Chẻ buồn thành gió

Chương 3

Cầm Thi ngồi bó gối nhìn xuống. Dưới chân cô là ghềnh đá, xa xa là biển xanh tận chân trời. Ngồi trên đỉnh Nghinh Phong nhìn biển mới thấy người ta nhỏ bé làm sao. Và lúc tự biết mình nhỏ bé, người ta lại tự ti mặc cảm, rồi buồn.

Thi đang tấm tức buồn vì lũ bạn quý của cô chỉ hứa cuội chớ chẳng đứa nào ra đây với cô hết. Đứa nào cũng viện lý do, qua điện thoại liên lạc Thi không thể rủa xả chúng cho hả tức, cô đành leo một mạch lên đây để giải tỏa nỗi tức.

Ngay lúc này đây, Cầm Thi thấy mình như bị bỏ rơi, cảm giác cô đơn tột cùng vụt đến nhận chìm cô xuống đến thảng thốt không ngờ. Thi chỉ muốn trở lại Sài Gòn, nhưng chẳng lẽ mới đi đã quay về?

Mới hồi sáng cô Lan điện ra, Cầm Thi đã hùng hồn tuyên bố sẽ ở đây một tháng, một tháng ấy Thi biết làm gì, vẽ gì cho hết nhỉ?

Chống tay nhìn ra biển nơi những chiếc tàu bé như những chiếc lá me đang chấp chới với sóng, Cầm Thi lại muốn được đi xa như những chiếc tàu kia. Cô nghĩ ngợi lung tung, ước ao vớ vẩn nhưng đã mấy ngày nay Thi chưa vẽ được gì cho ra hồn.

Nhưng lời như thách thức của Trình vang vang trong đầu Thi, giọng anh ta trầm, nhưng khi cô nhớ lại nó lại ong óng, chát chúa làm sao ấy. Nó khiến tâm trí cô luôn xao động.

Trình đã chi phối sức sáng tạo của Cầm Thi suốt từ hôm cô đặt chân xuống bến tàu tới nay. Cô ra biển không phải để vễ tranh như Trình tưởng mà Thi muốn được thả hồn theo sóng nước để thiết kế một số mẫu quần áo theo ý thích mình đã áp ủ lâu nay. Cô muốn tạo những mẫu trang phục thật độc đáo đủ thừa biết mình không bao giờ được mặc chúng vì cô Lan luôn chê nhưng ý tưởng của cô là táo bạo, quá quắt, không phù hợp với vẻ dịu dàng, thùy mị của phụ nữ Việt Nam. Thi... trốn Sài Gòn ra đây để tự do với sự tưởng tượng mà không bị cô Lan ghé mắt vào xét nét. Thế nhưng mấy hôm liền cô không có phác thảo nào nên hồn.

Cầm Thi lấy sức đi xuống những bậc thang ở Nghênh Phong đài rồi thong thả đạp xe về nhà.

Đó là ngôi nhà gỗ nằm trên con đường nhỏ dọc bãi biển trồng thật nhiều dương. Ngôi nhà nghe đâu cô Thoại Lan mua từ lâu lắm rồi. Hồi nhỏ Cầm Thi đã sống ở đây với cô mãi tới mười tuổi Thi mới về thành phố.

Trong ký ức mình, Cầm Thi nhớ rất rõ nơi này, cô biết mình từng sống trong ngôi nhà ở giữa khu vườn râm bóng lá, trong khu vườn ấy có một cái giếng miệng tròn sử dụng tay quay để lấy nước. Tới bây giờ cái giếng ấy vẫn còn được gắn thêm một máy bơm. Cái tay quay chỉ còn là vật trang trí cho cảnh sắc xung quanh thêm phần nào dân dã. Bà vú Mười ngày xưa nuôi Cầm Thi hiện đang ở giữ ngôi nhà này. Mỗi lần ra đây, Thi và cô Lan vẫn về ngôi nhà gỗ chớ không khi nào đặt chân đến biệt thự Bạch Mai. Chỗ đó không dành cho cô, từ khi côn bé Thi đã biết như vậy, nhưng cô không quan tâm thắc mắc tại sao, cho tới bây giờ cũng thế.

Đấy cái cửa gỗ đã ngã màu thời gian, Thi dắt xe đạp vào. Một chú chó vá nhảy ra ngoắt đuôi mừng. Dựng xe dưới gốc mãng cầu, Thi ngồi xuống giữa với con Vá. Người và chó cười sủa inh ỏi cả góc sân.

Bà Mười từ trong nhà bước ra.

– Sao bây giờ mới về? Cô Lan gọi điện ra mấy lần, dì Mười chả biết con ở đâu mà nói.

Cầm Thi thản nhiên:

– Cô Lan gọi điện để kiểm tra con ấy mà. Dì Mười cứ nói con đi vẽ là xong.

Bà Mười gật:

– Đi vẽ ở đâu? Biển Đông hay biển Tây? Cô Út Lan muốn biết chỗ con ngồi vẽ cụ thể kìa.

Cầm Thi chép miệng:

– Nếu cài máy định vị toàn cầu vào người con được, chắc cô Lan đã cài rồi.

Bà Mười tò mò:

– Máy đinh vị toàn cầu là cái gì?

Cầm Thi tiếp tục thảy khúc cây cho con Vá tha về.

– Là máy mà khi mang vào dù dì Mười trốn ở đâu trên thế giới này, người ta cũng tìm ra dì.

Bà Mười trợn mắt:

– Chà! Có thứ máy lợi hại vậy sao con?

Cầm Thi gật dầu:

– Dạ có chứ. Mà cô Lan tìm con có chuyện gì không?

Bà Mười trả lời:

– Cô út nói tụi bạn con không ra nên con cho rồi, chớ cổ không yên tâm.

Cầm Thi mím môi:

– Con không về đâu.

Bà Mười ngập ngừng:

– Dì cũng hổng muốn con về.

Chuông điện thoại reo, Cầm Thi vội nói:

– Dì cứ bảo con chưa về nha.

Bà Mười không chịu:

– Giờ này còn rong rong ngoài biển là không được. Dì phải nói thật thôi.

Cầm Thi đẩy con Vá ra:

– Vậy để con nhấc máy cho rồi.

Bà Mười nhăn nhó:

– Giỡn với chó vẫn chưa rửa tay đó.

Cầm Thi xìu mặt:

– Thì con đi rửa tay.

Bà Mười vào nhà trong khi Thi lững thững tới mở rôbinê nước.

Vừa rửa xong hai tay, cô đã nghe giọng bà Mười nhỏ nhẹ:

– Anh Hòa gọi cho con kìa.

Cầm Thi buột miệng:

– Anh Hòa à? Đúng là ngộ....

Vào nhà, cầm ống nghe, Cầm Thi chợt hồi hộp:

– Có chuyện gì vậy anh?

Hòa cười giòn tan:

– Chuyện gì đâu. Gọi điện thoại thăm em hổng được sao nhóc!

– Em có bệnh hoạn chi đâu mà thăm?

– Anh biết em... bình thường thôi, nhưng anh đang ở Vũng Tàu cùng với em, anh muốn em ra Bạch Mai chơi.

Cầm Thi dài giọng:

– Ra Bạch Mai à? Chỗ đó đâu có dành cho em, anh quên hay sao?

Hòa có vẻ phật ý:

– Nói gì lạ vậy Thi? Chúng ta đâu phải người dưng nước lã. Anh sẽ buồn lắm, nếu em cứ tiếp tục chua chát như vậy.

Cầm Thi lảng đi:

– Sao anh biết em ra đây?

– Cô Út Lan nói. Cô Út nhờ anh trông chừng em mới hơi bị lạ chớ.

Thi kêu lên:

– Em không phải trẻ mẫu giáo.

Hòa cười ha hả:

– Nếu em là trẻ mẫu giáo, cố Út đã không nhờ anh. Sao, có chịu tới chỗ anh đang ở không? Nếu không, anh sẽ tới chỗ em đó.

Cầm Thi ậm ừ:

– Anh ra đây chi vậy?

Hòa cao giọng:

– Dĩ nhiên là vì công việc chớ không đi chơi như em rồi. Nè, anh tới chỗ em nghen. Nấu cơm chọ bọn anh ăn với.

Cầm Thi ngạc nhiên:

– Bọn anh là ai?

Hòa lơ lửng:

– Anh và một người bạn, có người em biết, có người chưa. Bọn anh sẽ tới ngay. Em nói dì Mười chuẩn bị nhé.

Cầm Thi chưa kịp nói gì, Hòa đã gác máy. Bà Mười tò mò nhìn cô, Cầm Thi nói:

– Anh Hòa sẽ dẫn bạn tới ăn cơm. Mình sẽ đãi họ món gì hả dì Mười?

Bà Mười không tỏ gì ngạc nhiến, giọng đều đều bà bảo:

– Nhà có gà, có vịt, không cháo vịt thì cháo gà. Lo gì! Mà chắc thằng Hòa thích cháo vịt hơn.

Mắt Cầm Thi tròn xoe:

– Sao... sao dì biết?

Bà Mười nói:

– Nó ăn cháo vịt ở đây mấy lần rồi.

Cầm Thi ấm ức:

– Vậy mà con không hề nghe dì nói.

– Chuyện nhỏ, dì chả nhớ nữa là... Thôi để dì đi làm Vịt.

Cầm Thi xuống bếp theo bà Mười, giọng vẫn còn tò mò lẫn khó chịu:

Biệt thự Bạch Mai thiếu gì người hầu kẻ hạ, sao lại tới đây để ăn mỗi món cháo vịt? Đã thế còn dẫn bạn tới nữa.

Bà Mười vừa bặt bếp ga nấu nước vừa hỏi:

– Sao lúc nãy con không từ chối rồi bây giờ cằn nhằn?

– Con chưa kịp từ chối, ông trời ấy đã gác máy rồi. Mà dì biết mấy ông bạn của anh Hòa là ai không?

Bà Mười lầu bầu:

– Thì là bạn làm ăn chớ ai. Dì nói con cũng chẳng biết.

Cầm Thi buột miệng:

– Có ai tên Trình không dì?

Bà Mười nheo nheo mắt:

– Dì không nhớ.

Dứt lời, bà ra cuối vườn nơi có con mương nhỏ và một đàn Vịt tơ rất mập.

Lẽo đẽo theo sau bà, Cầm Thi hỏi:

– Con phải làm gì đây để phụ dì?

– Ối dào! Con tiếp khách phụ thằng Hòa là được rồi. Cả ngày trời ngoài đường chắc là chẳng sạch gì, lo tắm rửa đi.

Cầm Thi tự ái:

– Con biết rồi, chuyện nhỏ xíu như vậy dì cũng nhắc, lỡ ai nghe được phải...

quê con không. Con không thích bi đối xử như con nít đâu.

Bà Mười nhún vai:

– Vậy thì con chứng tỏ mình đã lớn đi.

Cầm Thi trở về phòng mình lấy quần áo rồi vào phòng tắm.

Đầu óc mông lung, Cầm Thi không biết trong đám bạn làm ăn của anh Hòa có Trình hay không.

So về tuổi tác anh Hòa lớn hơn Thi bảy tám tuổi. Bạn của anh chắc cũng đồng trang lứa. Họ là những người đàn ông trẻ sớm thành đạt là người trong mộng của các cô như chị Oanh hay nhỏ Yến và Cầm Thi chả nên quan tâm đến họ làm gì.

Mặc cái áo thun ngắn tay cổ tròn màu trắng và chiếc quần sort jean dài tới gối, Cầm Thi ngắm mình trong gương.

Cũng không đến nỗi khiến anh Hòa mất mặt vì có nhỏ em quá cù lần trong bộ quần áo quê mùa như cái đầm cô từng mặc ở bữa mừng thượng thọ ông nội.

Ở nhà đơn giản thế này là được rồi.

Tiếng con Vá sủa vang ngoài cổng như hồi chuông báo cho Cầm Thi biết...

khách đã tới. Nhìn mình lần nữa trong gương xong, thi mới đúng đỉnh bước ra.

Lòng hồi hộp, cô mở cánh cổng gỗ...

Gương mặt Thi thấy đầu tiên là của anh Hòa. Sau đó là Đắc, một người nữa và cuối cùng là Trình.

Anh tủm tỉm cười với Thi, khiến trái tim cố muốn nằm yên cũng chả được.

Giọng Hòa oang oang:

– Cầm Thi! Em tôi. Em họ thôi, nhưng tôi quý hơn cả em ruột đó.

Cầm Thi mở rộng cổng. Chiếc xe du lịch màu ve chai của Hòa ngạo nghễ đậu sát rào, khiến cái ngõ nhỏ chợt như hẹp hơn.

Cô nghe Hòa giới thiệu những người đi chung với mình. Tới Trình, Hòa nheo nheo mắt nhìn cô:

– Đã là bạn đồng hành với em suốt mấy giờ trên biển, anh khỏi giới thiệu nhé!

Cầm Thi nhỏ nhẹ:

– Đồng hành thi có, nhưng là bạn thì chưa phải đâu ạ.

Hòa chép miệng:

– Em đừng giống cô Út Lan kẻo về già sẽ ân hận.

Cầm Thi hất mặt lên:

– Anh dám nói cô Lan như vậy thì nhớ nghen. Em sẽ mách lại đó.

Hòa gõ đầu cô:

– Cứ tự nhiên. Anh đâu có nói sai.

Nhìn quanh khu vườn trước nhà, Hòa hỏi Thi:

– Nè! Dì Mười đang làm vịt phải không nhỏ?

Cầm Thi liếc xéo anh:

– Anh biết rồi còn hỏi. Cô Lan chẳng đợi nào ngờ anh thường rũ bạn bè tới đây trong khi biệt thự Bạch Mai quá tiện nghi đầy đủ.

Hòa vươn vai:

– Ở thành phố suốt ngày bị nhốt trong những cái hộp của cao ốc. Toàn phòng kín cửa, rũ màn, máy điều hòa ẩm tóc móc meo người. Anh không muốn gặp lại các thứ gọi là tiện nghi đó ở biệt thự Bạch Mai. Với anh căn nhà gỗ trong khu vườn xanh cây lá, cạnh biển này mới tuyệt.

Cầm Thi nói:

– Đây là thành phố biển, chỗ nào lại không cạnh biển.

Hòa hào hứng:

– Tắm biển ở xóm chài này mới thích.

Quay về phía những người bạn, Hòa bảo:

– Các cậu thả bộ vào xóm trước đi, tôi sẽ theo sau.

Kéo tay Trình, Hòa xăm xăm bước vào bếp, anh gọi di Mười òm tỏi khiến đang nhổ lông vịt, bà cũng phải ngừng tay nhìn lên.

Mặt bà biến sắc khi thấy Trình.

Rất thân thiện và lễ độ, anh khẽ gật đầu như trẻ con:

– Cháu chào dì ạ.

Bà Mười đứng bật dậy, mắt nheo nheo:

– Cậu là... là...

Hòa vỗ vai Trình:

– Đây là Trình, bạn cháu.

Bà Mười vẫn nhìn anh trân trối:

– Trông cậu giống bạn của ba Cầm Thi hồi trẻ quá. Người đó tên Luận. Cậu có biết tên Luận không?

Mặt Trình có vẻ ngạc nhiên:

– Luận là chú của cháu, không ngờ dì cũng biết chú cháu nữa.

Bà Mười nhếch môi:

– Sao tôi lại không biết chớ. Hồi đó cậu Luận, cậu Sang vẫn tới đây chơi với cô chủ nhà này...

Cầm Thi thắc mắc:

– Vậy là chú Luận nhà anh cũng là bạn của cô Lan hoặc là cũng quen biết cô ấy?

Trình nhún vai:

– Chắc là vậy. Nhưng chắc không phải bạn tốt nên cô ấy không muốn em đến gần tôi.

Hòa vỗ vai Trình:

– Ba của nhỏ Cầm Thi và chú Luận là bạn tốt giống như tao với mày bây giờ là đủ rồi, kéo theo cô Lan làm gì.

Nhìn Thi, Hòa rủ:

– Ra xóm Chài với tụi anh.

Cầm Thi lắc đầu:

– Em ở nhà phụ dì Mười.

Hòa cười:

– Giỏi vậy sao? Anh không ép đâu.

Trình và Hòa vừa khuất sau cổng gỗ, Cầm Thi đã hỏi ngay:

– Ông Luận ấy là bạn như thế nào với cô Lan vậy dì Mười?

Bà Mười lúng túng thấy rõ:

– Ôi dào! Bạn như thể nào làm sao dì biết được. Hồi đó họ tới chơi thường lắm, nên dì nhớ mặt.

Cầm Thi thắc mắc:

– Không phải khi mẹ con chết dì mới về đây làm vú của con sao?

Bà Mười hơi khựng lại, giọng lúng túng:

– Trước đó đã có thời gian dì ở ngôi nhà này. Sau đấy dì về nhà, tới khi cô Út mang con về nuôi dì mới trở lại để phụ giúp.

Cầm Thi nhấn mạnh:

– Con cho rằng ông Luận phải là bạn hết sức đặc biệt của cô Lan chớ không chỉ là bạn của ba con. Chính vì vậy nên khi mới thấy anh Trình, dì đã nhận ra ảnh rất giống chú Luận.

Bà Mười ngập ngừng:

– Ờ... thì tự nhiên dì thấy nên buột miệng hỏi vậy chớ ai biết tại sao.

Rồi bà gắt:

– Hỏi nhiều quá! Con xéo ra vườn chơi cho dì đỡ phiền đi.

Cầm Thi ngồi xuống ghế. Dễ gì cô chịu nghe lời giải thích trật nhiều hơn đúng của bà Mười. Những lời đó không có chút nào thuyết phục. Nó chỉ làm bùng lên trong cô sự ấm ức lẫn tò mò khi nhớ lại bà Lan đã cấm cô và Trình không được giao du với nhau. Cô lơ mơ nhận ra rằng cô Lan không thích Thi quen Trình vì mối quan hệ giữa cô và ông chú Luận của anh xưa kia. Mối quan hệ ấy thế nào? Tại sao cô Lan lại ác cảm với Trình chắc chắn dì Mười phải biết, nhưng bà đã lờ đi.

Cầm Thi nhấp nhổm trên ghế. Nhớ lại những lời chuyện trò qua lại giữa cô Út Thoại Lan và bà Mão đêm đó, Thi tin chắc tình bạn của cô Lan không chỉ ở mức bình thường, giờ đây tình bạn ấy có lẽ đã vỡ tan và kỷ niệm đẹp, nên cô Lan đâm ra ác cảm với Trình.

Cầm Thi vụt hỏi:

– Họ đã từng yêu nhau đúng không dì Mười?

Bà Mười ngừng tay, giọng tỉnh rụi:

– Ra sân sau, gần giếng nước có mấy bụi gừng, lựa bụi nào lá héo nhổ lên một bụi để lát nữa dì làm nước mắm.

Cầm Thi ức lắm:

– Dì chưa trà lời câu con hỏi.

– Dì không có câu trả lời... Có đi không thì bảo?

Cầm Thi vùng vằng đứng dậy. Cô ra giếng nước và ngồi trên thành nhìn xuống lòng giếng. Nước giếng trong khe, quanh thành giếng rêu bám xanh như nhung. Ngày xưa đã có ai ngồi ở đây như Thi bây giờ? Thật ra cô có biết gì nhiều về ngôi nhà mình đã từng ở đâu. Rồi những người thân nhất quanh cô nữa. Cầm Thi đã biết gì về họ?

Ba cô, Thoại Yến, Bảo Anh, chỉ là những người xa lạ, dù cô và họ có chung dòng máu. Cầm Thi hầu như không biết gì về họ ngoại. Cô Út Lan kể rằng gia đình mẹ Cầm Thi đang sống ở nước ngoài. Từ khi mẹ chết, họ đã cắt đứt mọi liên hệ cho nên xem như chỉ còn bên họ nội.

Cầm Thi vừa côi cút vừa lẻ loi trong đám con cháu của một họ tộc giàu có.

Cô đã quen điều đó, nhưng có nghĩa không oán giận ba mình. Trong mắt ông, tim ông, Cầm Thi như không tồn tại.

Vì sao vậy nhỉ? Phải tại khi sinh cô, mẹ cô đã mất nên với ba, cô là tai ương, là khắc tinh để cướp đi mạng sống của người vợ yêu mà ông rất quý không?

Cầm Thi không nghĩ ba yêu mẹ đến mức oán ghét cô. Trong đầu Thi luôn tồn tại một nỗi đau khi nghĩ về mẹ, về thân phận của mònh. Nếu ba yêu mẹ, sao ông nỡ vội cưới vợ khác sớm đến độ Thoại Yến kém cô đúng một tuổi.

Vỗ mạnh vào trán như để tống khứ mớ bòng bong rối rắm ra khỏi tâm trí, Cầm Thi tới chỗ bà Mười trồng gừng bứng lên một bụi.

Rũ nhẹ cho đất cát rơi xuống đất, Thi Cầm bụi gừng đã lụi vào bếp. Cô bất ngờ khi thấy Trình và bà Mười đang nói chuyện, thấy cô, hai người bỗng im bặt. Rõ ràng cả hai không muốn cô nghe câu chuyện đang nói dở.

Vừa khó chịu vừa tự ái, Thi để bụi gừng lên trên bếp rồi đi ra đằng trước.

Trình bước theo sau mắt nhìn xung quanh quan sát.

Vừa đi, anh vừa khen:

– Tôi không ngờ ở đây lại có một ngôi nhà gỗ dễ thương như vầy. Ngôi nhà này ít nhất cũng hơn tám mươi tuổi.

– Sao anh biết?

– Nhìn cách kiến trúc, nó thuộc dạng nhà cổ cần được giữ gìn rồi. Ngôi nhà trông thế này, nhưng lại giá trị không nhỏ đâu.

Cầm Thi có vẻ tự hào:

– Tôi chẳng biết ngôi nhà này bao nhiêu tuổi, nhưng tôi đã lớn lên từ đây.

Với tôi, nó đáng yêu gấp mấy lần ngôi biệt thự Bạch Mai.

Rồi cô hỏi:

– Khu xóm chòi đẹp lắm. Sao anh không ra đấy?

Trình nhìn cô:

– Vì ở đây có nhiều thứ đẹp hơn.

Cầm Thi nhún vai:

– Hy vọng tôi không phải một trong những thứ... đẹp đó.

Ánh mắt Trình lộ vẻ thích thú. Anh nói:

– Đây đúng là nơi thích hợp nhất để em sáng tạo. Chắc Thi đã có nhiều phác thảo mới?

Thi lắc dầu:

– Vẫn chưa.

Chuông điện thoại di động của Trình vang lên. Anh khẽ nhíu mày xin lỗi Thi rồi bước ra sân.

Còn lại một mình trong phòng khách, Cầm Thi đưa mắt nhìn quanh. So ra ngôi nhà của cô đúng là xưa cổ nhất vùng. Những cột nhà bằng gỗ mun tròn to đen bóng qua năm tháng như hóa đá, những tấm lam, tấm vách, rui mè được chạm trỗ hình chim muông, hoa trái đã cách điệu hết sức tinh xảo.

Trình vốn kinh doanh địa ốc, dĩ nhiên anh nhìn thoáng qua cũng biết giá trị của ngôi nhà.

Chân bước không chủ định, Cầm Thi ra hành lang ngoài sân.

Cô chợt nghe giọng Trình khô lạnh:

– Tôi không sợ đâu, đừng hăm dọa, hèn lắm.

Cầm Thi bối rối khi ánh mắt rất sắc của anh hướng về cô. Thi đành quay bước ra vườn. Cô tò mò không biết Trình đang nói chuyện với ai mà lại căng thẳng như vậy.

Nghe tiếng chân anh, Thi đứng lại. Cô ngập ngừng:

– Xin lỗi. Tôi vô tình chớ không cố ý nghe anh nói chuyện điện thoại. Nhưng có gì đó không hay à?

Trình bình thản:

– Chuyện làm ăn ấy mà. Đâu phải lúc nào cũng suôn sẻ. Mà khi đã có trục trặc rồi thì đủ thứ phiền phức.

– Chuyện này cố liên quan tới anh Hòa không?

Trình tủm tỉm:

– Không hề! Em lo cho ông anh quá nhỉ?

Điện thoại lại reo. Trình nhìn số gọi tới rồi tắt máy.

Cầm Thi nhìn anh:

– Lại những người vừa gọi à?

Trình lắc đầu:

– Người khác!

Rồi Trình chuyển đề tài:

– Nghe Hòa nói ngôi nhà gỗ này là do ông cụ cố của hai người xây khi từ ngoài xứ vào lập nghiệp. Những tay thợ xứ Huế chuyên dựng đền đài, lăng tẩm đúng là tài hoa.

Cầm Thi ngạc nhiên:

– Anh bảo sao? Ngôi nhà này của ông cụ cố tôi à?

– Ủa, chớ em không biết sao?

Cầm Thi ậm ự:

– Tôi lại tưởng cô Lan mua không thôi.

Trình nói:

– Thi đúng là cô Lan mua vì ngôi nhà và khu vườn này từng bị bán cho người khác.

Cầm Thi nhìn Trình:

– Anh làm tôi ngạc nhiên về sự hiểu biết của mình. Vậy người từng mua ngôi nhà này là ai, nếu anh nói đúng, tôi thật tâm phục khẩu phục.

Trình xoa cằm:

– Chà! Câu hỏi này hóc búa đây. Tôi xin thua dù trong lòng rất muốn em tâm phục khẩu phục. Nhưng nếu muốn biết em cứ hỏi người nhà.

Cầm Thi chợt hoang mang với những gì vừa nghe. Xung quanh cô như có một đám sương mù mờ thật khó chịu. Ngay lúc ấy, có tiếng chuông ngoài cổng.

Cô và Trình đi ra.

Mở cửa, cố khựng người lại khi thấy Thoại Oanh, cạnh Oanh là cô nàng đã từng... đụng độ với Cầm Thi hôm kẹt xe ngày nào, song có lẽ cô nàng không nhận ra Thi nên nét mặt dửng dưng vô cảm. Giọng Thoại Oanh cô chút gì hậm hực:

– Có em ở đây nữa sao Thi?

Cầm Thi mở rộng cành cửa gỗ:

– Đây là nhà của em mà, chị quên rồi à? Thật bất ngờ khi chị lại đến nơi này và hỏi em một câu thật khó trả lời.

Thoại Oanh có vẻ quê vì câu mai mỉa của Thi, cô lảng đi và hỏi:

– Anh Hòa đâu, sao chỉ có mỗi anh?

Trình đều giọng:

– Hòa ra xóm Chài rồi. Em muốn tìm Hòa thì ra đó. Cậu ấy chắc sẽ bất ngờ vì em đưa cả Kim Nguyệt tới đây.

Thoại Oanh nhún xuống như con chi chi:

– Anh thừa biết em không tìm anh Hòa...

Trình bắt bẻ:

– Vậy sao vừa rồi em lại hỏi Hòa đâu? Và em đưa Nguyệt đi cùng để làm gì, nếu không phải để tìm Hòa?

Thoại Oanh im lặng trong khổ sở. Tự nhiên Cầm Thi thấy bất nhẫn. Cô cầm tay Oanh một cách thân tình.

– Vào nhà đi chị.

Oanh nhẹ nhàng rút tay ra:

– Chị cần nói chuyền riêng vời anh Trình.

Cầm Thi nhỏ nhẹ:

– Vậy mời hai anh chị vào phòng khách.

Dứt lời Thi bước đi trước, nhưng chả ai theo cô hết. Thi vốn tò mò nên tới bậc thềm, cô dừng lại dựa cột và nghe ngóng...

Giọng Thoại Oanh như muốn khóc:

– Vừa rồi em gọi điện sao anh không nghe máy.

Trình phân bua:

– Đầu óc anh đang rối tung vì công việc, anh cần được yên tịnh và không muốn ai làm phiền...

Thoại Oanh ngắt lời Trình:

– Em không để yên bất kỳ ai làm phiền anh. Bây giờ chúng ta ra xóm Chài, ở đó thích hơn ở đây.

Trình ngần ngừ rồi miễn cưỡng gật đầu. Anh quay về phía Cầm Thi:

– Em đi với chúng tôi nhé?

Thi lắc đầu:

– Ngày nào tôi lại không ra xóm Chài. Anh chi cứ tự nhiên đi.

Thoại Oanh hớn hở ôm tay Trình như ôm một báu vật khiến Cầm Thi chợt chạnh lòng. Gã đàn ông đó đúng là sát tinh cua con gái, cô không muốn làm người thứ ba trong dòng họ khổ vì anh ta, nhưng cô rất muốn làm anh ta phải khổ vì mình.

Bất giác Cầm Thi ngạc nhiên trước ý nghĩ vừa thoáng qua. Chưa bao giờ Thi muốn có ai đó phải khổ vì thích cô, ấy vậy mà trước vẻ tự phụ của Trình, Cầm Thi lại muốn thế. Chỉ e là Thi không đủ sức để một gã lõi đời và dày dạn tình trường như Trình bị đổ thôi.

Trình đã quen được con gái chiều lụy, săn đón cũng như đã quen tán tỉnh con gái. Muốn tạo ấn tượng với anh ta, Thi phải thật khác họ.

Cầm Thi gõ nhẹ vào đầu. Có lẽ cô nên quên chuyện này đi thì tốt hơn là tiếp tục nghĩ cách làm thế nào để tạo ấn tượng với một gã như Trình.

Nhìn đồng hồ xong, Thi xuống bếp nói với bà Mười:

– Con đi lên mạng, dì nói anh Hòa và bạn ảnh cứ tự nhiên, tối con mới về.

Bà Mười giẫy nẩy:

– Sao lại kỳ vậy? Khách tới nhà mà bỏ đi. Làm vậy coi không được.

Cầm Thi thản nhiên:

– Con nghĩ không có con, có lẽ mọi người sẽ thoải mái hơn. Anh Hòa đã từng dẫn bạn tới đây cớ có phải lần đầu tiên mà kỳ hả dì. Chị Oanh cũng chẳng ưa gì con... Biến là phải!

Không đợi bà Mười cằn nhằn thêm tiếng nào, Cầm Thi tất tả dẫn xe đạp ra.

Cô sẽ ghé quán phở ăn một tô đặc biệt rồi sẽ ngồi lì trước máy tính tới tận khuya. Cô Út Lan muốn mắng Thi tội ham chơi cũng không cách nào mắng được. Đã từ rất lâu, Cầm Thi ao ước có một mùa hè theo ý thích của mình. Có lẽ mùa hè đó chính là mùa hè này, thế thì cô còn e ngại gì mà không nghỉ hè cho thỏa thích.

Môi chúm lại, Cầm Thi huýt gió bài ''Biển xanh hạ vàng'', một mùa hạ vàng mới chỉ bắt đầu.

Bà Quỳnh nhấc ống nghe lên, giọng lạnh tanh:

– Vâng. Tôi nghe đây!

Đầu dây bên kia giọng một người đàn ông có tuổi vang lên:

– Tôi đã tìm hiểu theo yều cầu của bà, kết quả đúng như vậy, nhưng nguyên nhân thì có khác.

Bà Quỳnh gần từng tiếng:

– Nếu là chính xác, ông nói đi.

– Vâng. Tôi cam đoan chính xác một trăm phần trăm. Cô ấy chết vì suy tim trong khi sanh chớ không phải bị một cơn đột quỵ thường thấy ở những người bị bệnh tim.

Bà Quỳnh im lặng. Cố dằn cơn xúc động xuống, bà hỏi:

– Thế đứa bé là trai hay gái? Nó đang ở đâu?

– Đó là một bé gái, nó đã chết độ một tuần sau đấy, nên trước đây bà hoàn toàn không nghe nói gi tới nó hết.

Bà Quỳnh mím môi:

– Ông tiếp tục tìm tung tích đứa bé cho tôi. Nếu đã chết phải có bằng chứng:

– Vâng, tôi hiểu rồi.

Bà Quỳnh ngồi như hóa đá trên ghế. Tâm trí bà hướng hoàn toàn về đứa con gái bạc mệnh. Mắt bà dừng thật lâu ở hai khung hình bầu dục bằng bạc cổ kính trên bàn giấy cạnh máy điện thoại.

Một khung là bức ảnh chụp cha mẹ bà hồi họ vừa cười ít lâu. Khung hình kia là một cô gái cô hai mắt to trên gương mặt ngây thơ thánh thiện như một thiên thần.

Bà Quỳnh nhìn đăm đăm vào cô gái trong khung hình. Đó là đứa em duy nhất của bà mà ba mẹ và bà vẫn gọi là Trúc Bi vì cô bé ốm yếu như một cây trúc nhỏ.

Bỗng dưng bà Quỳnh không dằn được lòng, nên đành đưa tay vuốt má cô gái trong ảnh.

Trúc Bi nhỏ hơn bà những mười tuổi, vừa mới sinh ra, bé Bi đã đau ốm liền miên. Một chứng bệnh đã theo Bi đến cuối đời là bệnh tim. Trái tim khờ khạo, dễ tin và cũng vô cùng mong manh của Trúc Bi đã không đủ sức giúp cô em bé bỏng của bà tồn tại.

Bà nhìn sững vào bức ảnh đã ghi lại mãi mãi vẻ đẹp trong sáng đên nao lòng của Trúc Bi ở tuổi mười sáu. Cái tuổi trăng tròn đầy mơ mộng của một đời người ấy cũng là số tuổi Bi có được trên thế gian nay. Số mệnh quá khắc nghiệt với Trúc Bi, hay tại vì bà bỏ mặc em mình nên kết cuộc bi thảm đã rơi vào cô?

– Trúc Bi tội nghiệp của chị....

Bà thi thầm bằng tất cả ân hận với gương mặt tươi cười trong bức ảnh có khung bạc rồi từ từ đứng dậy.

Tất cả là tại bà, bà đã không ngăn cấm triệt để Bi khi biết cô quen một kẻ có quá nhiều tai tiếng. Bà thật chủ quan với suy nghĩ bằng những lời giáo huấn đầy lý thuyết cứng nhắc, bà đã... chặt đứt mọi tơ tưởng của Trúc Bi về gã ta. Bà không ngờ trái tim bệnh tật yếu đuối của nó khi yêu lại dữ dội, mãnh liệt đến như vậy. Trước mặt bà, Trúc Bi luôn lễ phép vâng vâng dạ dạ một mực nghe bà, bà đã không nghi ngờ gì khi nhìn vào đôi mắt trong veo của nó, bà đã tin trái tim bệnh hoạn mười sáu tuổi ấy vì sạ mình nên đã thôi không mê muội nhớ về gã đàn ống lõi đời ấy nữa.

Chuông điện thoại lại reo, bà Quỳnh nhấc máy:

– Tôi đây!

Đầu dây bên kia, giọng luật sư Mão vang lên:

– Chúng ta sẽ bị phạt hai mươi phần trăm trên tổng giá trị đất nếu bỏ không mua phần đất trúng thầu. Đó là một số tiền lớn mà nếu phải bỏ ra vào thời điểm này, công rất nhiều khó khăn.

Bà Quỳnh nhấn mạnh từng tiếng.

– Chúng ta sẽ mua khu đất đó.

– Bà không đùa chớ?

Bà Quỳnh nhếch mép:

– Tôi là người không biết đùa. Tôi phải làm sao cho lão. Dình phải thổ huyết mà chết mới hả dạ. Tôi sẽ có cách lo liệu ổn thỏa, song dĩ nhiên tôi không dễ dàng bỏ qua chuyện này.

Đặt ống nghe xuống, bà Quỳnh lầm bầm nguyền rủa người thuộc dòng họ Triệu Khánh.

Người bà căm ghét nhất là Triệu Khánh Luận, nhưng hắn không sống ô đây mà đã cao chạy xa bay ở tận xứ người. Bà đã thề trước hương hồn Trúc Bi, là sẽ trả thù dòng họ đó và bà sẽ làm chuyện đấy cho bằng được.

Mím môi nhấn số điện thoại di động của một người thân tín bà bảo:

– Tôi muốn cậu dạy dỗ thằng oắt con Triệu Khánh Trình bài học đầu tiên về sự lễ độ. Dĩ nhiên là chỉ dằn mặt thôi, dù tôi rất muốn thấy ba nó đau đớn vì phải khóc con mình.

Đứng dậy, bà mệt môi bước tới cửa sổ nhìn ra khu vườn nhỏ xanh mướt cây lá. Bà cô đơn quá lẻ loi quá, nhưng bà vẫn luôn là một người có nhiều tham vọng. Rồi tài sản kếch sú bà tạo dựng được sau bao nhiêu năm bôn ba nơi đất khách sẽ để cho ai khi bà không chồng, không con và cũng không còn ai là họ hàng thân thích?

Bà không biết nữa, nhưng đâu thể vì không người thừa kế mà bà thôi không tiếp tục lao vào việc làm cho tài sản của bà được nhân lên.

Giá như đứa bé ấy còn sống nhỉ?

Bà chợt rùng mình vì suy nghĩ vừa thoáng qua. Đứa bé ấy là cháu gái bà, nhưng ba nó là kẻ thú của bà. Vì hắn mà em bà đã chết. Bà có thể yêu thương nó được hay không nếu nó vẫn còn sống?

Lòng bà chợt dâng lên sự căm phẫn tột cùng. Nếu đứa bé đã chết thì gã đàn ông đó đã giết một lúc hai mạng người. Bà thề mạng phải đổi mạng.

Trúc Bi vốn hiền lành, thánh thiện, nó không thích hận thù, bé Bi thà hy sinh bản thân chớ không để kẻ khác phải khổ vì mình đâu. Và như thế chắc chắn nó không ủng hộ nếu bà cứ tiếp tục giữ mối hận trong lòng để trả thù. Song Diễm Quỳnh không phải là Trúc Bi. Từ hồi còn bé, bà đã nổi tiếng dữ dằn khiến bọn con trai đồng trang lứa phải e dè khi đụng chuyện. Tánh tình quyết đoán, nóng nảy như con trai đã không phải là ưu điểm của phụ nữ, bà lại thêm thói tự phụ, kiêu căng của một cô gái biết mình đẹp nên bọn con trai dù thích bà cũng phải xếp de đứng xa mà nhìn. Lớn lên bà càng cao ngạo vì sự năng nổ, thông minh nhạy bén của mình trong nhiều vấn dề. Bà không thấy tên đàn ông nào xứng với mình, dưới mắt bà những kẻ vây quanh quá đỗi tầm thường. Mãi cho đến khi người đàn ông đinh mệnh của bà xuết hiện.

Có tiếng gõ cửa. Bà Quỳnh vẫn nhìn ra vườn, giọng khô khốc:

– Vào đi!

Trúc Đào, trợ lý của bà bước vào. Đặt lên bàn một tập hồ sơ, Đào nói:

– Đây là toàn bộ tư liệu về công ty Mỹ An, người có vai trò quan trọng nhất công ty hiện là ông Vĩnh Kỳ. Ông ta nắm trọn quyền hành, nên đã gây ra mâu thuẫn với hai người em là ông Vĩnh Sang và bà Thoại Lan.

Bà Quỳnh lạnh lùng ngắt lời:

– Chuyện đó tôi biết rồi, qua chuyện khác đi.

Hơi khựng lại một chút, Trúc Đào hạ giọng:

– Tôi đã tìm hiểu và được biết người đứng chủ quyền miếng đất ở xóm Chài là con gái riêng của ông Vĩnh Sang cô gái ấy năm nay vừa được hai mươi tuổi.

Bà Quỳnh quay phắt người lại, giọng đầy ngạc nhiên:

– Con gái riêng của Vĩnh Sang à? Cái gã ẻo lả nhu đàn bà ấy mà dám ăn vụng để có con riêng à?

Trúc Đào vội vàng:

Nghe nói con bé ấy là con ông ta với bà vợ trước...

Bà Quỳnh nhíu mày:

– Vợ trước à? Ai nhỉ? Ngoài Bích Vi ra, Vĩnh Sang còn người vợ nào nữa kìa?

– Bà ta đã chết lâu lắm nên tôi đã không tìm hiếu, chỉ biết từ khi mẹ chết, cô ta được bà Thoại Lan nuôi cho tới bây giờ.

Bà Quỳnh lầm bầm:

– Miếng đất có ngôi nhà gỗ gần trăm năm tuổi ấy rất giá trị, sao ông ta lại cho một con bé đứng chủ quyền nhỉ? Phải vì nó đã mồ côi mẹ còn bị cha không quan tâm không? Hừ! Cho dù vì lý do nào đi chăng nữa, ông ta cũng không nên làm thế. Nữ nhi ngoại tộc. Khi có chồng, con bé liệu còn giữ được miếng đất của tổ tiên nó không? Ông ta đúng là thất hứa...

Bà Quỳnh bỗng nổi giận khi nhớ về ngày xưa... Ngay lúc gia đình bà đang kiệt quệ, túng quẩn sau cái chết bất ngờ vì tai nạn giao thông của ba mẹ bà thì ông Bửu Cầm xuất hiện.

Cho tới bây giờ bà vẫn còn nhớ như in buổi gặp mặt đầu tiên ấy. Ông Cầm đã gieo vào lòng cô gái hai mươi lăm tuổi đầy hãnh tiến một ấn tượng mạnh về sự hoạt bát, từng trải của mình. So về tuổi tác, kinh nghiệm sống, thủ đoạn làm giàu, địa vị xã hội, ông đều vượt trội hơn những gã lóc chóc, oắt tì từng theo đuổi bà. Ông đã khiến trái tim kiêu hãnh của bà thổn thức, đớn đau.

Khoảng cách quá xa về tuổi tác, địa vị xã hội và hơn tất cả là định kiến đạo đức đã dìm bà xuống tận cùng tuyệt vọng. Dầu ông đáng tuổi ba mình nhưng bà vẫn yêu mà không rõ vì đâu.

Điên cuồng, si dại nhưng vốn là người tham vọng, thủ đoạn bà vẫn không sao gạt khỏi tâm trí những tính toán cho riêng mình.

Thời đó, ngồi nhà gỗ và mảnh đất ở cái xóm Chài hẻo lánh ấy chỉ đáng giá vài cây vàng, nhưng đó là miếng đất và ngôi nhà do tổ tiên ông Bửu Cầm dựng nên khi từ miền Trung bước chân về Phương Nam. Đối với ông, nó rất có giá trị.

Qua bao nhiêu thăng trầm của thời cuộc, ba ông Bửu Cầm đã phải bán nó để đưa gia đình vào Sài Gòn sinh sống. Lúc về già, ông cụ trối trăng dặn con cháu phải làm cách nào đó mua lại mảnh đất này. Ông Bửu Cầm đã lần hồi về chốn xưa để thực hiện mong muốn sau cùng của cha già.

Bà Quỳnh không biết mảnh đất này đã từng thuộc quyền sở hữu của bao nhiêu người trước khi thuộc gia đình mình, nhưng đứng trước sự tha thiết muốn làm chủ nó của ông Bửu Cầm, bà đã đưa ra một điều kiện đó là phải làm sao cho chị em bà ra nước ngoài an toàn.

Trước áp lực gia đình và dư luận, ông Cầm chỉ biết còn cách để bà đi xa, hai người mới quên được nhau, nên ông đã đồng ý.

Cuộc chia tay đã diễn ra không nước mắt, không hẹn ngày gặp lại trên bãi biển của xóm Chài trong đêm tối. ông Bửu Cầm đã sắp xếp với một tàu đánh cá ở xóm Chài đưa chị em bà ra nước ngoài, nhưng tơi phút chót Trúc Bi đã bỏ cuộc vì lên cơn tim.

Bà không thể ở lại với em mình cũng không thể yêu cầu dừng cuộc đi đã được mua bằng vàng. Thế là từ đó bà vĩnh viễn không gặp lại Trúc Bi, để mãi mãi bà mang trong lòng nỗi hoài nghi, không biết lần đó con bé lên cơn tim thật hay vì không muốn rời xa người yêu nên con bé đã giả vờ. Mà cho dù thật hay vờ, định mạng cũng đã an bài. Ôi chao! Sao bà ghét cái từ định mạng đến thế chứ. Tiếc rằng Trúc Bi yếu đuối không vượt qua số mạng như bà...

Giọng Trúc Đào vang lên:

– Con bé ấy hiện là sinh viên đại học Mỹ thuật.

Bà Quỳnh cau mặt:

– Nói với tôi chuyện đó làm gì?

– Tôi nghĩ là bà quan tâm.

– Không. Tôi không quan tâm đến bất cứ chuyện gì không làm ra tiền. Tôi muốn sắp xếp cho tôi một cuộc hẹn với ông Vĩnh Kỳ trong tuần sau.

– Vâng, tôi sẽ liên lạc với ông Vĩnh Kỳ và sẽ báo thời gian, địa điểm cho bà.

Đợi Trúc Đào ra khỏi phòng, bà Quỳnh ngồi vào cái bàn giấy đồ sộ bằng gỗ gụ chiếm hết một góc phòng.

Rất chậm rãi, bà mở tập hề sơ nói về công ty Mỹ An trong khi suy nghĩ của bà lại hướng về ngôi nhà ở tận xóm Chài.

Nếu được, bà nên về đó một lần để thăm lại ngôi nhà cũ, nơi bà đã có một thời thiếu nữ đầy ý nghĩa.