Các triều đại Việt Nam

Phần 14. TRIỀU HẬU LÊ (LÊ TRUNG HƯNG)

Lê Trang Tông-Trịnh Kiểm (1533-1548)

Năm năm sau, kể từ ngày bị Mạc Đăng Dung giành ngôi vua, đến năm Quí Tỵ (1533), nhà Lê lại được dựng lên, mặc dù vua ở đất Lào nhưng đă có niên hiệu, các nhà chép sử gọi đó là thời Lê Trung Hưng (Hậu Lê).

Lê Trang Tông, huý Ninh, lại có tên nữa là Huyến. Là con của Chiêu Tông, cháu xa đời của Thánh Tông. Mẹ là Phạm Thị Ngọc Quỳnh, người sách Cao Trì, huyện Thụy Nguyên (nay là Ngọc Lạc, Thanh Hoá). Khi Đăng Dung bức Chiêu Tông về kinh thì Duy Ninh chạy về Thanh Hoá, mới 11 tuổi, Lê Quán ẵm chạy sang Ai Lao đổi tên là Huyến. Lúc đó tướng cũ là Chiêu Huân công Nguyễn Kim mật mưu khôi phục, sai Trịnh Duy Thuần cùng Trịnh Duy Sản triệu tập thần dân cũ, Duy Ninh lập nên làm vua, bấy giờ 19 tuổi.

Năm Quí Tỵ (1533), tháng Giêng, Duy Ninh lên ngôi ở đất Ai Lao, đặt niên hiệu là Nguyễn Hoà, tôn đại tướng quân Nguyễn Kim làm thượng phu Thái sư Hưng quốc công chưởng nội ngoại sự, lấy hoạn quan là Đinh Công làm thiếu úy hưng Quốc công… Lấy trại Sầm Hạ làm nơi hành tại, giao kết với vua Ai Lao là Sạ Đẩu để nhờ vả quân, lương, mưu việc lấy lại nước, sai Trịnh Duy Liêu sang Minh tâu tố Đăng Dung tiếm loạn, chiếm giữ kinh thành, ngăn trở đường tiến công. Nhà Minh sai Hàm Ninh hầu Cừu Loan làm tổng đốc quân vụ, Binh bộ thượng thư Mao Bá Ôn làm tham tán quân vụ, đem quân sang đánh Mạc.

Tháng 12 năm Canh Tý (1540), Nguyễn Kim kéo quân từ Ai Lao về nước đánh Nghệ An, nhiều hào kiệt theo vê giúp Trung Hưng. Cuối năm Quí Măo (1543), nhà Lê chiếm được Tây Kinh, tướng Dương Chấp Nhất của nhà Mạc phải đầu hàng. Từ đó trong nước dần dần hình thành hai miền chịu sự khống chế của hai lực lượng đối lập: Thanh Hoá, Nghệ An trở vào thuộc vua Lê dưới sự giúp đỡ của các tướng họ Nguyễn rồi họ Trịnh (Nam triều), vùng Bắc Bộ trong đó có cả kinh thành thuộc quyền Mạc (gọi là Bắc Triều). Từ đó bắt đầu một cuộc nội chiến tàn khốc kéo dài gần 50 năm (1545-1592) gọi là nội chiến Nam – Bắc triều. Năm Quí Tỵ (1545), Nguyễn Kim đem quân tiến đánh Sơn Nam, đến huyện Yên Mô thì bị hàng tướng của Mạc là Dương Chấp Nhất đánh thuốc độc giết chết. Con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm nắm giữ binh quyền, tiếp tục sự nghiệp tranh chấp với nhà Mạc. Từ đó họ Trịnh thế tập nắm giữ binh quyền, mở đầu thời kỳ “vua Lê chúa Trịnh” sau này. Trịnh Kiểm có toàn quyền định đoạt việc quân ở ngoài cũng như việc nội triều, tất thảy đều tự quyết sau mới tâu vua.

Năm Bính Ngọ (1546), Trịnh Kiểm lập hành tại vua Lê ở Vạn Lại (Thọ Xuân, Thanh Hoá). Lấy danh nghĩa phù Lê diệt Mạc, nhiều hào kiệt, danh sĩ đương thời lại tìm vào Thanh Hoá như Lương Đắc Bằng, Phùng Khắc Khoan.

Năm Mậu Thân (1548), Lê Duy Ninh mất, thọ 34 tuổi, ở ngôi 16 năm, quần thần dâng tên hiệu Lê Trang Tông. Trịnh Kiểm cho lập Thái tử là Duy Huyền lên nối ngôi. Sử gia Phan Huy Chú nhận xét: vua lấy trại Sầm Hạ làm nơi hành tại, phong Chiêu Huân Công (Trịnh Kiểm) làm Thái sư Hưng quốc công, lưu lại phụ chính; đi lại các động người Man, khoảng gần 10 năm, dọn dẹp cỏ rậm lập nên triều đình, thế nước lại nổi lên… cơ nghiệp Trung Hưng thực sự bắt đầu từ đây.

Lê Trung Tông (1548-1556)

Tên thật là Huyên, con lớn của Trang Tông. Tính tình khoan rộng, thông suốt, có mưu lược đế vương. Năm 1548 Trang Tông mất, Huyên được lập lên nối ngôi khi mới 15 tuổi, lấy hiệu là Trung Tông. Công việc trong triều đều giao cho Lương quốc công Trịnh Kiểm quyết định. Năm Quí Sửu (1553) vua dời hành tại đến xă Yên Trường (trên tả ngạn sông Chu, thuộc Thọ Xuân, Thanh Hoá), bản doanh của Trịnh Kiểm, năm sau, Giáp Dần (1554) lại dời đến xă Biện Thượng (tức Bồng Trung, huyện Vĩnh Lộc, trên sông Mă) là nơi Trịnh Kiểm ở với mẹ khi còn nhỏ. Cũng năm đó nhà Lê bắt đầu đặt chế khoa để chọn nhân tài, ky thi năm Giáp Dần (1554) lấy đỗ 5 đệ nhất giáp chế khoa xuất thân và 8 người đệ nhị giáp đồng chế khoa xuất thân. VÌ quan niệm nhà Lê là chính thống, lúc đó nhiều nhà nho dự thi và lam quen với nhà Lê như Đinh Bạt Tuỵ, Chu Quang Bá Ly, Nguyễn Khải Khang, Nguyễn Thiếu, Lê Khắc Thận… bỏ nhà Mạc vào phò giúp, nên thế lực ngày càng mạnh.

Tháng Giêng năm Bính Thìn (1556) vua băng khi mới 22 tuổi, không có con nối. Trịnh Kiểm cùng với các địa thần bàn rằng “nước không thể một ngày không vua”, bèn sai người đi tìm con cháu họ Lê lập nên.

Lê Anh Tông (1556-1573)

Lê Anh Tông tên huý là Duy Bang, là dòng dõi đời nhà Lê. Trước đó, anh thứ hai của Lê Thái Tổ tên là Trừ, Trừ sinh ra Khang, Khang sinh ra Thọ, Thọ sinh ra Duy Thiệu, Duy Thiệu sinh ra Duy Khoáng, Duy Khoáng lấy vợ người hương Bố Vệ huyện Đông Sơn sinh ra Duy Bang. Khi Lê Trung Tông mất, không có con nối, thái sư Trịnh Kiểm cùng các đại thần tìm được Duy Bang đang sống ở hương Bố Vệ (phía Nam thị xă Thanh Hoá), đón về lập làm vua, khi đó ông đă 25 tuổi.

Khi Trịnh Kiểm còn sống, mọi quyền hành trong triều đều do Trịnh Kiểm quyết định, vua chỉ việc nghe theo. Các trận đánh lớn với quân Mạc đều do Trịnh Kiểm chia quân điều khiển. Ngay cả khi Lê Duy Hàn là em vua ngầm có chí khác lẻn vào cung lấy trộm ấn báu, bị bắt, vua xá tội cho, đến khi Duy Hàn phạm tội giết người, vua cũng giao cho thái sư Trịnh Kiểm toàn quyền xét xử.

Cũng trong thời gian này Nguyễn Hoàng nhờ chị gái là Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin cho vào trấn thư xứ Thuận Quảng. Lúc đó Ngọc Bảo sinh được con trai (Trịnh Tùng) có tướng mạo đẹp và tài lạ hơn người, đượoc Kiểm hết sức yêu dấu, vì thế lời xin của Nguyễn Hoàng được chấp nhận.

Tháng 2 năm Canh Ngọ (1570) Trịnh Kiểm ốm nặng rồi mất. Anh em Trịnh Cối và Trịnh Tùng tranh giành nhau quyền bính. Lúc này tình hình nhà Lê bị chia rẽ và suy yếu. Nhưng vua Lê Anh Tông cũng nhiều lần cầm quân ra trận. Mặc dù Lê Anh Tông cũng nhiều lần cầm quân ra trận. Mặc dù Lê Anh Tông vẫn tín nhiệm và trao quyền hành cao nhất cho Trịnh Tùng tước Trưởng quận công năm giữ binh quyền nhưng nhiều lần vua vẫn tự làm đô tướng thống đốc đại binh đem quân cùng Trịnh Tùng ra đánh nhà Mạc ở phía Bắc. Quan hệ giữa vua và chúa có phần hoà thuận, song tháng 3 năm Nhâm Thân (1572) Lê Cập Đệ ngầm có chí khác, rủ đi thuyền ra giữa sông mưu giết Trịnh Tùng biết được, nên việc không xong. Từ đấy hai nhà thù oán nhau, bên ngoài giả cách hiệp sức với nhau để đánh Mạc, bên trong đều ngó nhau, đề pḥng thích khách. Sau đó Trịnh Tùng lập mưu giết Lê Cập Đệ. Một số quần thần như Cảnh Hấp và Đình Ngạn nói với vua rằng: Tả tướng nắm binh quyền to như vậy, bệ hạ khó lòng đứng được. Vua nghe nói thế, vừa sợ vừa ngờ, bèn ban đêm chạy ra ngoài cung với 4 Hoàng tử đóng ở thành Nghệ An. Trịnh Tùng cùng với về tôi lập con thứ 5 của vua Anh Tông là Duy Đàm lên ngôi và sai Nguyễn Hữu Liên đi đón vua cũ. Khi về đến Lôi Dương (Thanh Hoá) Anh Tông bị giết chết.

Như vậy Lê Duy Bang ở ngôi 16 năm, thọ 42 tuổi, đặt niên hiệu ba lần: Thiên Hựu (1557), Chính Trị (1558-1571) và Hồng Phúc (1572-2/1573).

Lê Thế Tôn (1573-1599) – Trịnh Tùng

Lê Kính Tông (1600-1619)

Vua Kính Tông húy là Duy Tân, là con thứ của Thế Tông. Khi vua Thế Tông băng, Bình An vương Trịnh Tùng cùng với triều thần cho rằng thái tử (anh của Duy Tân) tính không thông minh, bèn lập con thứ là Duy Tân, khi đó mới 11 tuổi. Duy Tân có “tướng mạo hùng vĩ”, được triều thần đưa lên ngôi ngày 27 tháng 8 năm Kỷ Hợi (1599), đại xá, đổi niên hiệu là Thuận Đức, lấy năm Canh Tý (1600) làm năm Thuân Đức thứ nhất.

Từ năm này, bước sang thế kỷ XVII, tình hình chính trị trong nước lại chuyển biến theo một cục diện mới. Ở ngoài Bắc, về cơ bản họ Trịnh với tài năng quân sự và thái độ cứng rắn của Trịnh Tùng đă cơ bản dẹp tan được chính quyền nhà Mạc ở kinh đô và đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng các dư đảng của nhà Mạc thì vẫn nổi lên khắp các tỉnh trung du và miền núi Việt Bắc. Nhà Lê Trịnh vẫn phải nhiều lần phái những đội quân lớn do Thái phó Thanh quận công Trịnh Tráng và các thuộc tướng Nguyễn Văn Giai, Nguyễn Cảnh Kiên, Tạ Thế Phúc, Nguyễn Khải, Nguyễn Hắc, Nguyễn Duy Thì… đem quân đánh Mạc. Cũng vào thời này vấn đề tranh giành quyền lực và xung đột giữ họ Trịnh ở Đàng ngoài và họ Nguyễn ở Đàng trong bắt đầu đặt ra với việc Nguyễn Hoàng tự ý bỏ vào Thuận Quảng. Nhân cơ hội ấy dư đảng của nhà Mạc lại nổi lên.

Trong tình hình đó, vua Lê Kính Tông mưu cùng với Trịnh Xuân (con thứ của Trịnh Tùng) mưu giết Trịnh Tùng nhưng không thành. Trịnh Xuân bị giam vào nội phủ, còn vua Kính Tông thì bị bức thắt cổ chết ngày 12 tháng 5 năm Kỷ Mùi (1619)

Lê Thần Tông (1619-1643) (1649-1662) Lê Chân Tông (1643-1649) – Trịnh Tráng

Vua Thần Tông huý là Duy Kỳ, con trưởng của Kính Tông. Mẹ là Đoan từ hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh, con gái thứ của thượng phu Bình An vương trịnh Tùng sinh ra Duy Kỳ vào ngày 19 tháng 11 năm Đinh Mùi (1607). Như vậy, Duy Kỳ là cháu ngoại của Bình An vương Trịnh Tùng. Khi vua kính Tông bị buộc thắt cổ chết, Bình An vương tôn lập cháu ngoại của mình là Duy Kỳ lên làm vua, khi đó mới 12 tuổi. Duy Kỳ có tướng mạo đế vương: sống mũi cao, mặt rồng, thông minh, học rộng, mưu lược sâu sắc, giỏi văn chương. Đây cũng là một ông vua có quan hệ thật đặc biệt với nhà chúa, cùng với nhà chúa một nhà vui thuận êm ấm.

Tháng 7 năm Quí Hợi (1623) nhân dịp Bình An vương Trịnh Tùng mất, Trịnh Xuân lại một lần nữa đem quân nổi lên định tranh ngôi chúa, vương thế tử Trịnh Tráng cùng vua đem quân về Thanh Hoá lo dẹp loạn.

Năm Canh Ngọ (1630) vua lấy con gái của Vương là Trịnh Thị Ngọc Trúc lập làm hoàng hậu. Việc lấy Ngọc Trúc đă để lại tiếng xấu cho vua sua này. Chẳng là trước đó Ngọc Trúc đă lấy chú họ của vua là Cường quận công Lê Trụ, đă sinh ra được 4 người con, rồi Lê Trụ bị lỗi phải giam trong ngục, Vương lại đem Ngọc Trúc dâng vua, vua lấy vào cung. Triều thần như Trạng nguyên Nguyễn Thực, Nguyễn Danh Thế nhiều lần can vua, vua không nghe, và nói: “Trót đă xong việc, lấy gượng vậy”.

Tháng 10 năm Quí Mùi (1643) vua nhường ngôi cho con là Lê Duy Hiệu sau 25 năm làm vua, tự lên làm Thái thượng hoàng, còn Hoàng hậu họ Trịnh làm Hoàng thái hậu.

Duy Hiệu được vua cha nhường ngôi từ lúc lên 13 tuổi, lấy niên hiệu là Chân Tông. Trong thời gian Chân Tông ở ngôi, có một việc đáng chú ý là vào năm 1646, vua Minh cho sứ thần sang phong cho Thái thượng hoàng làm An Nam quốc vương. Triều Lê Trung Hưng kể từ Lê Trang Tông đến đây mới được nhà Minh phong tước vương, trước đó chỉ phong An Nam đô thống sứ.

Năm Kỷ Măo (1649), ở ngôi được 7 năm, Duy Hiệu chết không có con nối, Thái thượng hoàng lại cầm quyền chính, tiếp tục triều Lê Thần Tông. Năm Nhâm Dần (1662) vua Thần Tông bị bạo bệnh, xuống chiếu đổi niên hiệu làm Vạn Khánh năm thứ nhất. Cũng nhâp dịp này vua cho thay đổi ngôi Thái tử. Chẳng là trước đó vì chưa có con nối, vua phải lấy con của người khác làm Hoàng thái tử. Nay con đích là Duy Vũ đă lên 9 tuổi, vu cho lập Duy Vũ làm Hoàng thái tử, phế Duy Tào làm thứ nhân, theo về họ mẹ.

Ngày 22 tháng 9 năm đó, vua băng. Như vậy vua Thần Tông nhà Lê là ông vua thứ hai sau Lê Thánh Tông có số năm trị vì dài tới 38 năm. Song đặc biệt hơn, Lê Thần Tông trị vì 25 năm, truyền ngôi rồi làm thái thượng hoàng, khi vua mới chết không có người nối, lại ra làm vua thêm 13 năm nữa, thọ 56 tuổi. Ông vua này trị vì trải qua ba đời vương bên phủ chúa Trịnh: Từ Bình An vương Trịnh Tùng đến đời Thanh vương (Trịnh Tráng) rồi đến Tây Vương Trịnh Tạc. Đời bấy giờ cho vua Thần Tông là bậc vua giỏi, nhưng có chê ở hai điểm: chốn cung vi không có đế độ và mê hoặc phật giáo.

Lê Huyền Tông (1663-1671)

Huyền Tông tên là Duy Vũ, con Thần Tông, em của Chân Tông, khi Thần Tông mất Vũ mới lên 9 tuổi, Tây vương Trịnh Tạc theo di mệnh lập lên. Trước đó vua Lê Chân Tông mất không có con nối, Thần Tông lại phải tiếp tục ngôi vua, lúc này chưa có người lập làm Thái tử nên Thần Tông cho lập Duy Tào (là con riêng của Hoàng hậu Trịnh thị) làm Hoàng thái tử. Nhưng sau đó Thần Tông có con đặt tên là Vũ. Đến năm Nhâm Dần (1662) khi Duy Vũ đă lên 9 tuổi, trước khi mất vua cho lập Duy Vũ làm Hoàng thái tử, nối ngôi. Duy Vũ là con do Phạm Thị Ngọc Hậu, người làng Quả Nhuệ, huyện Lôi Dương (Thọ Xuân, Thanh Hoá) sinh ra.

Năm Ất Tỵ (1665), mặc dù mới 11 tuổi, nhà vua cũng sách lập chính cung Trịnh Thị Ngọc Áng làm Hoàng hậu. Trịnh Thị Ngọc Áng là con gái thứ của Tây vương Trịnh Tạc. Khi nhà vua lên ngôi đón vào trong cung, lấy làm Hoàng hậu.

Bấy giờ ở bên Trung Quốc, nhà Minh đă mất, nhà Thanh lên, tháng 3 năm Đinh Mùi (1667) nhà Thanh sai sứ sang phong cho vua làm An Nam quốc vương. Vua Lê sai chánh sứ Lê Hiệu, phó sứ Dương Hạo và Đồng Tồn Trạch sang nhà Thanh nộp lễ cống hàng năm và tạ ơn việc tặng bạc lụa. Đây là lần đầu tiên nước ta có quan hệ ngoại giao với .

Ở ngôi được 9 năm, ngày 15 tháng 10 năm Tân Hợi (1671) vua băng, lúc này mới có 18 tuổi, không có con nối. Nhà sử học Phan Huy Chú viết: vua thần thái nghiêm trang, từ chất khoan hậu, ngồi chắp tay giữ nghiệp nước, trong nước yên trị.

Lê Gia Tông(1672-1675) – Trịnh Tạc

Vua húy là Duy Cối, con thứ của Thần Tông. Trước đấy, khi Thần Tông băng, Hoàng thái tử Duy Cối (có sách chép là Duy Khoái) mới lên 2 tuổi, vương Trịnh Tạc và vương thị là Trịnh Thị Ngọc Lung đón về nuôi ở trong vương phủ, dạy bảo hun đúc, giúp nên đức tính. Khi Huyền Tông băng không có con nối, Trịnh Tạc bèn xuống chỉ cho Tiết chế phủ và các đại thần văn võ trăm quan lập Hoàng đế Lê Duy Cối lên ngôi vua, khi đó ông mới 11 tuổi. Vua làm lễ đăng quang nào ngày 19 tháng 11 năm Tân Hợi (1671), lấy niên hiệu Dương Đức, tôn chính phi của vương là Trịnh Thị Ngọc Lung làm Quốc thái mẫu.

Năm Giáp Dần (1674) vua tôn phong thân sinh mẫu là Lê Thị Ngọc Hoàn (quê ở xă Phúc Lộc, huyện Thụy Nguyên, Thanh Hoá) làm Chiêu Nghi.

Nhà vua diện mạo khôi ngô, thân thể vạm vỡ, tính khoan hoà, có độ lượng của một ông vua. Vua ở được 4 năm, mất lúc 15 tuổi, không có con nối.

Lê Hy Tông (1676-1704)

Lê Hy Tông có tên là Duy Cáp (có sách chép là Duy Hợp), là con thứ của Thần Tông và là em của Gia Tông. Khi Thần Tông qua đời, ông còn nằm trong bụng mẹ mới được 4 tháng. Thần Tông dặn ḍ Tây vương Trịnh Tạc bảo hộ, sau này cho Duy Cáp nối ngôi. Lúc Gia Tông chế Duy Cáp lên 13 tuổi, được Tây vương phò lên ngôi vua. Lấy ngày sinh làm “Thiên minh thánh tiết”. Nhà vua tuân giữ cơ ngihệp có sẵn, rũ tay áo mà hưởng cuộc thịnh trị. Kỷ cương thì chấn hưng, thưởng phạt thì nghiêm túc và công minh, phần nhiều các công khanh đều xứng đáng với chứuc vụ, trăm quan kính giữ phép tắc chế độ, nhân dân yên nghiệp làm ăn. Đó là các năm dưới niên hiệu Vĩnh Trị (1676-1680) và Chính Hoà (1681-1704). Người đời bấy giờ ca ngợi là bậc nhất thời Trung Hưng. Tháng 4 năm Ất Dậu (1705), sau khi ở ngôi được 30 năm, vua ban chiếu truyền ngôi cho Hoàng thái tử Lê Duy Đường rời sang ở cung khác. Nhường ngôi rồi vua còn vui sống cảnh nhàn 12 năm nữa mới mất, thọ 54 tuổi.

Lê Dụ Tông (1705-1728) – Trịnh Cương

Vua huý là Duy Đường, con trưởng Lê Hy Tông, được nhường ngôi năm Ất Dậu (1705). Sau khi lên ngôi đổi tên niên hiệu là Vĩnh Thịnh.

Bấy giờ thừa hưởng cơ nghiệp thái bình, không xảy binh đao vì chiến tranh Trịnh – Nguyễn tạm dừng. Trong nước vô sự, triều đình có làm được nhiều việc. Pháp độ được đầy đủ, kỷ cương thi hành được hết. Xứ xa lạ thì dâng lễ vật tỏ lòng thành, Trung Quốc thì trả lại đất. Nhà vua rũ tay áo, ngồi ở trên, không phải khó nhọc mà mọi việc đâu ra đấy. Khi nói đến cuộc thịnh trị lúc bấy giờ người ta phải kể đến công lao giúp chính của chúa Trịnh Cương. Trịnh Cương cùng với các bồi tụng và tham tụng, Nguyễn Công Hăng, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Công Cơ đều là người giúp việc rất đắc lực và liêm khiết, họ chủ trương cải cách trên nhiều lĩnh vực: kinh tế – tài chính, thi cử, tổ chức hành chính và quan lại… Nhưng các cải cách đó chưa thu được kết quả gì thì Trịnh Cương qua đời. Ngày 20 tháng 4 năm Kỷ Dậu (1729) nhà vua nhường ngôi cho Thái tử Duy Phương rồi ra ở cung Kiều Thọ, xưng là Thuận Thiên thừa vận Hoàng thượng, khi đó vua 49 tuổi. Như vậy vua Lê Dụ Tông làm vua được 24 năm, đặt niên hiệu hai lần: Vĩnh Thịnh (1705-1719) và Bảo Thái (1720-1729). Tháng Giêng năm Tân Hợi (1731) Thái thượng hoàng mất, thọ 52 tuổi.

Hôn Đức Công(1729-1732) Lê Thuần Tông (1732-1735) – Trịnh Giang

Sau khi Hoàng thái tử Lê Duy Phương được vua cha nhường ngôi, ban lời chiếu khá dài nói về công lao khai sáng của Lê Thái Tổ, công cuộc Trung Hưng và vai trò của các chúa Trịnh… rộng ban ấn điểm 5 điều cho thần dân cả nước. Nhưng ngôi vua của Lê Duy Phương không đứng vững, vì sau khi Trịnh Cương mất, Trịnh Giang lên nối nghiệp chúa thì tình hình lại thay đổi.

Nguyên do là, trước đó con trưởng của vua là Lê Duy Tường đã 28 tuổi được ở ngôi đông cung đã 10 năm, lẽ ra phải được truyền ngôi. Nhưng Duy Tường còn có một người em khác mẹ là Duy Phương, 19 tuổi, do chính phi Trịnh Thị (con gái Trịnh Cương) sinh ra. Trịnh Cương muốn bỏ người con cả để lập cháu ngoại của mình lên ngôi, mới quanh co làm ra lời bàn phong quan, ban tước, rồi ép vua Dụ Tông phải nhường ngôi cho Duy Phương. Duy Phương lên ngôi, ngay lập tức tôn mẹ là Trịnh Thị lên làm Hoàng thái hậu và lại tiếp tục lấy một chính phi họ Trịnh làm Hoàng hậu. Nhưng khi Trịnh Giang lên cầm quyền, muốn tỏ rõ uy quyền, Giang bỏ hết các phép tắc của cha. Các chính sách thuế khoá tài chính mà Trịnh Cương cho thi hành từ các năm 1720-1730 đều bị huỷ bỏ. Về việc định ngôi vua cũng vậy, tháng 8 năm Nhâm Tý (1732) Trịnh Giang truất Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trang xuống làm quận quân, vu cho nhà vua có tư tình với các cung phi của người khác, Trịnh Giang bắt ép vua ra ở cung riêng. Nhưng thứ cung đốn cho vua dùng đều bị bớt xén đi, rồi truất vua xuống là Hôn Đức Công, dời đến ở một ngôi nhà bên ngoài thành, buộc phải thắt cổ chết vào tháng 9 năm Ất Mão (1735).

Giết vua rồi, Giang cho dẫn 12 người con của Dụ Tông vào phủ đường để xem mặt. Duy Tường là con trưởng, đáng được lập làm vua. Giang liền sai viên quan hộ vệ Duy Tường đến cung Từ Thọ, làm lễ cáo Thái miếu và lập lên làm vua, tức là vua Thuần Tông.

Duy Tường lên ngôi đổi niên hiệu là Long Đức, đại xá trong nước, tha bỏ thuế thiếu, tha những tiền nộp để chuộc tội còn bỏ thiếu chồng chất; viên quan nào bị lầm lỡ bị truất bãi đã lâu, đều cho xem xét dùng lại. Nhưng Duy Tường làm vua không được lâu, chỉ bốn năm sau. nhà vua mất, thọ 37 tuổi, quần thần dâng tôn hiệu là Thuần Tông Giản hoàng đế.

Lê Ư Tông (1735-1740)

Sau khi Thuần Tông Giản hoàng đế mất, Trịnh Giang cho lập Duy Thận, con thứ 11 của Dụ Tông, em của Thuần Tông lên ngôi. Mặc dù Thuần cũng có con đă lên 19 tuổi, nhưng Trịnh Giang cho rằng Duy Diên (con Thuần Tông) tuổi đă trưởng thành và nhận thấy Duy Thận là cháu ngoại bà Thái phi họ Vũ (mẹ của Trịnh Cương, bà của Trịnh Giang), trước kia vẫn nuôi nấng Thận ở trong phủ, thân cận yêu thương và có phần dễ kiềm chế hơn. Thế là Giang quyết định cho Duy Thận khi đó 17 tuổi lên nối ngôi. Bầy tôi trong triều không ai dám nói gì cả. Duy Thận lên ngôi lấy niên hiệu là Vĩnh Hựu.

Dưới thời cầm quyền của Trịnh Giang, tình hình trong nước lại mất ổn định. Giang là kẻ vô cùng bạo ngược, không việc gì là không làm: sát hại công thần, tự cho thi tiến sĩ ở phủ đường…, giết vua nọ lập vua kia… Vì thế tháng 12 năm Mậu Ngọ (1738) một người tôn thất nhà Lê là Lê Duy Mật và Duy Quí (con Lê Dụ Tông), Duy Chúc (con Hy Tông) cùng với một số quần thần bàn mưu đốt kinh thành nhưng việc không thành, họ phỉa vượt biển chạy vào Thanh Hoá. Giang cho quân đuổi theo nhưng không kịp. Sau vụ đó, Duy Mật bèn chiếm cứ miền thượng du vùng Tây Nam chống nhau với nhà Trịnh ṛng ră trong 30 năm.

Từ ngày làm việc bạo nghịch giết vua, Trịnh Giang lấn quyền vua ngày một quá quắt. Thêm vào đó lại chơi bời dâm dục không còn mức độ nào cả, vì thế Giang bị mắc chứng bệnh kinh quí, sợ sấm sét. Bọn hoạn quan là Hoàng Công Phụ đánh lừa Giang: chúng đào đất làm cung thưởng Trì dưới hầm cho Giang ở. Từ đó Giang không bước chân ra ngoài, Công Phụ cùng đồ đảng của hắn càng có dịp chuyên quyền, lũng đoạn triều chính. Các quan đại thần kế tiếp nhau người bị giết, người bị phạt. Chính sự trái ngược, thuế khoá nặng nề, lòng dân mong cho chóng nổi lên loạn lạc. Lúc ấy hàng loạt cuộc khời nghĩa của nhân dân nổ ra ở khắp nơi: Vùng Hải Dương có Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Vũ Trác Oánh; ở vùng Sơn Nam có Hoàng Công Chất… họ đều lấy danh nghĩa “phò Lê”. Dân ở vùng Đông Nam, người đeo bừa, vác gậy đi theo, chỗ nhiều đến hơn vạn, chỗ nhỏ cũng hàng ngàn trăm. Quân khởi nghĩa vây các cấp, các thành, triều đình không thể ngăn cấm được.

Trước tình hình đó Trịnh thái phi là Vũ Thị (vợ Trịnh Cương, mẹ Trịnh Giang và Trịnh Doanh) cho triệu Nguyễn Quí Cảnh và một số quân thần khuyên Trịnh Doanh đứng ra thay Trịnh Giang để trừ hoạn nạn trong cung phủ. Năm Canh Thân (1740) Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang, tháng 5 năm ấy Doanh ép vua truyền ngôi cho Duy Diên, con trưởng của Thuần Tông. Tôn nhà vua lên làm Thái thượng hoàng. Như vậy Ư Tông ở ngôi được 5 năm, khi nhường ngôi mới 21 tuổi. Nhường ngôi rồi Ư Tông đến ở điện Cần Thọ, được 19 năm thì chết, thọ 40 tuổi.

Lê Hiển Tông (1740-1786) Trịnh Doanh – Trịnh Sâm

Lê Chiêu Thống (1787-1789)

Tên là Duy Khiêm (còn có tên là Duy Kỳ), cháu đích của vua Hiển Tông, con của Thái tử đă mất Duy Vĩ. Duy Khiêm được quân tam phủ đưa từ nơi bị giam cầm về ép vua và Trịnh Khải, lập làm Thái tôn, truất ngôi Thái tử của Duy Cận. Trước khi vua Hiển Tông mất đă cho gọi Thái tử Duy Khiêm vào trối lời truyền ngôi. Thái tử vừa lạy vừa khóc xin nhận mệnh. Lúc đó Nguyễn Huệ đă cưới công chúa Ngọc Hân. Ông có hỏi Ngọc Hân về việc các hoàng tử, công chúa rất khen Duy Cận là người tốt. Nguyễn Huệ muốn bàn luận lại việc lập người nối ngôi, triều đình lo sợ, không biết làm thế nào được, các người trong họ tôn thất đều trách móc công chúa làm hại mưu kế lớn của xă tắc. Công chúa sợ, trở về xin với Nguyễn Huệ, Nguyễn Huệ nhận lời, bèn phò Thái tôn lên ngôi Hoàng đế, đổi tên là Duy Kỳ. Lấy niên hiệu là Chiêu Thống. Khi Nguyễn Nhạc ra Thăng Long, Lê Chiêu Thống đem trăm quan thân hành đón tiếp ở ngoài cửa Nam Giao. Sau khi cùng Nguyễn Nhạc đàm đạo việc nước vua Lê xin cắt đất cho Nguyễn Nhạc để khao quân. Nguyễn Nhạc từ tốn nói rằng: “Tôi tức giận về nỗi họ Trịnh uy hiếp áp chế nên đứng ra làm việc tôn phò. Nếu đất đai không phải của nhà Lê thì một tấc tôi cũng không để, nhưng nếu đất đai của nhà Lê thì một tấc tôi cũng không lấy”. Rồi Nguyễn Nhạc cùng vua Lê ước hẹn đời đời làm láng giềng hoà hiếu.

Nhưng khi Nguyễn Nhạc cùng Nguyễn Huệ rút quân về Phú Xuân thì hào mục ở các nơi lại nổi dậy cát cứ, họ Trịnh cùng Trịnh Bồng trở lại Thăng Long tự lập làm Nguyên soái yến đô Vương và lấn át nhà vua như trước, khiến cho triều đình rối ren, chém giết lẫn nhau. Nguyễn Huệ lại phải kéo quân ra Bắc dẹp nội loạn, chiêu tập các cựu thần văn võ nhà Lê, lấy Sùng nhượng công Lê Duy Cận đứng giám quốc và để Ngô Văn Sở quản lĩnh binh chúng rồi kéo quân về Nam.

Để khôi phục lại Lê Chiêu Thống, tháng 7 năm Mậu Thân (1788) Hoàng thái hậu nhà Lê sang nhà Thanh xin quân cứu viện.

Sau khi lấy lại được Thăng Long, dựa vào thế quân Thanh vua Lê đă trả thù tàn bạo những người đă theo Tây Sơn, vì thế không khí trong kinh ngoài trấn đều chán nản, rời rạc và lo sợ.

Mồng 1 tết năm Kỷ Dậu (1789), quân đội Tây Sơn do Hoàng đế Quang Trung trực tiếp chỉ huy kéo ra Bắc đánh tan quân xâm lược Măn Thanh. Các tướng nhà Thanh sống sót bỏ chạy về nước kéo theo vua bán nước. Lê Chiêu Thống cùng bầy tồi 25 người.

Nhà Lê mất. Sau 5 năm sống lưu vong nhục nhă và phẫn uất trên đất Thanh, tháng 10 năm Quí Sửu (1793), Lê Chiêu Thống chết ở Yên Kinh (Trung Quốc), thọ 28 tuổi. Tháng 8 năm Giáp Tí (1804) triều Nguyễn đă cho đưa thi hài Lê Chiêu Thống về nước, chôn tại lăng Bàn Thạch. Trên bài vị thờ tại lăng đề là Nghị hoàng đế.

Tháng 2 năm Giáp Thân (1884) niên hiệu Kiến Phúc thứ 1 của nhà Nguyễn truy đặt tên thuỵ cho Lê Chiêu Thống là Mẫn đế. Đây là ông vua cuối cùng của triều Lê.

Như vậy nhà Lê Trung Hưng từ Trang Tông đến Chiêu Tông trải qua 18 đời với 265 năm trị vì.

Nhà Hậu Lê tồn tại song song với nhà Mạc từ 1533-1592. Và với Trịnh Nguyễn từ 1592-1789. Đây là giai đoạn của nạn nội chiến Nam-Bắc triều và Trịnh-Nguyễn phân tranh gây nên bao cảnh đau thương, thảm khốc trong nhân gian.

16 đời vua Lê nối tiếp nhau.

Trang Tông 1533-1548

Trung Tông 1548-1556

Anh Tông 1556-1573

Thế Tông 1573-1599

Kính Tông 1600-1619

Thần Tông 1619-1643 và 1649-1662

Chân Tông 1643-1649

Huyền Tông 1663-1671

Gia Tông 1672-1675

Hy Tông 1676-1704

Dụ Tông 1705-1728

Hôn Đức Công 1729-1732

Thuần Tông 1733-1735

Ư Tông 1735-1740

Hiển Tông 1740-1786

Chiêu Thống 1787-1789