Để lành bệnh tự nhiên

CHƯƠNG 6: TÂM TRÍ VÀ SỨC KHỎE

Cái dấu hiệu tượng trưng cho Hiệp hội Y khoa chuyên trị toàn thể con người Mỹ quốc (American Holistic Medical Association) - Chữa theo lối toàn thể (holistic) là chữa toàn thể con người chứ không chữa cho một triệu chứng mà thôi là một cây gậy có con rắn quấn quanh cây gậy ấy, trên đó có ba vòng tròn cài ăn khớp vào nhau. Cây gậy có con rắn là cây gậy của thần Asklepios, một biểu hiện cho nghề nghiệp Y khoa, trong lúc những vòng tròn là biểu tượng cho thân thể, tâm trí và linh hồn, ba thành phần của toàn thể một con người. Có niềm tin thông thường trong giới bác sĩ chuyên trị toàn thể con người (holistic) cho rằng Y khoa thông thường chỉ chú ý đến thể xác bệnh nhân mà quên đi phần tâm trí và tâm linh. Tôi đã có viết rằng tâm trí thường giữ chìa khóa để mở ra sự lành lặn tự nhiên, và tôi cũng nhắc nhở đến những niềm tin văn hóa về những nguyên nhân tinh thần của bệnh, nhưng khi nói đến những điểm cụ thể về những sự tương tác giữa tinh thần và thể xác này, sự lãng quên của chúng ta quá nhiều. Chúng ta biết quá ít về tâm trí và những cách mà nó ảnh hưởng đến thể xác, biết còn ít hơn nữa về cách nó ảnh hưởng đến tinh thần, ngay cả nếu hiểu tinh thần theo cái nghĩa thường tình mà ai cũng biết. Khoa học, với khuynh hướng vật chất hiện tại, không giúp thêm được gì mấy, bởi vì nó từ khước chấp nhận sự có thể xảy ra của nguyên nhân không vật chất (nonphysical causation) của những hiện tượng thể chất. Chuyện chia sẻ cái quan niệm chữa bệnh toàn thể con người về sức khỏe và Y khoa là chuyện dễ dàng, nhưng những lời khuyên thực tiễn gì mà một bác sĩ chữa bệnh theo lối toàn thể đưa cho bệnh nhân về những khả năng lành lặn tối ưu bằng những phương pháp tinh thần và tâm linh?

- Tâm Trí (Mind)

Tôi muốn bạn xem xét bốn hoạt động của tâm trí và những cách chúng tương tác với hệ thống lành lặn. Chúng là: niềm tin, suy nghĩ, sự tưởng tượng của tâm trí và xúc cảm.

- Niềm Tin

Niềm tin ở những người chữa lành, phép lạ ở miếu thờ thiêng liêng, và thuốc men rõ ràng là căn bản của sự đáp ứng của thuốc giả (placebo), mà tôi coi như là những ví dụ cổ điển của sự lành lặn tự nhiên. Niềm tin cũng ảnh hướng mạnh mẽ đến sự nhận thức, quyết định những gì chúng ta thấy và những gì chúng ta không thấy lúc chúng ta di chuyển quanh thế giới. Nhiều năm trước đây tôi có gặp một người đàn bà có thể tìm thấy cỏ bốn lá (four-leaf clovers) trong bất kỳ một mảng cỏ ba lá nào. Bà thường đánh cá với người khác rằng chỉ trong vòng một phút để cho nhìn, bà có thể tìm thấy được cỏ bốn lá, và bà luôn thắng cuộc đánh cá. Tôi chưa bao giờ tìm thấy cỏ bốn lá nên tôi hoàn toàn cảm thấy bối rối và hoang mang bởi khả năng của bà. Khi tôi nhìn qua mảng cỏ ba lá, tôi có thể tìm kiếm không có thành công cho đến khi thị giác của tôi mờ đi, và bất cứ khi nào khi nào khi tôi nghĩ tôi tìm thấy bốn lá nằm trên cuống lá, chúng luôn luôn lòi ra là chúng thuộc về hai nhánh eo khác nhau. Nhưng sau khi gặp người đàn bà này và nhìn bà biểu diễn, có gì đó làm thay đổi tôi. Tôi ý thức được chìa khóa hạnh phúc thành công của bà là niềm tin của bà là trong bất cứ một mảng cỏ ba lá nào cũng có một cỏ bốn lá chờ đợi để được tìm thấy. Với niềm tin như thế, có một cơ hội để tìm thấy nó ; nếu không có nó thì không có gì cả. Sau khi gặp bà, tôi bắt đầu nhìn lại một lần nữa, và trong chốc lát tôi tìm thấy cỏ bốn lá. Đôi khi tôi tìm thấy ba bốn cái trong cùng một nhánh, và đôi lúc tôi tìm thấy cỏ năm và sáu lá (dù tôi không biết chúng đem lại sự may mắn nào thêm nữa hay không).

Mới đây tôi đang dạy ở một trung tâm phục hồi ở Montana, đây là một chỗ nghỉ xưa cũ của những người đi săn với khu vườn rộng bao phủ bởi đám cỏ ba lá. Một buổi trưa khi tôi không có gì làm tôi nghĩ xem tôi có thể tìm thấy được gì. Rồi tôi ngồi xuống đất và bắt đầu tìm kiếm. Một người đàn bà trong lớp tôi đến gần và hỏi, "Ông mất cái gì vậy? tôi có thể giúp ông tìm nó chăng?"

“Tôi đang đi tìm cỏ ba lá," tôi đáp lời.

“Thật vậy sao?" bà ấy đáp. " Tôi luôn nghĩ rằng chúng chỉ là câu chuyện mà thôi. Họ không dán thêm một cái lá trên những nhánh cỏ và được đóng kín bằng plastic có phải không?"

Bà ấy tham dự với tôi trên đám cỏ, và cả hai chúng tôi bắt đầu tìm kiếm. Tôi giải thích, "Phải cần sự tập trung, nhưng đó là sự tập luyện tốt cho mắt và óc, và đó là những cách tệ hại để đốt thì giờ." Năm phút sau, tôi kiếm được một nhánh cỏ sáu lá, rồi một nhánh bốn lá. Người bạn đồng hành của tôi tỏ vẻ kinh ngạc. Bà nói, "Tôi có nhiều cỏ ba lá (clover) trên sân trước của nhà tôi. Lúc nào tôi về nhà tôi sẽ bất đầu tìm kiếm." Bà có thể bắt đầu tìm cỏ bốn lá bây giờ vì bà tin là chúng hiện diện trên mặt đất; trước đây bà chưa bao giờ có dịp nhìn thấy.

Sự lành lặn tự nhiên là một cái gì đó giống như cỏ bốn lá : may mắn, bí mật, và đôi khi lẩn tránh. Nếu bạn không tin nó có thể xảy ra, cơ hội để bạn chứng nghiệm nó rất nhỏ. Tôi thích thú khi nhìn thấy những gì người ta có thể làm để tăng niềm tin trong sự lành lặn. Có một kỹ thuật được khuyến cáo bởi những nhà thực hành trong thời đại mới, đó là sự lập lại những sự khẳng định, như "Thân thể tôi có thể tự làm lành lặn nó" hay "Tôi được bơm đầy năng lực lành lặn," hay "Viên sỏi mật của tôi ngày càng nhỏ hơn và bé hơn". Tôi không khuyến cáo kỹ thuật này, vì tôi không có bằng chứng là nó hữu hiệu. Nó giả định rằng sự lập lại bằng lời có thể sinh ra sự thay đổi trong cấu trúc niềm tin, nhưng kinh nghiệm tôi cho thấy rằng loại niềm tin này hình thành sự nhận thức và tạo những tác động lên hệ thống lành lặn - mức độ của lòng tin, nếu bạn muốn - cũng thường thay đổi tùy theo người nói với chính họ và người khác. Tôi không nghĩ rằng tôi sẽ tìm ra cái khả năng đi kiếm cỏ bốn lá bằng cách nhấc đi nhắc lại câu nói, "Tôi tin là có cỏ bốn lá." Sự khám phá đến bất ngờ khi tôi thấy thực tế khác hẳn từ mắt của người khác. Giờ đây tôi muốn cung cấp kinh nghiệm đó cho người khác, giống như tôi đã làm cho người đàn bà trên sân cỏ Montana. Cho nên chiến thuật tôi đề nghị là đi tìm những người có kinh nghiệm về lành lặn để điều thực tế của họ có thể trở thành thực tế của bạn.

Tôi còn nhớ một bệnh nhân của tôi đến gặp tôi với một cục u trong tử cung của bà, gần bằng kích thước của trái bưởi. Bà ta được bốn mươi chín tuổi và là vợ của một bác sĩ sản phụ khoa (gyne- cologist). Chồng bà ủng hộ ý kiến của bác sĩ của bà (vốn là bạn của chồng bà) cho rằng bà nên tiến hành chuyện thủ tục mở tử cung (hysterectomy). Cục u này làm bà vô cùng khó chịu, hành kinh đau đớn, và bị chảy máu nhiều lúc hành kinh. Bà không muốn cắt tử cung nên đến gặp tôi với hy vọng là tôi sẽ chỉ cho bà một cách khác để thay thế chuyện giải phẫu. Tôi nói với bà rằng bà gần tới tuổi tắt kinh rồi, bà chỉ cần rán đơn giản chờ cho mức độ chất estrogen hạ xuống theo thời gian; cục u tử cung sống bằng estrogen và thường co lại lúc tắt kinh (menopause), đôi khi co hoàn toàn luôn. Tôi khuyến cáo nên dùng phương thuốc dược thảo (có tên khoa học là caulophyllum thallictroides), thay đổi cách ăn uống bằng cách dùng tối thiểu những thức ăn có hoạt động với estrogen, thể dục để giảm mức độ estrogen, và thực hành phương pháp hình dung để tạo sự ảnh hường tinh thần hầu chịu đựng khối u. Bà ta sẵn lòng để thử chương trình này, nhưng tôi nói cho bà nghe là niềm tin về sự có thể teo lại của khối u không đủ mạnh để phản hồi cái thông điệp mà bà nhận từ giới Y khoa: là không có cách gì mà tránh nổi một cuộc giải phẫu tử cung.

Rồi tôi lại nhớ một cuộc hẹn kế tiếp của tôi với một người đàn bà đã đối phó thành công với một cục u - lớn bằng trái dưa- trong tử cung vài năm trước đó. Bà thích thú kể cho tôi nghe bà đã chứng minh bác sĩ của bà sai như thế nào, bà đã tránh được cuộc giải phẫu tử cung, và bây giờ vượt qua giai đoạn tắt kinh mà không có vấn đề gì cả. Tôi nghĩ bà nên kể câu chuyện của bà cho người vợ của người bác sĩ sản phụ khoa ấy nghe. Với sự đồng ý của họ, tôi dàn xếp cho người phụ nữ này gặp nhau; nhưng hóa ra là hai người này đã biết nhau vì họ từng là hàng xóm của nhau. Bệnh nhân thứ hai của tôi, chỉ bằng sự hiện diện của bà, đã làm một việc tốt hơn tôi đã làm là thuyết phục người bệnh nhân thứ nhất của tôi từ khước chuyện mổ. Bà ta đã từ khước chuyện mổ, theo sau những lời khuyến cáo mà tôi nói với bà để kiểm soát những triệu chứng của bà, bà trải qua chứng tắt kinh một năm sau đó, và giờ này thì không còn vấn đề gì cả.

Tôi thấy không có cách gì tốt hơn để thay đổi niềm tin có tác dụng dễ dàng cho chuyện điều trị bệnh hơn là ngăn cản nó là bằng cách tìm kiếm cách làm bạn với những người đã từng bị bệnh đó. Cỏ bốn lá không thực sự tồn tại trong thực tế của tôi cho đến khi tôi gặp người gặp cỏ bốn lá hàng ngày. Thế giới của tôi giờ đây hiểu biết giàu có thêm nhờ sự hiện diện của họ, và ngày càng có nhiều người tin vào sự lành lặn tự nhiên thì nhiều người sẽ chứng nghiệm nó và điều đó sẽ làm bổ ích cho mọi người.

- Suy Nghĩ

Trong tâm lý học Phật giáo, sự ràng buộc với ý nghĩ được coi như một trở ngại chính cho sự giác ngộ (enlightenment), bởi vì khi sự chú ý của chúng ta tập trung vào sự suy nghĩ, chúng ta không thể chứng nghiệm thực tế. Suy nghĩ kéo chúng ta ra khỏi nơi đây bây giờ để vào quá khứ, đi tới tương lai, và đi vào hình ảnh tưởng tượng - tất cả toàn là lãnh vực tưởng tượng. Trong mức độ thực tế. Trong tâm lý học Phật giáo, sự ràng buộc với ý nghĩ được coi như một trở ngại chính cho sự giác ngộ (enlightenment), bởi vì khi sự chú ý của chúng ta tập trung vào sự suy nghĩ, chúng ta không thể chứng nghiệm thực tế. Suy nghĩ kéo chúng ta ra khỏi nơi đây bây giờ để vào quá khứ, đi tới tương lai, và đi vào hình ảnh tưởng tượng - tất cả toàn là lãnh vực tưởng tượng. Trong mức độ thực tế một cách để làm chuyện đó là thay vì suy nghĩ thì tập trung vào những cảm giác từ thân thể. Theo những lời dạy của Đức Phật, có được thân xác là một lợi điểm lớn bởi vì thân xác đóng đô tại đây trong khi tâm trí chúng ta cứ suy nghĩ lung tung về chuyện quá khứ và tương lai. Khi nào chúng ta chú ý về những cảm giác trong thân thể, sự chú ý ở trong trạng thái thực tế bây giờ. Trong chương trước đây tôi có đề nghị một bài tập thư dãn đơn giản trước khi buồn ngủ căn cứ trên sự căng thẳng có thay đổi và sự thư dãn những bắp thịt khắp cơ thể. Cái lý do mà nó hữu hiệu để giúp đi vào giấc ngủ khi tâm trí làm việc quá nhiều là nó làm tan sự chú ý từ suy nghĩ và đặt nó vào chỗ này chỗ nọ vào giờ phút này.

Có thêm một sự tập trung hữu ích nữa dành cho sự chú ý là hơi thở. Tôi có nhiều điều hơn để nói về hơi thở ở phần sau của chương này. Ở đây tôi muốn chú thích đơn giản rằng hơi thở là thứ thiên nhiên nhất của thiền định và là một thứ tập trung an toàn hơn cho sự chú ý hơn là suy nghĩ. Nếu bạn thấy bạn có những suy nghĩ lung tung, thay vì rán tìm cách ngăn chặn chúng, hãy tìm cách đơn giản chuyển sự chú ý của bạn sang hơi thở.

Ngoài chuyện rút đi sự chú ý từ suy nghĩ nói chung, có một chiến thuật khác để sắp xếp những tư tưởng mà bạn không muốn có. Hãy đặt sự chú ý vào trong sự đối nghịch của nó. Nếu bạn mệt mỏi vì những tư tưởng lo sợ hiện tại về chuyện mắc bệnh ung thư, hãy nghĩ đến hệ thống lành lặn của bạn thường xuyên thải bỏ những tế bào bất thường, hay khi bạn ăn bông cải broccoli, hay uống trà xanh hoặc dùng những chất phụ trội chống oxy-hóa, hãy nghĩ đến chuyện bạn đang làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể bạn chống lại ung thư như thế nào. Những tư tưởng trái nghịch sẽ làm xóa bỏ nhau tan tành, cũng giống như làn sóng âm thanh có hình ảnh và sự phản chiếu trong gương (mirroe- image) sẽ phá vỡ nhau để làm giảm bớt âm thanh trong kỹ thuật hiện đại mới.

Thiền định là một kỹ thuật để phá vỡ sự lôi kéo suy nghĩ; nói tóm tắt nó là sự tập trung có định hướng. Bằng cách ngồi và rán duy trì sự tập trung chú ý vào một số đề tài như - hơi thở, những cảm giác của cơ thể, một hình ảnh do trí tưởng tượng- bạn học hỏi do sự kiểm soát sự chú ý và giữ nó ở một chỗ. Sự thực hành thiền định vừa đơn giản vừa khó. Nó đơn giản vì phương pháp thiền không có gì hơn là duy trì sự tập trung chú ý, nó khó vì nó đòi hỏi sự thay đổi những thói quen cả đời người là để cho tâm trí đi lang thang, đặc biệt là đi vào những suy nghĩ. Ngay cả khi bạn học để ngồi bất động chừng nửa tiếng đồng hồ và hầu như có thể giữ được sự chú ý của bạn và những đề tài đã chọn lúc thiền định, bạn có thể không triển khai được sự bình tĩnh thành công và tập trung vào suốt cuộc đời còn lại của bạn. Mục đích chính của thiền định là phải làm nó thường xuyên, thực hành thiền định bằng hành động khi bạn di chuyển khắp thế giới. Ngay cả khi bạn chưa sẵn sàng để cam kết nhận lấy loại huấn luyện đó, bạn có thể bắt đầu chuyển sự chú ý đến cơ thể và hơi thở của bạn bất cứ khi nào bạn nhớ làm, đặc biệt là khi bạn nhận thấy tâm trí của bạn đã bị dẫn ra khỏi đây bây giờ bằng tiến trình không ngừng nghỉ một cách say mê, quyến rũ của sự suy nghĩ.

- Sự Tưởng Tượng Của Tâm Trí

Mắt của tâm trí có một mối liên hệ đặc biệt với hệ thống lành lặn. Một phần lớn vỏ não được dùng cho tầm nhìn. Nằm ở phía sau đầu, phần óc này hầu hết đều bao phủ chúng bởi sự diễn dịch những thông tin từ võng mạc của mắt, nhưng khi chúng không còn làm việc ấy nữa và hướng về bên trong thì có một trong những đường liên lạc giữa tâm trí và cơ thể trở nên dùng được.

Tất cả chúng ta bỏ thì giờ nhìn những hình ảnh trong cặp mắt của tâm trí, nhưng ít người trong chúng ta có được sự huấn luyện trong tiến trình này- chẳng hạn, để làm cho những hình ảnh sắc nét hơn, sáng hơn, và rõ ràng chi tiết hơn- mà xã hội không quý trọng gì đến điều này cả. Ở giấc mơ ban ngày đa số chúng ta chăm sóc chú ý đến sự tưởng tượng hình ảnh bên trong. Nền văn hóa hướng ngoại của chúng ta coi chuyện mơ ban ngày như là một lối thoát, những đứa trẻ bị bắt gặp mơ mộng ban ngày ở trường được lệnh phải tỏ ra chú ý. (Chúng đã tỏ ra chú ý - tầm nhìn thực tế bên trong thay vì bên ngoài, chấp nhận thực tại). Có một người giáo viên mẫu giáo có lần hỏi tôi ý kiến về một vấn đề về một đứa trẻ trong lớp của bà, đứa bé trai đó là đứa mơ ngày "tệ hại nhất" mà bà từng gặp phải. Bà nói,

"Nó không có đó hầu hết mọi thời gian. Nhưng nếu tôi rầy nó quá nhiều bắt nó phải chú ý, thì nó làm cho thân nhiệt của nó tăng lên, và tôi phải gửi nó đi bệnh xá của trường, từ chỗ bệnh xá nó được gửi về nhà dù không có gì bất bình thường với nó cả."

Bà đã không liên hệ đến sự thật là kẻ mơ ngày tệ hại nhất mà bà từng gặp cũng là đứa trẻ duy nhất bà biết là nó có sự kiểm soát tự ý của thân nhiệt cơ thể nó và có thể dùng ý chí tạo ra cơn sốt. Sự diễn dịch của tôi có nghĩa là rõ ràng những tài năng đó đi với nhau, và tôi đề nghị rằng bà nên kêu đứa bé là đứa mơ ngày “tốt” nhất mà bà được gặp, chứ không phải "tệ hại nhất". Khi nó không bị chiếm đóng bởi những thông tin cần diễn dịch từ cặp mắt, vỏ não có thể nối tâm trí và ý chí với những sự kiểm soát của hệ thống thần kinh tự động. Nó cũng làm nẩy ra chuyện lành lặn tự nhiên.

Có một cơ hội cho sự tập trung vào sự tưởng tượng tâm trí là sự mơ mộng tình dục, đó cũng là một tuyến đường mạnh mẽ đến hệ thống thần kinh tự động. Sự mơ mộng tình dục bao gồm sự ảnh hưởng và tác động lẫn nhau của những xúc cảm tưởng tượng mạnh mẽ, và sự đáp ứng của cơ thể. Nếu bạn còn bất cứ nghi ngờ gì về sức mạnh của tâm trí làm ảnh hưởng đến cơ thể, hãy chú ý đến những gì xảy ra đến thân thể bạn khi bạn miệt mài say đắm trong kinh nghiệm này ! Đối với nhiều người, cái hình ảnh chứa đựng của sự mơ mộng tình dục là chuyện vô cùng riêng tư; ngay cả những người yêu nhau lâu dài có thể giữ những chi tiết của kinh nghiệm này cho chính họ mà thôi. Một phẩm chất khác là nó tương đối cố định và chống lại sự thay đổi: những phim giống nhau được chiếu đi chiếu lại, và rất khó để thay đổi nội dung. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có nhiều kiểm soát hơn với tiến trình này và mang cường độ giống nhau của năng lượng xúc cảm đến những hình ảnh lành lặn, chúng ta có thể khởi động hệ thống lành lặn như ý muốn và có thể dùng được những khả năng tái tạo còn tiềm tàng trong genes chúng ta.

Bởi vì đa số thời gian chúng ta nhìn những hình ảnh do sự tưởng tượng một cách vô thức và không có mục đích. Tôi nghĩ thật là hữu hiệu nếu làm việc với một chuyên viên trong lúc cố gắng lôi kéo sức mạnh tiềm tàng tuyệt vời của họ để khêu ra sự lành lặn tự nhiên, ít nhất là cũng khởi động được lúc đầu. Những nhà thôi miên, những chuyên viên thực hành chuyện hình dung, và những nhà hướng dẫn trí tưởng tượng có thể giúp bạn học những phương pháp để tận dụng sự kết nối giữa tâm trí và thể xác qua trung gian sự hình dung tưởng tượng. Khi mà bạn thành thạo một kỹ thuật rồi, bạn có thể thực tập với chính mình. Kinh nghiệm của tôi cho biết là những hình ảnh với năng lượng xúc cảm là hữu hiệu nhất, giống như trường hợp mơ mộng với tình dục vậy. Một người chuyên viên hình dung tốt sẽ khám phá với bệnh nhân ra một loạt những hình ảnh có thể có để khám phá ra hình ảnh nào khêu gợi sự đáp ứng xúc cảm mạnh mẽ nhất.

Tôi biết có nhiều người tẩy đi những mụt nhọt bằng cách hình dung sự biến mất của chúng bằng cách này hay cách khác. (Về chuyện này thì con nít làm giỏi hơn người lớn, và những mụt nhọt có tỷ lệ biến đi nhiều ở trẻ con). Có lần một người đàn ông đến với tôi với một mụt lớn ở cánh tay trái, bác sĩ đã đốt nó trên một lần rồi, nhưng rồi nó lại mọc trở lại. Tôi nói ông ta nên bao phủ nó bởi luồng ánh sáng trắng trong một vài phút mỗi ngày, một lần khi buồn ngủ và lần nữa khi đi ngủ. Ông ấy làm chuyên cần trong vòng một tháng mà không có sự thay đổi gì nơi mụt nhọt cả. Rồi tôi gửi ông ta tới một nữ chuyên viên hình dung, người đã khám phá trong cuộc phỏng vấn đầu tiên là ông ta thích xẻng. Xẻng và những dụng cụ đào đất đã hấp dẫn ông từ ngày còn nhỏ. Bà nữ chuyên viên đề nghị ông nên hình dung dùng xẻng để múc cái mụt nhọt vào mỗi sáng và tối, và khi ông tạo sự thay đổi như vậy thì ông có kết quả trong vòng một tuần lễ. Sau chừng hai tuần mụt nhọt teo lại như không còn gì, thời gian ngắn sau nó biến đi mất tiêu và không bao giờ trở lại nữa.

Ở phần đầu cuốn sách (chương 6) tôi có diễn tả một người đàn ông có hệ thống miễn nhiễm bị tiêu hủy những tế bào hồng cầu và tiểu cầu (platelets). Ông đã trải qua nhiều năm điều trị để dứt điểm bệnh với chất prednisone và nhiều loại thuốc đàn áp hệ thống miễn nhiễm khác (immunosuppressive therapy) và đã cắt bỏ lá lách (splenectomy) như là một cách để điều trị triệu chứng, tất cả những cách trên đều không có kết quả. Tôi giúp ông ta tạo ra một cách sống lành mạnh và hướng dẫn ông đến những phương cách điều trị tự nhiên để cuối cùng làm cho sự tự miễn dịch (au- toimmunity) của ông giảm bớt đi. Một trong những cách chữa trị là theo phương pháp hình dung với một nhà chuyên viên được huấn luyện, nhưng ông không thành công lúc làm việc với bà chuyên viên lúc đầu. "Tôi thích bà ta," ông nói với tôi như vậy khi ông gọi điện thoại cho tôi từ một thành phố khác, và ông tiếp, “nhưng bà tiếp tục trao cho tôi những hình ảnh bạo động mà tôi có vấn đề, điều này cũng giống như hỏi tôi dùng tia laser để trị những tế bào bạch cầu vốn gây ra những phản ứng. Tôi cảm thấy tôi đã quá đủ những đau đớn do những hung bạo của Y khoa gây ra cho thân thể tôi, và tôi cần một hình ảnh thanh bình hơn?”. Sau cùng ông đến với một người có phương pháp hữu hiệu cho ông: ông tưởng tượng đến những tế bào bạch cầu khác (những tế bào đàn áp T) giống như những cảnh sát chạy xe mô tô hộ tống những tế bào hồng huyết cầu và tiểu bào ở một bên để bảo vệ chúng từ những tế bào bạch huyết hung hăng lúc chúng đi vào máu. Bài học hình dung này rất hữu hiệu cho ông và trở nên một phần chính của chương trình vốn làm cho bệnh của ông ngày càng bớt theo thời gian dài lâu.

Bạn có thể thực tập dùng sự hình dung của tâm trí để ảnh hưởng đến thân thể bạn bằng cách mơ ban ngày một cách tỉnh táo hơn và có mục đích và bằng cách chú trọng đến những phản ứng cảm xúc mà những những hình ảnh đặc biệt đó khơi dậy. Rán dùng sự hình dung để làm cho vết thương mau lành, cổ rát mau hết, và những bệnh thông thường khác khỏi mau chóng. Rồi thì nếu bạn phải vận dụng những nguồn gốc lành lặn để đối phó với một bệnh nặng, bạn sẽ có một bước khởi đầu tốt.

- Những Cảm Xúc

Nhiều người cố vấn và những người cổ võ cho sự thiền định khuyên mọi người nên tìm cách kiểm soát những xúc cảm của họ- làm cho thăng bằng những thăng trầm của tính khí và nuôi dưỡng một tính khí điềm đạm. Lời khuyên đó có thể có ích cho một số người. Khi tôi thấy những bệnh nhân có đời sống mất thăng bằng, có mức độ năng lực nhảy loạn xạ man dại, ăn uống thất thường và có những quan hệ không vững chắc, tôi thường khuyên họ nên tập thở và thiền định theo những phương pháp có thể tái lập sự thăng bằng. Nhưng khi tôi nhìn vào vai trò của những cảm xúc trong chuyện sắp đặt chuyện lành lặn một cách tốt đẹp, tôi nghĩ rằng có thể là lợi ích hơn nếu khuyến khích người bệnh gieo trồng cái tình cảm nồng nàn. Tôi đã nhắc trước đây là những phản ứng lành lặn vốn xảy ra khi chúng ta yêu ai hay lúc biểu lộ sự giận dữ. Cho dù là xúc cảm cảm thấy là tích cực hay tiêu cực có vẻ không thành vấn đề; điều quan trọng là sự mãnh liệt của cảm giác trao cho nó năng lực để ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể. Sự lãnh cảm còn tệ hại hơn là những xúc cảm tiêu cực, và chúng có thể là trở ngại chính về xúc cảm trên đường đi tới lành lặn tự nhiên.

Thế thì chứng u sầu, vốn như một bệnh dịch trong nền văn hóa của chúng ta thì sao? Tôi chứng nghiệm chuyện u sầu và thấy nó như là một trạng thái có tiềm năng năng lực cao độ, gom lại và quay vào trong chính nó. Nếu năng lực này có thể dùng và di chuyển, nó có thể là một chất xúc tác cho sự lành lặn tự nhiên. Giới trị bệnh tâm thần điều trị bệnh u sầu hầu như chỉ bằng cách cho thuốc, đặc biệt một loại thuốc trị u sầu (antidepressants) gọi là chất ngăn cản serotonin mà thuốc Prozac là một loại điển hình. Kỹ nghệ dược phẩm cho thuốc này ra thị trường một cách ồ ạt và thành công lớn, một phần nhờ thuyết phục người bệnh rằng họ không thể biết được hết tiềm năng trong người của họ trừ phi họ dùng thuốc. Mới đây một người đàn bà bạn của tôi, tuổi vào khoảng đầu năm mươi, đi tới bác sĩ sản phụ khoa của bà để khám thường xuyên, bác sĩ của bà cũng là phái nữ. Sau khi khám xong, bà bác sĩ hỏi bà, " Vâng, bà có muốn tôi viết toa thuốc Prozac cho bà không. "Bà bạn tôi trả lời," Tại sao tôi lại phải dùng Prozac. Tôi có bị chứng u sầu đâu? Người bác sĩ hỏi tiếp, "Làm sao bà biết được."

Những người uống Prozac và thuốc họ hàng với nó thường nói rằng họ chỉ đơn giản cảm thấy mọi chuyện có vẻ bớt căng thẳng, bao gồm cả chứng u sầu của họ. Sự dùng thuốc trị bệnh có chỗ đứng của nó là một phương cách để điều trị chứng tính khí rối loạn quá nặng, nhưng tôi lo ngại cái cảm tình dành cho thuốc vốn dập tắt những xúc cảm mạnh mẽ trong người, vì tôi nhìn thấy sự mãnh liệt của cảm giác là chìa khóa khởi động cho hệ thống lành lặn. Hơn nữa, khả năng cảm nhận sự vui vẻ có lẽ cũng giống như khả năng cảm nhận sự tuyệt vọng, cho nên một người u sầu còn có khả năng kinh nghiệm được trạng thái xuất thần còn hơn người luôn luôn vững vàng, không tròng trành nghiêng ngả hay người đang dùng thuốc Prozac. Một kỹ thuật để đối phó với những thời gian suy sụp là giả bộ cảm giác khác đi. Giáo sĩ Do Thái của vùng Bratislav, một người Do Thái có nhiều điều huyền nhiệm ở cuối thế kỷ mười tám và đầu thế kỷ mười chín, là người thường kinh nghiệm chuyện xuất thần trong khi lang thang vào tưởng tượng.

“Luôn giữ sự vui vẻ, dù bạn có chuyện gì," ông dạy như thế, “Với niềm vui hạnh phúc, bạn có thể trao cho sự sống cho một người". Ông nhấn mạnh thêm là mỗi ngày, chúng ta phải quyết tâm bơm vào người chúng ta một thái độ sôi nổi, hồ hởi đến đời sống; với cung cách đó, chúng ta dần dần trở nên chấp nhận những sự bí mật kỳ diệu chung quanh chúng ta. Và, nếu không có những hứng khởi có vẻ đến, chúng ta cũng hành động như chúng ta có chúng vậy, ông khuyến cáo, "Nếu bạn không có sự nhiệt tình, hãy để trước mặt. Hãy hành động một cách nhiệt tình, và rồi cảm giác sẽ trở nên thực sự."

- Tâm Linh

Có bao giờ bạn nghĩ rằng tại sao những thứ rượu uống chưng cất được gọi là "tâm linh". Cách dùng nguyên thủy là câu, "tâm linh của rượu," một cái tên cũ của của brandy (Chữ Brandy là viết tắt của brandy wine)- đến từ một chữ Hòa Lan có nghĩa là rượu nóng hay cháy bỏng; đây là chất rượu đầu tiên được cất. Ở rượu brandy, chất rượu chủ yếu vốn làm cho nước nho lên men sức mạnh làm cho say được tập trung, làm cho chất nước uống này mạnh thêm. Cái ý tưởng đầu tiên của những người Hòa Lan chưng cất rượu là muốn giảm số rượu sản xuất để làm cho chuyện đem rượu đi những thuộc địa và những đại lục khác được dễ dàng; bạn có thể nhét rượu brandi trong những thùng, rồi pha nó với nước vào cuối cuộc hành trình trên biển để làm cho số lượng rượu được nhiều hơn. Dĩ nhiên, khi người ta nếm rượu ở những thùng, ít có ai bận tâm đến chuyện bỏ thêm nước vào, và như thế là một thứ rượu mới mạnh hơn tràn ngập thế giới. Đối với cái tên cũ dành cho sản phẩm này và sự dùng hoài cái từ "tâm linh" để diễn tả tất cả những rượu mạnh là một đầu mối dẫn đến bản chất của sự thực tế của tâm linh và quan hệ của nó đến vấn đề.

Những gì tập trung trong rượu brandy là thành phần thiết yếu của rượu, là thành phần cho nó cái sức mạnh làm thay đổi sự tỉnh thức. Nếu bạn hâm nóng một cốc rượu brandy và cầm nó trong tay, bạn có thể hít (và đôi khi cảm thấy hiệu quả) của mùi vị rượu bốc lên từ ly. Trong hình thức tập trung tinh túy của rượu, nó giống như chất bay hơi cũng như ở dạng thể lỏng; có nghĩa là nó ít đậm đặc và chủ động nhiều hơn là nó ở thể rượu lỏng, cũng như nó mạnh mẽ hơn. Tâm linh là nguồn cội của đời sống và năng lực, không có hình thức vật chất vốn là những vỏ không có giá trị sức sống. Nó xuyên qua vật chất nhưng bản thân nó phi vật chất (nonmaterial).

Nhiều nhà huyền bí học (mystics) nhìn vào chính họ và nhận ra hơi thở là bằng chứng của tâm linh trong con người. Hơi thở là một thứ không vật chất, hay ít nhất nó đứng chân trong chân ngoài cái biên giới thực tế vật chất và không vật chất. Nó có sự di chuyển cố hữu và nhịp điệu và là nguồn của cuộc đời và sức sống. Ở nhiều ngôn ngữ, tiếng tâm linh và hơi thở là một như tiếng: Sankrit: prana; Hy lạp: pneuma, Hebrew: ruach, Latin: spiritus. Và trong nhiều nền văn hóa, lời sống được coi như bắt đầu với hơi thở đầu tiên và chấm dứt với hơi thở cuối. Cho đến khi chu kỳ thở bắt đầu thì tâm linh và cơ thể chưa nối lại với nhau; thai nhi và đứa bé mới sinh có một cuộc sống sinh dưỡng ( vegetative life) nhưng chưa có dính líu tới tâm linh. Nhiều nền văn hóa tin Thượng đế cho mỗi người một số lượng nào đó hơi thở và đời người đó coi như hết khi số lượng hơi thở đã dùng xong - có sự tranh cãi về cách học thở chậm hơn.

Nhiều năm trước đây, tôi có viết:

Căn bản chính yếu của sự hiện hữu của chúng ta là nhịp điệu di chuyển, một sự mở rộng và thu lại có chu kỳ có cả trong thân thể chúng ta và ngoài nó, có nghĩa là nó ở trong tâm trí và trong thân thể của ta, có cả trong ý thức của chúng ta và không ở trong đó. Hơi thở là tinh túy của sự hiện hữu, và trong tất cả những hình thái của vũ trụ, chúng ta có thể thấy cái mẫu nhịp nhàng của sự mở rộng và co lại, dù là trong những chu kỳ của ngày và đêm, tỉnh và ngủ, sóng cao và thấp, hay sự lớn mạnh và hư hoại theo mùa. Sự dao động giữa hai trạng thái hiện hữu ở bất kỳ mức độ nào của đời sống, ngay cả lên tới mức quan sát cả chính vũ trụ luôn, vốn hiện nay đang mở ra nhưng chắc chắn ở vài điểm nào đó sẽ co lại hình dáng nguyên thủy, một điểm không thể hình dung mà là tất cả và không là gì cả, hoàn thành một hơi thở vũ trụ.

Nếu hơi thở là sự di chuyển của tâm linh trong cơ thể con người- một sự bí mật trung ương vốn nối kết chúng ta với tất cả sự sáng tạo- nên làm việc với hơi thở là một hình thức thực tập tâm linh. Nó cũng là thứ có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự lành lặn, bởi vì chúng ta thở như thế nào phản ảnh cả trạng thái của hệ thống thần kinh và ảnh hưởng đến trạng thái của hệ thần kinh. Bạn có thể học để điều hành nhịp tim, áp suất máu, sự tuần hoàn của máu, và sự tiêu hóa bằng cách thay nhịp điệu và chiều sâu của hơi thở một cách có ý thức. Bạn có thể cải tiến hệ thống lành lặn theo cách như trên. Tôi sẽ đề nghị vài kỹ thuật đơn giản để làm chuyện này. Dù bạn có thể làm mỗi thứ trong vòng vài phút, bạn sẽ không hình dung được tiềm năng sức mạnh của nó trừ phi bạn thực tập nó thường xuyên, tốt nhất là tập mỗi ngày.

1) Quan sát hơi thở. Ngồi ở tư thế thoải mái, mắt nhắm, mặc áo quần rộng rãi. Tập trung sự chú ý vào hơi thở mà không rán làm ảnh hưởng nó bất cứ cách nào. Theo những diễn biến của chu kỳ từ sự hít vào và thở ra và xem nếu bạn có thể nhận biết ở điểm nào thì tình trạng này thay đổi sang tình trạng khác. Làm ít nhất trong vòng vài phút. Mục đích của bạn là đơn giản giữ sự chú ý vào chu kỳ của hơi thở và sự quan sát. Cho dù hơi thở thay đổi như thế nào, ngay cả những sự đi trệch ra ngoài trở nên rất nhỏ, cứ tiếp tục theo chúng. Đây là hình thức căn bản của thiền định, một phương pháp để thư dãn, và là một cách để hài hòa thể xác, tâm trí và tâm linh.

2) Hãy bắt đầu với sự thở ra. Chuyện thở luôn tiếp tục, không có sự bắt đầu hay kết thúc, nhưng chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng hơi thở bắt đầu bằng sự hít vào và chấm dứt bằng sự thở ra. Tôi muốn bạn rán thay đổi lối nhận thức này trong bài thực tập kế tiếp, mà bạn có thể làm trong tư thế ngồi hay nằm dài. Một lần nữa, hãy tập trung sự chú ý vào hơi thở và để nó đến theo ý muốn của nó mà không rán tìm cách thay đổi nó, nhưng bây giờ tìm cách chứng nghiệm sự thở ra vào đầu mỗi chu kỳ. Lý do để làm chuyện này là bạn sẽ có sự kiểm soát nhiều hơn đối với sự thở ra, vì bạn có thể dùng những bắp thịt chủ động nằm giữa những xương sườn( the intercostal muscles) để đẩy không khí ra ngoài phổi bạn, và hệ thống bắp thịt này còn mạnh mẽ hơn cái hệ thống dùng để hít không khí vào nữa. Khi bạn tống không khí ra nhiều hơn, bạn tự động hít không khí vào nhiều thêm. Điều nên làm là làm cho sự hô hấp sâu thêm; cách dễ dàng nhất để làm nó là nghĩ sự thở ra như là phần đầu của chu kỳ và đừng lo lắng gì cả về sự hít vào.

3) Hãy để bạn thở. Bài tập này được thực hành tốt khi bạn nằm trên lưng, nên bạn cần thử tập nó khi bạn buồn ngủ hay khi đang đi. Nhắm mắt lại, để hai tay buông thả dọc theo thân thể, và tập trung chú ý vào hơi thở mà không tìm cách làm ảnh hưởng đến nó. Hãy tưởng tượng với mỗi lần hít vào là vũ trụ thổi hơi thở vào trong bạn và mỗi lần thở ra là vũ trụ lấy hơi thở đi. Bạn là người nhận thụ động của hơi thở. Lúc mà vũ trụ thở vào bạn, hãy để hơi thở thẩm thấu vào mỗi phần của cơ thể bạn, ngay cả đến mỗi phần của ngón tay và ngón chân bạn. Rán giữ cảm nhận này chừng mười chu kỳ của sự thở ra và hít vào.

Bạn có thể làm ba bài tập thứ nhất này thường xuyên nếu bạn muốn, và càng lâu nếu bạn thích, tối đa chừng mười phút, nhưng hãy làm chúng mỗi ngày.

Hai bài tập sau là những kỹ thuật thở chính thức từ trường phái pranayama, một khoa học cổ xưa của ấn độ về sự kiểm soát hơi thở vốn là một phần của môn Yoga. Prana là một từ của năng lực toàn thể, trong đó hơi thở là sự bày tỏ của thể xác, và sự thực hành pranayama có mục đích hài hòa năng lực của cơ thể và làm cho hòa hợp với năng lực vũ trụ. Hai bài học này an toàn và hữu hiệu. Chúng cũng mất ít thì giờ để làm; nhưng, một lần nữa, để quyết định những gì chúng có thể làm cho bạn và khả năng lành lặn của bạn, bạn phải thực hành chúng thường xuyên.

4) Tạo một hơi thở kích thích. Ngồi thoải mái với lưng thẳng, mắt nhắm. Để lưỡi trong tư thế yoga: để chạm đầu lưỡi tới phía sau răng trên phía trước, rồi chuồi nó lên trên răng cho tới khi nó nằm trên lợi răng, tức phần mềm nằm giữa răng và phần trên miệng. Giữ lưỡi ở đó trong thời gian tập. (Lý thuyết yoga nói sự tiếp xúc này sẽ khép một mạch năng lực kín lại trong cơ thể, ngăn cản sự tiêu tán năng lực vũ trụ prana trong khi thực tập thở. ) Bây giờ hít vào và thở ra nhanh qua mũi, giữ cho miệng kín nhẹ. Sự hít vào và thở ra phải bằng nhau và ngắn gọn, và bạn phải cảm thấy sự hiệu quả của bắp thịt ở dưới cổ nằm ngay ở phía trên xương cổ hoành cách mạc (diaphragm). (Rán đặt tay vào những điểm đó để cảm nhận sự di chuyển). Hoạt động của ngực phải nhanh và máy móc, giống như ống bễ thợ nề bơm không khí; thật ra, tiếng Phạn (sanskrit) của bài tập này nghĩa là " tiếng thở của ống bễ. " Tiếng thở phải được nghe ở cả sự hít vào và thở ra, có tốc độ nhanh chừng 3 chu kỳ một giây nếu bạn làm một cách thoải mái.

Lần đầu bạn thử bài tập này, làm chừng 15 giây, rồi thở bình thường. Mỗi lần bạn làm nó, tăng thời gian lên chừng 5 giây cho đến khi tới tròn một phút. Đây là một bài tập thực sự, và bạn có thể thấy sự mệt mỏi của những bắp thịt bạn đang dùng. Bạn cũng sẽ bắt đầu cảm thấy một cái gì lạ khác nữa: một luồng di chuyển năng lực tuy phảng phất nhưng có thật chạy quanh thân thể lúc bạn trở về thở bình thường. Tôi cảm thấy nó như một sự rung động hay ngứa ngáy, đặc biệt nơi hai tay, đi cùng với sự tỉnh thức lớn hơn và sự mệt mỏi mất đi. Đây không phải là tình trạng tăng thông khí phổi (hyperventilation) (vốn sinh ra những thay đổi thể chất như là kết quả của chuyện tẩy đi chất carbon dioxide dư thừa) nhưng đây là một cách khởi động hệ thống thần kinh trung ương. Khi mà bạn có thể thở kiểu ống bễ trong một phút đầy, rán dùng nó thay vì dùng chất caffein như là một chất chờ-đợi- ai- đón-tôi-đi vào buổi trưa. Tôi thấy nó rất hữu dụng nếu tôi bắt đầu cảm thấy buồn ngủ khi lái xe trên xa lộ. Bạn càng tập nhiều, bạn càng trở nên ý thức được cái năng lực do nó tạo ra.

5) Hãy thở hơi thư dãn. Bạn có thể làm bài tập này bằng cách ngồi lưng thẳng, nằm trên lưng, hay ngay cả đứng hay đi bộ. Đặt lưỡi trong tư thế Yoga và giữ nó trong suốt bài tập thể dục. Thở ra hoàn toàn bằng miệng, tạo ra âm thanh thở. Rồi khép miệng và hít vào nhẹ bằng mũi, đếm từ 1 đến 4. Rồi giữ hơi thở cho tới số đếm số bảy. Rồi thở mạnh ra bằng miệng tới số đếm 8. Lập lại tổng số 4 chu kỳ, rồi thở bình thường. Nếu bạn gặp khó khăn khi thở ra khi lưỡi còn ở tư thế Yoga, rán mím môi; bạn sẽ chóng học được nghệ thuật làm. Hãy nhớ rằng tốc độ bạn làm bài tập này không quan trọng. Điều quan trọng là tỷ lệ của bốn: bảy :tám cho chuyện hít vào, giữ lại, và thở ra. Bạn sẽ bị hạn chế bởi thời gian bao lâu bạn giữ hơi thở, cho nên điều chỉnh số đếm của bạn tùy theo hơi thở.

Lúc bạn thực tập hơi thở này, bạn có thể làm chậm nó, đó là điều ước mong. Làm nó hai lần một ngày. Sau một tháng, nếu bài tập thích hợp với bạn, tăng nó lên 8 chu kỳ, làm hai lần một ngày.

Tôi thực tập những bài tập thở thư dãn này vào buổi sáng trước khi thiền định và vào buổi chiều khi tôi nằm trên giường trước khi buồn ngủ. Tôi cũng rán nhớ phải làm nó bất cứ khi nào tôi cảm thấy lo âu, áy náy hay gặp phải chuyển buồn bực tình cảm. Tôi dạy nó cho hầu hết những bệnh nhân của tôi mà tôi gặp, và tôi nhận được những báo cáo của những bệnh nhân gặt hái nhiều lợi ích đáng ghi nhớ. Nó trị được những vấn đề tiêu hóa, làm cho chứng loạn nhịp tim (cardiac arrhythmias) giảm đi, làm thấp áp suất máu, tác động đến bệnh căng thẳng và mất ngủ, và còn nhiều nữa. Tôi nghĩ nó là một loại thuốc bổ cho hệ thống thần kinh- một thứ thuốc bổ tinh thần hơn là vật chất- và không thể đề cao nó cao hơn nữa.

Năm bài tập này sẽ khởi đầu cho bạn vào một chương trình dùng hơi thở để làm tốt hệ thống lành lặn. Như tôi đã nói trước đây đây là loại thực tập tâm linh thực sự, chứ không phải chỉ là một phương pháp làm tăng sức khỏe. Khoa học của sự thở tỉnh thức không được dạy ở những trường Y khoa. Trải qua lịch sử nó được coi như một môn bí truyền, chỉ được truyền lại bằng miệng, và ngay cả ngày nay chỉ có vài cuốn sách đề cập về nó.

Năng lực mà bạn có thể cảm thấy trong thân thể sau khi tập thở ống bễ là thứ năng lực mà các bác sĩ Trung Hoa gọi là khí, là chữ của họ để nói về năng lực đời sống vũ trụ. Nhiều người cảm thấy nó như là sức ấm hay sự ngứa ngáy hoặc sự rung động phảng phất. Với sự thực tập, bạn sẽ học hỏi cách cảm giác nó nhiều hơn, di chuyển nó khắp cơ thể, và ngay cả chuyển nó sáng cho người khác Nhiều hệ thống lành lặn từ Đông và Tây dùng loại năng lực chuyển tiếp, thường là từ tay, có hay không có sự tiếp xúc giữa người truyền và người nhận. Từ Trung Hoa và Nhật Bản có những hệ thống có tên là reiki, jin shin jyutsu, và johrei; từ nền văn hóa của chính chúng ta có loại sờ trị liệu (therapeutic touch), một hình thức của năng lực lành lặn hầu hết được dạy và thực hành bởi những y tá. Thật là chuyện hữu ích nếu rán cảm giác, gửi và nhận thứ năng lực tinh vi này. Loại thực hành này không những làm giảm đau và làm lành lặn nhanh chóng, nó còn hướng sự chú ý đến vai trò chính của tâm linh trong sự tồn tại, ra ngoài khỏi vai trò chính của vật chất. Bạn càng chứng nghiệm bạn như một thứ năng lực, thì lại càng dễ để không nhận diện bạn với thân hình thể xác của bạn.

Những người tinh thông lão luyện trong khoa huyền bí học và tâm linh dạy rằng có thể nâng cao năng lực tâm linh, nâng cao nhịp điệu rung động của nó. Một cách để làm nó là tới gần khoảng cách của những người, nơi chốn, và những vật vốn có năng lực tâm linh cao. Khắp thế giới có những người hành hương tới những nơi chốn thiêng liêng - núi, rừng, miếu thờ, đền đài- đó là những nơi làm cho họ cảm thấy lên tinh thần, đổi mới, tái tạo năng lực. Bạn có thể tham gia với họ hay xem xét trong khu vực của bạn những khu vực làm cho bạn cảm thấy thoải mái, chuyển tư tưởng của bạn tới những mục đích cao hơn, và mang bạn ra khỏi người bạn. Bạn cũng có thể đọc những chuyện về đời của những người đàn ông và đàn bà có sự thành đạt tâm linh cao cả, và bạn có thể xem những hình tượng nghệ thuật hay những vật đẹp đặc biệt hoặc nghe âm nhạc tuyệt vời, bởi vì cái đẹp trong hình thức nào cũng có kết quả bổ ích cho tâm linh. Một cách đơn giản để được sự lợi ích này là trưng bày hoa nơi bạn sống, bởi vì nhiều người tìm thấy vẻ đẹp thiên nhiên của hoa gây nhiều cảm hứng.

Cuối cùng, bạn có thể chú ý đến chuyện bạn cảm thấy như thế nào trước sự hiện diện của những bạn bè và những người quen khác nhau. Có phải có những người luôn làm bạn cảm thấy vui vẻ hơn, khỏe khoắn hơn và tích cực hơn? Nếu có, hãy bỏ thêm thì giờ gần gũi họ và bớt thì giờ với những người tạo ra những hậu quả ngược lại cho bạn. Trong những cách nào đó, tâm linh của ta cộng hướng với những người khác; nếu sự giao cảm là tích cực, sự nối kết của loài người là thứ làm lành lặn mạnh mẽ nhất, có khả năng trung hòa nhiều ảnh hưởng tai hại trên một số lượng vật chất.

Có một ví dụ được truyền thông đăng tải là câu chuyện của những người Mỹ gốc Ý (Italian- American) ở vùng Roseto, Penn- sylvania, họ có một tỷ lệ bệnh tim thấp hơn bình thường. Cả thành phố có cư dân là những người di dân đến từ hai thành phố ở miền bắc nước Ý, họ đến Mỹ vào thập niên 1930 để tìm kiếm một cuộc đời khá hơn. Họ sống trong một cộng đồng khắng khít bao gồm những gia đình mở rộng với mối dây liên lạc xã hội với nhau rất mạnh mẽ. Họ cũng ăn nhiều chất có lượng calories cao, thịt, và chất béo, và nhiều người hút thuốc, tuy thế mà họ ít bị bệnh suy tim (heart attacks). Nhưng con cháu của họ, giờ này cũng ở vào lứa tuổi năm mươi hay sáu mươi và cũng ăn uống như ông cha, lại có nhiều trường hợp bị bệnh tim như những người Mỹ khác. Những gì đã thay đổi từ thế hệ thứ nhất sang thế hệ thứ hai? Những nhà nghiên cứu tìm hiểu những người Ý này cảm thấy có điều khác nhau rõ ràng nhất là sự mất mát của lối sống gia đình và cộng đồng mở rộng (extented); thế hệ trẻ hơn sống theo lối gia đình tiêu biểu (typical nuclear families) với tất cả tính cách biệt của đời sống hiện đại. Bằng cách nào đó mức độ gắn bó với nhau rất cao trong thế hệ thứ nhất của người di dân bảo vệ cho họ khỏi mắc những ảnh hưởng bệnh hoạn của chất béo cao trong thức ăn và hút thuốc. Tôi đánh giá loại giao cảm lợi ích này giữa người với nhau như là một hiện tượng tâm linh, một điều mà tôi thấy thiếu sót trong cuộc sống của những bệnh nhân đau yếu mà tôi gặp.