Các triều đại Việt Nam

Phần 19. THỜI KỲ BẮT ĐẦU THUỘC PHÁP:

Dục Đức (Làm Vua Ba Ngày)

Trước ngày đăng quang, Dục Đức bàn với ba đại thần phụ chánh là Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và Trần Tiến Thành sẽ không đọc một đoạn nhận xét về mình trong di chiếu tại lễ lên ngôi. Cả ba vị phụ chính đều đồng ý. Ngày hôm sau, khi Trần Tiến Thành đọc đến đoạn ấy, hạ giọng xuống hầu như không ai nghe rõ, thì Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết nổi giận bảo Nguyễn Trọng Hợp đọc lại rồi chia quân túc vệ canh gác trong ngoài thành thật nghiêm ngặt và bắt gọn 10 người thân tín của vua nối ngôi trong đó có Nguyễn Như Khuê.

Hai hôm sau, tại buổi thiết triều có đông đủ hoàng thân và đình thần, Nguyễn Văn Tường đứng lên tuyên cáo phế truất Dục Đức vì bốn tội:

– Cắt bớt một đoạn trong di chiếu của vua cha.

– Tự tiện đưa một giáo sĩ vào hoàng thành.

– Mặc áo màu xanh trong khi để tang vua cha.

– Thông dâm với nhiều cung nữ của vua cha.

Dục Đức bị tống giam tại một phòng kín vừa được cấp tốc xây lên ngay trong biệt điện mình. Dục Đức bị đối xử như một tù nhân thường. Nhờ người lính gác thương tình chủ cũ, hàng ngày đút cho một nắm cơm và một chiếc áo cũ thấm nước, vắt ra uống, Dục Đức sống thoi thóp được gần một tháng thì chết, xác vùi trên một quả đồi, không quan tài và không ai được đi đưa tang.

Hơn 20 năm sau, con trai thứ 7 tức Thành Thái lên làm vua, Dục Đức mới được khôi phục lại đế hiệu và tôn là “Cung tôn huệ hoàng đế”.

Hiệp Hoà (6/1883-11/1883)

Tên thật là Hồng Dật, con thứ 29 và là con út của Thiệu Trị, sinh tháng 9 năm Thiệu Trị thứ 7 tức năm Bính Ngọ (1846). Năm Ất Sửu (1865) Tự Đức 18 tuổi được phong Văn Lãng công. Năm Tự Đức thứ 31 tức năm Kỷ Mão (1879) được tấn phong Lãng Quốc công. Tháng 6 năm Quí Mùi (1883) phế xong Dục Đức, theo ý của Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường, được ý chỉ của Từ Dụ Hoàng thái hậu, triều đình cử một phái đoàn ra Kim Long rước Lãng Quốc công vào Đại Nội để chuẩn bị làm lễ đăng quang. Lãng Quốc công vào Đại Nội để chuẩn bị làm lễ đăng quang. Lãng Quốc công khóc mà nói rằng: Tôi là con út của tiên đế, tư chất tầm thường, không dám nhận ngôi vua. Phái đoàn vừa phải năn nỉ vừa dùng vũ lực mới đưa được Hồng Dật vào Cấm thành. Thế là hai hôm sau Lãng Quốc công trở thành vua Hiệp Hoà!

Hiệp Hoà lên nối ngôi, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết cậy công tôn lập nên thâu tóm mọi quyền hành, không thèm đếm xỉa gì đến vua. Hiệp Hoà ghét lắm, muốn tước bớt quyền lực của họ. Vua đã kiên quyết điều Tôn Thất Thuyết từ bộ Binh sang bộ Lại. Làm vua được bốn tháng thì Hiệp Hoà nhận được mật sớ của hai người thân tín là Hồng Phi (Tham tri bộ Lại, con trai Tùng Thiện vương) xin giết hai quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết.

Hiệp Hoà phê vào sớ: “Giao cho Trần Khanh (Trần Tiến Thành) phụng duyệt”, bỏ sớ vào tráp giao thái giám Trần Đại đem đến nhà Trần Tiến Thành ở chợ Dinh Ông. Việc bại lộ, Tôn Thất Thuyết cùng với Nguyễn Văn Tường bàn cách phế truất Hiệp Hoà.

Họ cho mời các đại thần đến họp, kể tội Hiệp Hoà và Trần Tiến Thành, Hồng Phi và Hồng Sâm có âm mưu dựa vào quân Pháp giết hại đại thần phụ chính, với chứng cứ hẳn hoi (tờ mật sớ): Sau ép các quan ký vào tờ sớ đòi phế truất Hiệp Hoà xong, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết vào cung xin ý chỉ của Hoàng thái hậu đồng thời cho người dẫn 50 lính vào điện Càn Thành bắt Hiệp Hoà phải tự xử mình theo lệ “Tam ban triều điển” dành cho các đế vương, khanh tướng phạm tội tử hình. Đang đêm khuya nhà vua mới biết có sự biến, hỏi đến trực hầu, thì chỉ có một vài thái giám. Vua sai thái giám Trần Đạt đem chiếu nhường ngôi tới và xin được trở về phủ cũ. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường giả vờ nhận lời, cho người đem võng đưa vua và cung phi về phủ cũ ở xã Phú Xuân xong lại bí mật dặn riêng Ông Ích Khiêm và Trương Văn Đễ đón ở cửa , chặn đường đưa vua đến nhà Hộ Thành, ép uống thuốc độc tự vẫn.

Riêng Trần Tiến Thành, cáo ốm nằm ở nhà cũng bị lính đến giết ngay đêm ấy. Đó là một ngày mùa Đông (29/11/1883). Hiệp Hoà làm vua được 4 tháng, chết 36 tuổi, giao cho phủ Tôn nhân chôn cất theo nghi thức Quốc công.

Kiến Phúc (12/1883-8/1884)

Húy là Hạo, tự là Ưng Hỗ, lại có tự là Ưng Đăng, con nuôi thứ 3 của Tự Đức, sinh ngày 2 tháng Giêng năm Canh Ngọ (1870). Năm lên hai, (1871) vì Tự Đức không có con, Hạo được kén vào cung, sung làm Hoàng thiếu tử, do học phi Nguyễn Thị Chuyên nuôi dưỡng. Từ nhỏ Hạo đã sớm hiểu biết, ôn hoà, lặng lẽ và sạch sẽ, cẩn thận lời nói và việc làm. Vì thế, Tự Đức rất khen và tỏ ý yêu dấu khác thường. Mùa thu năm Nhâm Ngọ (1882) được tới nhà đọc sách gọi là Dưỡng Thiệu đường và được vua sai kèm cặp đạo làm vua. Trong di chiếu, Tự Đức tỏ ý muốn nhường ngôi nhưng vì nhỏ tuổi (mới 14 tuổi) đành thôi.

Tự Đức mất, Hoàng thiếu tử ra ngoài thành, ở nhà Quan xá ngoài cửa Vụ Khiêm. Mờ sáng ngày 30/11 năm Quí Mùi (1883) được quần thần đón về điện Quan Canh ở sở Tịch Điền. Thấy người đến đón, Hoàng tử sợ hãi, quân lính phải ôm lên võng khênh đi. Đến nơi, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường báo là xin lập lên làm vua. Hoàng tử trả lời:

– Ta còn bé, sợ làm không nổi. Hai phụ chánh nói:

– Tiên đế (tức Tự Đức) đã có ý ấy nhưng chưa kịp làm. Nay là mệnh trời, vậy xin nghĩ đến tôn miếu xã tắc làm trọng.

Xong họ truyề lệnh họp triều thần lại tôn lập vua mới. Thế là ngày 1/12 năm Quí Mùi (1883), Dưỡng Thiện (Ưng Đăng) lên nối ngôi, niên hiệu là Kiến Phúc.

Từ ngày Kiến Phúc lên ngôi thế lực bà Học Phi ngày càng lớn. Nguyễn Văn Tường đã nhận ra điều này và hết sức tranh thủ cảm tình của bà. Dịp may đã đến với Nguyễn Văn Tường khi nhà vua vị bệnh đậu mùa. Bà Học Phi ngày nào cũng ở cạnh vua còn bé bỏng của mình từ mờ sáng đến nửa đêm. Thế là phụ chính Nguyễn Văn Tường tối nào cũng vào chầu Hoàng đế và Hoàng mẫu, có khi đến nửa đêm mới về. Trước thái độ quá ân cần và có nhiều lả lơi của Nguyễn Văn Tường với bà mẹ nuôi, Kiến Phúc đả tỏ thái độ hết sức khó chịu. Có lần thiu thiu ngủ, nghe được câu chuyện giữa hai người, vua liền quát: “Khi nào lành bệnh rồi tao sẽ chặt đầu cả ba họ nhà mi”. Tường nghe được bèn xuống thái y viện lấy thuốc pha chế đưa cho Học Phi. Theo lời khuyên của dưỡng mẫu, Kiến Phúc đã uống thuốc đó tới sáng hôm sau thì qua đời.

Ngay chiều hôm đó, tại buổi thiết triều bất thường, Nguyễn Văn Tường tuyên cáo Kiến Phúc đã băng vì bệnh tình biến chuyển đột ngột và đưa em ruột là Ưng Lịch lên nối ngôi. Kiến Phúc làm vua được 8 tháng thì mất, mới 15 tuổi.

Hàm Nghi (8/1884-8/1885)

Hàm Nghi tên thật là Ưng Lịch, em ruột Kiến Phúc. Sau khi Kiến Phúc bị giết, Ưng Lịch mới 13 tuổi và được đưa lên ngôi ngày 1/8 năm Giáp Thìn (1884). Lúc đó, hoà ước Giáp Thân (6-6-1884) đã được ký kết. Lễ đăng quang của Hàm Nghi không được Nam triều thông báo cho khâm sứ Pháp tại Trung Kỳ, vì thế Rê-na không thừa nhận vua mới. Chúng yêu cầu mời các đại thần cơ mật sang toà Khâm sứ để bàn định nghi thức gặp gỡ giữa vua Hàm Nghi và đại diện tối cao của chính phủ Pháp song Tôn Thất Thuyết từ chối. Tướng Đờ Cuốc-xy doạ sẽ đem quân sang bắt. Trước tình thế không thể trì hoãn, nửa đêm 7/7 năm Ất Tị (1885) Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công bất ngờ vào đồn Mang Cá và đồn Pháp cạnh toà Khâm sứ. Quân Nam đánh rất hăng hái, song vũ khí quá thô sơ và giao liên non kém nên chỉ mấy giờ sau bị thất bại. Kinh thành Huế thất thủ. Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tập hợp tàn quân chực sẵn ở cửa Chương Đức, vào cung vua và tam cung chạy khỏi Hoàng thành xa giá ra Quảng Trị. Đạo Ngự có hơn ngàn người, phần đông là các đại thần, ông hoàng và chúa, già có, trẻ có, đi kiệu, đi ngựa và đi bộ. Hoàng tử Chánh Mông cưỡi ngựa vì chạy nhanh, tiền vàng trong người rải khắp dọc đường. Có bà chúa ôm con khóc sướt mướt trên kiệu. Hàm Nghi ngôi kiệu lâu, kêu mệt, phải chuyển sang nằm võng.

Qua hai ngày đi đường, đoàn ngự ra đến Quảng Trị – Tỉnh quan Quảng Trị ra ngoài thành rước nhà vua và tam cung vào ngự ở hành cung. Chiều 8/7/1885 theo lệnh của Từ Dụ Hoàng thái hậu, Tôn Thất Thuyết chia đạo ngự ra làm hai đoàn: một đoàn theo Từ Dụ trở lại Huế gồm các hoàng thân và quan lại già yếu hoặc nặng gánh gia đình cùng phụ nữ yếu đuối. Một đoàn theo vua ra Tân Sở xây dựng căn cứ chống Pháp. Căn cử Tân Sở nằm trên cao nguyên miền Trung, phía Tây là Lào, Đông là trảng cát khô cằn tỉnh Quảng Trị. Đây là vùng khí hậu khắc nghiệt, cây cối thưa thớt cằn cỗi, mùa hè gió Lào mù mịt, nóng như thiêu đốt. Sau ba ngày ở Tân Sở, Hàm Nghi đòi Tôn Thất Thuyết cho người đưa về Huế. Song trước thái độ kiên quyết của Tôn Thất Thuyết, nhà vua dần dần hiểu ra và quyết tâm kháng chiến. Hàm Nghi đã phê chuẩn Chiếu Cần Vương với ý thức trách nhiệm rất rõ ràng của một ông vua khi có ngoại xâm. Hưởng ứng Chiếu Cần Vương, dân chúng và sĩ phu cả nước liên tiếp đứng dậy cầm vũ khí chống Pháp. Thực dân Pháp vô cùng lúng túng trước phong trào Cần Vương, đã tìm cách bắt cho được Hàm Nghi để dẹp phong trào từ đầu não. Dùng kế phản gián, thực dân đã lừa bắt được Hàm Nghi tại căn cứ ở Hà Tĩnh, đưa xuống thuyền đưa về Huế ngày 14/11 năm Mậu Thân (1888). Bấy giờ vua mới 17 tuổi. Pháp tìm mọi cách thuyết phục Hàm Nghi cộng tác, làm bù nhìn song đều bị nhà vua thẳng thắn khước từ:

– Tôi, thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ chi đến cha mẹ, anh chị em nữa. Không mua chuộc nổi, thực dân Pháp đẩy nhà vua đi an trí tại An-giê (thủ đô Angiêri, thuộc địa của Pháp). Tại đây, Hàm Nghi được đến ở biệt thự thuộc làng Enbia, ngoại ô An-giê. Lúc đầu, nhà vua tẩy chay không chịu học tiếng Pháp. Về sau nghĩ lại, nếu không học thì khó mà hiểu được văn hoá Pháp và thế giới, nhà vua đã học và biết nhanh chóng làm chủ được ngôn ngữ Pháp. Hiểu sâu sắc về văn chương, mỹ thuật Pháp, sau trở thành một hoạ sĩ có tài. Dù vậy, về nhà vua vẫn giữ nguyên tập tục dân tộc: đầu búi tóc, quần the, áo dài Việt Nam.

Hội hoạ, âm nhạc và một gia đình nhỏ gồm 1 vợ và một con gái đã giúp Hàm Nghi khuây khoả phần nào nỗi đau của người dân mất nước, của một ông vua bị đi đày xa. Vua đã sống ở An-giê 47 năm, thọ 64 tuổi.

Đồng Khánh (10/1885-12/1888)

Sau khi đầy Hàm Nghi, thực dân Pháp bàn với đại thần cơ mật Nguyễn Hữu Độ và Phan Đình Bình lập Kiến Giang quận công làm vua mới.

Kiến Giang quận công tên thật là Ưng Đường, sinh ngày 12/1 năm Giáp Tí (1864) con trưởng của Kiên quốc công Hồng Cai, mẹ là Bùi Thị. Năm Ất Sửu (1865) lên 2, được đưa vào cung làm con nuôi thứ 2 của Tự Đức. Năm Quí Mùi (1883) được sắc phong là Kiến Giang quận công. Ngày 19/9 năm Ất Tị (1885) dưới quyền bảo trợ và quyết định của Giám quốc người Pháp, Ưng Đường được lập lên làm vua lấy hiệu là . Ngay từ đầu, vua đã trở thành công cụ trong tay người Pháp. Lễ rước vua mới từ Phu Văn Lâu vào điện Càn Thành do Đờ Cuốc-xy và Săm-pô dẫn đầu. Dọc đường rước vua đi qua có lính Pháp bồng súng và lính Nam vác gươm giáo đứng bảo vệ. Lên ngôi, Đồng Khánh không quên ơn người đã tạo dựng cho mình nên ban liền ba đạo dụ phong Đờ Cuốc-xy tước “Bảo hộ quân vương”, phong Săm-pô tước “Bảo hộ công” và tướng Oa-rơ-nô tước “Dực quốc công”. Đồng Khánh còn nhờ Đờ Cuốc-xy chuyển tới tổng thống Pháp bức điện thư cảm ơn nước Đại Pháp đã hết lòng vun trồng cho mình và cam đoan sẽ mãi mãi giữ trọn tình giao hảo giữa hai nước. Từ đó, ngày nào, vua cũng tiệc tùng với các quan chức cao cấp Pháp, nhất là sau khi đã cưới con gái Nguyễn Hữu Độ.

Đồng Khánh càng thân Pháp thì phong trào Cần Vương chống Pháp ngày càng lan rộng khắp nơi. Thực dân Pháp đã phải thừa nhận: “Chưa hề ở xứ nào, thời nào có một ông vua bị thần dân oán ghét như vua bù nhìn Đồng Khánh!” Đồng Khánh cũng tự thú nhận: “Không đời nào tôi có thể tin rằng Hà Tĩnh, Quảng Bình trung thành với tôi, vì hai tỉnh ấy có nhiều sĩ phu quá!”

Song đời làm vua của Đồng Khánh không được lâu, ngày 25/12 năm Quí Mùi (1888), Đồng Khánh chết bệnh tại chính điện Càn Thành (Huế), 25 tuổi, ở ngôi 3 năm, có 9 người con (6 nam, 3 nữ).

Thành Thái (1/1889-7/1907)

Sáu người con trai của Đồng Khánh đều quá nhỏ. Vâng ư chỉ của Lưỡng Tôn Cung (Nghi thiên chương Hoàng hậu – vợ Thiệu Trị và Lê Thiên anh Hoàng hậu – vợ Tự Đức) triều đ́nh đón người con thứ 7 của Dục Đức (đă bị phế truất) là Hoàng tử Bửu Lân khi đó mới 8 tuổi lên làm vua.

Chuyện kể rằng: khi triều quan đến nhà rước Hoàng tử vào hoàng thành làm lễ đăng quang th́mẹ là Từ Minh đi vắng. Ông hoàng bé nhỏ run sự, nói:

– Các ông đến làm chi? Bắt tôi à? Các ông muốn làm chi th́làm nhưng phải đợi ả tôi (mẹ tôi) về đă.

Khi Từ Minh về, biết chuyện con ḿnh bị bắt đi làm vua, bà oà khóc, nghẹn ngào nói:

– Lạy các quan! Xin các quan tha cho mẹ con tôi! Tôi không bào giờ quên cái chết vô cùng thê thảm của chồng tôi (tức vua Dục Đức). Tôi cũng không quên rằng các vua Hiệp Hoà, Kiến Phúc đều đă bị giết và vua Hàm Nghi th́bị đi đày

Sau một hồi khuyên giải của hàng xóm có mặt lúc đó. Từ Minh mới để cho người ta bế con lên kiệu rước đi. Sau đó 3 giờ, chủ bẻ Bửu Lân trở thành hoàng đế Thành Thái.

Thành Thái thông minh, lên 4 – khi vua bị truất đă phải sống ở ngoài thành với bà con lao động, chia sẻ gian khổ với những người nghèo khó trong cảnh nước mất nhà tan. V́ thế, làm vua, tuy mới 10 tuổi, Thành Thái đă sớm có ư thức về quốc sự và rất ham hiểu biết. Vua thích đọc các tân thư chữ Hán của Trung Quốc và Nhật Bản. Nhờ đó, Thành Thái có tinh thần tự cường dân tộc và đầu óc cải cách. Song mọi dự định cách tân đất nước của vua đều bị thực dân Pháp ngăn chận.

Khâm sứ Pháp lo ngại một điều là Thành Thái rất gần dân, thương dân và hay vi hành. Có lần Thành Thái đi chơi bộ trên cầu Gia Hội, sắp đặt một người vác tre. Quân lính vội chạy lên trước, dẹp đường. Vua bảo:

– Cứ để cho người ta đi! Ḿnh dân không phải là dân, vua không phải là vua, tại sao dẹp người ta?

Nhiều chuyến săn bắn ở Cổ Bi (cách Huế khoảng 30 km) vua thường ghé vào chơi các làng dọc sông Bồ. Vào làng, vua cho trải chiếu ngồi giữa đất, dân làng bu lại xem. Nếu lính đuổi, vua không cho và hỏi dân muốn ǵ? Dân bảo muốn xem bắn, vua liền giương súng bắn cho họ xem.

Khâm sứ Pháp và quần thần Nam triều xu mịnh rất muốn truất ngôi của Thành Thái để thay thế bằng một ông vua bù nh́n khác. Họ phao tin, nhà vua bị điên để hạ uy thế. Khâm sứ Lê-véc-cơ rất tức tối sau nhiều lần nhà vua không làm theo ư hắn. Ngày 29/7/1907 (Bắt đầu từ đây không dùng ngày âm lịch v́sang thế kỷ 20), Lê-véc-cơ nói thẳng với vua: Nhà vua không thành thật cộng tác với chính phủ bảo hộ th́nay mọi việc đều do Hội đồng thượng thư tự quyết đoán. Nhà vua đă hết quyền hành và không được ra khỏi nơi Đại Nội dành riêng cho vua.

Ngày 3/9/1907, triều thần được lệnh của Pháp vào điện Càn Thành dâng vua dự thảo chiếu thoái vị với lư do sức khoẻ không đảm bảo, xin tự nguyện rút lui. Xem xong bản dự thảo, Thành Thái nhếch mép cười, ghi ngay hai chữ “phê chuẩn”, quay lưng đi vào.

Ngày 12/9/1907 thực dân Pháp cho áp giải vào Sài Gṇ rồi đưa đi quản thúc tại Cáp Xanh Giắc cơ (Cap saint Jacques), đến năm 1916 th́đày ra đảo Rê-uy-ni-ông (Réunion) cùng với con là Duy Tân.

Như vậy Thành Thái làm vua được 18 năm, phế truất năm 28 tuổi. Sau 31 năm bị đày, năm 1947, ông được phép trở về Tổ quốc nhưng buộc phải ở Sài Gṇ để Pháp dễ bề kiểm soát. Măi đến tháng 3 năm 1953, thực dân Pháp mới cho ồn về thăm lăng tẩm cha mẹ, ông bà ở Huế sau lại phải trở vào Sài Gṇ. Thành Thái mất tại Sài Gṇ ngày 24/3/1954. Con cháu đưa ông về chôn ở Huế, thọ 74 tuổi.

Duy Tân (1907-1916)

Gạt xong Thành Thái thực dân Pháp định dùng con của Thành Thái là Hoàng tử Vĩnh San mới 8 tuổi lên làm vua để dễ bề thao túng. Chúng không ngờ được rằng vị vua trẻ này còn có thái độ chống lại kiên quyết và tích cực hơn vua cha.

Từ khi còn hỏ, vua đã có những việc làm và lời nói cương nghị, chống Pháp rất quyết liệt. Có lần, ngồi câu trước bến Phu Văn Lâu cùng với thầy học là Nguyễn Hữu Bài, vua ra vế đối:

“Ngồi trên nước không ngăn được nước, trót buông câu nên lỡ phải lần”.

Nguyễn Hữu Bài đối lại:

“Nghĩ việc đời mà ngán cho đời, đành nhắm mắt đến đâu hay đó.”

Mặt đượm buồn, vua nói: hoá ra thầy là người cam chịu bó tay trước số mạng. Theo ý trẫm, sống như thế thì buồn lắm. Phải có ý chí vượt qua gian khổ, khó khăn để tiến lên thì mới sống có ý nghĩa.

Cuối năm 1916, được một tổ chức cứu nước giúp đỡ, đã bí mật gặp hai nhà chí sĩ của Việt Nam Quang Phục hội (Phan Bội Châu chủ xướng) là Trần Cao Vân và Thái Phiên bàn mưu khởi nghĩa đánh Pháp. Vua đã chủ động tham gia và quyết định đẩy ngày khởi nghĩa lên sớm hơn để khỏi lỡ thời cơ. Không may, bị lộ, nhà vua bị giặc Pháp bắt tại một ngôi chùa Quảng Ngãi, ngày 6/5/1916 cùng nhiều chiến sĩ cứu nước khác. Giặc dụ dỗ, Duy Tân khẳng khái trả lời:

– Nếu các người dùng bạo lực bắt ta thì cứ bắt, còn ta, nhất định không về!

Toàn quyền Pháp ở Hà Nội đích thân ra gặp và dụ dỗ vua trở lại ngai vàng. Nhà vua bình thản trả lời:

– “Các ngài muốn buộc tôi phải làm vua nước Nam thì hãy coi tôi là một ông vua đã trưởng thành và có quyền tự do hành động, nhất là quyền tự do trao đổi thư tín và chính kiến với chính phủ Pháp”.

Không chấp nhận được, toàn quyền Pháp lệnh cho Khâm sứ đưa Duy Tân vào tạm giữ ở đồn Mang Cá và giao cho Nam triều trong 1 tuần phải thuyết phục được nhà vua thay đổi chính kiến. Cuối cùng, không chịu khuất phục thực dân Pháp và tay sai, Duy Tân đã bị lưu đày sang đảo Rêuyniông. Trần Cao Vân, Thái Phiên, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu đều bị chém đầu.

Theo vua đi đày có Hoàng mẫu Nguyễn Thị Định, Hoàng quế phi Mai Thị Vàng và em ruột là Mệ Cưởi mới 12 tuổi. Lúc theo chồng lên đường bà Mai Thị Vàng đã có mang 3 tháng và bị sẩy thai. Sau hai năm ở đảo Rêuyniông, vì không hợp thủy thổ, khí hậu, bị đau ốm luôn, mẹ, vợ và em vua cùng nhau trở về Tổ quốc. Năm 1925, Duy Tân đã gửi thư về cho hội đồng tộc kèm giấy ly hôn bà Mai Thị Vàng, xin Hội đồng chứng nhận để bà đi lấy chồng khác, lúc đó, bà mới 27 tuổi nhưng cương quyết thủ tiết với chồng.

Sau khi đã ly dị bà Vàng, Duy Tân đã lấy một người phụ nữ địa phương, từ 1929 đến 1939, sinh được 4 con, 3 trai 1 gái. Rồi không rõ bà vợ này đã chết hay bỏ nhau, cựu hoàng lại lấy một người ở thủ đô Xanh Bơ Noa và sinh được một gái.

Trong chiến tranh chống phát xít 1939-1945, Duy Tân tình nguyện gia nhập quân đội của “nước Pháp tự do” và khi đồng minh chiến thắng, ông được giải ngũ với hàm thiếu tá không quân. Việc làm này của ông bị vua cha là Thành Thái phản đối kịch liệt. Tháng 10 năm 1945, Duy Tân chấp thuận lời đề nghị của tổng thống Pháp Đờ Gôn trở về Việt Nam nhưng bị tai nạn máy bay và mất trên đường đi thăm vợ con ở đảo Rêuyniông, thọ 46 tuổi.

Khải Định (1916-1925)

Tên thật là Bửu Đảo còn gọi là Hoàng thân Phụng Hoá, con Đồng Khánh, sinh năm 1884. Từ 1907, sau khi phế truất Thành Thái, thực dân Pháp định đưa Bửu Đảo lên ngôi vua để nối tiếp dòng vua bù nhìn Đồng Khánh. Khi giải quyết vấn đề này, nhiều đình thần tỏ ý không muốn đặt lên ngau vàng một người “vô hậu” (tuyệt tự). Pháp đành phải chấp nhận Duy Tân. Duy Tân bị đi đày, Pháp đưa Bửu Đảo lên ngôi, lấy niên hiệu là Khải Định, 32 tuổi.

Đây là một ông vua bù nhìn mạt hạng. Nhân dân Huế đã truyền miệng câu ca phổ biến về Khải Định:

“Tiếng đồn Khải Định nịnh tây,

Nghề này thì lấy ông này tiên sư”.

Tháng 4/1922, trước ngày sang Pháp dự hội chợ Mác-xây, Khải Định cho làm lễ sắc lập Nguyễn Vĩnh Thụy làm Đông cung Hoàng thái tử. Ngay sau khi trở thành người kế vị, Vĩnh Thuỵ 10 tuổi, được trao cho Khâm sứ Sác-lơ mang về Pháp đào tạo.

Ngày 20/5/1922, Khải Định sang Pháp dự hội chợ thuộc địa Mác-xây. Đây là lần đầu tiên, một ông vua triều Nguyễn sang nước ngoài. Sự kiện này giúp thực dân Pháp tô vẽ cho công cuộc chinh phục và khai hoá của họ ở thuộc địa. Chuyến đi của Khải Định đã làm dấy lên nhiều hoạt động của người Việt Nam yêu nước nhằm lật đổ bộ mặt phản dân hại nước của hắn trước công luận Pháp. Đáng chú ý hơn cả là những bài báo đanh thép của Nguyễn Ái Quốc cùng vở kịch “Con rồng tre” được công bố, biểu diễn tại Pháp và bản “Thất điều trần” của Phan Chu Trinh.

Tháng 9/1924, Khải Định tổ chức lễ tứ tuần đại kháng (mừng thọ 40 tuổi) rất lớn và tốn kém. Hầu hết các tỉnh Bắc Kỳ, Trung Kỳ phải gửi tặng phầm về mừng vua. Sau lễ mừng thọ này, ngân sách Nam triều kiệt quệ, Khải Định chỉ lệnh tăng thêm 30% thuế.

Tứ tuần đại kháng được 1 năm thì Khải Định qua đời ngày 6/11/1925, lễ tang kéo dài đến 31/1/1926.

Khải Định có 12 vợ nhưng vô sinh. Đông cung thái tử Vĩnh Thụy là con của người khác, được vua nhận là con mình. Vì thế, lúc Vĩnh Thụy còn nhỏ và đang tu nghiệp tại Pháp, người ta đã thay bằng một hội đồng phụ chính có sự can thiệp của Toàn quyền Đông Dương.

Vị Hoàng Đế Cuối Cùng-Bảo Đại (1926-1945)

Khải Định qua đời, Toàn quyền Đông Dương và hội đồng phụ chính đã ký một bản “qui ước” ghi rõ: trong khi vua còn ở nước ngoài, Hội đồng phụ chính được quyền thay mặt điều hành mọi việc triều đình, đồng thời từ nay chỉ những lệ định có liên quan đến điển lệ, ân thích, ân xá, tặng phong các hàm tước, chức sắc… thì do hoàng đế ban dụ. Mọi việc khác đều thuộc quyền nhà nước Bảo hộ. Văn bản này còn sáp nhập ngân sách Nam triều vào ngân sách Trung Kỳ và mọi cuộc họp bàn của Hội đồng thượng thư phải do Khâm sứ Trung kỳ chủ toạ. Như vậy là bằng văn bản trên, thực dân Pháp đã hoàn toàn thâu tóm mọi quyền lực của Nam triều ngay cả trên địa bàn Trung kỳ. Triều đình Huế chỉ còn là bộ máy tay sai do thực dân trả lương mà thôi.

Sau 10 năm đào tạo ở “Mẫu quốc”, ngày 16/8/1932, cùng triều quan, xuống tàu “Đác ta nhăng” (Dartagnan) về nước. Ngày 10/9/1932, Bảo Đại ra đạo dụ số 1 tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ Nam triều. Văn bản này hủy bỏ “Quy ước” ngày 6/11/1925 lập ra sau khi Khải Định mất. Năm sau (1933), Bảo Đại cho ban hành hàng loạt chính sách cải cách, thực chất chỉ là hình thức mị dân thôi.

Bảo Đại có một thú vui duy nhất là đi săn ở vùng cao nguyên miền Trung, nghỉ ngơi với mỹ nữ tại Đà Lạt cùng nhiều danh lam thắng cảnh khác. Do xếp đặt của thực dân Pháp, ngày 20/3/1934, Bảo Đại cưới con gái một điền chủ Nam kỳ, mang quốc tịch Pháp, theo đạo thiên chúa, tên là Mariette Jeanne Nguyễn Thị Hào, tức Nguyễn Hữu Thị Lan. Cuộc hôn nhân này càng khép chặt Bảo Đại hơn nữa vào vòng tay khống chế của Pháp. Đây là trường hợp duy nhất một ông vua nhà Nguyễn lập Hoàng hậu khi đương ngôi: Nam phương hoàng hậu.

Ngày 30/8/1945. Sau 80 năm nô lệ, quần chúng cách mạng cả nước dưới sự lãnh đạo của Việt Minh và Hồ Chủ Tịch, dấy lên như vũ bão, trước hơn 5 vạn nhân dân thành phố Huế tập trung ở , Bảo Đại tuyên bố thoái vị, trao ấn kiếm cho đại diện chính quyền cách mạng, và tuyên bố “làm công dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ”.

Sau đó, công dân Vĩnh Thụy được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời làm cố vấn cho Chính phủ Lâm thời mới thành lập. Năm 1946, trong chuyến đi cùng phái đoàn chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sang Trung Quốc, Bảo Đại đã ở lại nước ngoài. Tháng 4/1949 lại được đưa về nước tham chính nhưng Bảo Đại lại bị lật đổ. Tháng 10/1956, Bảo Đại sang Pháp sống lưu vong. Để quên đi quãng đời hoạt động chính trị cay đắng, Bảo Đại đã tự giam mình 10 năm ròng (1956-1966) trong một ngôi nhà vùng Alsace, miền Đông nước Pháp, giữa những cánh rừng châu Âu, lấy săn bắn và suy ngẫm làm thú vui và giết thời gian. Về sau ông lấy vợ nữa, bà Mô-ních (Monique Baudot). Bà là người phụ nữ Pháp rất hâm mộ và am hiểu văn hoá Việt Nam.

Năm 1972 họ sang sống ở Hồng Công, sau lại trở về sống tại quận 16, thành phố Paris. Cuộc sống của họ thanh bạch, không kẻ hầu người hạ và rất bình yên. Cuối đời ông bà Vĩnh Thụy đã lập ra hội cứu trợ các thuyền nhân và đấu tranh chống bọn buôn lậu đồ cổ của cố đô Huế. Đây là cuộc tình cuối cùng của Bảo Đại.

Như vậy từ thuở các vua Hùng dựng nước, đến vị hoàng đế cuối cùng – Bảo Đại trị vì, nước ta trải hơn 4000 năm lịch sử với những thăng trầm của hơn 20 triều đại, các ông hoàng, bà chúa.

Năm 1945 cách mạng tháng Tám thành công, vị hoàng đế cuối cùng thoái vị, chấm dứt thời kỳ phong kiến tập quyền lâu dài, lịch sử Việt Nam lập sang trang mới – hình thành một nhà nước Việt Nam độc lập dân chủ.