tối. Người của buổi sáng là những người thích dậy sớm và làm việc hiệu quả hơn vào buổi sáng. Ngược lại, lại có những người làm việc hiệu quả hơn vào ban đêm và thích thức khuya.

Khả năng ghi nhớ của tôi thay đổi trong suốt ngày và cả tuần. Mỗi người đều có một khoảng “giờ cao điểm” khi mà bộ não làm việc hiệu quả nhất và trí nhớ sung mãn nhất. Chẳng hạn, “giờ cao điểm” của tôi là trong khoảng từ 10 giờ đến 12 giờ và 17 giờ đến 20 giờ. Trong khoảng thời gian đó, tôi thấy khả năng tập trung cũng như sự hiểu biết, khả năng ghi nhớ của mình đạt đến đỉnh điểm. Nó không có nghĩa là vào những giờ còn lại thì thần kinh của tôi bị “phân liệt”; nó có nghĩa là trong suốt khoảng “giờ cao điểm” đó, khả năng của tôi đạt mức cao nhất.

Tôi đặt tên cho những khoảng thời gian đó là Thời gian Đỏ và Thời gian Xanh vì chúng cũng tương tự như lái xe trên đường có đèn giao thông. Nếu trên đường có tới mười điểm đèn giao thông, con đường đó sẽ trở nên dài hơn và khiến bạn bực mình. Nói cách khác, chúng ta có thể lái làm sao để tạo thành “làn sóng xanh”, nhờ đó ta có thể đi được một cách nhịp nhàng mà không phải đứng lại. Nếu được như thế thì việc lái xe sẽ trở nên nhanh hơn, nhịp nhàng hơn, hiệu quả hơn và cũng vui vẻ hơn. Điều này sẽ tác động đến khả năng của chúng ta trong suốt thời gian còn lại trong ngày.

Ai cũng biết “Thời gian đỉnh” (Xanh) và thời gian đó của mình là lúc nào. Có thể “giờ cao điểm” của những kẻ ưa dậy sớm sẽ trong khoảng hai tiếng sau khi dậy. Trong khi đó, “những con chim cú” sẽ có “giờ cao điểm” vào buổi tối (mặc dù không nhất thiết phải như vậy).

Có rất nhiều lý do và chúng liên quan đến nhịp sinh học trong ngày của chúng ta: nhiệt độ cơ thể, áp suất máu,v.v…

Nếu vậy, hãy chú ý đến những thời điểm bạn cảm thấy sung sức nhất và tận dụng chúng. Hãy học tập làm các công việc trí óc và sáng tạo (như viết bài, đọc, làm bài tập,…) vào thời gian Xanh. Đó là những giờ phút đỉnh điểm, khi bạn nhận được tín hiệu đèn xanh để bay vút lên phía trước, tận dụng được con đường nhịp nhàng trải sẵn trong trí não bạn. Mặt khác, vào thời gian Đỏ, hãy làm những việc không đòi hỏi quá nhiều nỗ lực trí óc (như thu dọn nhà cửa hay văn phòng, sắp xếp tài liệu, kiểm tra thư,v.v…). Đó là thời gian mà bộ não ra hiệu cho bạn dừng lại, nó phá vỡ “Con đường tơ lụa” của bạn. Vì thế, hãy sắp xếp thời gian biểu học tập cho phù hợp với giờ cao điểm của bạn.

Hãy sắp xếp các hoạt động thể chất như bơi lội, aerobic và các môn khác vào “thời gian khó khăn”, khi mà bạn thấy mình hoàn toàn bị vắt kiệt sức lực – bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả nhận được. Nếu bạn thức khuya dậy sớm để học bài thì bạn chỉ đang lãng phí thời gian mà thôi! Không có chuyện bạn sẽ học được nhiều hơn đâu. Một giấc ngủ ngon vào buổi tối là vô cùng quan trọng. Vậy nên, nếu bạn quyết định dậy sớm thì hãy đi ngủ sớm.

Nếu bạn vừa phải thức khuya – thì đừng dậy sớm! Cứ ngủ đi và bạn có thể học khi ngủ dậy. Có thể bạn có ít thời gian học nhưng hiệu quả hơn của việc học lại được nhân lên gấp đôi.

Thật ra nếu dậy sớm, bạn có thể có thời gian học thêm… chỉ vài tiếng nữa, nhưng lại có cả những mệt mỏi được tích lũy trong suốt đêm. Kết quả là có thể tăng gấp đôi thời gian học nhưng chỉ đạt 50% hiệu quả.

Trí nhớ của bạn không có cơ hội hoạt động ở mức độ cao nhất khi bạn thiếu vài giờ ngủ.

Tóm lại, bạn cứ ngủ dậy muộn thoải mái. Chẳng có gì sai trái cả, và bạn cũng chẳng phải là kẻ lười biếng. Thực tế là điều này chỉ góp thêm cho khả năng học tập của bạn thôi! (Không phải là bạn luôn mong muốn được nghe thế sao?)

Thêm vào đó là việc cố xếp lịch học vào những ngày cuối tuần. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng ghi nhớ đạt mức cao nhất vào thứ Năm và thứ Sáu. Lý do là nhờ sợ hào hứng trông mong đến những ngày nghỉ cuối tuần. Chất adrenalin của cơ thể hoạt động mạnh hơn và tinh thần của chúng ta cũng được nâng cao hơn.

Hai ngày học vào thứ Năm và thứ Sáu hiệu quả hơn cả ba ngày học từ thứ Hai đến thứ Tư.

Hãy nghỉ ngơi

Bạn đã chuẩn bị một tách cà phê, ăn một chút bánh và ngồi vào bàn học trong suốt thời gian Xanh của bạn. Đừng bắt đầu bằng cách đọc tài liệu bắt buộc. Việc sử dụng não của bạn giống như các cơ khác, cũng cần phải khởi động trước khi hoạt động với cường độ cao.

Do đó, bạn nên bắt đầu bằng các bài khởi động bộ não của bạn. Bằng cách này, bạn đã chuyển sang trạng thái học tập không quá gấp gáp vì não đã được đặt vào “chế độ học tập”. Bạn từ từ bước vào đại dương thông tin hiện hữu ngay trước mắt bạn.

Thời gian trôi qua, có thể bạn sẽ cảm thấy mình đang bơi trong một đống sách vở. Bạn đang trên một ngọn “sóng Xanh”. Mục đích của bạn là đứng vững trên ngọn sóng đó trong một khoảng thời gian bằng với một tay lướt sóng từng trải có thể giữ vững trên một ngọn sóng lớn. Sẽ không có sự khác biệt khi ngọn sóng này kéo dài trong một giờ hay bốn giờ. Nếu bạn cảm thấy mình đang “lướt” sóng một cách an toàn và trôi nhanh theo đống sách vở với một khả năng chấp nhận được, hãy duy trì điều đó.

Hãy giống như một tay lướt ván – người sẽ không làm mình văng khỏi ngọn sóng. Hãy duy trì quán tính đó càng lâu càng tốt. Đừng phá tan con sóng đó! Đừng đứng dậy để nghỉ ngơi vì “bạn đã đặt kế hoạch như vậy” hoặc vì bộ him Seinfeld đã bắt đầu trên ti vi và bạn thật sự muốn xem. Điều này sẽ làm bạn lãng phí thời gian của bạn khi phải nỗ lực để “bắt” được một con sóng mới!

Sau khi đã ở trên ngọn sóng trong một khoảng thời gian nhất định, bạn có thể “ngã” vì những lý do nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn (một người bạn ghé thăm, hoặc điện thoại reo…). Con sóng này có thể biến bất, chúng ta đã biết, cú “ngã” đó là “giờ nghỉ” của một bài học dài. Đây là lúc để nghỉ ngơi. Đừng cố buộc mình tiếp tục vùi đầu vào sách vở vì điều đó chỉ khiến bạn thêm lãng phí thời giờ. Nỗ lực đó không hiệu quả vì sức học của chúng ta có hạn.

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, nghỉ ngơi hỗ trợ cho quá trình xử lý tài liệu học và quá trình đồng bộ hóa trí nhớ của bạn. Hơn nữa, rất cần thiết khi tăng gấp đôi thời gian nghỉ ngơi giữa hai tiết học khác nhau. Nhiều người cho rằng vùi đầu vào sách vở trong một khoảng thời gian dài sẽ có hiệu quả. Điều này hoàn toàn không đúng. Chúng ta sẽ tiếp thu nhanh hơn khi tăng thời gian nghỉ ngơi giữa một “đợt sóng” này và một “đợt sóng” khác. Hiệu quả cũng giống như một chiếc máy lọc nước vậy. Nếu nước được rót vào liên tục, nó sẽ bị tràn ra ngoài. Nguyên nhân là quá trình thẩm thấu trong máy lọc chậm hơn và có chừng mực. Nước sẽ không thấm nhanh hơn chỉ vì có nhiều nước trong bình lọc.

Như bạn đã biết, nước tương tự như thời gian học, và bình lọc tương tự như trí nhớ của chúng ta. Có nghĩa là, quá trình thẩm thấu thông tin vào trí nhớ của chúng ta là có hạn và không chịu ảnh hưởng của thời gian học. Bộ não người được cấu tạo theo một cách độc nhất vô nhị. Nó sẽ đầy thông tin trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, chúng ta cần cho não có khoảng thời gian nghỉ ngơi để thông tin có thể ngấm dần vào trí nhớ của chúng ta. Nếu chúng ta cố nhồi nhét thông tin vào, một lượng thông tin sẽ “tràn” ra ngoài. Các thông tin này sẽ không bao giờ tồn tại trong trí nhớ của chúng ta nữa!

Việc nghỉ ngơi đúng lúc và hiệu quả là rất quan trọng! Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi trong suốt một ngày hoặc sau “thời gian đỉnh điểm”, hãy nghỉ ngơi! Sau một giấc ngủ kép dài nửa tiếng hoặc lâu hơn, bình năng lượng của bạn sẽ được nạp đầy và bạn sẽ cảm thấy đầy sức sống.

Tôi hiểu rằng giấc ngủ trưa được cho là một sự lãng phí đặc biệt trong một đất nước công nghiệp bận rộn như của chúng ta. Vì vậy, hãy để tôi nói cho bạn nghe một bí mật – Winston Churchill thường xuyên ngủ trưa khi còn là Thủ tướng Anh. Thậm chí ông ấy ngủ trưa cả trong thời gian chiến tranh.

Nếu ông ấy có thể làm như vậy, mà lại mang thêm nhiều gánh nặng trên vai hơn chúng ta, vậy thì chắc chắn chúng ta cũng có thể “đánh cắp giấc ngủ” chứ.

Câu chuyện về quán cà phê

Khoảng thời gian trước những kỳ thi cuối năm hoặc sắp đến hạn nộp bài khóa luận cuối kỳ quả là rất căng thẳng. Chúng ta thường cảm thấy khoảng thời gian đó cứ như thể ta phải chịu hình phạt. Những ông giáo nhẫn tâm cướp mất tự do của chúng ta và bắt chúng ta phải lao động cật lực. Chúng ta thường gọi khoảng thời gian này là “Mùa giới nghiêm”.

“Thế còn bộ phim tối nay thì sao?”, một người bạn hỏi chúng ta. Chúng ta có thể trả lời với một tiếng thở dài: “Đành bỏ vậy. Tháng này tôi có sáu bài thi và hai bài nghiên cứu chuyên đề. Không xem phim, không đi đâu cả. Tôi phải ở nhà. Tôi hầu như không có thời gian để thở…”

Chúng ta buồn rầu chào tạm biệt người bạn, và khi chúng ta đang mơ màng về một quán cà phê ngon tuyệt trên bãi biển, thì lại phải quay lại và ngồi vào bàn. Ngôi nhà hoàn toàn tĩnh lặng và trong vài phút chúng ta cảm thấy tù túng và mệt mỏi. Lúc này chúng ta bắt đầu nghĩ đến cụm từ “Chỉ hai phút thôi”.

“Tôi sẽ nghỉ ngơi và chộp lấy một cái gì đó trong tủ lạnh. Chỉ mất có hai phút thôi”.

“Tôi chỉ xem mục thời sự vắn trên ti vi thôi, chỉ mất khoảng 10 phút thôi.”

Tôi sẽ nói chuyện điện thoại với Janet trong năm phút. Tôi phải nghe xem chuyện gì đang diễn ra ngoài kia. Chỉ, chỉ và chỉ… và sự chịu đựng lại tiếp tục. Sự chịu đựng, cảm giác bị giam lỏng và suy sụp bắt nguồn từ đâu? Gốc rễ của vấn đề nằm ở chỗ chúng ta đang ngồi ở nhà!

Và vì vậy chúng ta tự hỏi – ai quả quyết rằng học ở nhà hoặc trong một môi trường yên tĩnh là cần thiết? Tại sao chúng ta có cảm giác bị giam lỏng?

Như nhiều người khác, tôi cũng được dạy cho cách học bài “tốt nhất”. Chúng ta được dạy rằng chúng ta nên ngồi học trên một cái bàn trong phòng đóng kín cửa, như vậy chúng ta sẽ có được sự yên tĩnh để tập trung. Về mặt cá nhân, tôi thường phát điên khi không gian xung quanh quá yên tĩnh. Khi tôi ngồi trong phòng của tôi, sự yên tĩnh lại khiến tôi “ngói tai” và không sao tập trung được, thậm chí chỉ trong một phút.

Một hôm, tôi quyết định chấm dứt “sự giới nghiêm” này và bắt đầu học tại một quán cà phê. Từ đó, trong những ngày học đại học của mình, tôi không bao giờ ngồi học ở nhà, dù chỉ một lần. Nơi tôi có thể học tốt nhất đó là quán cà phê.

Chúng ta phải thừa nhận rằng mỗi người không ai giống ai cả. Vì vậy, không thể kết luận rằng sự yên tĩnh là cần thiết cho việc học tập. Một số người thật sự cần một môi trường học tập yên tĩnh để tập trung. Đối với họ, học tập chỉ có hiệu quả khi ở nhà hoặc trong thư viện. Trái lại, những người khác lại cho rằng sự yên tĩnh khiến họ không thể tập trung. Những người này cần một độ “ồn” nhất định như một bản nhạc nền. Một số người thậm chí có thể cần đến nhạc Rock với âm lượng thật lớn. Một số người lại không thể học được khi ngồi cùng người khác và chỉ thích ngồi học một mình. Trái lại, một số người cảm thấy học hiệu quả nhất khi có nhiều người cùng ngồi học.

Lời khuyên là: Hãy học theo cách phù hợp nhất với bạn! Tôi, như đã đề cập, luôn cảm thấy khó tập trung ở những chỗ yên tĩnh. Bất kể khi nào tôi làm công việc đòi hỏi suy luận, như nghiên cứu hoặc viết, tôi luôn chọn các quán cà phê. Tôi luôn phải làm như vậy trong khi có nhiều người xung quanh, có âm nhạc nền với âm lượng trung bình. Cùng với điều này, tôi phải nhấn mạnh rằng sự ồn ào sẽ gây xáo trộn cho tôi. Tôi không thể tập trung ở những quán cà phê ầm ĩ, nơi những người ồn ào phải đấu tranh với âm nhạc để được chú ý đến. Quán cà phê “của tôi” nhỏ, không quá đông đúc, chỉ có năm hoặc sáu đôi ngồi xung quanh tôi. Những người này đang tán gẫu ở nhẹ nhàng, trong khi nhạc nền nhẹ nhàng và thoải mái. Đó là cách duy nhất tôi có thể tập trung và đạt được hiệu quả học tập cao nhất. Điều này chúng cho toàn bộ quá trình bắt đầu từ học với cường độ cao ở trường đại học cho đến việc viết báo cáo và lập kế hoạch kinh doanh vốn là một phần công việc quản lý marketing của tôi. Đối với tôi, chỉ ở quán cà phê là có hiệu quả - không phải ở nhà cũng không phải văn phòng.

Cuốn sách này cũng được viết vào những buổi tối ở quán cà phê. Những câu này được tôi viết khi đang ngồi trong một quán cà phê ở Jerusalem, và có nhiều người xung quanh. Học ở quán cà phê có nhiều ưu điểm:

Như đã đề cập, nó giúp cải thiện khả năng tập trung đối với những người gặp khó khăn khi học tập ở những môi trường hoàn toàn yên tĩnh.

Bạn sẽ không thể sử dụng “những sự cám dỗ” khi ở nhà, những thứ khiến chúng ta rời khỏi bàn học “chỉ hai phút thôi”. Bạn không thể lấy cái gì đó từ tủ lạnh được, không thể xem bộ phim Seinfeld chỉ trong 15 phút, hoặc buôn điện thoại (giả sử bạn tắt điện thoại). Chỉ có bạn và món cà phê mà bạn phải trả tiền, có cái gì đó buộc bạn phải ngồi lại.

Và ưu điểm lớn nhất của tất cả những điều này là bạn không có cảm giác bị tù túng!

Thay vì phải ngồi giữa bốn bức tường tù túng khiến bạn mệt mỏi, hãy ngồi ở một quán cà phê nào đó. Bạn sẽ có một khoảng thời gian tuyệt vời, ngắm nhìn mọi người, cảm giác được sống và có hứng thú học tập! Bạn không có cảm giác mình đang chịu phạt – bạn đang vui vẻ và rất hài lòng về điều đó!

Tóm lại, đừng đấu tranh với chính mình. Hãy tin vào các bản năng của bạn. Bạn có cảm giác bị giam hãm và mệt mỏi khi ở nhà không? Hãy ra ngoài và đến nơi mà bạn có hứng thú để học tập! Sự yên tĩnh có làm phiền bạn không, và bạn có cảm thấy thích học trong khi nghe nhạc không? Nếu bạn thấy có ích – hãy vặn volume lên (tất nhiên sử dụng headphone để không làm phiền hàng xóm). Mặc khác, bạn đã từng thử học cùng một nhóm bạn và cảm thấy không có kết quả gì hay chưa? Đừng buộc mình phải làm như vậy, hãy học một mình xem sao. Bạn có cảm thấy thoải mái với bộ đồ mình đang mặc (py-ja-ma, quần lót và áo phông…) không? Vậy thì hãy mặt bộ đồ đó…

Điểm cốt yếu nhất là chỉ có bạn mới biết điều gì tốt nhất cho mình. Không một ai có thể nói cho bạn biết điều đó được! Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng, hãy lờ đi những người ngồi ở thư viện. Họ không giống bạn. Đừng có chỉ ngồi một chỗ và mơ mộng về hoàng hôn, âm thanh của biển cả và một ly Pina Colada. Hãy cầm cuốn sách của bạn và ra bãi biển (hoặc bờ hồ) vào lúc hoàng hôn. Ngồi lại một quán cà phê, gọi một ly Pina Colada và thỉnh thoảng ngước lên từ cuốn sách để ngắm nhìn hoàng hôn đó…

Bài học cấp tốc

Sự thật là một người thầy tốt có thể làm nên những điều thần kỳ. Một giáo viên giói, có phương pháp giảng dạy hay và linh hoạt sẽ tác động tích cực đến khả năng ghi nhớ bài giảng của bạn. Tất nhiên, vấn đề sẽ nảy sinh ở những bài học mà trong đó giảng viên hoặc môn học không khiến bạn hứng thú. Trong các giờ học này, bạn chỉ ngồi đó và đếm thời gian cho đến hết giờ. Có những nguyên tắc đơn giản giúp tạo ra hiệu quả tối đa cho các bài giảng và ghi nhớ tốt nhất bài giảng.

Đầu tiên, như đã nói, hãy tìm hứng thú trong những bài giảng. Tìm những điểm mà bạn cảm thấy hứng thú trong lời giảng của giảng viên. Hãy đặt câu hỏi cho giảng viên, và hình thành những thắc mắc trong đầu bạn (giả sử giảng viên cho phép bạn được cắt ngang lời giảng).

Ngoài ra, hãy tưởng tượng bạn đang ngồi một mình trên lớp trong khi giảng viên chỉ nói với một mình bạn. Cảm giác được chú ý sẽ khơi dậy sự sẵn sàng của bạn để tiếp thu những điều bạn nghe được. Hãy ngồi gần bục giảng!!! Có một sự khác biệt lớn trong mức độ tiếp thu bài giảng của một học sinh giữa những người ngồi bàn đầu và những người ngồi sau. Những học sinh ngồi sau có xu hướng mất tập trung nhanh hơn những người ngồi bàn đầu, gần với thầy giáo hơn. Như vậy, những người ngồi bàn đầu sẽ tập trung vào bài giảng hơn, và khả năng tiếp thu cũng như ghi nhớ của họ sẽ tốt hơn.

Và bây giờ, hãy xem xét một quy luật sẽ gây ngạc nhiên, hoảng sợ và làm sụp đổ các “nền tảng học tập đúng đắn” mà dựa vào đó chúng ta trưởng thành và đã áp dụng – đừng chép lại những lời giảng của giảng viên!

Đó là một cú sốc, tôi biết vậy. Tuy nhiên, không còn cách nào khác! Tôi sẽ tiết lộ cho bạn một vài điều mà bạn luôn biết hoặc vẫn nghi ngời. Không thể vừa nghe vừa chép lại bài của giảng viên! Đơn giản vì đây là một nhiệm vụ bất khả thi! Chúng ta đang nói về hai hoạt động hoàn toàn trái ngược. Nghe là thụ động, trong khi viết là chủ động. Chúng ta cố gắng tiếp thu thông tin và sẽ thải hồi nó ngay lập tức. Điều này thật không hợp lý. Sự thật đây lại là những gì chúng ta đã làm trong phần lớn cuộc đời mình, và chúng ta thậm chí đã có thể ghi lại hầu hết những điều giảng viên nói. Nhưng thành thật mà nói, bạn đã bao nhiêu lần từ bỏ việc “chép lại” bài giảng và quyết định thu lại hoàn toàn bài giảng của giáo viên? Bao nhiêu lần bạn không nhớ chính xác các câu nói của giảng viên, cố gắng lắp ghép lại, và do đó, đã bỏ qua phần còn lại của bài giảng? Bao nhiêu lần bạn để trống rồi ghi lại những gì giáo viên đã nói? Và bằng cách để trống như vậy, bạn kết thúc buổi học với một bản ghi chép bài giảng bao gồm toàn những phần mà bạn có thể viết nguệch ngoạc, những chỗ trống, câu đứt đoạn, v.v… Điều này không đúng đối với của bạn sao?

Nguyên nhân của điều này rất đơn giản. Chúng ta không thể làm hai việc cùng một lúc! Người duy nhất được cho là có thể thực hiện nhiều công việc một lúc là Napoleon. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta không phải là Napoleon. Chúng ta không thể tập trung khi vừa phải nghe vừa phải viết. Đồng thời, có một vấn đề về áp lực khi chép toàn bộ bài giảng. Giảng viên nói càng nhanh thì áp lực càng lớn. Bài giảng hóa ra là cuộc chạy đua với những lời giảng của giảng viên. Những lời này chứa đựng những ý nghĩa thiêng liêng cứ như thể chính Chúa nói ra. Và dường như việc không ghi lại những lời nói đó là một sự phỉ báng thánh thần.

Bây giờ, hãy tĩnh tâm lại! Đúng vậy, lời nói của giảng viên rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Chúng ta đã bỏ qua mục đích của bài giảng là nghe.

Điểm mấu chốt không phải là chép lại mà là tham dự. Hãy nghĩ về điều này: nếu giảng viên tạo được sự hứng thú thì sẽ tốt hơn nhiều so với việc đặt bút xuống, hướng về phía trước và lắng nghe bài giảng thật chăm chú. Nếu giảng viên giảng hay đến bất ngờ, sẽ có điều ngạc nhiên xảy ra. Thậm chí khi không thể chú tâm, chúng ta hãy ngừng viết và đi ra ngoài một cách tự nguyện và vui vẻ. Tại sao lại như vậy? Bởi vì sẽ thoải mái và hứng thú khi lắng nghe và được tham gia vào bài giảng trong một lớp học thú vị hơn là chỉ thụ động ngồi chờ thời gian trôi qua. Chép lại bài giảng chỉ giúp bạn giết thời gian.

Sẽ chẳng có ích gì khi chép lại những lời nói của giảng viên; làm như vậy chỉ gây mất tập trung, căng thẳng và mất khả năng tiếp thu. Nói cách khác, quá trình chép lại bài giảng không giúp chúng ta tiếp thu và ghi nhớ bài học!

Vậy bạn có thể hỏi, giải pháp là gì? Những lời giảng viên nói có thể là một phần của bài thi cuối kỳ. Giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề này là ghi lại bài giảng bằng một thiết bị ghi âm. Bạn có thể mua các thiết bị đó ở bất kỳ cửa hàng điện tử nào. Có vẻ đối với bạn sẽ là lãng phí thời gian khi đã ngồi nghe suốt 45 phút rồi lại phải thu âm lại. Điều đó có nghĩa là lãng phí 1,5 giờ cho một bài giảng. Tôi có giải pháp đơn giản cho vấn đề này.

Tìm một nhóm bạn mà bạn tin cậy, rồi phân công cho từng người. Mỗi lần, một người trong số họ sẽ ghi lại bài giảng cho tất cả những người khác. Đây là một cách hiệu quả nhất, tôi chắc chắn vậy.

Trong suốt tiết học, hãy ngồi trước bục giảng. Không cần có vở hay bút! Hãy thư giãn, ngồi một cách thoải mái và lắng nghe chăm chú mà không chịu áp lực phải ghi chép lại tất cả những gì thầy giáo nói. Hãy tham gia vào bài giảng và quan trọng nhất là tạo ra hứng thú từ bài giảng, vì đây là mục đích học của chúng ta!

Loại hình thú 45 phút này sẽ có hiệu quả hơn nếu khả năng tiếp thu và ghi nhớ của bạn được phát huy.

Đến lúc này, chúng ta đã học được cách học tập hiệu quả, không áp lực và tùy thuộc vào tốc độ bạn đặt ra. Chúng ta biết cách lựa chọn môi trường học tập nào tốt nhất cho mình và tận dụng tối đa khoảng “thời gian Xanh”! Điều này, tự nó, sẽ làm tăng mức độ tiếp thu của bạn.

Bây giờ, hãy nghiên cứu bí mật lớn nhất trong số những nguyên tắc này. Học cách ghi nhớ gấp đôi đống sách vở chỉ trong một nửa số thời gian chúng ta được yêu cầu cho đến hiện tại.

Hạnh phúc dẫn đường cho mùa thi – dễ dàng ghi nhớ lượng tài liệu khổng lồ trong thời gian ngắn nhất

Có những bài thi dựa vào sự hiểu biết hơn là trí nhớ. Đó thường là những bài thi thuộc lĩnh vực toán học – Đại số, Vật lý, Kinh tế, Lập trình máy tính, v.v… Trong những bài thi này, có một yêu cầu là phải nắm được các cách giải khác nhau và tiếp cận chúng – sử dụng một loại công thức hoặc cách khác. Không cần phải nhớ một số lượng tài liệu lớn, nhưng cần phải thực hành nhiều. Ở đây, điều quan trọng là logic chứ không phải là trí nhớ.

Có những người chọn chuyên ngành Xã hội học, nhưng phải học một số môn liên quan đến Toán học. Cách học những môn này là coi chúng là những câu đố vui và logic.

Bây giờ, tôi muốn đề cập những bài thi đòi hỏi bạn phải nhớ một lượng thông tin “khổng lồ”. Hãy ngồi lại và cùng tìm hiểu xem.

Mùa thi đã đến. Chúng ta đang thu thập tất cả những tài liệu cần thiết. Chúng ta có năm cuốn sách trên bàn, mười tập giầy và hai mươi cuốn sổ bài giảng.

Làm thế nào để có thể chinh phục được hết đống sách vở đó đây? Như bất kỳ một cuộc hành trình nào, chúng ta hãy làm từng bước một.

Bạn có nhớ là đã từng đến những điểm du lịch, nơi mà sau một vài giờ, hướng dẫn viên du lịch chỉ về một ngọn núi phía xa và nói: “Đó là nơi những chiếc xe buýt đang đợi chúng ta”. Ngọn núi này dường như cách xa mười dặm… Ý nghĩ đầu tiên của chúng ta là “Không thể nào! Chúng ta còn phải đi bộ từ đây đến đó ư? Không thể tưởng tượng nổi!” Tuy nhiên, chúng ta vẫn tiếp tục đi cho đến khi đến được nơi đó. Điều này giống với lượng sách vở mà chúng ta phải học, giống như một quãng đường không có điểm cuối, nhưng chúng ta vẫn phải đi.

Hãy bắt đầu bằng những phương pháp của trẻ nhỏ. Mở một cuốn sách hay tờ báo ra và đọc tiêu đề. Tiêu đề sẽ cho bạn biết nội dung. Nó hướng bạn tập trung vào những điểm mấu chốt và những ý định có liên quan trực tiếp.

Tài liệu học cũng như sách giáo khoa, báo chí, những cuốn sổ ghi chép… cũng giống như phong cảnh vậy. Khi bạn ngắm cảnh, sẽ có các vật thể xuất hiện và bạn bị thu hút vào đó. Các vật thể này có thể là đỉnh núi, một ngôi nhà mái đỏ, một thác nước, một cái cây lớn… Nếu bạn được yêu cầu kể lại những gì bạn vừa nhìn thấy, bạn có thể sẽ đề cập những vật thể đã xuất hiện đó. Không cần thiết và cũng không quan trọng phải nhớ tất cả các chi tiết. Bạn nên chia tài liệu bạn muốn ghi nhớ thành nhiều phần, trong đó có các từ và cụm từ quan trọng nhất. Tri nhớ cũng như lưới đánh ca, chỉ có một cỡ để bắt cá lớn. Những con cá nhỏ hơn sẽ luôn thoát qua mắt lưới.

Bây giờ hãy đọc bài báo dưới đây. Đọc liên tục mà không để đến những từ quan trọng. Đọc nó thật chú tâm và thoải mái như thể bạn đang đọc một bài xã luận trên một tờ nhật báo bình thường. Coi nó như một đoạn văn bản mà bạn không bắt buộc phải đọc, nhưng bạn chọn đọc nó vì nó khiến bạn thích thú. Sau đó, hãy đọc lại một lần nữa và chú ý đến những từ quan trọng. Đây là những từ khóa tạo nên chủ đề hoặc ý chính của phần đó.

Dưới đây là bài báo. Hãy đọc nó, và sau đó, chúng ta sẽ tiếp tục.

------------------------------------------

Những nghề nghiệp tương lai

- Nhân tố con người

Jack Neil, 5/1988

“Những công việc cần thiết trong quá khứ sẽ biến mất trong tương lai vì khả năng có máy tính có thể thay thế con người”, Tiến sĩ Carl Bernard phát biểu. Ông giải thích lập luận của mình khi mô tả lợi ích mong đợi của cuộc cách mạng thông tin mà chúng ta đã trải qua. “Mọi người sẽ đặt vé máy bay qua mạng. Đây là nơi họ có thể nhận được những thông tin chi tiết về chuyến bay sắp tới. Bằng cách này, sẽ không cần đến các hãng lữ hành nữa. Điều này cũng đúng với trường hợp của các hãng bảo hiểm.” Là một người làm việc liên quan đến lĩnh vực du lịch, tôi không đồng ý với giả thiết này.

Hãy lấy ví dụ một người đang tìm mua nhà. Ngày nay, tất cả những gì chúng ta cần làm là mở tờ báo ra hoặc lướt web để tìm tiếm những thông tin cần thiết. Theo học thuyết của tiến sĩ Bernard, sẽ là lẽ dĩ nhiên khi một công việc như một “hãng môi giới bất động sản” không còn nữa. Thực tế, các hãng môi giới bất động sản lại đang phát triển rất năng động.

Sự dư thừa thông tin quanh chúng ta là nguyên nhân gia tăng nhu cầu kết nối với một vài loại nhân tố con người. Sẽ là không thuyết phục khi một xã hội rối ren làm mọc lên những nhà tư vấn và chuyên gia – những người mà vai trò duy nhất của họ là giúp mọi người tìm ra bản chất của vấn đề. Đây là trường hợp của một hãng môi giới bất động sản khi nhiệm vụ của nó là chắt lọc nhu cầu về nhà ở của người mua.

Ngày nay, ai muốn du lịch đến miền Nam nước Pháp đều có thể tìm được thông tin trên Internet. Thông tin này thường bao gồm tất cả các địa điểm, khách sạn và nhà hàng trong khu vực. Anh ta có thể biết được giá cả và xem ảnh về tất cả các địa điểm. Ngân hàng thông tin tổng thể này trở nên mờ nhạt so với những lời khuyên chuyên nghiệp và ý kiến thú vị, chân thành của một hãng lữ hành. Một đề xuất kiểu như: “Hãy tin tôi, hãy nghỉ tại khách sạn X, nó yên tĩnh và rât thoải mái. Nó có dịch vụ tốt và bữa sáng nhanh gọn…” thì thậm chí một khách hàng cẩn thận và độc lập nhất cũng sẽ từ bỏ những thông tin phong phú đó. Anh ta thích nhận được những lời khuyên của người mà anh ta tin cậy. Anh ta sẽ đánh giá cao việc để cho bộ não được yên và sự an toàn mà anh ta đã thật sự được hướng đến. Ngoài ta, nếu điều này lại hóa ra là sự thất vọng, ai sẽ là người để anh ta phàn nàn? Internet chăng?

Swissair là ví dụ về một trong nhiều công ty thường tổ chức các tour học tập cho hãng lữ hành. Họ sẽ tổ chức (lớp kinh doanh) một nhóm gồm 30 hãng lữ hành. Những người này bao gồm đại diện của các cơ quan nhỏ cũng như lớn nhhất. Họ sẽ cho khách nghỉ tại những khách sạn sang trọng nhất, cho họ ăn ở những nhà hàng tốt nhất và làm vừa ý họ mọi cách có thể.

Swissair quảng cáo trên mọi catalog, tạp chí, báo và các chương trình quảng cáo trên truyền hình. Tuy nhiên, họ biết rằng khách hàng đang ngồi trước một hãng lữ hành, và anh ta phải quyết định nên chọn hãng hàng không nào, ai sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đối với quyết định này?

Trong lĩnh vực hội họp, công nghệ tổ chức hội thảo truyền hình đã tạo ra sự khác biệt lớn. Ngày nay, một giảng viên đại học có thể ngồi ở một phòng hội thảo cùng với bảy nhà khoa học khác. Tuy nhiên, trong cùng một thời điểm, ông ta có thể thực hiện hội thảo thông qua video với ba nhóm các nhà khoa học khác ở Anh, Đức và Nhật bản.

Hãy tưởng tượng khoản tiết kiệm tài chính liên quan đến các cuộc hội thảo tới nhiều nơi trên thế giới. Các khoản này sẽ bao gồm chi phí bay, khách sạn và công tác tổ chức hội thảo thực cho những người nói trên.

Tuy nhiên, trên thực tế, giảng viên và các nhà khoa học đó muốn dùng tiền của mình để đi đâu đó, nơi mà họ có thể gặp nhau trực tiếp. Không công nghệ nào có thể ngăn cản họ vượt qua những con đường chông gai và gặp mặt các đồng nghiệp của họ trên toàn thế giới. Không có và sẽ không bao giờ có một sự thay thế nào cho những cuộc gặp gỡ trực tiếp cả.

Và nhân tiện, ai sẽ là người quan tâm đến việc sắp xếp họ đến vị trí hội thảo?... Đúng, chính là những hãng lữ hành. Như vậy, nhân tố con người vẫn sẽ tiếp tục dẫn đường, định hướng và quyết định các nghề nghiệp trong tương lai và thị trường việc làm. Sự phong phú thông tin và công nghệ tiên tiến sẽ chỉ mang lại thêm công việc cho con người. Năm 1973, Tiến sĩ A. Bluestone đã viết một cách hài hước thế này: “Công nghệ ban tặng ý nghĩa cuộc sống cho nhiều kỹ thuật viên”. Không có một sự thay thế nào cho loài người và mối liên hệ trực tiếp giữa họ.

------------------------------------------

Trong mỗi đoạn, một hoặc hai từ được làm nổi bật hơn. Từ khóa này được chọn để thể hiện ý chung nhất của đoạn văn. Hãy lưu ý đến những từ khóa này và mô tả ý nghĩa ẩn chứa bên trong bằng một vài từ:

Bernard – Internet – Tên của một người được nêu ra vì những tranh luận (học thuyết) của anh ta là chất xúc tác để viết nên toàn bộ bài báo này. Mục đích của bài báo là, như đã nói, nhằm phản bác tranh luận của anh ta cho rằng Internet sẽ thay thế con người.

Nhà – Điều này nhắc nhở chúng ta rằng một người có thể tận dụng ngân hàng thông tin để có được những thông tin liên quan đến loại nhà ở mà anh ta đang tìm kiếm. Do đó, các hãng lữ hành không còn cần thiết nữa.

Sự phong phú – sự xuất hiện – Sự phong phú các loại thông tin phức tạp đã dẫn đến sự xuất hiện các nhà tư vấn.

Nước Pháp – Một ví dụ về quyền lực và sự ảnh hưởng của sự giới thiệu và nhiệt tình mà một hãng lữ hành có trong khi có người sẽ lên kế hoạch cho một chuyến bay xuất ngoại (du lịch tới Pháp, vì mục đích của tranh luận này).

Swissair – Công ty hàng không của Thụy Sĩ, một trong nhiều hãng hàng không tổ chức các tour du lịch. Thực tế này đã chứng minh rõ hơn cho giả thuyết của bài báo. Bất chấp nguồn ngân sách khổng lồ dành cho quảng cáo, họ vẫn thích đầu tư vào nguồn nhân lực hơn. Họ cũng tin rằng thông qua sự đầu tư này, các hãng mà sẽ tiến cử họ sẽ có lựa chọn ủng hộ họ khi một khách hàng còn đang lưỡng lự.

Hội thảo truyền hình: Một hội thảo dựa vào đàm thoại có sự hỗ trợ của video. Cho dù có nhiều ưu điểm nhưng những nhược điểm của loại hình hội thảo này vẫn chiếm đa số. Do nhu cầu giao tiếp trực tiếp nên những cuộc đấu trí cá nhân đã chiến thắng.

Bluestone – những kỹ thuật viên – một ví dụ hài hước về mối quan hệ tất yếu giữa công nghệ và các kỹ sư. Kết quả là sự gắn kết giữa Internet và con người, đặc biệt là sự gắn kết trực tiếp giữa hai đối tượng này.

Chúng ta đã chuẩn bị một danh sách các từ khóa. Bây giờ, sau khi đã hiểu được điều mà mỗi từ khóa trong một đoạn văn nhắc nhở chúng ta là gì thì chúng ta có nhiều lựa chọn:

1. Chúng ta có thể kết nối các từ có nghĩa với nhau và tạo ra một chuỗi, trong đó từ này sẽ gợi ý cho chúng ta nhớ đến từ tiếp theo (một phương pháp mà chúng ta đã tìm hiểu).

2. Hãy tạo ra một tập tin (nghĩa là nghĩ đến một căn phòng cụ thể trong ngôi nhà của chúng ta) và liên kết mỗi từ khóa với một đồ vật trong căn phòng.

3. Liên kết các từ khóa bằng cách tạo ra một câu chuyện liên tưởng.

Cho đến giờ chúng ta chưa được biết đến phương pháp thứ ba, và ngay bây giờ chúng ta sẽ được biết. Chúng ta sẽ tạo ra một mối liên kết giữa các từ khóa với nhau và tạo ra một sợi dây liên kết các từ đó.

Chúng ta hãy tưởng tượng ra một chú chó Saint Bernard to lớn và dễ thương. Một chiếc máy tính cá nhân (có nối mạng Internet) được buộc vào chiếc vòng cổ của nó (thay vì một thùng rượu nổi tiếng). Chú chó này đang định mua một ngồi nhà (house) (nó hy vọng sẽ tìm được một ngôi nhà qua mạng). Khu vườn sau nhà cũ là một khu đất cằn cỗi, cho nên chú chó này mơ ước ngôi nhà mới có một khu vườn đầy hoa (abandance of flowers) để chơi đùa. Thế nên nó quyết định du ngoạn tới Pháp (France), nơi mà nó có thể tìm được một khu vườn lý tưởng như nó mong đợi. Nó chọn chuyến bay mang tên Swissair (vì nó là giống chó Thụy Sĩ – Swiss). Ở nước Pháp, nó cảm thấy rất cô đơn. Vì thế nó tổ chức hội thảo truyền hình (video conferences) với bạn bè và thành viên gia đình hai lần một ngày. Cuối cùng khi trở về nhà, nó mua một con rô-bốt (technician) để làm quà cho bạn bè. Con rô-bốt này được trang trí bằng những viên đá xanh (blue stones) lấp lánh trong bóng tối.

Câu chuyện liên tưởng này phải có nội dung ấn tượng và rõ ràng. Để ghi nhớ câu chuyện theo cách hiệu quả nhất, hãy tự hỏi những câu hỏi sau:

Tại sao chú chó Saint Bernard lại có một chiếc máy tính treo ở dây buộc cổ của nó? Vì nó đang định tìm mua một ngôi nhà.

Điều gí khiến cho chú chó không thích ngôi nhà cũ? Vì khu vườn sau nhà chỉ là một khoảng đất cằn cỗi và nó mơ ước có một khi vườn đầy hoa.

Nó đã làm gì ở Pháp? Không làm gì cả. Nó rất cô đơn, vì thế nó tổ chức các cuộc hội thảo truyền hình với bạn bè và các thành viên trong gia đình.

Món quà đặc biệt mà nó mua tặng bạn bè khi trở về nhà là gì? Một con rô-bốt (technician) được trang trí những viên đã xanh (blue stones).

Để nhớ câu được chuyện này