Dám Nghĩ Lớn

Chương 3: Xây Dựng Sự Tự Tin Và Xóa Bỏ Nỗi Sợ Hãi

Mỗi khi phải lo lắng một điều gì đó, chắc hẳn ai cũng từng được bạn bè an ủi: “Chẳng qua cậu tự tưởng ra mà thôi, không có vấn đề gì đâu. Đừng lo lắng thái quá.”

Họ hoàn toàn có thiện ý khi nói vậy, nhưng cả bạn và tôi đều biết phương thuốc xoa dịu nỗi sợ hãi kiểu như thế không bao giờ đem lại hiệu quả cả. Những lời an ủi, động viên có thể giúp chúng ta quên đi nỗi sợ hãi trong vài phút hoặc may mắn hơn là vài giờ. Nhưng chỉ một câu nói đơn giản “Cậu đang tự tưởng tượng ra đấy mà!” thì không thể nào giúp chúng ta xoá bỏ hoàn toàn nỗi sợ hãi để lấy lại sự tự tin.

Để chế ngự nỗi sợ hãi, trước tiên chúng ta phải thừa nhận sự hiện hữu của nó.

Đa phần mọi nỗi sợ hãi của con người đều do vấn đề về tâm lý mà ra. Sự lo lắng, căng thằng, bối rối hay hốt hoảng đều là sản phẩm của những ý nghĩ tiêu cực và trạng thái rối loạn tâm lý. Nhưng nếu chỉ dừng ở việc tìm ra căn nguyên của nỗi sợ hãi, chúng ta khó lòng loại bỏ nó hoàn toàn. Cũng giống như việc chữa bệnh vậy. Khi bác sĩ phát hiện ra một vết nhiễm trùng trên cơ thể bạn, ông ấy không dừng ở đó, mà sẽ tiếp tục điều trị khi vết thường lành hẳn.

Phương pháp chữa trị truyền thống bằng cách trấn an “bạn-chỉ-tượng-tưởng-ra-mà-thôi” phủ nhận sự tồn tại của nỗi sợ hãi. Trong thực tế, nỗi sợ hoàn toàn có thật. Nó là kẻ thù số một của bắt cứ ai trên con đường vươn tới thành công. Nó ngăn cản bạn nắm bắt các cơ hội, làm cho sức khoẻ của bạn suy giảm, sinh ra bệnh tật, lo lắng, giảm tuổi thọ. Nỗi sợ còn khiến bạn không dám mạnh dạn phát biểu ý kiến của bản thân.

Nỗi sợ hãi – hay cụ thể hơn là sự thiếu chắc chắn, thiếu tự tin, sự bất ổn về mặt tinh thần – là một trong những nguyên nhân lý giải ngày nay chúng ta vẫn phải đối mặt với suy thoái kinh tế. Cũng do nỗi sợ hãi mà hàng triệu người không chạm tay đến thành công, không được tận hưởng một cuộc sống sung túc.

Thực tình mà nói, nỗi sợ hãi có sức mạnh ghê gớm. Bằng nhiều cách, nỗi sợ ngăn cản người ta đạt được những điều mà họ mong muốn trong cuộc sống.

Nỗi sợ hãi, dù ở dạng này hay dạng khác, dù nặng hay nhẹ đều thuộc về chứng bệnh tinh thần. Để chữa trị một chứng bệnh tinh thần, ta phải cần sử dụng những phác đồ cụ thể, được kiểm chứng kỹ càng – giống như cách chữa trị một căn bệnh thể chất.

Tuy nhiên, để chuẩn bị cho cuộc chữa trị, điều đầu tiên bạn phải làm là tập cho mình thói quen phát huy sự tự tin đến mức tối đa. Không một ai sinh ra có sẵn sự tự tin. Điều này cũng đúng với những nhân vật bạn thường ngưỡng mộ (về sự tự tin, điềm tĩnh, về khả năng chế ngự nỗi sợ hãi trong mọi hoàn cảnh). Họ đạt được vị thế xã hội là do biết khai thác, phát huy tất cả sự tự tin mà họ có.

Bạn hoàn toàn làm được như họ. Vâng, chương này sẽ chỉ cho bạn cách làm ấy.

Trong suốt Thế chiến thứ hai, Lực lượng Hải quân Mỹ buộc các tân binh phải biết bơi giỏi hoặc, nếu chưa, họ phải học bơi cho thật giỏi; vì các tướng lĩnh hiểu rõ ràng trong nhiều trường hợp, các thuỷ thủ chỉ có thể sống sót nếu họ biết bơi.

Những tân binh chưa biết bơi buộc phải tham dự các lớp học do Lực lượng Hải quân tổ chức. Tôi dã nhiều lần được tận mắt chứng kiến những buổi tập bơi của họ. Bạn sẽ cảm thấy hài hước khi nhìn thấy những anh chàng cường tráng, khoẻ mạnh, đầy sức sống lại e ngại mấy mét nước. Một trong những bài tập mà tỗi vẫn còn nhớ là các thuỷ thủ được lệnh phải nhảy từ một tấm ván đặt cách mặt nước 2 mét xuống một hồ bơi sâu 2,5 mét, với khoảng nửa tá chuyên gia bơi lội túc trực xung quanh.

Nghĩ một cách sâu xa hơn, đó quả là điều đáng buồn. Nỗi sợ hãi của những chàng trai trẻ đó là hoàn toàn có thể. Họ không hề biết rằng, chỉ cần một cú nhảy xuống bể nước dưới kia là có thể đánh bại hoàn toàn nỗi sợ hãi của họ. Có vài lần tôi đã nhìn thấy vài anh chàng “vô tình” bị đẩy xuống khỏi tấm ván, kết quả là họ đã hoàn toàn chế ngự được nỗi sợ hãi!

Sự việc xảy ra đã chứng minh một điều: chỉ có hành động mới có thể giúp chúng ta chế ngự nỗi sợ hãi. Càng do sự, thiếu quyết đoán, trì hoãn thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho nỗi sợ ngày càng lớn dần.

Hãy chép ngay vào cuốn sổ tay “những nguyên tắc để thành công” của bạn: chỉ có hành động mới giúp ta chế ngự được nỗi sợ hãi.

Thực tế đã chứng minh nguyên tắc này là hoàn toàn đúng đắn. Vài tháng trước, một người đàn ông tầm 40 tuổi,

là quản lý kinh doanh cho một tập đoàn bán lẻ khổng lồ, đã đến gặp tôi trong tâm trạng lo lắng.

Ông ấy kể: “Tôi lo lắm. Chắc tôi sắp mất việc đến nơi rồi. Tôi biết thời gian của mình ở công ty này chỉ còn tính bằng ngày nữa thôi”.

Rất ngạc nhiên, tôi hỏi: “Tại sao lại thế? Chuyện gì đã xảy ra vậy?”

“Mọi việc đều chẳng ra sao cả. So với cùng kỳ năm ngoái, doanh số của bộ phận tôi giảm tới 7%. Điều này càng tệ hơn vì doanh số của cả cửa hàng vẫn tăng ở mức 6%. Tất cả là do tôi đã đưa ra vài quyết định thiếu khôn ngoan. Rất nhiều lần tôi bị giám đốc kinh doanh gọi lên khiên trách, vì chỉ riêng bọ phận tôi không theo kịp tiến độ của cả công ty.

Tôi chưa bao giờ cảm thấy tồi tệ đến thế. Hình như tôi đang đánh mất dần dự nhạy bén của mình. Mọi người xung quanh đều nhận thấy điều đó: từ những nhân viên bán hàng dưới quyền đến trợ lý của tôi, và đương nhiên cả các uỷ viên trong hội đồng quản trị nữa. Cách đây vài ngày, trong cuộc họp các quản lý chủ chốt của công ty, một đồng nghiệp thậm chí còn đề nghị chuyển một số nhân viên của tôi sang cho anh ta phụ trách, vì theo anh ta: “làm như vậy sẽ tạo được lợi nhuận lớn hơn cho cửa hàng”. Nói thật, tôi cảm thấy mình như người đang chết đuối trong khi hàng ngàn kẻ cơ hội chỉ đứng đó xem tôi đang chìm dần”.

Người quản lý đó tiếp tục kể lể, nhấn mạnh vào tình trạng khó khăn, khổ sở hiện thời của mình. Cuối cùng, không đủ kiên nhẫn nữa, tôi đành phải cắt ngang: “Vậy ông đã làm gì để thoát khỏi tình trạng đó? Ông đã cố gắng làm gì để mọi việc tốt hơn chưa?”.

Ông ta ngập ngừng: “Chẳng thể nào làm được gì hơn nữa đâu! Thôi thì cứ hy vọng vào những điều tốt đẹp sẽ đến vậy”.

“Ngay vào lúc này, ông có thực sự nghĩ rằng chỉ cần hy vọng thôi là đủ?” Rồi không đợi ông ấy trả lời, tôi hỏi tiếp: “ Tại sao ông không làm gì để biến những hy vọng đó thành sự thật?”.

Ông ta suy ngẫm một lát rồi nói: “xin ông cứ tiếp tục. Tôi nên làm gì bây giờ?”.

“Ở vào hoàn cảnh của ông, tôi nghĩ, có hai việc nên làm. Đầu tiên là ngay chiều nay, ông hãy bắt tay vào việc tìm cách tăng doanh số bán hàng của bộ phận mình lên. Chúng ta cần phải đối mặt với khó khăn. Chắc chắn phải có một lý do nào đó khiến cho doanh số bán hàng ngày càng giảm. Phải tìm ra lý do cho bằng được! Có lẽ, ông nên mở một đợt giảm giá thật hấp dẫn nhằm tiêu thụ hết đống hàng tồn kho, và sau đó nhập thêm những mặt hàng mới có giá trị cao hơn. Hoặc ông có thể thay đổi cách bài trí cửa hàng, hay khích lệ nhân viên làm việc nhiệt tình hơn. Tôi không thể nói chính xác điều gì sẽ giúp tăng doanh số, nhưng chắc chắn phải có cách! Ông cũng nên gặp riêng giám đốc kinh doanh. Có thể ông ấy đang định sa thải ông nhưng nếu ông trình bày về những khó khăn đang gặp phải, xin ông ấy một lời khuyên để giúp thoát khỏi tình trạng hiện giờ, chắc chắn ông ấy sẽ sẵn sang. Tin tôi đi, một khi giám đốc nhận ra ông đang nỗ lực để cải thiện tình hình, ông ấy sẽ cho ông thêm thời gian. Hơn nữa, ông ấy cũng thừa hiểu rằng công ty sẽ phải bỏ ra một khoản không nhỏ, nếu muốn tìm người thay thế một quản lý có kinh nghiệm như ông.

Sau khi tìm được hướng giải quyết hợp lý nhất, hãy đốc thúc các trợ lý của mình triển khia ngay kế hoạch mới. Hãy chấm dứt cách xử sự như một kẻ bại trận. Hãy để cho mọi người xung quanh biết là ông hoàn toàn có thể vượt qua khó khăn này.”

Nghe đến đây, vị quản lý tươi tỉnh hẳn lên. Ông ấy hỏi tiếp: “Ông nói có hai việc tôi nên làm. Vậy việc thứ hai là gì?”.

“Việc thứ hai có thể coi như một phương án dự phòng. Ông đánh tiếng cho hai hoặc ba đối tác thân thiết nhất của mình biết là ông đang nghĩ tới việc chuyển sang làm cho một cửa hàng khác, tất nhiên là phải có thu nhập khá hơn chỗ làm hiện nay.

Tôi nghĩ, sau khi ông đã thực hiên những chiến lược mới giúp tăn doanh số của bộ phận thì phương án dự phòng có thể không cần thiết. Nhưng biết đâu đấy, dù sao có một hay hai phương án vẫn tốt hơn. Phải nhớ rằng: một người đang đi làm muốn tìm một công việc khác sẽ dễ hơn hàng chục lần so với một người thất nghiệp đang muốn tìm việc làm.”

Không lâu sau đó, chính vị quản lý từng-gặp-rắc-rối ấy gọi lại cho tôi.

Ông hồ hởi thông báo: “Khi quay trở lại công ty, tôi đã tiến hành hàng loạt thay đổi, trong đó thay đổi quan trọng nhất có liên quan đến các nhân viên bán hàng của tôi. Trước đây, tôi chỉ tổ chức họp nhân viên một tuần một lần, nhưng bây giờ sáng nào chúng tôi cũng họp vào đầu giờ. Cách làm đó đã khơi dậy sự nhiệt tình, lòng đam mê công việc nơi họ. Tôi đoán rằng, một khi họ cảm thấy tôi đang cố gắng cải thiện tình hình, họ cũng sẵn sàng giúp đỡ tôi hết lòng. Tất cả những gì họ chờ là một tín hiệu thay đổi từ phía tôi mà thôi!

Tôi tin mọi việc rồi sẽ ngày càng tốt đẹp hơn. Tuần trước doanh số của chúng tôi đã cao hơn cùng kỳ năm ngoái, thậm chí còn cao hơn doanh số trung bình của cửa hàng.

À, tiện đây tôi cũng muốn thông báo cho ông một tin vui nữa. Về phương án dự phòng, sau khi nghe ông khuyên như vậy, tôi đã gợi ý và nhận được hai lời mời làm việc với mức lương khá cao. Tôi rất vui nhưng vẫn từ chối cả hai, bởi mọi việc ở đây đang trở lại như xưa rồi”

Rõ ràng một điều: khi chúng ta phải đối mặt với khó khăn, nếu không làm gì để thoát khỏi tình trạng đó thì chúng ta sẽ chỉ mãi đứng trong vũng bùn mà thôi. Hy vọng là điểm khởi đầu, nhưng cần phải có hành động để biến hy vọng thành sự thật.

Hãy luôn ghi nhớ để áp dụng nguyên tắc này. Mỗi khi bạn gặp khó khăn, dù lớn hay nhỏ, hãy luôn giữ tinh thần thật vững vàng. Sau đó, hãy tự hỏi xem mình cần làm gì để chế ngự nỗi sợ hãi đó?

Trước tiên hãy cô lập nỗi sợ hãi của bạn. Sau đó tìm ra cách thích hợp nhất để loại bỏ nó. Dưới đây là ví dụ về một vài nỗi sợ thường gặp và những cách để chế ngự chúng:

NỖI SỢ HÃI CÁCH CHẾ NGỰ

1. Cảm thấy xấu hổ vì vẻ ngoài của mình.

Hãy cải thiện vẻ ngoài của mình bằng cách đến một tiệm cắt tóc hoặc một thẩm mĩ viện. Hãy đánh giầy; giặt ủi quần áo thẳng nếp. Nhưng điều quan trọng nhất là hãy cư xử thật duyên dáng. Điều đó còn đem lại hiệu quả lớn hơn nhiều so với việc chưng diện quần áo mới.

2.Lo sợ sẽ để mất một khách hàng quan trọng.

Hãy làm việc chăm chỉ gấp đôi, chăm sóc khách hàng đó tốt hơn. Hãy sửa chữa ngay những lỗi lần đã khiến khách hàng mất lòng tin ở bạn

3. Sợ thi trượt. Thay vì lo lắng, hãy dành thời gian để ôn bài thật kỹ.

4. Sợ mọi thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của mình.

Thay vì sợ hãi, hãy xoa dịu sự lo lắng của những người khác, và tĩnh tâm để có sự thư thái.

5. Sợ gặp phải những tại nạn ngoài tầm kiểm soát, như thiên tai hoặc trục trặc chuyến bay.

Hãy hướng sự chú ý của mình vào những việc khác, ví dụ: nhổ cỏ ngoài vườn, nô đùa với lũ trẻ, hay xem một bộ phim hay.

6. Lo sợ về những điều mà mọi người suy nghĩ và nói về bạn.

Hãy bảo đảm những việc bạn định làm là hợp lý. Sau đó thực hiện chúng, đừng do dự. Được mọi người bàn tán cũng tốt, vì chẳng ai bỏ công sức ra làm những việc mà người khác không thèm để ý đến.

7. Lo sợ khi đầu tư hay mua nhà.

Hãy phân tích mọi khía cạnh. Sau đó, hãy thật quyết đoán. Một khi đã quyết định rồi, hãy kiên định với suy nghĩ của mình. Hãy tự tin vào sự phán đoán của chính mình.

8. Sợ con người nói chung.

Hãy luôn giữ một khoảng cách tương đối với họ và hãy nhớ rằng: mọi người xung quanh bạn cũng là con người như bạn mà thôi.

Hãy làm theo hai bước sau, nếu bạn muốn chế ngự nỗi sợ hãi được sự tự tin cho mình:

1. Hãy cô lập sự sợ hãi của bạn. Hãy trói chặt nó. Xác định chính xác điều đang khiến bạn lo sợ là gì.

2. Sau đó hãy hành động. Từng nỗi sợ hãi đều có một phương pháp thích hợp để chế ngự.

Và hãy ghi nhớ một điều: sự do dự chỉ làm nỗi sợ hãi ngày càng lớn thêm. Hãy thật quyết đoán và hành động ngay lập tức!

Thiếu tự tin trầm trọng có thể khiến trí nhớ của bạn trở nên rối loạn và phức tạp.

Bộ não của bạn giống như một ngân hàng. Những suy nghĩ sản sinh ra hàng ngày sẽ được ký gửi trong “ngân hàng tâm trí”. Các suy nghĩ dồn lại ngày càng nhiều, trở thành trí nhớ của bạn. Khi bạn có việc gì đó cần nghĩ ngợi hoặc khi bạn đối mặt với khó khăn, bạn sẽ tìm đến ngân hàng đó: “Tôi đã có kinh nghiệm gì về chuyện này?”.

Ngân hàng này sẽ tự động cung cấp cho bạn hàng loạt thông tin về những tình huống tương tự mà bạn từng trải qua trước đây. Khi đó, trí nhớ của bạn sẽ đóng vai trò như một nhà cung cấp chất liệu để dựa vào đó, bạn có thể sản sinh ra những ý tưởng mới.

Viên thủ quỹ của “ngân hàng tâm trí” rất tận tuỵ, đáng tin cậy. Anh ta không bao giờ lừa dối bạn. Nếu một lúc nào đó bạn đến tìm anh ta và hỏi: “Này anh bạn, hãy cho tôi hoàn toàn kém cỏi so với những người khác”, ngay lập tức anh ta sẽ trả lời: “Có ngay đây, thưa ông chủ. Hãy nhớ xem hai lần trước ông đã thất bại như thế nào? Ông có nhớ thầy giáo năm lớp 6 đã bảo ông không có khả năng làm được bất cứ điều gì không? Ông có nhớ những điều ông vô tình nghe được từ các đồng nghiệp của ông không?...”

Cứ như thế, viên thủ quỹ sẽ đào sâu từng ngóc ngách trong tâm trí bạn, tìm ra hàng loạt ký ức bạn đã gửi ở ngân hàng, để chứng minh bạn hoàn toàn thua kém những người khác.

Nhưng nếu như câu hỏi của bạn là: “Anh bạn, tôi cần đưa ra một quyết định cực kỳ khó khăn. Hãy giúp tôi vững tin hơn nào!”.

Viên thủ quỹ sẽ nhanh chóng trả lời: “Có ngay, thưa ông chủ”. Nhưng lần này, những ý tưởng mà anh ra cung cấp cho bạn sẽ là những việc mà trước đây bạn đã từng thành công! “Hãy nhớ lại trước đây khi gặp phải tình huống tương tự, ông đã xử lý tốt như thế nào…Ông có nhớ ông Smith đã từng tin tưởng ông như thế nào, hãy nhớ lại xem bạn bè đã từng khen ngợi, ngưỡng mộ ông ra sao? Và,…”

Viên thủ quỹ của bạn luôn đáp ứng đầy đủ và chính xác những yêu cầu mà bạn đưa ra. Anh ta sẽ giúp bạn nhớ lại những gì bạn muốn – vì xét cho cùng, đấy là ngân hàng của bạn mà.

Dưới đây là hai điều cực kỳ hữu ích nếu bạn muốn xây dựng sự tự tin, bằng cách quản lý và hiệu quả “ngân hàng tâm trí” của mình.

1. Hãy chỉ giữ lại những suy nghĩ tích cực, đưa vào “ngân hàng tâm trí” của mình. Thành thực mà nói: bất cứ ai cũng từng gặp phải không ít tình huống khó khăn, bối rối, dễ nản lòng. Nhưng cách những người thành công và không thành công đối mặt với chúng thì hoàn toàn trái ngược nhau. Những người không thành công lúc noà cũng bị ám ảnh bởi những tình huống đó, luôn miệng than vãn về chúng. Họ lẩn trốn trong bối rối và khiên chúng ngày càng hằn sâu trong tâm trí mình để rồi họ phải trằn trọc hàng đêm.

Nhưng hành động của những người thành công và tràn đầy tự tin thì ngược lại. Họ luôn tâm niệm rằng “Đừng nghĩ về những tình huống nằm ngoài mong muốn.” Thay vào đó, họ luôn suy nghĩ về những điều lạc quan hơn.

Hãy thử tưởng tượng, nếu mỗi sáng trước khi đi làm, bạn đổ đầy nước bẩn vào két nước giải nhiệt động cơ xe hơi thì liệu chiếc xe của bạn có thể chạy tốt được không? Nếu bạn cứ làm như vậy, dù máy có tốt đến đâu, chiếc xe sẽ sớm bị trục trặc mà thôi. Tương tự như vậy, việc lưu trữ hàng đống suy nghĩ tiêu cực, không thoải mái trong đầu sẽ bào món tâm trí bạn qua từng ngày, sẽ tạo ra sự lo lắng, thất vọng và cảm giác yếu kém. Chúng khiến bạn không biết làm gì tiếp theo, mà chi có thể đứng ngoài nhìn mọi người tiến lên.

Vì vậy, từ lúc này, hãy tập cho mình thói quen sau: Bất cứ khi nào bạn có thời gian ngồi suy ngẫm một mình, hãy nhớ lại những kỷ niệm ngọt ngào, lưu trữ chúng trong trí nhớ. Điều này sẽ giúp bạn tăng thêm sự tự tin, cảm thấy “Tôi-luôn-ổn” và luôn khoẻ mạnh.

Đấy là một phương pháp hoàn hảo và cực kỳ hữu ích. Trước khi đi ngủ, hãy luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp, hãy lưu chúng trong “ngân hàng tâm trí” của bạn. Hãy nghĩ đến những niềm hạnh phúc mà bạn đã và đang được hưởng. Hyax cảm ơn về những điều tuyệt vời mà bạn đang có: sức khoẻ dồi dào, người bạn đời lý tưởng, những đứa con ngoan, những người bạn tuyệt vời…Hãy nhớ tới những cử chỉ tốt đẹp mà mọi người dành cho nhau. Hãy nhớ đến những thành tích, thắng lợi – dù là nhỏ nhất – của bạn. Hãy điểm lại tất cả lý do mà vì chúng, bạn luôn thầm cảm ơn thượng đế đã cho bạn được sống trên cõi đời này.

2. Từ trong “ngân hàng tâm trí”, bạn chỉ được phép rút ra những suy nghĩ tích cực mà thôi. Vài năm trước, tôi hợp tác khá mật thiết với một công ty tư vấn ở Chicago. Công ty này chuyên nhận tư vấn tâm lý cho khách hàng, chủ yếu là những vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình và cân bằng nội tâm.

Một buổi chiều, tôi ngồi trò chuyện với vị giám đốc công ty về những thủ thuật giúp khách hàng tìm lại sự cân bằng tâm lý. Ông ấy “bật mí”: “Anh biết không, có lẽ chúng tôi sẽ thất nghiệp hết, nếu mọi người hiểu và làm được việc này…”

“Việc gì thế?” – Tôi tò mò hỏi.

“Đơn giản thôi: triệt tiêu mọi ý nghĩ tiêu cực, trước khi chúng tác động lây lan khiến ta hoan mang, lo sợ.

Hầu hết những người nhờ tôi tư vấn đều tự xây dựng cho mình một bảo tàng chứa đầy nỗi sợ hãi. Chẳng hạn, trong hôn nhân, hầu như cặp vợ chồng nào cũng gặp phải vấn đề gọi là “quái vật tuần trăng mật”. Tuần trăng mật, vì một lý do nào đó, đã không được mỹ mãn như người trong cuộc mong nào đó, đã không được mỹ mãn như người trong cuộc mong đợi. Nhưng thay vì bõ qua, chon sâu những ký ức tồi tệ đó, họ lại thường xuyên nhắc đến để dằn vặt nhau, để rồi ký ức trở thành vật cản khiến họ không thể sống hạnh phúc. Họ đến tìm gặp tôi, với hy vọng tìm ra lỗi thoát cho cuộc hôn nhân.

Phần lớn các khách hàng của tôi đều không biết vấn đề của họ nằm ở đâu. Công việc của tôi là tìm ra và giải thích cho họ nguyên nhân, sau đó thuyết phục họ hiểu vấn đề thực ra không đến nỗi nghiêm trọng.

Nhiều người dễ có thói quen tự tạo ra “quái vật tinh thần” mỗi khi họ gặp phải bất cứ chuyện không vui nào: thất bại trong công việc, sư phụ bạc của người yêu, một khoản đầu tư không hiệu quả hay sự thất vọng về cách cư xử của đứa con đang tuổi dậy thì – đó là những con “quái vật” mà tôi cần phải giúp các tuân thủ chủ đương đầu và đánh bại chúng.”

Bất kỳ một ý nghĩ tiêu cựu nào, nếu được “nuôi dưỡng” thường xuyên trong đầu, chóng chầy gì cũng sẽ biến thành một “quái vật” ngự trị trong tâm trí bạn, phá vỡ sự tự tin, dẫn đến những bất ổn nặng nề về tâm lý.

Trong bài báo “Con đường tự huỷ hoại bản thân” đăng trên tạp chí Cosmopolitan, Alice Mulcahey cho biết mỗi năm có hơn 30.000 người Mỹ tự tử, hơn 100.000 người khác nuôi ý định tự tử. Bà viết: “Có nhiều bằng chứng đáng kinh ngạc cho thấy hiện nay, hàng triệu người đang tự “đầu độc” mình bằng những phương pháp chậm và khó nhận thấy, họ tự tử không phải về thể xác, mà về tinh thần. Họ luôn tìm cách hạ thấp bản thân, tự trừng phạt hay tự hạ thấp mình”.

Nhà tâm lý học nói trên cũng kể cho tôi nghe về việc ông ấy đã giúp một bệnh nhân chấm dứt tình trạng “tự tử về mặt tinh thần”. Ông kể: “Nữ bệnh nhân này gần 40 tuổi và có hai con. Bà ấy rơi vào khủng hoảng trầm trọng, bà than thở rằng bất cứ việc gì xảy đến với mình đều là chuyện không vui: từ lúc còn đi học cho đến khi kết hôn, rồi sinh con, hay tất cả những nơi bà từng ở - tất cả đều tồi tệ! Bà ấy chua chát bảo không thể nhớ nổi đã có lúc nào bà ấy thực sự cảm thấy hạnh phúc hay chưa. Chính vì những gì người ta nhớ được trong quá khứ ảnh hưởng đến những gì người ta nhìn thấy ở hiện tại, nên người phụ nữ này chẳng thấy gì ngoài sự tăm tối và bi quan.

Khi tôi đưa ra một bức tranh và hỏi bà ấy nhìn thấy gì ở bức tranh ấy, bà ấy nói: “Dường như sắp có một cơn bão cực kỳ khủng khiếp ngay trong đêm nay vậy!” Trước đó, tôi chưa từng được nghe lời giải thích nào bi quan đến thế về bức tranh. (Kỳ thực nghe lời giải thích nào bi quan sơn dầu khá lớn, vẽ cảnh mặt trời hạ xuống gần ngang đường chân trời và một bờ biển lởm chởm đá. Bức tranh được vẽ rất công phu, có thể được hiểu là cảnh bình minh hay hoàng hôn tuỳ theo cảm nhận từng người. Theo tâm lý học, sự cảm nhận trước bức tranh sẽ bộc lộ phần nào tính cách của người đó. Hầu hết những người bình thường đều bảo đây là cảnh bình minh. Chỉ có những ai đang gặp khủng hoảng, rối loại tâm lý thì mới nói đó là cảnh hoàng hôn.)

Là một chuyên gia tâm lý, tôi không có đủ khả năng thay đổi những gì đnag hiện hữu trong trí nhớ của một con người. Tôi chỉ có thể giúp họ nhớ lại những điều không hay đã xảy ra trong quá khứ, với cái nhìn nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Đó cũng là cách điều trị cơ bản mà tôi áp dụng với người phụ nữ này. Tôi trò chuyện, gợi ý bà nhớ lại những niềm vui trong quá khú, thay vì chìm vào nỗi thất vọng triền miên. Sáu tháng sau, bà ấy đã có những dấu hiệu đầu tiên trong chuyển biến tâm lý. Đến lúc đó, tôi quyết định đưa ra một bài tập đặc biệt. Tôi yêu cầu bà suy ngẫm và mỗi ngày ghi lại ba lý do để cảm nhận hạnh phúc quanh mình. Mỗi khi bà ấy đến gặp tôi vào buổi chữa trị kế tiếp, chúng tôi cùng thảo luận về những điều được bà ấy ghi ra. Chúng tôi thực hiện phương pháp này trong suốt bà tháng liền. Và, bà ấy đã thay đổi hoàn toàn. Giờ đây, bà luôn lạc quan và vui vẻ như bao người khác”.

Khi người phụ nữ này không còn nghĩ đến những điều tiêu cực nữa, chắc chắn bà sẽ thuyết phục tinh thần một cách nhanh chóng.

Dù bạn đang gặp phải vấn đề tâm lý nghiêm trọng đến mức nào, chỉ cần bạn nghĩ đến những điều tích cực thay vì tiêu cực, căn bệnh đó lập tức tiêu tan.

Đừng tự tạo ra những con “quái vật” tron tâm trí mình. Đừng nghĩ đến những điều không vui. Khi nhớ lại bất kỳ một sự việc đã từng xảy ra, hãy hướng suy nghĩ vào mặt tốt, và chon đi mặt xấu của nó. Hãy dừng lại ngay lập tức mỗi khi bạn phát hiện ra mình đang suy nghĩ theo chiều hướng buồn bã, ê chề.

Có một sự thật rất quan trọng, đáng mừng – đó là tâm trí con người thường có xu hướng quên đi những chuyện không hay. Nếu bạn biết đón nhận mọi điều với tâm lý nhẹ nhàng, thoái mái, những ký ức tệ sẽ ngày càng mờ nhạt. Và, sẽ đến một ngày viên thủ quỹ trong “ngân hàng tâm trí” của bạn gạt hẳn “tại khoản” tồi tệ ra ngoài.

Tiến sĩ Melvin S.Hattwick, một nhà tâm lý học về quảng cáo danh tiếng, nêu ra nhận xét về khả năng ghi nhớ của con người: “Một mẩu quảng cáo mang lại cảm giác dễ chịu cho ngưởi xem sẽ dễ dàng được ghi nhớ hơn. Còn nếu không, người đọc hoặc người sẽ lập tức quên ngay thông điệp mà mẩu quảng cáo đó mang lại. Vì những thông điệp đó hoàn toàn trái ngược với những gì họ mong muốn, do đó họ cũng sẽ không muốn lưu chúng lại làm gì cả”.

Tóm lại, chúng ta sẽ dễ dàng quên đi những việc không tốt đẹp nếu chúng ta không nhớ đến chúng nữa. Ha y luôn suy nghĩ một cách tươi sáng. Sự tự tin và cảm giác chinh phục được cả thế giới trong bạn sẽ lớn dần. Khi bạn không còn mặc cảm tự ti hay đánh giá thấp bản thân là bạn đã tiến được một bước dài trong việc chế ngự nỗi sợ hãi rồi đấy!

Tại sao rất nhiều người lại có cảm giác sợ sệt, lúng túng, e dè khi tiếp xúc với mọi người xung quanh? Nguyên nhân sâu xa của sự ngượng ngùng ấy là gì? Và chúng ta làm gì để khắc phục?

Sợ hãi mọi người xung quanh là một chứng bệnh rất đáng lo ngại. Nhưng không phải là không có cách để chữa trị. Bạn hoàn toàn có thể chế ngự được nỗi sợ hãi này, nếu biết nhìn nhận con người bằng một thái độ thân thiện.

Tôi có người bạn là một doanh nhân khá thành đạt, hiện đang điều hành một cơ sở sản xuất mỹ nghệ trang trí và đồ lưu niệm. Anh ấy kể cho tôi nghe kinh nghiệm của bản thân về cách thức nhìn nhận con người. Đó là một câu chuyện hết sức thú vị.

“Trước khi gia nhập quân đội trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, tôi là kẻ cực ky rụt rè, nhút nhát không thể tưởng tượng, tôi luôn sợ hãi khi phải tiếp xúc với người lạ. Lúc nào tôi cũng cảm thấy tự ti về cả ngoại hình lẫn trí tuệ của mình. Hình như ai cũng thông minh hơn tôi rất nhiều thì phải. Lúc nào tôi cũng nghĩ mình sinh ra để làm một kẻ thất bại.

Nhưng rồi một sự may mắn tình cờ đã giúp tôi xoá bỏ hoàn toàn nỗi sợ hãi ấy. Trong những năm 1942 – 1943, quân đội tổ chức tuyển quân bổ sung cho một chiến trường ác liệt. Khi đó tôi được cử đến làm y tá tội một trong những trung tâm tuyển quân lớn nhất cả nước. Hàng ngày, nhiệm vụ của tôi là phụ giúp các bác sĩ kiểm tra sức khoẻ của những người dự tuyển. Càng tiếp xúc nhiều với họ, tôi càng trở nên dạn dĩ hơn, nỗi sợ cũng theo đó dần biến mất.

Hàng trăm chàng trai đến dự tuyển được yêu cầu cởi bỏ quần áo, đứng xếp hàng để được kiểm tra lần lượt. Bất chấp sự khác nhau về ngoại hình, béo gầy, cao thấp, họ đều giống nhau ở sự lo lắng, ở cảm giác bơ vơ đơn độc hiển hiện trên nét mặt mỗi người. Chỉ mới vài ngày trước, họ còn là những con người hoàn toàn xa lạ với những nghề nghiệp khác nhua, những mối quan tâm khác nhau. Có người là giám đốc trẻ, vài người khác là nông dân, nhân viên bán hàng, người đánh cá hay người lao động chân tay. Nhưng giờ đây, khi tập hợp ở trung tâm tuyển quân này, họ đều như nhau cả.

Sau một thời gian làm việc ở đó, tôi nhận ra một điều quan trọng, rằng con người có nhiều nét tương đồng hơn là sự khác biệt. Họ cũng như tôi, thích những món ăn ngon, luôn nhớ tới gia đình và bạn bè, mong muốn thăng tiến trong sự nghiệp, họ cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, và quý trọng từng phút giây nghỉ ngơi thư giãn. Khi nhận ra mọi người xung quanh có nhiều điểm giống tôi đến vậy, tôi thấy chẳng còn lý do gì để e sợ họ nữa.”

Phân tích như thế thật hợp lý, phải không? Nếu mọi người chia sẻ khá nhiều điểm giống bạn đến vậy, tại sao bạn lại phải sợ họ chứ?

Dưới đây là hai nguyên tắc giúp bạn nhìn nhận người khác bằng cái nhìn tự tin và năng động.

1. Hãy luôn giữ thái độ cân bằng khi nhìn nhận, đánh giá người khác. Bạn hãy nhớ kỹ hai điều này khi tiếp xúc với mọi người: thứ nhất, họ là những người quan trọng. Đương nhiên là thế rồi, bởi con người ai mà chẳng quan trọng. Nhưng còn điều thứ hai nữa: Bạn cũng quan trọng không kém họ! Vì thế, khi tiếp xúc hay trò chuyện với người khác, hãy luôn tâm niệm rằng: “Chúng ta là hai người bình đẳng, cùng bàn bạc, trao đổi vì lợi ích và sự quan tâm của cả hai bên”.

Mới vài thàng trước, một người bạn doanh nhân của tôi đã gọi điện thông báo cho biết anh vừa nhận chàng trai mà trước đó tôi đã giới thiệu với anh ấy. Anh ấy hỏi tôi: “Anh có biết vì sao tội lại thích anh chàng đó không?”. Tôi tò mò ngay lập tức: “Vì sao?”. “Điều tôi thích nhất ở chàng trai này chính là sự tự tin vào bản thân. Hầu hết những ứng viên khác khi bước vào phòng tôi đều tỏ ra vô cùng lo lắng, sợ sệt. Họ trả lời mọi câu hỏi tôi đặt ra theo những nội dung mà họ đoán là tôi sẽ thích nghe. Họ khiến tôi có cảm giác họ đang cầu xin tôi, bởi họ sẵn sang chấp nhận mọi yêu cầu mà không có bất cứ ý kiến gì cả. Chính điều đó khiến họ chẳng có gì đặc biệt, chẳng để lại chút ấn tượng nào.

Nhưng anh chàng này thì khác. Anh ta tôn trọng tôi, nhưng anh ta cũng tôn trọng chính bản thân mình. Thay vì răm rắp trả lời các câu hỏi tôi đưa ra, anh ta còn hỏi ngược lại: nào là công ty, vị trí làm việc, nào là nhiệm vụ cụ thể…Anh ta chứng tỏ rằng mình không thuộc loại xoàng xĩnh, mà là một con người thực sự có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.”

Khi bạn hiểu ra mình cũng quan trọng như bao người xunh quanh bạn, bạn sẽ luôn giữ được sự cân bằng trong mối quan hệ. Và như vậy, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều.

Một ai đó dù cao lớn đến đâu, chức vụ quan trọng đến đâu thì vẫn là một con người bình thường – với những mối quan tâm, sở thích, khát vọng và những vấn đề khó khăn trong cuộc sống như bạn mà thôi.

2. Hãy tập cách thông cảm với người khác. Trong cuộc sống, chắc chắn có không ít người luôn tìm cách để mắng mỏ, chỉ trích, hoặc thậm chí là lừa bịp, hạ nhục bạn. Chính vì thế, bạn nên chuẩn bị tinh thần để sẵn sang tiếp xúc với loại người như thế, đối mặt với những tình huống như thế. Nếu không, những việc bất ổn sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng, làm giảm sút sự tự tin trong bạn, thậm chí khiến bạn rơi tõm vào cảm giác thất bại. Bạn cần có sự phòng thủ trước những kẻ ỷ mạnh hiếp yêu, chỉ thích dùng sức mạnh để bắt nạt những người nhỏ bé hơn mình.

Tôi từng chứng kiến một câu chuyện có thẻ là minh chứng tuyệt vời cho cách xử sự hợp lý nhất trước tuýp người có lối cư xử thô lỗ. Câu chuyện xảy ra tại bàn đăng ký của khách sạn Memphis.

Lúc đó vào khoảng 5 giờ chiều, các nhân viên đang tất bật với một lượng lớn khách đến nhận phòng tại khách sạn. Người đàn ông xếp hàng ngay trước tôi nói tên mình bằng một giọng như ra lệnh cho nhân viên lễ tân phải nhanh chóng hoàn thành thủ tục. Người nhân viên sau khi kiểm tra, thông báo với ông khách: “Vâng, thưa ông ông R., rất hân hạnh được chào đón ông. Chúng tôi đã chuẩn bị một phòng đơn tốt nhất, thoải mái nhất cho rồi đây”.

Người đàn ông lớn tiếng quát: “Sao lại là phòng đơn? Tôi đặt trước một phòng đôi cơ mà!”.

Trước cơn giận dữ bất ngờ của vị khách, nhân viên lễ tân vẫn nhẹ nhàng trả lời: “Xin ông chờ trong giây lát để tôi kiểm tra lại”. Rồi anh ra rút phiếu đặt phòng của ông khác ra khỏi tập hồ sơ, nhanh chóng kiểm tra, sau đó trả lời: “Tôi rất tiếc, thưa ông, nhưng trong đề nghị đặt phòng của ông có ghi rõ ông yêu cầu phòng đơn. Rất tiếc là chúng tôi đã hết phòng đôi, nếu không chúng tôi sẵn sang đổi cho ông ngay”.

Ông khách nghe vậy càng giận dữ hơn: “Tao chẳng thèm quan tâm cái tờ giấy chiết tiệt ấy viết gì. Tao muốn một phòng đôi”.

Rồi ông ta bắt đầu mạt sát nhân viên không tiếc lời với những lời đe doạ kiểu như: “Mày-có-biết-tao-là-ai- không?”, hay “Tao sẽ làm cho mày phải nghỉ việc. Rồi mày xem, mày sẽ bị đuổi việc sớm thôi”.

Mặc cho những lời quát tháo, đe doạ đó, anh nhân viên lễ tân vân hết sức nhã nhặn: “Chúng tôi thực sự rất lấy làm tiếc thưa ông, chúng tôi đã làm theo đúng những gì ông yêu cầu”.

Cuối cùng, không thể làm gì hơn được nữa, ông khác giận dữ quát: “Nếu tao biết cái khách sạn này làm ăn tồi tệ đến thế thì tao đã không thèm đếm xỉa đến ngay từ đầu”. Nói xong ông ta hùng hổ đi thằng.

Đến lượt mình, tôi nhanh chóng bước đến bàn đăng ký, đinh ninh rằng anh chàng lễ tân này hẳn đang buồn lắm đây khi vừa phải hứng chịu những lời quát mắng gay gắt, vô lý đến vậy. Nhưng hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ của tôi, anh ta vẫn chào đón tôi bằng nụ cười tươi tắn, thân thiện: “Xin chào, thưa ông”. Trong khi anh ta làm các thủ tục đăng ký, chuẩn bị phòng, tôi nói với anh ta: “Tôi thức sự rất ngạc nhiên và ngưỡng mộ sự kiềm chế của anh”.

Anh ta nhẹ nhàng đáp lại: “Tôi không thể nổi giận với nhũng người như thế được. Ông thấy đấy, ông ta bực bội không phải vì tôi. Tôi chỉ là người không may phải hứng chịu sự bực dọc của ông ấy thôi. Người đàn ông tội nghiệp đó có lẽ vừa to tiếng với vợ, hoặc công việc kinh doanh không được thuận lợi, hay cũng có thể ông ta lúc nào cũng có cảm giác thua kém người khác nên đây là cơ hội tuyệt vời để ông ta “ thị oai thị quyền” một chút thôi. Tôi chỉ là người tạo ra cơ hội để ông ấy thoát khỏi tình trạng bế tắc và ức chế”.

Anh lễ tân còn nói thêm: “Tôi nghĩ bản chất ông ấy cùng hiền lành, tốt bụng thôi. Hầu hết mọi người đều vậy mà.”

Bước vào thang máy, tôi nhớ lại lời của chàng trai. “Bản chất ông ta cũng hiền lành, tốt bụng thôi. Hầu hết mọi người đều vậy mà”.

Hãy làm những điều đúng đắn để luôn giữ được sự tự tin. Đó chính là nguyên tắc hướng bạn đến thành công. Hơn nữa. còn là nguyên tắc cực kỳ quan trọng về mặt tâm lý, đáng để mỗi chúng ta đọc đi đọc lại nhiều lần. Hãy đọc cho đến khi nó ngấm sâu vào tâm trí và trở thành một phần con người của bạn: Để luôn tự tin, đừng bao giờ làm điều gì sai trái.

Trong cuốn sách nổi tiếng Tâm lý học ứng dụng, Tiến sĩ George W.Crane đã viết: “Hãy luôn nhớ rằng, hành động là ngưỡi dẫn đường cho cảm xúc. Bạn không thể trực tiếp điều khiển cảm xúc của mình mà phải thông qua sự lựa chọn các hành động. Hãy luôn ghi nhớ nguyên tắc trên, nếu bạn không muốn lâm vào những bi kịch thường gặp (như sự bất hoà và không hạnh phúc trong hôn nhân). Hãy hành động một cách hợp lý rồi bạn sẽ có được những cảm xúc tốt đẹp. Khi cùng nhau trải qua những buổi hẹn hò lãng mạn, trao nhau những nụ hôn ngọt ngào, hay dành cho nhau những lời khen ngợi dịu dàng cùng những cử chỉ âu yếm, vợ chồng bạn sẽ mãi yêu nhau, mãi hạnh phúc như thuở ban đầu. Trong cuộc sống cũng vậy, bạn không thể làm ra vẻ cống hiến để gây thiện cảm, nếu điều đó không xuất phát từ tận đáy lòng bạn.

Dưới đây là năm bài tập rất bổ ích, giúp bạn tạo dựng niềm tin vào bản thân. Hãy nghiên cứu thật kỹ lưỡng, thực hành thường xuyên để trở thành một con người biết tự tin vào bản thân.

1. Mạnh dạn ngồi ở những hàng ghế đầu tiên. Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao trong các cuộc gặp gỡ - ở nhà thờ, trong các lớp học hay các cuộc hội nghị - các hàng ghế phía sau luôn kín chỗ? Hầu hết mọi người đều tranh nhau một vị trí ở những hàng ghế sau, bởi họ cho rằng ngồi phía trước “dễ gây chú ý quá mức”. Họ không muốn mình quá nổi bật, chẳng qua là do họ không đủ tự tin.

Ngồi ở những hàng ghế đầu tiên sẽ giúp bạn tạo dựng sự tự tin. Hãy thử xem sao. Từ giờ trở đi, trong các cuộc họp hay hội nghị, hãy cố ngồi càng gần phía trước càng tốt. Có thể ban đầu bạn sẽ cảm thấy bối rối vì dễ bị chú ý, nhưng hãy nhớ, thành công không thể tách rời với sự nổi bật.

2. Giao tiếp bằng mắt. Thực ra chúng ta có thể hiểu được rất nhiều về một con người, thông qua cách họ giao tiếp bằng mắt. Khi trò chuyện mà người đối diện không nhìn thẳng vào mắt bạn, bất giác bạn sẽ tự đặt cho mình hàng loạt câu hỏi: “Anh ta đang giấu giếm điều gì sao? Anh ta đang lo sợ chuyện gì? Hay anh ta đang nghĩ cách để lừa mình?”

Trong giao tiếp, không dám nhìn thẳng vào mắt người đối diện đồng nghĩa với việc bạn đang tạo ra một hình ảnh không đẹp về mình: “Tôi đang sợ. Tôi không đủ tự tin”. Hãy xoá bỏ nỗi sợ hãi này bằng cách buộc mình phải nhìn thằng vào mắt họ.

Ngược lại, nếu nhìn thằng vào mắt người khác, bạn đang ngầm khẳng định: “Tôi hoàn toàn thẳng thắn và trung thực. Tôi chẳng có gì phải giấu giếm cả. Tất cả những điều tôi nói đều là sự thật. Tôi chẳng e ngại. Tôi cảm thấy hoàn toàn tự tin”.

Hãy luôn nhìn vào mắt người đối diện. Điều đó không chỉ mang đến mà còn giành lại cho bạn sự tự tin.

3. Tăng tốc độ của bạn thêm 25% nữa. Hồi còn bé xíu, tôi rất thích được lên trung tâm thị xã. Đối với tôi, những chuyến đi đó vô cùng thú vị, tuyệt vời. Sau khi đã xong xuôi mọi việc và quay trở lại xe, mẹ tôi thường bảo: “Davey này, mình ngồi đây thêm một lúc nữa cùng nhau quan sát mọi người quay lại nhé”.

Khi đó mẹ thường hay đố tôi những câu như: “Con trai, hãy nhìn anh chàng này và đoán xem anh ta đang gặp rắc rối gì nào?”, “Theo con, cô gái kia định làm gì?”, hoặc “Hãy nhìn người đàn ông kia kìa. Chắc ông ta đang gặp chuyện gì bối rối lắm”.

Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn giữ thói quen quan sát mọi người qua lại. Dù ở hành lang cơ quan, nhà ga xe lửa hay trên vỉa hè, đôi khi tôi chợt nhận ra mình đang cố tìm hiểu tính cách mỗi người – dù chỉ qua cách họ di chuyển.

Phần lớn những người bình thường bước đi với tốc đọ “bình thường”. Tuy họ không uể oải nhưng dáng điệu toát lên một điều: “Tôi chẳng mấy tự hào về bản thân mình”.

Hãy dùng phương pháp tăng-tốc-độ-di-chuyển-thêm-25% này để tạo dựng sự tự tin trong bạn. Vai ngả về sau một chút, đầu ngẩng cao về phía trước, chân bước nhanh hơn và cảm nhận sự tự tin đang lớn dần trong bạn.

Hãy thử bài tập đơn giản này để thấy nó hiệu quả đến mức nào.

4. Hãy nêu ra ý kiến của mình. Tôi có cơ hội tiếp xúc và làm việc với khá nhiều người ở các độ tuổi, công việc, vị trí khác nhau. Không ít người trong số họ có nhận thức sắc sảo và kỹ năng tuyệt vời. Vậy mà không ít lần, tôi đã chứng kiến họ không dám phát biểu bất cứ điều gì trong những buổi thảo luận tập thể. Không phải họ không muốn tham gia với mọi người, đơn giản vì họ thiếu tự tin.

Những người thụ động thường tự bào chữa: “Ý kiến của mình chắc có giá trị gì đâu. Nếu mình đứng lên phát biểu, có khi mọi người lại thấy mình thật ngớ ngẩn. Thôi, tốt nhất là cứ im lặng, nghe ý kiến của người khác xem thế nào. Không ít người hiểu biết về vấn đề này hơn hẳn mình, tốt nhất mình không nói ra để không bị chê cười là ngu dốt”.

Cứ sau một lần không dám đưa ra ý kiến của mình, kẻ thụ động đó lại càng cảm thấy mình ngu dốt, thua kém hơn nữa. Lần nào anh ta cũng tự hứa với bản thân rằng “lần sau” nhất định sẽ lên tiếng (nhưng anh ta cũng thừa biết mình sẽ chẳng bao giờ giữ lời).

Cứ mỗi lần bạn không dám phát biểu ý kiến là một lần bạn tự giết chết sự tự tin trong mình. Và rồi càng ngày bạn càng ít tin tưởng vào bản thân hơn.

Trái lại, nếu bạn càng mạnh dạn phát biểu bao nhiêu, bạn sẽ càng tự tin hơn bấy nhiêu. Việc lên tiếng, vì thế, cũng ngày càng dễ dàng hơn. Đừng ngại ngùng phát biểu ý kiến của mình. Đó chính là một loại “vitamin” cực kỳ quan trọng cho quá trình tạo dựng sự tự tin ở bạn đấy.

Hãy cố gắng áp dụng thật nhiều nguyên tắc tạo dựng sự tự tin. Hãy ghi nhớ phương châm: tự nguyện phát biểu ý kiến bất cứ khi nào có cơ hội (tại hội thảo kinh doanh, họp uỷ ban hay các diễn đàn cộng đồng). Đừng ngần ngại. Hãy mạnh dạn lên tiếng dù chỉ là một câu hỏi, một lời nhận xét hay đề nghje. Và hãy luôn là người tiên phong đưa ra những nhận xét, chứ đừng là kẻ cuối cùng đi sau người khác.

Cũng quan trọng không kém là bạn đừng lo lắng về việc mọi người sẽ bình phẩm bạn ngớ ngẩn hay ngu dốt. Vì bạn không phải là người như thế. Nếu có những người không đồng ý với bạn thì chắc chắn cũng có những người ủng hộ chứ. Hãy chấm dứt sự dằn vặt bản thân bằng những câu hỏi kiểu như: “Mình có nên phát biểu không nhỉ?”

Thay vào đó, hãy tạo sự chú ý đối với ban điều hành cuộc họp, cho biết bạn đang sẵn sàng và muốn phát biểu.

Nếu bạn muốn luyện tập phương pháp này nhiều hơn, hãy thử tham gia vào câu lạc bộ của những chuyên gia tổ chức hội nghị, sự kiện. Thông qua câu lạc bộ này, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn khi trò chuyện với người khác hay phát biểu trước đám đông Hàng ngàn người đã xác lập sự tự tin cho mình bằng cách này đấy.

5.Hãy cười thật tươi. Chúng ta chắc chắn đã ít nhất một lần được nghe rằng chỉ một nụ cười cũng có thể tạo động lưc mạnh mẽ để làm được nhiều việc. Đó là phương thuốc chữa trị hữu hiệu đối với căn bệnh thiếu tự tin. Nhưng không mấy ai tin vào lời khuyên này, bởi họ chưa bao giờ thử cười khi đang lo sợ điều gì đó.

Hãy tưởng tượng bạn đang cực kỳ buồn bã, thất vọng mà lại phải cười thật tươi. Bạn nghĩ sẽ không thể làm được, phải không? Nhưng thật ra, trong những tình huống như vậy, cười thật tươi lại là một phương pháp hiệu quả. Bởi vì một nụ cười thoải mái sẽ giúp mang lại sự tự tin, cuốn trôi mọi ưu phiền, chán nản hay sợ hãi trong lòng.

Một nụ cười tươi tắn không chỉ giúp bạn loại bỏ sự buồn bực, mà còn ngay lập tức xoá tan sự chống đối, thù địch từ những người khác. Bởi vì chẳng ai giận bạn được, nếu bạn dành cho họ một nụ cười rạng rỡ, thân thiện.

Hãy cười tươi tắn, rồi bạn sẽ thấy “những ngày vui vẻ lại đến”. Nhưng phải nhớ là cười thật tươi đấy nhé. Vì chỉ như vậy thì nụ cười mới phát huy đầy đủ tác dụng. Một nụ cười nửa vời chẳng thể giúp bạn thuyết phục được ai.

HÃY ÁP DỤNG 5 NGUYÊN TẮC SAU:

1. Hành động giúp chế ngự nỗi sợ hãi. Chỉ ngồi lo sợ mà không làm gì cả sẽ càng khiến nỗi sợ hãi lớn lên,

đồn thời sự tự tin của bạn biến mất.

2. Hãy cố gắng lưu lại những suy nghĩ tích cực trong “ngân hàng tâm trí” của bạn. Đừng để những suy nghĩ tiêu cực, tự chỉ trích bản thân được dịp phát triển, trở thành những “quái vật tinh thần” – bằng cách hãy quên đi mọi điều không như ý trong cuộc sống.

3. Hãy nhòn con người với thái độ tích cực. Hãy nhớ rằng bạn và họ có nhiều nét tương đồng hơn là khác biệt. Hãy luôn giữ cái nhìn cân bằng về người khác. Họ cũng như bạn, chỉ là con người bình thường mà thôi. Và hãy luôn giữ thái độ hợp tác thông cảm với mọi người. Đôi khi vì tức giận, họ có thể lớn tiếng quát mắng bạn, nhưng rất hiếm khi họ cố ý làm bạn tổn thương.

4. Hãy chỉ làm những điều lương tâm cho phép. Nhờ đó, bạn sẽ không bao giờ phải dằn vặt mình trong cảm giác tội lỗi, sai trái. Luôn thực hiên những điều đúng đắn – đây là nguyên tắc vàng nếu bạn muốn đi đến thành công.

5. Hãy luôn thể hiện rằng: “Tôi rất tự tin, thực sự rất tự tin”. Trong cuộc sống hàng ngày, hãy nhớ áp dụng những thủ thuật vừa được trình bày trên đây:

  • Luôn ngồi ở những hàng ghế đầu tiên
  • Giao tiếp bằng mắt
  • Bước đi mạnh mẽ.
  • Mạnh dạn phát biểu ý kiến.
  • Cười thật tươi.