Để lành bệnh tự nhiên

CHƯƠNG 1: LÀM NHỮNG QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG

Khi bạn đau, bạn cần phải quyết định những hành động nào cần làm để phục hồi sức khỏe. Nếu bạn không nhận lấy trách nhiệm này, những người khác sẽ quyết định cho bạn và họ không nhất thiết là có những lựa chọn tốt nhất cho bạn. Quyết định quan trọng nhất là chuyện đi khám ở một trung tâm chăm sóc sức khỏe sẽ giúp hay cản trở hệ thống lành lặn của chính bạn. Bạn phải hiểu bản chất thực sự của chứng bệnh của bạn và biết sự điều trị thông thường sẽ làm cái gì với nó mà không giảm bớt cơ may có thể có của sự lành lặn tự nhiên. Bạn cũng muốn được biết có những cách điều trị nào khác có lợi ích nữa không.

Cách hay nhất để bắt đầu là xem lại những gì cách điều trị thông thường có thể làm và những gì không. Chẳng hạn nó rất hữu hiệu khi điều trị chấn thương, cho nên nếu tôi bị một tai nạn xe cộ, tôi muốn đi trực tiếp đến một phòng cấp cứu của một bệnh viện tối tân, chứ không muốn đến gặp một chuyên viên hướng dẫn sự hình dung (guided imaginery therapist), hay một chuyên viên châm cứu. (Khi nào hết nguy hiểm, tôi sẽ tính chuyện dùng những nguồn điều trị khác để làm tăng tiến trình lành lặn tự nhiên. ) Y khoa thông thường ngày nay rất hay trong chuyện chẩn đoán và điều trị những bệnh sau: trĩ, bệnh phù phổi (pulmonary edema), nghẽn tim (acute congestive heart failure), nhiễm trùng cấp tính, hôn mê vì đái đường (diabetic comas), nghẽn đường ruột (bowel obstruction), dư ruột thừa cấp tính (acute appendicitis), và còn nhiều nữa. . . Bạn phải có khả năng để nhận ra những triệu chứng của những trường hợp nghiêm trọng này, để bạn không phải mất thì giờ trước khi bạn nhận được sự điều trị cần thiết. Nói chung, những triệu chứng có vẻ trầm trọng và dai dẳng bất thường, hay ngoài kinh nghiệm thông thường của bạn cần phải được tìm hiểu điều trị ngay.

Trường Hợp Thứ 1: Một Vụ Cứu Cấp Bệnh Hoạn

Frederick R là một mục sư 65 tuổi, ông có một lối sống khá lành mạnh và có một quyết tâm mạnh mẽ đi theo loại Y học thiên nhiên. Ông đến với tôi để than phiền về "chuyện đau về đường ruột ngày càng tệ mà ông phải chịu đựng suốt một năm". Ông nói ông muốn có phương cách điều trị tự nhiên cho bệnh này, vì ông không tin vào phép chữa đối chứng (allopathic medicine). Cơn đau đến từng hồi, bắt đầu phía dưới bao tử, rồi lan lên trên ngực và đi vào tay trái, rồi đến hai bên của hàm, rồi đi vào lưng. Những cơn đau này trở nên thường xuyên hơn và mới đây bắt đầu đánh thức ông dậy lúc ông đang ngủ. Vì không tự kiểm soát được cơn đau, Frederick phải đi thăm một bác sĩ chuyên khoa dạ dày và ruột (gastroenterologist), và người bác sĩ này làm vài thử nghiệm, ngay cả soi bao tử (endoscopy) - đặt một cái ống vào bao tử để xem màng của nó. Những sự thử nghiệm tiết lộ cho biết chỗ thoát vị bị hõm (hiatal hernia) và một viên sỏi mật mà có lẽ không gây ra vấn đề gì cả. Bác sĩ viết toa cho một loại thuốc để đàn áp sự tạo ra axít trong bao tử; Frederick uống thuốc đó trong vài tháng nhưng không có kết quả. Thế rồi ông tìm đến hỏi ý kiến một người chữa bệnh theo phương pháp tự nhiên (naturopath), người này cho ông dùng một số dược thảo và thay đổi cách ăn uống, nhưng rồi cũng không có hiệu quả. Hiện nay ông đang di khám một bác sĩ trị bệnh theo phép vi lượng đồng căn (homeopathic), ông này cũng không có cách chữa gì khá hơn. Ông Frederick nói cho tôi biết cơn đau tệ hại hơn khi rán sức làm gì và khi nằm dài, khi ngồi dậy thì thấy khá hơn. Bệnh không có liên hệ đến những gì ông ăn hay uống.

Có sự đau nhói trong ngực khi nằm xuống và khá hơn khi ngồi dậy là bệnh điển hình của bộ phận thoát vị trong dạ dày bị hõm (trong đó một phần bao tử lồi ra từ cái vòng bắp thịt ở chỗ nối với thực quản và có thể trở nên bị viêm do kết quả của chất axít quá thừa thãi. ), nhưng cơn đau ở chỗ thoát vị và cơn đau tiêu hóa nói chung không thể trở nên tệ hại hơn bằng sự rán sức. Tôi hỏi Frederick cẩn thận về sự tương quan này và hiểu rõ câu chuyện do ông trình bày về cái đau tiếp nối ở ngực, vốn gây ra bệnh tim, chứ không phải là vấn đề của bao tử. Tôi hỏi ông xem ông bác sĩ bao tử hay người nào đó có lấy cái tâm đồ (cardiogram) hay không; không ai làm cả. Suy luận từ trong lịch sử không thôi, tôi tin chắc là bệnh nhân này đang trải qua bệnh đau thắt ngực bất định (unstable angina), một trường hợp Y khoa khẩn cấp, và tôi nói với ông là tôi sẽ làm việc với ông nếu ông đi khám ngay bác sĩ tim để lấy một biểu đồ về sự căng thẳng. Tôi đưa cho ông tên một bác sĩ tim gần đó, và ông hẹn khám vào ngày hôm sau. Trong khi thử nghiệm, tim của Frederick nhảy theo nhịp điệu bất thường nguy hiểm, đã chứng nghiệm sự nghi ngờ rằng trái tim bị thiếu máu trầm trọng. Bác sĩ tim ngưng cuộc thử nghiệm và nói Frederick rằng ông ta không bảo đảm cho Frederick nếu Frederick rời phòng, bác sĩ gửi Frederick ngay đến một bệnh viện để giải phẫu vành động mạch (coronary artery bypass surgery). Frederick trải qua cuộc giải phẫu bình an, giờ này đang ở trong tình trạng sức khỏe tốt, và ông hiện nay cẩn thận đi theo một lối sống vốn làm cho trái tim khỏe mạnh.

Bình phẩm: Câu chuyện của Frederick đã nói lên sự nguy hiểm của chuyện không chú ý đến một hiện tượng bất thường dai dẳng đáng lẽ nên báo động cho ông ta và những trung tâm y tế ông đi khám. Bất cứ một sự đau ngực nào làm một người thức giấc hay xảy ra lúc người đó rán sức cần phải được xem xét một cách đối chứng (allopathically). Cả bệnh nhân và bác sĩ cần phải biết sự đau ngực kéo dài ra rất có nhiều nguyên do đến từ trái tim hơn là đến từ hệ thống tiêu hóa. Không có sự can thiệp của Y khoa và giải phẫu, Frederick chắc sẽ bị bệnh suy tim tấn công (heart attack), có lẽ là ở mức độ nghiêm trọng có thể chết người.

Cảm giác thông thường và trực giác có thể giúp bạn phân tích những triệu chứng và quyết định coi chúng có nghiêm trọng hay không. Chẳng hạn như bạn đang bị nhức đầu, bạn sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bạn chưa bao giờ bị nhức đầu trước đó, nếu sự nhức đầu còn nặng nề hơn những lần bạn bị trước đây, nếu nó kéo dài lâu hơn những lần trước đây, nếu bạn thường bị nó trong một quãng thời gian dài hơn lần trước, hay nếu chúng đi theo với những triệu chứng mới (như ói mửa hay mắt nhìn loạng quạng). Bạn càng cảm giác nhiều đến mức độ thay đổi bình thường của cơ thể, bạn càng chú ý nhiều và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người chuyên nghiệp để chẩn đoán một triệu chứng nằm bên ngoài mức độ đau ốm bình thường và có thể tìm ra một vấn đề đòi hỏi sự chữa trị theo đường lối Y khoa hiện đại.

Tận dụng khả năng chẩn đoán của Y khoa hiện đại không có nghĩa là bắt buộc bạn phải chấp nhận những cách chữa trị của nó. Tất cả là tùy thuộc ở bạn để tìm ra mức độ thành công của phương cách chữa trị thông thường cũng như nhìn ra những nguy hiểm của nó. Nếu những cách chữa trị có vẻ đàn áp và có chất độc, hay nhiều thuốc của nó chẳng có gì để chữa bệnh, khi đó thật là đúng đắn và thích hợp để tìm kiếm cách khác chữa bệnh. Hãy nhớ rằng bất cứ lúc nào bạn thăm viếng những bác sĩ hiện đại- ngay cả chuyện chẩn đoán, đánh giá bệnh không thôi- bạn phải luôn cảnh giác rằng sự bi quan của những bác sĩ này về chuyện lành lặn.

Trường Hợp Thứ 2: Bác Sĩ Không Có Ý Kiến

Mary K là một y tá 40 tuổi ở phòng cấp cứu tại một bệnh viện của một trường đại học, nghĩ rằng bà ta đang ở trong tình trạng sức khỏe tốt cho đến khi bà tình nguyện cho một cuộc nghiên cứu về thuốc và phải trải qua một cuộc khám y khoa lúc đầu và những thử nghiệm về máu. Kết quả thử mẫu cho biết rằng số enzymes trong gan lên cao, số lượng sắt và ferritin cũng lên cao, đây là số protein liên hệ đến tổng số sắt lưu trữ trong người. Bà đồng ý để cắt một mẫu gan đi thí nghiệm (liver biosy), và kết quả cho thấy bà bị bệnh xơ gan ở giai đoạn đầu (cirrhosis) và số lượng sắt tăng lên, nhưng những bác sĩ cũng không thể đưa ra một chẩn đoán chính xác. Bà nói với họ là bà đã bị bệnh viêm gan (hepatitis) hai mươi năm về trước, sau một thời gian bà dùng ma túy bằng kim chích. Kể từ lúc đó bà không chơi ma túy nữa, bệnh viêm gan cũng không trở lại nữa, và bà đã lo lắng chăm sóc sức khỏe tốt cho bà.

Bởi vì bà làm việc trong một trung tâm Y khoa của trường đại học, Mary có cơ hội gặp gỡ những chuyên viên chữa bệnh theo cách đối chứng (allopathic specialists), nhiều người tỏ ra thích thú về trường hợp bệnh lý rối rắm của bà. Họ làm thêm một số thử nghiệm, suy nghĩ tính toán về kết quả, và kết luận là bệnh xơ gan không bắt nguồn từ đâu cả. Họ không kiếm được lý do cho sự lên cao của chất sắt của bà và không có phương cách điều trị nào để đưa ra.

Là một người thông minh được sự huấn luyện về Y khoa, Mary có những suy nghĩ riêng của bà. Chẳng hạn bà tự hỏi tại làm sao sự trích máu tĩnh mạch (phlebotomy)- tức là lấy máu ra từ tỉnh mạch- có thể là cách hữu ích để giảm số lượng sắt nhiều quá độ trong hệ thống của bà; nhưng bác sĩ không thấy thích thú gì về chuyện đó. Bà viết, "Trong bốn bác sĩ tôi gặp đầu tiên, không một ai cho tôi một phương cách chữa trị hay hành đồng gì cả. Họ cũng không nói cho tôi biết có những cách ăn uống khéo léo vốn có thể giúp giảm số lượng sắt trong thân thể tôi. Cho nên tôi lấy đâu mà hy vọng nữa đây.” Họ chỉ cho bà sự quan tâm và sợ hãi, " 'Tôi biết bà đang nghĩ đến chuyện bị ung thư' một trong những bác sĩ nói với tôi trong một cuộc tham vấn, và tôi nhớ đã tự nói với mình như thế này: 'Ý nghĩ ung thư chưa bao giờ vào trong đầu cho đến khi ông đặt vào đó, có điều tốt nhất là những bác sĩ tỏ vẻ thông cảm với những ý nghĩ của tôi nhưng không ủng hộ. Họ tỏ vẻ thiếu cảm giác thông thường, không sẵn sàng tin tưởng ở trực giác, và không có khả năng sáng tạo. Vào lúc cuối tôi cảm thấy không kính trọng họ.”

Mary đến gặp tôi hai năm sau khi thử nghiệm máu lần thứ nhất có kết quả bất thường. Trong thời gian đó bà tránh ăn thịt đỏ và rán giữ những thói quen tốt về sức khỏe. Bà vẫn cảm thấy khỏe nhưng vẫn tiếp tục lo lắng về lá gan và sự chuyển hóa chất sắt trong thân thể bà (iron metabolism). Tôi bắt đầu bằng cách nhắc nhở bà là lá gan có một khả năng kỳ diệu trong chuyện tái tạo, đặc biệt là đối với một người trẻ hay khỏe mạnh. Tôi khuyến khích bà hãy thử nghiệm và nói với bà là tôi nghĩ rằng bệnh xơ gan đáng thử nghiệm lắm. Tôi cũng đưa cho bà thêm nhiều đề nghị khác về cách ăn uống, vitamins, và hai liều thuốc dược thảo dành cho lá gan của bà: sữa cây cúc (chương 11) và quả nứt (schizandra) - có tên khoa học là schisandra chinensis- một loại thuốc Trung Hoa giúp cơ thể làm lành lặn bệnh viêm gan kinh niên. Cảm giác đầu tiên của tôi là vấn đề thứ nhất của Mary là bệnh viêm gan nhẹ kinh niên của bà đã làm cho lá gan thúc thủ trước sự tổn hại từ sự tích tụ chất sắt.

Bà Mary nói với tôi bà biết một bác sĩ gia đình của trường đại học sẵn lòng để trông coi chuyện chảy máu. Trong vòng một vài tuần, bà đưa một số đơn vị máu và cảm thấy vui mừng khi thấy mức độ sắt trong máu giảm xuống và đứng ở mức độ bình thường. Qua tới năm sau chức năng của gan bà dần dần trở lại bình thường và nằm ở đó, cho nên giờ đây không những bà trông có vẻ và cảm thấy khỏe mạnh như trước đây mà còn được chứng thực là khỏe mạnh bởi những kết quả thử nghiệm. Bà không còn lo lắng về ung thư hay những trường hợp khốc hại khác.

Mới đây bà có viết cho tôi:

Ông và những bác sĩ khác đã giúp đỡ bằng cách lắng nghe tôi, giúp đỡ tôi trong ý nguyện muốn thử nghiệm, dù cảm giác thông thường, và cởi mở với những chuyên viên trị liệu khác. Ông hiểu những gì tôi muốn / cần để làm lành lặn chính bản thân tôi hơn là được người khác chữa lành. Tôi không tin sự lành lặn của tôi bắt đầu cho tới khi tôi có thể theo những trực giác của tôi và hành động căn cứ trên chúng. Ông đã cho phép tôi làm chuyện ấy. Đó là khi niềm tin cho tôi biết tôi có thể cải tiến sức khỏe của tôi và nó bắt đầu phát triển, và thay vì chờ đợi một cách thụ động, tôi đã có thể hành động. Tôi muốn nói với những bệnh nhân khác hãy tìm kiếm cho đến khi họ kiếm được thầy thuốc mà họ có thể tin tưởng, những người quí trọng họ, lắng nghe họ, chăm sóc họ, và là những người thầy thuốc trị bệnh có khả năng.

Bình phẩm: Đối diện với những bác sĩ bi quan không có gì để cống hiến cho bà, bệnh nhân này đi kiếm những người trị bệnh chuyên nghiệp khác làm bà mạnh lên với những phương thức giải quyết vấn đề của bà. Mặc dù trực giác cho bà biết là chuyện lành lặn có thể làm được, bà cần sự cho phép của bác sĩ để hành động.

Để tôi tóm tất cho bạn những gì mà Y khoa đối chứng (allopathic medicine) có thể và không thể làm cho bạn:

Những gì có thể làm:

* Điều trị chấn thương tốt hơn những hệ thống Y khoa khác.

* Chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh cấp cứu và giải phẫu.

* Điều trị những chứng nhiễm trùng với thuốc trụ sinh.

* Điều trị những chứng nhiễm trùng do vi trùng ký sinh và nấm gây ra.

* Ngăn ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm bằng sự miễn dịch (immunization)

* Chẩn đoán nhiều trường hợp y khoa phức tạp.

* Thay thế mông và chân bị hư hại.

* Đạt nhiều kết quả tốt với giải phẫu thẩm mỹ và tái tạo.

* Chẩn đoán và điều chỉnh những khiếm khuyết về hóc-môn.

Những gì không thể làm:

* Điều trị viêm nhiễm trùng.

* Chữa những bệnh thoái hóa kinh niên.

* Điều trị hữu hiệu một số bệnh thần kinh.

* Điều trị một số hình thức của bệnh dị ứng hay bệnh tự động miễn nhiễm (autoimmune).

* Điều trị hữu hiệu chứng tâm thần thân thể ( psychosomatic).

* Chữa một vài hình thức ung thư.

Sau đây là một nguyên tắc tốt nữa để theo: Đừng tìm kiếm sự giúp đỡ từ một vị bác sĩ thông thường (conventional doctor) cho một tình trạng mà thuốc thông thường ( conventional medicine) không thể chữa, và đừng dựa trên một phương cách khác lạ cho một tình trạng mà y khoa thông thường có thể điều trị tốt.

Chúng ta hãy nhìn thêm vài trường hợp của những người có những quyết định đúng về chuyện giải quyết bịnh tật ra sao. Tôi đã chọn những trường hợp từ sự hành nghề y khoa của tôi vốn đại diện cho nhiều trường hợp bệnh tật và đã chỉ ra những chiến thuật thành công để kiểm soát chúng.

Trường Hợp Thứ 3: Thuốc Men Thiên Nhiên Làm Giảm Đau Bệnh Thấp Khớp

Joyce N là một nữ giáo viên giả về hưu, năm nay 73 tuổi, đã bị bệnh thấp khớp gần bốn mươi năm qua. Mặc dù bị đau và bị biến dạng ở tay và cổ, bà là một người đàn bà vui vẻ, tích cực, và bà là người làm tôi ngạc nhiên khi nói rằng bà chưa bao giờ uống loại thuốc nào nặng hơn là thuốc aspirin cho những triệu chứng của bà. Bà nói với tôi hôm gặp tôi lần đầu tiên, "Nhiều bác sĩ trong nhiều năm rán nói với tôi dùng những chất như vàng, prednisone, và nhiều thứ thuốc mạnh khác, nhưng trực giác cho tôi biết là chúng không tốt cho tôi, và tôi luôn luôn từ chối. Tôi có sức chịu đựng sự đau đớn khá cao và có thể chỉ dùng thuốc aspirin không thôi để cầm cự căn bệnh.” Bà Joyce đến gặp tôi vào một ngày đầu tháng 11, nói rằng sự đau đớn của bà đã tăng lên mới đây, và điều này làm bà lo lắng, bởi vì thường vào đầu mùa đông mới là thời gian làm bà đau nhiều nhất. Bà hỏi tôi, "Liệu ông có điều gì đề nghị cho tôi để tôi sống thoải mái với điều kiện khắt nghiệt của bệnh hiện nay không?"

Từ trước đến nay tôi chưa từng gặp người nào có bệnh thấp khớp trầm trọng mà có thể tránh uống những loại thuốc đàn áp mạnh (strong suppressive drugs) mà những bác sĩ điều trị theo lối đối chứng biên toa cho. Mặc dù bà Joyce là một người đàn bà về hưu thầm lặng với sự biến dạng trên thân thể từ bệnh của bà, bà tỏa ra một vẻ mãn nguyện chân thành. Vẻ mặt bà sáng lên khi bà nói về cuộc hôn nhân và đời sống gia đình bà, làm cho tôi có cảm tưởng rằng đây là nguồn sức mạnh bên trong đã làm cho bà sống tốt đẹp với cái đau kinh niên. Tôi cũng khám phá rằng bà biết rất ít về những cách điều hòa bệnh thấp khớp mà không cần uống thuốc theo toa và tôi nói với bà rằng tôi nghĩ rằng bà có thể mong đợi sự tiến triển khá hơn nếu bà có những thay đổi trong chuyện ăn uống và hoạt động, dùng thêm vài chất phụ trội, và tìm cách khám phá sự nối kết giữa tâm trí / thân thể. Tôi yêu cầu bà giảm bớt dùng những sản phẩm hàng ngày, ăn ít thịt, thêm nguồn cá để có axít béo omega-3, và giảm đi chất béo không bão hòa (polyunsaturated) và phần nào chất béo được hydro-hóa (hydrogenated). Tôi đề nghị cho bà một công thức chống ôxy-hóa và một loại thuốc dược thảo, (có tên khoa học là Tanacetum parthenium), là một chất không độc và có khả năng làm nhẹ đi cái đau thấp khớp. Tôi khuyến cáo bà nên bắt đầu nên đi bơi thường xuyên và nên thực tập bài thở thư dãn (chương 13). Cuối cùng tôi gửi bà đến một nhà thôi miên học (hypnotherapist), vốn là một người làm việc khéo léo, giỏi giang những người bị bệnh đau kinh niên. Bà báo cáo cho tôi sáu tuần sau đó là bà đi theo chương trình một cách trung thành và tôi lấy làm ngạc nhiên về mức độ tiến bộ mà bà đã đạt được, và có điều đáng ghi nhận hơn nữa là bây giờ đang là mùa lạnh, là thời gian ướt át trong năm là thời gian mà bà chịu nhiều đau đớn nhất.

Bình phẩm: Bệnh thấp khớp là một bệnh miễn nhiễm điển hình (prototypical autoimmune disease). (Nhiều bịnh khác trong loại này là bệnh luput (lupus), bệnh xơ cứng da (scleroderma), và nhiều bệnh xơ cứng khác. Bệnh tự động miễn nhiễm có một khuynh hướng tự nhiên là đánh bóng và tàn tạ, với trạng thái đi lên hay xuống thường phản ảnh cái tâm lý lên xuống của xúc cảm tương ứng. Y khoa thông thường chỉ có những loại thuốc đàn áp hệ thống miễn nhiễm (immu-nosuppressive drugs) để cung ứng, vốn cần thiết để vượt qua những giai đoạn có triệu chứng trầm trọng nhưng lại không thích hợp cho sự chữa trị dài lâu. Sự viêm kinh niên của bệnh tự động miễn nhiễm thường gây ra sự đau đớn và ngay cả sự tổn hại đến cho những cấu trúc của cơ thể, nhưng sự viêm này có thể cầm cự bằng những phương pháp không độc hại, đặc biệt là thay đổi cách ăn uống và dùng thuốc dược thảo. Thôi miên và phương cách hình dung có hướng dẫn thường rất hiệu quả để kéo bệnh xuống dần đến mất đi. Sự đáp ứng nhanh chóng và mạnh mẽ của bệnh nhân này đối với thuốc thiên nhiên, mặc dù bà có tuổi tác cao và bệnh kinh niên, có thể do hai yếu tố, bà chưa bao giờ dùng thuốc đàn áp bệnh (suppressive medication) và bà có tinh thần khỏe khoắn lành mạnh, có quan hệ tích cực sâu xa và có lòng tự trọng cao.

Trường Hợp Thứ Tư: Làm Lay Chuyển Bệnh Viêm Da Kinh Niên

Nancy S là một người vợ của một bác sĩ giải phẫu thành công, được 45 tuổi, bắt đầu có vết ban đỏ ngứa nổi trên hai tay và dần dần lan khắp thân thể. Da dần dần cứng lại, vỡ ra, tươi rói, làm cho bà cảm thấy khó chịu vô cùng. Bà có đi khám vài vị bác sĩ ngoài da (dermatologists) và những người này nói với bà đây là bệnh viêm da không rõ nguyên nhân và viết toa cho bà kem steroid và thuốc prednisone uống bằng miệng. Thuốc prednisone làm cho vết ban mất đi; nhưng vì biết nó có chất độc nếu dùng trong thời gian dài. Nancy ngưng lại, để rồi làm cho tình trạng bệnh trở lại tệ hại hơn trước. Kinh nghiệm này đã lập lại nhiều lần làm cho bà thận trọng hơn khi dùng chất steroids, dù ở dưới hình thức nào. Cuối cùng bà đến với một bác sĩ ngoài da nổi tiếng ở một thành phố khác để thử nghiệm mẫu da cắt và bác sĩ này nói cho bà biết có thể bà bị một dạng lạ của chứng u bạch huyết (lymphoma), là một loại ung thư khó định bệnh. Điều này làm cho bà âu sầu dù một cuộc thử nghiệm da của một bác sĩ da khác cho biết không đồng ý với chuyện bà bị chứng u bạch huyết. Những bác sĩ không còn gì hơn là cho bà steroids và antihistamines để kiểm soát sự ngứa ngáy. Và bệnh càng kéo dài, Nancy càng mỏi mệt, và ý thức được thân thể mình bệnh hoạn làm bà xa rời mọi tiếp xúc xã hội để từ đó rơi vào tình trạng u sầu và cô đơn. Bà nằm dài suốt ngày trên thường hay ngâm mình trong nước.

Lúc bà đến gặp tôi, bà bị bệnh viêm da được hai năm. Một tháng trước đây bà có tham vấn một người trị bệnh theo phương pháp liệu pháp đồng căn (homeopath), người này có cho bà vài phương thuốc chữa trị nhưng vẫn không thành công, nhưng bà vẫn cảm thấy rằng chắc chắn còn có vài cách nào đó để giải quyết vấn đề bệnh của bà. Khi nghe lịch sử bệnh lý của bà, tôi nghĩ rằng các con của bà đã rời nhà vào thời gian bà có bệnh. Nghề nghiệp của chồng cũng làm ông có ít thì giờ dành cho đời sống gia đình, và bà nói chung cảm thấy hụt hẫng và cô đơn kể từ khi vợ chồng bà dọn đi từ một nơi trong nước nhiều năm trước đây. Tôi đoán chắc với bà là cơ thể của bà sẽ tự lành lặn nếu cho nó một cơ hội, tôi đề ra một chế độ ăn uống ít chất protein (low protein diet) vốn loại trừ sữa, và khuyến cáo dùng những chất phụ trội với dầu quả lý chua đen (black currant acid), vốn là nguồn của chất axít béo bất thường (GLA, gamma-linolenic acid), là chất rất tốt cho da. Tôi cũng dạy bà pha nước cây bụi sa mạc có tên khoa học là Larrea divaricata để đáp vào những vùng da bị ảnh hưởng bệnh; khuyến cáo bà dùng thuốc thoa làm bằng cây cúc xu xi (calendula lotion) là một sản phẩm làm bằng dược thảo được bán tại những tiệm thực phẩm sức khỏe; và gửi bà đến một chuyên viên thôi niên (hypnotherapist). Đề nghị cuối làm bà sợ hãi, bởi vì theo như bà nói bà sợ "ai đó chiếm lấy trí óc của tôi" nhưng bà đồng ý theo những lời khuyến cáo kia, và chồng của bà cũng ủng hộ bà theo những chuyện đó. Ông còn mua cho bà một cái lò nấu nhỏ để ngoài trời để nấu chất trà cây bụi sa mạc vốn có mùi rất nồng. Bà trở nên thích chuyện này và nhận thấy trà xoa dịu vết thương thật hữu hiệu. Sau chừng 6 tuần bà bắt đầu cảm thấy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa làm hẹn gặp chuyên viên thôi miên. Tôi phải thúc dục bà vượt qua sự miễn cưỡng để đi gặp, và khi bà đi, bà cảm thấy hài lòng thích thú. Người chuyên viên thôi miên dạy bà những phương pháp thư dãn mà giờ đây mà nhiệt thành thực tập. Tình trạng bệnh của bà ngày càng khá và tiến triển đều đặn; bà có thể bỏ hai chất antihistamtnes và steroids để trở lại cuộc sống xã hội của bà.

Bình phẩm: Bệnh viêm da là một triệu chứng dị ứng và có tính chất tâm thần thân thể (psychosomatic), cho nên thuốc men thông thường chỉ có thể ứng dụng phần chữa trị đàn áp (suppressive therapies). Những bệnh của da (và đường ruột bao tử)- (gastrointestinal track) coi như có căn bản xúc cảm cho đến khi chứng minh khác đi, bởi vì những triệu chứng này có những nơi quen thuộc để biểu lộ những sự bất bình thường do sự căng thẳng gây ra. Sự giao tiếp giữa tâm trí/thân thể cộng với nếp sống thay đổi và những cách chữa trị có hệ thống không có chất độc sẽ thường cho phép thân thể tự làm lành lặn lấy nó hoàn toàn từ những tình trạng nói trên.

Trường Hợp Thứ 5: Những Đứa Trẻ Luôn Luôn Đau

Terry, sáu tuổi, và Ryan, bốn tuổi, thường uống trụ sinh hơn là không uống. Cha mẹ của chúng bực dọc mang chúng đến với tôi với hy vọng tôi sẽ đề ra một phương cách để thay đổi thói quen của chúng trong những bệnh nhiễm trùng tai, cảm cúm, sưng phổi thường xuyên.”Chúng tôi đã thử mọi thứ, " họ nói với tôi, và thêm rằng họ thích người bác sĩ chuyên trị trẻ con (pediatrician) của con họ nhưng cảm thấy ông ấy biết chỉ biết làm có một điều là biên toa. Cả hai đứa bé trai này đều năng động và phát triển tốt, rõ ràng là chúng khỏe mạnh ngoại trừ chúng quá nhạy cảm với hệ thống hô hấp phía trên và những nhiễm trùng ở tai. Tôi giải thích cho cha mẹ của hai cháu trai biết là chuyện dùng thường xuyên thuốc trụ sinh sẽ càng làm tệ hại thêm vấn đề thay vì làm cho vấn đề nhẹ hơn, thuốc trụ sinh làm yếu sự miễn nhiễm và làm tăng số lượng và sự độc hại của những vi khuẩn kháng cự. Tôi đề nghị nên để dành trụ sinh (antibiotics) cho những trường hợp bị nhiễm trùng trầm trọng sau khi những phương cách điều trị khác thất bại. Tôi dạy họ cách dùng thuốc echinacea, một loại dược thảo nhằm tăng sức đề kháng miễn nhiễm và được coi như là thuốc thay thế trụ sinh làm bằng rễ một loại thực vật ở Mỹ châu (có tên khoa học Echinacea purpurea, của cây hoa hình nón), thuốc này không độc và có bán ở những tiệm thực phẩm sức khỏe. Về những phương thức ngăn ngừa tổng quát, tôi khuyến cáo là không nên dùng sữa hay sản phẩm của sữa trong chuyện ăn uống của hai đứa bé, nên cho chúng uống vitamin C mỗi ngày, và đem chúng đến một bác sĩ nắn xương (osteopath) chuyên khoa về cách nắn xương sọ (cranial therapy) để đả thông sự bế tắc ở đường hô hấp của chúng. Cha mẹ chúng thi hành ngay những lời đề nghị của tôi, và trong vòng ba tháng chiều hướng bệnh tật ở những đứa trẻ thay đổi. Nay thì những cơn nhiễm trùng không đến thường xuyên nữa, và chuyện dùng thuốc trụ sinh trong nhà này là chuyện bất thường.

Bình phẩm: Thuốc trụ sinh là những dụng cụ mạnh mẽ để điều trị nhiễm trùng nhưng phải để dành trong những trường hợp chúng thực sự cần đến. Lạm dụng thuốc trụ sinh là một điều không khôn ngoan. Trong trường hợp sự nhiễm trùng kinh niên tái xuất hiện, điều quan trọng là phải làm tăng sự đề kháng tụ nhiên của cơ thể. Những vi khuẩn gây bệnh luôn có mặt, nhưng bằng cách tăng tiến sự miễn nhiễm và khả năng lành lặn tự nhiên thì sẽ có cơ may hạ thấp tỷ lệ vi trùng làm hại bạn. Bác sĩ phải mang trách nhiệm khi để bệnh nhân rơi vào tình trạng hiểm nguy khi đối diện với đám vi khuẩn hiếu chiến; nếu chỉ biên toa một cách quá đáng và lạm dụng trụ sinh, bác sĩ đã mang tai họa tới cho bệnh nhân mà thôi.

Trường Hợp Thứ 6: Thay Đổi Ngược Lại Bệnh Kinh Niên Bằng Cách Thay Đổi Lối Sống

Khi ông Henry D được chẩn đoán và cho biết rằng ông mắc bệnh tiểu đường ở lứa tuổi 60, bác sĩ cho ông uống thuốc hypoglycemic và khuyên ông tập thể dục và xuống cân. Đồng thời lúc ấy áp suất máu của Henry, vốn ở mức độ cao từ lâu, đã leo đến mức phải đi điều trị, cho nên bác sĩ của ông cũng phải cho luôn một thứ thuốc làm hạ áp suất máu ( antihypertensive drug). Henry không thích những phản ứng phụ (side effects) của thuốc và ngưng uống thuốc, nhưng bác sĩ của ông hù dọa rằng nếu ông không uống thuốc thì sẽ bị tai biến mạch máu não (stroke). Henry đành phải uống nhưng than phiền hoài. Sau đó không lâu, vợ ông, vốn là người mập phệ và bị cao máu, đọc một mẫu chuyện về một trung tâm cung ứng một chương trình tại nhà nhằm thay đổi lối sống để trị những bệnh về tim mạch. Chương trình nhấn mạnh về một cách ăn uống rất ít chất béo (10 phần trăm của tổng số calories từ chất béo), thể dục, huấn luyện cách thư dãn, thảo luận nhóm, và những bài giảng nhằm giúp người bệnh đem những thay đổi của chương trình vào trong đời sống của họ khi họ về nhà. Henry và bà vợ ký giấy theo một chương trình mười ngày và rất thích nó. Lúc về nhà họ bắt đầu nấu ăn theo sự hướng dẫn của chương trình và tập thể dục thường xuyên. Cuối cùng vợ ông Henry mất đi 20 pounds trong khi Henry mất đi 32 pounds. Cả hai đều thấy áp suất máu trở lại bình thường mà không cần uống thuốc gì cả, và bệnh đái đường của Henry cũng biến mất tiêu luôn. Họ nói rằng bây giờ họ cảm thấy khỏe khoắn vô cùng; cả hai đều có thêm năng lực và nhiều tự tin hơn trong khả năng lành lặn của họ.

Bình phẩm: Cải tiến lối sống (Lifestyle modification) là một phương pháp được chứng minh sẽ đảo ngược những căn bệnh kinh niên suy nhược thông thường như cao máu, đái đường tùy thuộc vào chất- không có- insuiin (non-insulin-dependent diabetes), bệnh tim. Điều đòi hỏi duy nhất ở bệnh nhân là cần phải có động lực tiến lên.

Trường Hợp Thứ 7: Đau Bao Tử

Ben K là một cố vấn về môi trường được 38 tuổi, bị đau ruột trên kinh niên và bị khó chịu trong vài năm qua. Cuối cùng chuyện này buộc ông phải đi khám một bác sĩ gia đình, vị bác sĩ này biên toa cho ông trụ sinh và thuốc đè nén axít mạnh (strong acid- suppressive drug). Bác sĩ bảo Ben rằng ông có lẽ bị nhiễm trùng với vi trùng Helicobacter pylori, loại vi khuẩn mà bây giờ nhiều người tin rằng gây ra nhiều trường hợp chảy máu ruột (peptic ulcer) và viêm dạ dày (gastritis); vì thế nên bác sĩ cho trụ sinh để trị. Bác sĩ không khuyến cáo Ben về chuyện phải thay đổi lối sống hay ăn uống gì cả.

Ben tự mình cắt đi chuyện uống cà phê mà ông vốn uống thường xuyên và ông bắt đầu thực tập những kỹ thuật làm thư dãn. Khi tôi gặp ông, ông đã thực tập được ba tuần, cơn đau có bớt xuống nhưng không hoàn toàn hết hẳn. Tôi khuyên ông hãy ngưng dùng thuốc đàn áp (suppressive drug) và thay thế bằng một tinh chất lấy từ chất licorice gọi là DGL (Deglycynhizinated licorice) là một chất lấy từ củ licorice (có tên khoa học là Glycyrrhiza glabra), khi lấy đi một phần có thể duy trì được chất sodium và làm nhẹ đi áp suất máu. Nó có bán ở những tiệm thực phẩm sức khỏe. Thuốc này củng cố và làm vững chắc thêm màng nhầy trong dạ dày, làm cho nó đề kháng mạnh hơn với chất axít. Tôi khuyến khích ông bỏ dùng chất caffein hoàn toàn và thực tập lối thở thư dãn. Một tháng sau ông không còn bị đau nữa.

Bình phẩm: Bác sĩ cho thuốc trụ sinh mà không làm thử nghiệm để xem xét vi trùng Helicobacter có hiện diện hay không. Cách thử nghiệm chống gen (antigen) rất đơn giản và cần phải làm cho tất cả những trường hợp bị đau dai dẳng ở bụng trên. Nếu thử nghiệm dương tính ( positive), dùng thuốc trụ sinh (có hai loại) cộng thêm chất bismuth (một chất chủ động trong thuốc Pepto Bismol) là điều chắc chắn phải có. Trong trường hợp này, bác sĩ không cho đúng thuốc trụ sinh để điều trị và bỏ ra ngoài chất bismuth. Dĩ nhiên bác sĩ điều trị không biết đến chất DGL, vì có rất ít những bác sĩ hiện nay quen thuộc với những phương thức điều trị từ cây cỏ (botanical remedies). Đây là trường hợp mà phương cách chẩn đoán đối chứng chọn lọc tỏ ra chính xác (selective allopathic diagnostic ) và chuyện điều trị cộng thêm với phương pháp ngoại khoa (altemative treatment) đã đem lại kết quả tất đẹp nhất cho bệnh nhân.

Trường Hợp Thứ 8: Nhịp Đập Tim Không Đều

Marjone O là một góa phụ 62 tuổi, bị chứng nhịp đập tim không đều làm khổ hoài: thường có "nhịp nhảy " và rồi nhịp đập nhanh. Bác sĩ của bà khám và làm một thử nghiệm nhịp đồ tim (electrocardiogram), đã cho thấy sự co bóp ở tâm thất tim quá sớm, đó là trường hợp của chứng loạn nhịp tim (arrhythmia) nhẹ được mọi người coi như chuyện nhịp tim đập cách khoảng. Bác sĩ cho một thứ thuốc chống loạn nhịp tim, nhưng bà Marjone từ chối uống vì bà sợ chất độc trong thuốc. Khi tôi gặp bà, tôi nhận thấy thói quen ăn uống và thể dục của bà như thế là tốt. Tôi khuyên nhủ bà nên tránh chất caffein, thực tập thở thư dãn hai lần một ngày, và uống chất phụ trội magnesium, vốn giúp làm yên ổn những tế bào bắp thịt gây xáo trộn trong tim. Với phương thức này, nhịp đập bất thường của tim bà biến mất và không tái xuất hiện nữa.

Bình phẩm: Bà Marjorie dùng thuốc thông thường để loại bỏ một trường hợp tim nghiêm trọng là một điều thích hợp, như chuyện bà từ chối uống một thứ thuốc mạnh trước khi thử một thứ thuốc an toàn hơn.

Trường Hợp Thứ 9: Bệnh Viêm Loét Ruột Và Thuốc Tàu

Bà Susan K được chẩn đoán là bị bệnh viêm loét bao tử (ulcerrative colitis) trong lúc bà ở lứa tuổi giữa hai mươi. Cơn bệnh cứ đến rồi lại đi; nhưng bây giờ ở lứa tuổi 35, bà cần dùng thuốc đàn áp cơn bệnh nhiều hơn, bao gồm cả thuốc prednisone, để giữ sự kiểm soát những triệu chứng của bệnh. Bà thường xuyên bị đau bụng dưới và đi tiêu chảy (diarrhea), và bác sĩ nói với bà là nếu bệnh tệ hại hơn, phương cách giải quyết duy nhất là giải phẫu để cắt bỏ một phần ruột bị ảnh hưởng. Dù Susan ghét sự lệ thuộc vào bác sĩ và thuốc, bà cũng không thể tìm ra những cách khác để trị chứng viêm ruột của bà. Bà đã từng đi qua cách tâm thần trị bệnh (psychotherapy), tác động ngược sinh học (biofeedback), và nhiều hình thức huấn luyện để nghỉ ngơi khác, và bà cảm thấy bà đã khám phá ra nguồn cội tinh thần/thể xác của bệnh bà mà chưa tìm thấy những giải pháp thực tiễn. Tôi dạy bà cách thở thư dãn và khuyến cáo bà tìm tòi thêm. Rồi nhân một chuyến đi chơi xa nhà, bà bị một cơn đau kiệt sức và sợ rằng bà phải vào bệnh viện. Thay vào đó, bà tìm thấy một ông bác sĩ Trung Hoa chữa bệnh theo lối cổ truyền. Ông chỉ dẫn cho bà nấu cháo, mà ông khuyên bà nên dùng trong khi thời gian bệnh nặng, và chữa trị cho bà bằng châm cứu và trà dược thảo. Sau một vài ngày những triệu chứng lắng xuống mà không cần phải dùng cách can thiệp của lối chữa trị đối ứng (allopathic intervention). Với sự tiếp tục châm cứu và uống trà dược thảo, chứng viêm ruột biến mất đi, và Susan có thể loại trừ phần lớn những thuốc đàn áp thường dùng.

Bình phẩm: Bệnh viêm loét bao tử (Ulcerative colitis ) (và bệnh cùng loại với nó là bệnh Crohn) là một bệnh phức tạp với những thành phần di truyền, tự động miễn nhiễm, và tâm thần thân thể (genetic, autoimmune, psychosomatic). Thuốc men đàn áp thường chỉ nên dùng trong thời gian kiệt sức nhưng không bao giờ là thuốc chữa bệnh cả. Những thuốc cổ truyền Trung Hoa, với những cách trị bệnh độc đáo, có thể đối phó với bệnh này mà gặp ít sự rủi ro và tốn kém.

Trường Hợp Thứ 10: Suyễn Và Thuốc Cổ Truyền ấn Độ

Michael B là một sinh viên đại học năm nay 27 tuổi, bị bệnh suyễn dị ứng (allergic asthma ) nhiều năm, anh kiểm soát bệnh một cách không hoàn hảo với một lô thuốc đối chứng (allopathic drugs). Ông dùng một máy hít không khí che phổi (bronchodilator inhaler), một máy hít chất steroid vào người, một máy truyền chất theophylline vào miệng, và thêm một máy hít không khí vào phổi khác; trước đây ông đã có chích vài mũi thuốc để làm cho những gen dị ứng được yên ổn, những gen này làm ông phản ứng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tấn công của bệnh suyễn dần trở nên ngày càng thường xuyên, làm cho ông phải hạn chế những hoạt động của ông lại. Lúc tôi gặp ông thì ông mới dọn nhà vì ông cảm thấy cái thảm nơi chỗ ở cũ của ông là một vấn đề, và giờ đây ông cảm thấy khó tập thể dục vì thở khó khăn. Michael theo một chế độ ăn uống lành mạnh, uống vitamins, và cũng đã thử nghiệm một vài cách trị bệnh khác, bao gồm cách trị bệnh liệu pháp đồng căn ( homeopathy), thay đổi cách ăn uống và dùng dược thảo. Không có thứ gì cho làm cho ông có sự tiến bộ cụ thể. Ông lo lắng ông sẽ trở nên lệ thuộc vào thuốc và sẽ có thể bắt đầu dùng thuốc prednisone bằng đường miệng, đó là điều mà ông muốn tránh bằng mọi giá.

Tôi khuyến cáo thêm nhiều điều cải tiến về chuyện ăn uống của ông, đề nghị ông nên mua một cái máy lọc không khí (air filter) cho phòng của ông, và khuyên ông nên dùng một sản phẩm thiên nhiên tên là quercetin vốn làm giảm những phản ứng dị ứng. Tôi cũng gửi ông đi một bác sĩ nắn xương (osteopath) để khéo léo chữa trị sao cho hết sự bế tắc trong lồng ngực của ông. Những biện pháp này đã giải quyết một số vấn đề. Sau đó, Michael có gọi cho tôi và nói ông có đến tham vấn một người hành nghề chữa bệnh theo lối Ấn Độ ở New Mexico và có kết quả kỳ diệu. Cách trị bệnh Ayurveda là một lối chữa bệnh theo truyền thống Ấn Độ, căn cứ trên chuyện phân loại con người tùy theo thể chất, rồi từ đó cho ăn uống và dùng dược thảo thích hợp. Người chữa bệnh này cho Michael một danh sách gồm những thức ăn để ăn và những thứ phải tránh, kèm theo là những phương thuốc dược thảo và những chỉ dẫn về cách tẩy đi những chất độc trong người. Sau hai tháng theo đuổi chương trình này, bệnh suyễn của Michael hạ xuống tới mức độ ông ta có thể bỏ gần hết thuốc men cũ của ông. Giờ đây thỉnh thoảng ông mới dùng cái ống hít không khí vào phổi, chủ yếu là trước khi tập thể dục, và tìm thấy rằng ông có thể chịu đựng được sự phô bày những gen dị ứng ( allergens) mà không chịu nổi trước đây. Đây là lần đầu tiên trong đời ông có một khoảng thời gian không bị vấn đề thở khó khăn hành hạ.

Bình phẩm: Bệnh suyễn từ phổi không phải là một bệnh mà là nhiều thứ. Nhiều loại phản ứng dễ dàng cho sự điều trị hơn những thứ khác. Cách điều trị theo lối đối chứng có chất độc và gây ghiền, cho tới bây giờ vẫn không thể chữa bệnh nếu không dùng chúng. Tiềm năng của chuyện chữa bệnh suyễn bằng phương pháp lành lặn rất rõ ràng, đặc biệt cần sự thay đổi lối sống hay áp dụng những phương pháp Y khoa thay đổi. Cách chữa bệnh Ayurvedic Ấn Độ, với sự nhấn mạnh của nó về cách ăn uống cho đúng dành cho mỗi người và sự dồi dào của nó trên những thực vật Y khoa thích ứng, cách này xứng đáng được tìm hiểu nếu bạn bị một bệnh kinh niên, cứng đầu mà Y khoa thông thường không thể chữa lành.

Trường Hợp 11:Sự Nhiểm Trùng HIV Dài Hạn

Mark M biết chính xác khi ông bị dính siêu vi khuẩn AIDS và bị từ người nào. Đó là vào năm 1983 từ chuyện sinh lý với một người bạn trai; người bạn tình trước đây của người đàn ông này chết trước đây không lâu. Một tháng sau khi chung chạ sinh lý, Mark trở nên bệnh nặng, da nổi vết ban đỏ và một bệnh viêm phổi bí mật (pneumonia) không nhận diện ra được. Ông kéo dài tình trạng đau trong vòng 3 tháng, rồi hồi phục và khỏe khoắn từ dạo ấy. Vào năm 1985, ông thử nghiệm HIV và thấy có kết quả dương tính (positive). Vào lúc ấy thì số lượng tế bào T lên tới trên 1000 (Tế bào T là những mục tiêu của vi khuẩn HIV; khi số lượng tế bào này xuống, người càng dễ mắc bệnh nhiễm trùng tình cờ. ) Năm 1989 tế bào T của ông xuống còn 700.

Từ khi ông bình phục từ sự nhiễm trùng đầu tiên, Mark rất hiểu biết về tình trạng sức khỏe của ông, đặc biệt về cách ăn uống và tình trạng tinh thần của ông. Ông ăn nhiều tỏi sống- một củ tỏi một ngày, ông xắt ra và trộn vào đồ ăn- vì ông có đọc về những lợi ích của tỏi cho hệ thống miễn nhiễm. Ông cũng ăn nhiều ớt cay và chỉ mua đồ ăn sản xuất theo lối hữu cơ, bao gồm những thịt bò gà và thịt gà và một số lượng lớn trái cây, nước trái cây, và rau. Ông dùng vitamins, uống nước tinh khiết, và đi bộ, bơi, và làm vườn thường xuyên. Ông sống độc thân, làm việc với chức vụ giám đốc chương trình cung cấp dịch vụ vấn an cho những người mang vi trùng HIV, và sản xuất ra những vật nghệ thuật mà ông dùng trong những buổi lễ lành lặn. Năm 1992, số tế bào T của Mark lên tới 1300; và lần cuối cùng ông đi thử nghiệm năm 1994, nó vẫn đứng ở mức 1300 là mức độ bình thường.

“Những người trong giới Y khoa cho tôi từ 6 đến 18 tháng để sống khi chẩn đoán tôi lần đầu tiên, " Mark nói với tôi lần đầu khi gặp, " Từ 1985 tôi không thể nói hết cho ông nghe có bao nhiêu bác sĩ chỉ cho tôi cái biểu đồ cong- có nghĩa là biểu đồ chỉ số phần trăm người mỗi năm có bệnh AIDS sau khi nhiễm trùng. Họ rán nói cho tôi nghe tôi ở đâu đó trên biểu đồ, đang tiến tới sự hủy diệt. Điều này thực sự là ngành thuốc Tây phương mê hoặc với sự đau yếu. Giờ đây tôi khỏe khoắn với số tế bào T bình thường, vậy mà họ dám cả gan trơ trẽn nói là tôi ở trên biểu đồ cong tiến tới cái chết. Khi tôi gặp bác sĩ bây giờ, tôi nói thẳng với họ ngay từ lúc đầu: “Này, tôi không muốn nghe về cái biểu đồ cong của ông. Hãy khám tôi, trả lời những câu hỏi của tôi, và hãy giữ lại những ý kiến của ông!” Họ đều muốn cố gắng khuyên tôi dùng thuốc AZT( đây là loại thuốc thông thường hiện nay dùng để trị vi trùng HIV của bệnh AIDS), nhưng những người tôi quen biết dùng thuốc này đều đã chết, nên tôi từ chối uống thuốc này. Và không một bác sĩ nào chú ý để nghe những gì tôi đã làm để có sức khỏe như hiện nay. Họ vỗ nhẹ trên đầu tôi và nói, 'Bất cứ những gì ông đang làm thì cứ tiếp tục làm đi! '

“Tôi đã phát triển một khả năng là không nghe những gì hệ thống Y khoa nói và sẵn lòng chấp nhận với điều tôi kiểm soát những gì đến với tôi, kể cả vi trùng HIV. Tôi cũng dặn lòng mình là đừng sợ hãi. Tôi dùng kỹ thuật hình dung (visualization) mỗi ngày để trung hòa sự sợ hãi; tôi đã từng làm nó khi tôi còn nhỏ, vì tôi xuất thân từ một gia đình tan nát, tôi là nạn nhân của sự loạn luân và bị mắng mỏ cũng như bị ngược đãi về xác thịt. Nhiều chuyện đến với tôi mỗi ngày- cũng giống như những chấm nhỏ trông có vẻ buồn cười mọc trên cánh tay tôi mới đây. Tôi hình dung chúng sẽ biến đi và chúng biến đi thật. Nó không là gì cả. Tôi cũng có đi khám tâm thần. Trong vòng bảy năm qua tôi dùng những bài thực tập tâm thần để giữ vững tinh thần. Trong công việc của tôi, tôi hành động như một người mẫu mực lành mạnh để làm gương cho những người mới mắc siêu vi khuẩn HIV. Tôi vấn an họ và không tiết lộ tôi là người có HIV- dương tính cho đến sau này. Đây là một phương thức hữu hiệu. Nhiều người trong bọn họ, đặc biệt là do sự tiếp xúc với bác sĩ, nghĩ rằng họ sẽ chết trong vòng 2 năm. Tôi có mặt ở đó và chỉ cho họ thấy không phải như thế đâu.”

Tôi không có nhiều điều để nói với Mark ngoại trừ báo cho ông biết có nhiều loại thuốc bổ Trung Hoa hứa hẹn làm cho vi khuẩn HIV biến mất.

Bình phẩm: Với những loại bệnh nguy hiểm đến mạng sống mà Y khoa thông thường không có thuốc chữa, cần nỗ lực để có thêm những dịch vụ khác từ bác sĩ (như quan sát số lượng tế bào T và những lượng virút khác) mà không bị ám ảnh bởi sự bi quan của bác sĩ. Cách chữa trị thông thường cho bệnh AIDS là dùng những vũ khí hóa học để chống lại vi khuẩn, nhưng thuốc trị có chất độc và cuối cùng thất bại vì lựa chọn để đối phó với những sự biến dạng của vi khuẩn HIV vốn chống cự mãnh liệt. Những thuốc chống vi khuẩn đã cải tiến cái viễn cảnh của những người bị bệnh AIDS, nhưng những bác sĩ y khoa vẫn ít chú ý đến những người sống sót từ vi khuẩn HIV như Mark. Giờ đây có đủ những trường hợp để qua mặt những nhà nghiên cứu bắt đầu đi tìm hiểu. Điều có thể xảy ra là một số người bị nhiễm trùng bởi một loại vi khuẩn HIV nhẹ hơn và có thể phát triển thành sự miễn nhiễm đến HIV (điều này có thể giúp những nhà khoa học phát triển một loại thuốc chủng ngừa có hiệu quả). Nhiều người sống sót lâu dựa trên lối sống lành mạnh và thực hành những bài tập để hỗ trợ hệ thống lành lặn, như dùng những phương thuốc dược thảo Trung Hoa. Nếu thời gian của chuyện nhiễm trùng HIV kéo dài âm ỉ có thể tăng lên 25 hay 30 năm, những người có vi khuẩn này trong người có thể sống tương đối bình thường (Họ có thể, dĩ nhiên, làm nhiễm trùng người khác).

Những trường hợp nêu trên đã chỉ rõ những quyết định đúng về cách chữa trị, đặc biệt là có nên và dùng thuốc men hiện nay như thế nào, có thể cho phép hệ thống lành lặn giải quyết một số vấn đề sức khỏe trầm trọng. Khi bạn đã thiết lập quan hệ đúng đắn với cách chữa trị thông thường ngày nay, bước kế tiếp của bạn là có những lựa chọn khôn ngoan lấy ra từ một số những phương pháp chữa trị ngoại khoa bây giờ.