Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Tra

Chương 17

THU RẤT SỐT RUỘT, không biết ai đến tận công trường tìm mình, Thu hỏi Sinh:

- Anh có biết ai tìm em không?

- Một người giống như em gái của cô, còn người kia tôi không biết.

Nghe nói em gái, tay chân Thu mềm nhũn, chắc là mẹ xảy ra chuyện gì rồi, không thể đang tr nắng em phải ra tận đây. Đúng lúc, Thu gánh gánh cát lên, nhưng nghe nói vậy, Thu không gánh nổi, đành để Sinh gánh lên. Thu xin lỗi:

- Làm phiền anh, em chạy lên xem ai.

Thu vội vã chạy lên, trông thấy em gái đang đứng dưới bóng cây, bên cạnh còn có một người con gái khác, Thu nhìn, thì ra Phương, Thu cảm thấy nhẹ cả người.

- Phương đấy à? Mình cứ ngỡ…

Phương đang phe phẩy cái khăn tay, nói:

- Nóng quá, nắng nóng thế này mà chị Thu vẫn đi làm?

Thu đến dưới bóng cây:

- Phương vừa đến à? Hôm nay có phải về ngay không? – Thấy Phương gật đầu liền nói: - Vậy Thu xin phép nghỉ hôm nay.

Thật ra cũng khó, nếu xin phép nghỉ Sinh sẽ hải gánh một mình, như vậy chẳng hóa ra làm hại anh? Nếu không nghỉ, chỉ đứng đây nói chuyện người ta sẽ có ý kiến. Đang không biết phải xử lí thế nào thì Thu thấy Sinh gánh cát lên, cô chạy đến thương lượng.

Sinh rất mau mồm mau miệng:

- Cô cứ nghĩ đi, tôi gánh một mình cũng được.

Vậy là Thu xin nghỉ, cùng về với em gái và phương. Về đến nhà, nghe nói Phương chưa ăn cơm, Thu liền thổi cơm mời Phương, cũng chẳng có gì ăn, Thu lấy dưa muối, rau cải khô lần trước bà Trương cho, đem ngâm nước nóng, xào lên, làm ít nộm, nấu cháo đỗ xanh, ăn cũng ngon miệng. Ăn xong, Phương kêu muộn, phải lên phố đón xe, Thu định giữ Phương ở lại chơi ít hôm, nhưng Phương không chịu. Thu thấy cũng đã muộn, không giữ, liền đưa Phương ra bến xe.

Hai người ra bến đò, qua con sông nhỏ trước nhà. Thu xin lỗi Phương:

- Lần nào đằng ấy lên cũng vội vội vàng vàng, không ở chơi lâu được.

- Chỉ nên trách Phương, Phương đi chuyến xe tám giờ, chín giờ lên đến đây, kết quả quên đường. Dọc đường phải hỏi thăm, cứ loanh quanh mãi, người ta chỉ ngược đường, đi lạc không biết bao nhiêu chỗ. Phương nhớ đường kém lắm.

Thu liền chỉ dẫn cho Phương biết đường từ bến xe về đến trường trung học số Tám, mời Phương lần sau lên chơi.

Hai người ra bến, lên đò sang bên kia, Phương lấy ra một cái hộp nhỏ đưa cho Thu:

- Phương xem chị Thu như chị, nếu chị xem Phương như em gái thì nhận cái này, nếu không Phương giận đấy.

Thu mở cái hộp giấy nhỏ ra, bên trong là một trăm đồng. Thu giật mình:

- Phương… tại sao Phương cho mình tiền?

- Để chị Thu không phải đi làm thuê.

- Phương làm gì có tiền?

- Tiền của chị Phần, chị ấy bán đồng hồ của anh Hải cho. – Phương nói.

Thu biết, Hải chính là “cái mặt” của Phần, nhưng Thu không hiểu tại sao Phần lại bán cái đồng hồ, lấy tiền cho Thu vay. Phần yêu cái đồng hồ ấy như yêu bản thân, tại sao lại bán nó đi? Thu định ấn số tiền kia vào tay Phương:

- Phương giúp tớ cảm ơn chị Phần, nhưng Thu không thể nhận. Thu có thể đi làm, có thể kiếm tiền, không thích nợ ai.

Phương kiên quyết không cầm lại tiền:

- Vừa rồi Phương coi chị Thu như chị gái, tại sao lại xem Phương như người ngoài vậy?

Hai người cứ đẩy đi đẩy lại, con đó chòng chành, người lái đó phải kêu lên:

- Hai cô định làm đắm đò đấy à?

Thu và Phương sợ hãi, ngồi yên. Thu cầm tiền, định lên bờ sẽ tìm cách bỏ vào túi Phương.

Phương rất thật lòng:

- Chị Thu thấy đấy, trời nắng thế này mà chị làm ở ngoài trời, làm cái việc gánh cát Phương cũng không làm nổi. Chị làm sao làm nổi? Đừng nói gì đến kéo xe, làm xây dựng, đấy không phải là những việc để cho phụ nữ làm.

Thu thấy lạ, chưa bao giờ nói với Phương rằng mình đi lao động, tại sao Phương biết những chuyện kéo xe, làm ở công trường xây dựng như vậy? Thu hỏi Phương:

- Tiền này có thật của chị Phần không? Phương không nói thật, Thu nhất định không nhận.

- Phương nói thật, chị Thu có nhận không?

- Phương cứ bảo thật tiền này ở đâu ra, Thu sẽ nhận. – Thu dỗ ngọt.

Phương do dự giây lát, nói:

- Chị Thu không giữ lời, đừng hòng Phương nói thật, nói thật chị lại không nhận.

Nghe nói vậy, Thu càng không tin số tiền này là của Phần. Thu suy nghĩ một lúc, nói:

- Phương bảo với tớ tiền này ở đâu ra, Phương nói coi mình như chị, vậy mà mình nói Phương cũng không tin.

Phương do dự một lúc, cuối cùng cũng nói ra:

- Tiền này của anh Ba bảo Phương mang đến cho chị, nhưng anh ấy không cho Phương nói, anh ấy bảo không biết vì sao anh ấy có lỗi với chị, nếu chị biết đây là tiền của anh ấy, chắc chắn chị sẽ không nhận.

Thấy Thu cầm tiền, Phương cho rằng Thu đã nhận, rất vui, tự thổi phồng:

- Phương nói rồi, chuyện này Phương sẽ làm được, anh Ba không tin, sợ Phương không thuyết phục nổi chị. – Phương tìm trong túi mấy đồng tiền lẻ ra đếm, rất đắc ý. – Tiền đi đường của Phương cũng là anh Ba chi, anh ấy bảo xuống xe đường xa phải đi tiếp xe buýt nội đô đến trạm cuối cùng, đến bờ sông, đi đò qua sông, cứ dọc theo bờ sông là đến nhà chị. Phương không đi xe buýt, sợ nhầm xe, cho nên mới đi lạc đường, nhưng Phương tiết kiệm được tiền xe buýt.

Thu nghĩ rằng Ba đã nhận được thư của mình, chắc chắn sẽ “lần sau xin đừng”, không ngờ anh không thôi, hay là anh không nhận được thư? Thu không dám nói với Phương về lá thư, chỉ hỏi:

- Anh Ba… vẫn tốt đấy chứ?

- Anh ấy là con người đàng hoàng, có gì không tốt? Nhưng anh ấy bảo, hễ đến kỳ nghỉ hè anh ấy lại lo, đoán chừng chị Thu đi làm, sợ chị đứng trên giàn giáo ngã xuống, lại sợ kéo xe ngã xuống sông, anh ấy mấy lần giục Phương đem tiền đến cho chị, sợ đưa muộn chị sẽ đi làm. Không phải Phương không muốn đưa sớm, nhưng vì trường Phương nghỉ hè muộn hơn trường của chị, nên vừa được nghỉ hè là Phương đi ngay, nếu không anh ấy giục.

Cổ họng Thu như nghẹn lại, lặng đi một lúc, rồi cố tỏ ra không có chuyện gì:

- Tại sao anh ấy cứ nói những chuyện gở ấy? Bao nhiêu người đi làm, có ai ngã chết hay rơi xuống sông chết đuối đâu?

Thuyền ghé bờ, hai cô gái bước lên, Thu nói:

- Thu với Phương ngồi xe buýt để Phương làm quen, lần sau lên khỏi đi lạc.

Lần đầu tiên Phương đi xe buýt, rất lạ, dọc đường chỉ nhìn ra ngoài, không còn tâm trạng nào nói chuyện với Thu. Nhưng chỉ một lúc sau đã phải xuống xe. Phương và Thu chen xuống, liên tục hỏi:

- Sao gần thế? Vừa mới ngồi, đi bộ thấy xa quá, tại sao ngồi xe chỉ một lúc là đến?

Hai người đến bến xe đường dài, mua vé chuyến xe ba giờ chiều, Thu lo lắng hỏi:

- Chốc nữa Phương đi đường núi về, có sợ không?

- Phương không đi đường núi, đi đường dưới, đường ấy đông người qua lại.

Thu thấy yên tâm. Vẫn chưa đến giờ xe chạy, hai cìm một chỗ ngồi nói chuyện. Thu chú ý nhưng không có cơ hội náo để nhét tiến vào túi Phương, đành phải nhận. Thu nắm tay Phương, để tiền vào tay Phương, rồi nắm chặt tay hơn, nói:

- Phương cảm ơn anh Ba giúp Thu, Thu không nhận tiền của anh ấy đâu. Phiền Phương nói giúp, bảo anh Ba từ nay về sau đừng gửi nữa.

Phương bị Thu nắm chặt tay, không có cách nào để tiền lại vào tay Thu, đành chờ cơ hội:

- Tại sao chị Thu không chịu nhận? Anh ấy muốn giúp, chị chứ đề anh ấy giúp, lẽ nào chị phải để anh ấy ngày ngày lo lắng mới thấy thoải mái?

- Thu không muốn để anh ấy lo lắng, thật ra anh ấy cũng không cần phải lo cho Thu. – Thu suy nghĩ rồi nói thêm: - Anh ấy có… vợ chưa cưới, nên lo cho chị ấy thì hơn.

Thu hi vọng nghe được Phương nói anh ấy đâu có vợ chưa cưới, nhưng lại nghe thấy Phương nói:

- Chuyện này đâu có liên quan gì đến vợ chưa cưới của anh ấy?

- Anh ấy đã có… vợ chưa cưới rồi à?- Thu rụt rè hỏi.

- Nghe nói hai gia đình thỏa thuận, chuyện từ mấy năm trước rồi.

Thu rất buồn, tuy biết chuyện không phải ngày một ngày hai, nhưng trong lòng Thu mong đấy không phải là sự thật. Thu ngẩn ngơ hỏi:

- Làm sao Phương biết anh ấy đã… có vợ chưa cưới?

- Anh ấy nói, còn cho chị Mẫn xem ảnh hai người chụp chung.

- Nghe chị Mẫn nói, tấm ảnh ép dưới tấm kính trên bàn, nhưng tại sao Thu không thấy? Chắc chắn anh ấy cất đi rồi.

- Đừng đổ oan cho anh ấy, là Phương lấy đi. Vì Phương nghe nói, nếu cắt hai người ra một cách nguyện vẹn thì có thể chia rẽ họ, Phương lấy kéo tách đôi hai người ấy ra rồi.

Thu thấy chuyện hết rất mê tín, nhưng lại làm lòng người say mê, nếu thật như thế thì tuyệt biết chừng nào. Thu rất hào hứng hỏi:

- Vậy Phương… có tách được hai người ra mà không làm tổn hại một sợi tóc nào không?

- Cũng tương đối, nhưng vai hai người hơi sát vào nhau, vai anh ấy bị khuất sau vai chị kia, cho nên… cho nên sau khi cắt ra, vai của anh Ba bị thiếu một chút. Chị Thu đừng nói với anh ấy nhé, chuyện không có lợi. – Xem ra Phương cũng không tin những chuyện đó, nhưng vẫn cười hì hì. – Nếu một hôm nào đó vai anh Ba bị đau, ấy là tại Phương.

- Cho đáng đời, tại sao anh ấy lại như thế? Ở nhà đã có vợ chưa cưới mà còn cho tiền người khác…

Phương ngạc nhiên:

- Ở nhà có vợ chưa cưới lại không cho người khác tiền được à? Anh ấy tốt bụng, giúp đỡ người khác, đâu có ý gì. Chị Thu đừng hiểu nhầm, cho rằng anh ấy có ý gì với chị, anh ấy không phải là con người như thế. Anh ấy rất thương người, không muốn thấy ai cực khổ. Cái Tú trong thôn cũng được anh ấy giúp như thế đấy.

- Ai cơ?

- Tức là… cái Tú, bố nó rất nát rượu, mọi người gọi ông ta là ông “Tào ba bữa”, chị Thu quên rồi à? Một hôm, anh Ba ăn cơm ở nhà Phương, ông “Tào ba bữa” đến tìm, hỏi xin tiền.

Thu nhớ ra người ấy. Lúc ấy Thu nghĩ, ai đó vay tiền Ba, nên không để ý. Thu nỏi:

- Anh Ba giúp Tú con gái ông ấy à? Giúp gì?

- Cha cái Tú nát rượu, mẹ nó chết từ lâu, có thể bị cha nó đánh chết. Cha nó uống nhiều rượu rồi đánh vợ, uống ít cũng đánh, không uống càng đánh dữ hơn. Cha nó mỗi ngày ba bữa rượu, mỗi ngày đánh mẹ nó ba lần, nếu không làm sao dân làng gọi lão là ông Tào ba bữa? Me cái Tú chết mấy năm nay rồi, cha nó vẫn không chịu đi làm đồng, đội sản xuất phân cho ông ta chăn bò, ông ta mải uống, để bò đi ăn lúa và hoa màu, bị đội sản xuất trừ công điểm. Ông ta có đồng nào đều uống rượu bằng hết. Cái Tú mới mười bốn, mười lăm tuổi, ông ta định gả bán nó để đổi lấy tiền uống rượu.

- Cái Tú không có ai lấy, vì có người cha như vậy, trong thôn không ai dám lấy. Về sau, cha nó gán cho anh Hai con nhà Mạnh, anh này có chứng động kinh, mỗi lần lên cơn thật dễ sợ, sùi bọt mép, gặp đâu cũng nằm, bất tỉnh nhân sự, sớm muộn gì rồi cũng chết. Cái Tú không chịu lấy, bị cha nó đánh chết đi sống lại, bảo nuôi toi cơm bao nhiêu năm, người ta bảo con gái là hũ rượu của cha, vậy mà tao sinh ra mày là cái hũ cứt, hũ đái, không phải hũ rượu.

- Vậy anh Ba đồng ý lấy Tú để cứu nó à? – Thu phỏng đoán.

- Đâu có chuyện! Anh ấy cho cha nó tiền uống rượu, bảo ông ấy đừng đẩy con đên chỗ chết. Cha cái Tú chỉ cần có rượu uống, còn con gái lấy ai cũng không cần biết, về sau cái Tú không bị ép lấy cái anh động kinh kia. Nhưng anh Ba không thoát khỏi sữ quấy nhiễu, cha cái Tú hễ hết tiền uống rượu lại đến tìm, lão nói, điều này chỉ nên trách anh, nếu anh không nhúng vào thì tôi đã gả nó cho người ta lấy tiền uống rượu rồi. Anh Ba sợ lão đánh cái Tú, lần nào lão đến tìm cũng cho tiền. Lão ta được đằng chân lân đằng đầu, định bắt anh lấy cái Tú, lão bảo anh giết người thì giết cho chết hẳn, giúp người thì giúp cho đến noi đến chốn, anh lấy con gái tôi đi, như vậy tôi không lo không có rượu. Thật ra cái Tú cũng có ý ấy, ai mả không muốn lấy chồng ăn gạo nhà nước, cha lại là quan to? Hơn nữa, anh Ba đẹp trai, tốt tính. Cái Tú cứ đến lán đội thăm dò tìm anh, giặt đồ giúp anh ấy, nhưng anh không chịu, chị Phần cũng không để thế, chị giành lấy mang về giặt.

- Chị của Phương… cũng thích anh Ba lắm nhỉ?

- Ừ, chị Phần tớ nhờ chị Mẫn nói chuyện với anh Ba, nhưng anh ấy không đồng ý, bảo ở nhà đã có vợ chưa cưới. Chị Phần khóc lóc, thề suốt đời không lấy ai, nhưng sau đấy chị ấy gặp anh Hải, không còn giữ lời thề nữa, suốt ngày đòi cưới.

- Phương ấy cắt cái ảnh là định giúp chị Phần à?

Phương cười ngượng rồi nói:

- Chuyện của chị Phần từ lâu rồi. Cái ảnh ấy Phương cắt cách đây ít lâu.

Tim Thu đập dồn dập, nghĩ bụng có thể Phương đã nhìn thấu lòng mình rồi nên cắt giúp mình. Thu hỏi:

- Vậy… Phương giúp ai cắt ảnh>

- Cắt giúp người khác không có tác dụng, phải tự cắt cho mình. – Phương thẳng thắn. – Phương cắt ảnh của hai người không có tác dụng, chỉ cắt rời hai người, không thể ghép được anh ấy. Anh Ba xem thường bọn mình, nghe nói anh ấy với vợ chưa cưới quen nhau từ ngày nhỏ, bố của hai bên đều là quan to, chúng ta có là gì? Cho nên anh ấy cho chị Thu tiền chỉ là giúp đỡ, không phải để ý đến đâu. Phương khuyên chị cứ lấy tiền, vì chị không lấy người khác cũng lấy mất, việc gì để lão “ba bữa” lấy uống rượu.