Điểm Bùng Phát

CHƯƠNG 4: Sức mạnh của hoàn cảnh (Phần 1)

BERNIE GOETZ VÀ SỰ TĂNG GIẢM

LÀN SÓNG TỘI PHẠM Ở NEW YORK

Ngày 2 tháng 12 năm 1948, một ngày thứ bảy trước lễ Giáng sinh, rời khỏi căn hộ của mình ở QreenwichVillage thủ phủ Manhattan, Bernhard Goetz đi đến ga tàu điện ngầm IRT nằm ở khu giao nhau giữa đường 14 đại lộ 7. Goetz có dáng người mảnh khảnh, tầm thước, tóc màu hung, đeo kính, trạc 40 tuổi. Hôm đó, Goetz mặc quần jean và khoác áo gió. Tại nhà ga, Goetz bước lên chuyến tàu tốc hành số 2 đi vào trung tâm thành phố và tiến đến ngồi cạnh bốn thanh niên da đen. Trên xe còn có khoảng 20 hành khách nữa, nhưng hầu hết họ ngồi tách biệt hẳn về đầu kia của toa xe, tránh xa khỏi chỗ của bốn thanh niên này vì cho rằng chúng chỉ là những kẻ “vô công rồi nghề”, “đầu trộm đuôi cướp” (theo lời khai sau này của các hành khách với tư cách là nhân chứng trực tiếp). Nhưng dường như Goetz chẳng thèm để ý đến điều đó. “Chào ông bạn”, Troy Canty, một trong bốn tên, vừa nằm ườn trên khoang ghế dài vừa lên tiếng khi Goetz bước lại chỗ chúng. Nói xong, hắn cùng một tên khác tên là Barry Allen bước lại phía Goetz và chìa tay “xin” anh năm đô la. Tên thứ ba, James Ramseur, thò tay xuống chỗ căng phồng đáng ngờ ở túi áo khoác cứ như thể ở chỗ đó có giấu một khẩu súng.

“Cậu cần gì”, Goetz hỏi

“Năm đô la”, Canty nhắc lại

Sau nay Goetz có khai rằng lúc ấy khi nhìn Canty, anh thấy ánh mắt hắn “đang sang lên và nhơn nhơn…Một nụ cười đểu cáng hiện ra trên khuôn mặt” và gần như chính nụ cười và ánh mắt đó đã khiến anh cảm thấy căm phẫn. Goetz móc tay vào túi áo, rút nhanh một khẩu súng ổ đạn năm viên, thân súng mạ krôm hiệu Smith và Wesson cỡ nòng 3 li 8, bắn từng tên một. Khi tên thứ tư là Darrell Cabey nằm vật xuống sàn gào thét, Goetz bước lại phía hắn: “Mày có vẻ vẩn ổn nhỉ. Tặng thêm cho mày phát nữa nhé”. –Anh nói và bóp cò, nổ nốt viên đạn cuối cùng vào giữa sống lưng của Cabey, khiến hắn vĩnh viển không thể nhúc nhích được nữa.

Trong khung cảnh hỗn loạn đó, có hành khác đã kịp kéo cò báo động. Những hành khách còn lại chạy hết sang toa xe khác chỉ trừ lại hai người phụ nữ vẫn chưa qua cơn hoảng loạn. “hai cô không sao chứ?”, Goetz nhã nhặn lên tiếng trước. “Vâng, vâng. Không sao”!Một người đáp lại trong khi người kia vẫn nằm dưới sàn xe, nhu thể muốn Goetz nghỉ rằng cô ta đả chết rồi. “Cô không sao chứ?” Goetz hỏi lại. Cô gái gật đầu: “Vâng. Không sao!”. Người bán vé lúc bây giờ mới xuất hiện, ông ta hỏi Goetz rằng anh có phải là cảnh sát không.

“Tôi không phải là cảnh sát. Tôi cũng không biết tại sao tôi làm thế”. Goetz ngừng một lát rồi nói tiếp: “ Bọn chúng đã tìm cách trấn tiền tôi”.

Người bán vé còn cật vấn Goetz về khẩu súng nhưng anh từ chối không nói gì thêm. Rồi sau đó, anh bước nhanh qua cửa lên xuống đầu xe, tháo chốt an toàn và nhảy xuống đường ray, biến vào trong bong tối của đường hầm.

Những ngày tiếp theo, vụ nổ súng ở toa xe điện ngầm IRT đã gây chấn động mạnh khắp cả nước. Thì ra bốn tên da đen kia đều là những kẻ có tiền án, tiền sử. Cabey từng bị bắt vì tội cướp có vũ trang, còn Canty thì mang tội danh trộm cắp. Ba kẻ trong số chúng đều mang tuốc nô vít trong túi. Bọn chúng chẳng khác nào hiện thân của mẫu côn đồ choai choai, là nỗi khiếp đảm của người dân thành thị, còn nhân vật bí ẩn nổ súng bắn hạ mấy tên đó lại như thể hiện thân của một thiên thần thực thi công lý. Trên các trang báo người ta gọi Goetz là “Người bảo vệ đường tàu”, là “Tay súng công tâm”. Trên các chương trình phát thanh và trên các đường phố, anh được tôn vinh như một người anh hùng, một nhân vật đã thực hiện nhưng mong mỏi chất chứa trong lòng người dân New York – những người từng bị cướp, bị hăm dọa hay bị hành hung trên các chuyến xe điện ngầm. Vào ngày lễ Tạ ơn, một tuần sau khi sự việc diễn ra, Goetz đến trình diện tại một đồn cảnh sát ở New Hampshire. Về sự kiện dẫn độ Goetz tới New York, tờ New York Post đã cho đăng hai tấm hình trên trang nhất: một là Goetz tay bị khóa còng số 8, cúi đầu và bị đưa tới phòng giam, hai là bức ảnh Troy Canty – đen đúa, nghênh ngang, mũ chụp kín mặt, hai tay khoanh trước ngực, đi ra từ bệnh viện. Tờ báo chạy một dòng tít dài: “Anh hùng bị khóa chốt, côn đồ đang nghênh ngang”. Tuy nhiên khi sự việc được đem ra xét xử, Goetz nhanh chóng được tuyên bố trắng án khỏi tội danh hành hung và cố ý giết người. Buổi tối hôm tòa tuyên án, một bữa tiệc đường phố đông đúc, tưng bừng với những lời hò hét và tung hô đã diễn ra ngay phía ngoài khu nhà Goetz sống.

1

Trường hợp của Goetz trở thành minh họa điển hình cho những thời khắc đen tối và đặc biệt trong lịch sử thành phố New York, thời điểm mà vấn nạn tội phạm bùng phát đền đỉnh điểm. Trong suốt những năm 1980, theo thống kê, trung bình mỗi năm cả thành phố đến có đến 2.000 vụ giết người, 600.000 tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Từ duy nhất có thể miêu tả chính xác tình trạng của khu vực nằm dưới mặt đất, trên những con tàu điện ngầm lúc đó là hỗn loạn. Trước khi bước lên chuyến tàu số 2 ngày hôm đó, Goetz chắc cũng đã chờ xe trong nhà ga ánh sáng lờ mờ, bùa vây bốn phía là bóng tối và những bức tường ẩm ướt, bị sơn về nhằng nhịt. Rất có thể chuyến tàu đã tới trễ, vì năm 1984 là thời điểm mà hàng ngày, những tiếng súng vẫn xuất hiện ở đâu đó trong thành phố New York và những vụ trật đường ray xảy ra mỗi tuần. Theo cảnh sát, bối cảnh vụ việc diễn ra như sau: Hôm đó, Goetz bước lên một chiếc xe rất dơ dáy, sàn xe đầy rác rưỡi, vách và trần dày đặc hình sơn, vẽ. Thế nhưng, điều này chẳng có gì bất thường bởi gần như tất cả toàn bộ 6.000 chiếc xe trong đoàn xe vận tải công cộng đều bị sơn vẽ từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, chỉ ngoại trừ những xe chạy tuyến ngắn tới trung tâm thành phố. Vào mùa đông, trong xe lạnh cóng vì rất ít xe được trang bị đầy đủ hệ thống lò sười. Còn mùa hè, do không có máy điều hòa nên xe lúc nào cũng nóng bức, ngột ngạt. Hiện nay, vận tốc của chiếc xe số 2 đã lên tới trên 40 dặm/1 giờ trong hành trình nhanh tới điểm dừng ở phố Chambers, nhưng chắc chắn chiếc xe Goetz đi ngày hôm đó không thể đạt tốc độ cao đến vậy. Trong thời điểm năm 1984, trên toàn bộ hệ thống vận tải công cộng, có đến 500 “quãng đỏ” – đấy là những đoạn đường ray bị hỏng hóc, không đảm bảo an toàn cho những chiếc xe chạy quá tốc độ 15 dặm/giờ. Những điểm “đánh động ngân sách” đó xuất hiện với mức độ khá dày nên mỗi năm Ban vận tải công cộng lại mất khoảng 150 triệu đô la từ tổng doanh thu của cả ngành. Không những thế, mỗi năm trên toàn hệ thống lại xảy ra khoảng 15.000 vụ phạm tội nghiêm trọng – vào những năm cuối thập niên, con số này đã tăng lên đến 20.000. Rồi những sự nhũng nhiễu hành khách từ phía những kẻ ăn mày và trộm cắp vặt cũng hết sức phổ biến, điều này đã khiến cho số hành khách sử dụng hình thức vận tải này giảm xuống đến mức thấp nhất trong lịch sử hệ thống vận tải ngầm. William Bratton, người sau này trở thành nhân vật chủ chốt trong cuộc chiến thành công chống lại tội phạm, bạo lực, đã kể lại trong cuốn tự chuyện của mình về những chuyến đi xe điện ngầm hồi thập niên 1980 ở thành phố New York, nhiều năm sau khi ông sinh sống ở Boston cũng như nổi kinh hoàng trước những gì ông được chứng kiến:

Sau khi chờ đến lượt mình trong dòng người xếp hàng mua vé tưởng như vô tận, tôi cố nhét đồng xu vào khe cửa chắn bằng thanh quay nhưng phát hiện ra nó đã bị chặn lại một cách cố ý. Không thể nào mua nổi vé, tôi và những hành khách khác buộc phải đi qua cửa đóng mở đã được một gã bộ dạng nhếch nhác và cụt một cánh tay kéo mở sẵn. Đã phá hỏng hệ thống chắn thu tiền, giờ hắn lại bắt các hành khách phải đưa vé của họ cho hắn. Trong lúc đó, một tên khác trong bọn, để mặc hắn thèm thuồng, thò tay vào khe nhét xu, khểu ra hết nhưng đồng xu bị kẹt lại. hầu hết mọi người đều quá sợ hãi mà làm ngơ cho nhưng tên này: “Đây, cầm đi, mấy cái vé khốn khiếp! Thật bực quá đi”. Còn những hành khách khác, người trèo, người chui, người đi vòng qua bục chắn để trốn vé. Khung cảnh chẳng khác gì những gì đã diễn ra trong tác phẩm kinh điển Inferno (Địa ngục) của Dante.

Đó là New York của những năm 1980, một thành phố chìm ngập trong những đại dịch tội phạm tồi tệ nhất trong lịch sử phát triển của mình. Nhưng rồi sau đó, đại dịch này lại chuyển hướng đột ngột không báo trước. Từ đợt cao trào trong năm 1990, tỷ lệ tội phạm giảm nhanh chóng, theo chiều dốc đứng. Các vụ giết người giảm xuống 2/3. Tội phạm ngiêm trọng giảm một nửa. Ở nhưng thành phố khác, số lượng các vụ phạm tội cũng giảm nhanh chóng trong cùng thời điểm, nhưng không khu vực nào mức độ bạo lực lại giảm nhanh và nhiều như ở New York. Đến cuối nhưng năm 1990, trên những chuyến vận tải ngầm, số trường hợp phạm tội nghiêm trọng đã giảm 75% so với hồi đầu thập kỷ. Năm 1996, khi Goetz phải ra hầu tòa lần hai do Darell Cabey đứng đơn kiện với lý do vi phạm nhân quyền, vụ việc đã không còn thu hút được sự chú ý của báo giới nữa, và dường như chính bản thân Goetz cũng gần như là một kẻ lỗi thời. Có lẽ, khi New York đã trở thành một thành phố an toàn bậc nhất nước Mỹ, người ta dường như khó lòng nhớ chính xác điều gì đã khiến Goetz trở thành một hình tượng. Họ chỉ nhớ một cách đơn giản rằng có ai đó đã chĩa súng vào người khác trên xe điện ngầm và nhờ đó đã được tôn vinh là anh hùng.

2

Cần phải nói rằng, ý kiến nhận định tội phạm cũng là một đại dịch khá mới và kỳ lạ. Chúng ta vẫn thường nói về “những đại dịch bạo lực” hay làn sóng tội phạm, nhưng điều đó vẫn chưa đủ để khẳng định chúng ta có thực sự tin hiện tượng tội phạm cũng tuân theo nhưng quy luật tương tự các đại dịch như sự hồi sinh của giày Hush Puppies hay chuyến đi của Paul Revere hay không. Nưng sự kiện có sức lây lan mạnh nói trên đều bao hàm nhưng yếu tố tương đối giản đơn và trực diện – hay nó cách khác chúng đều chứa đựng một sản phẩm hay một thông điệp nào đó. Trong khi đó, tội phạm không phải là một hiện tượng đơn nhất mang tính đặc thủ. Mà là một thuật ngữ dùng để truyền tải một chuỗi những hành vi phức tạp và gần như không thay đổi được. Những hành động phạm tội luôn đưa đến hậu quả nghiêm trọng. Kẻ phạm tội phải thực hiện những hành động có thể đẩy hắn vào hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Mỗi một ai đó là tội phạm tức là công nhiên thừa nhận đó là kẻ thù ác, là tàn bạo, là nguy hiểm, là lừa lọc, là không thật thà, là dao động hoặc bất cứ hình thức kết hợp nào của những hành vi nêu trên – và không một hành vi nào trong số đó thuộc vào dạng tâm lý có vẻ như ngẫu nhiên được lây truyền từ người này sang người khác. Nói cách khác, tội phạm không giống với những kẻ vốn dễ dàng bị cuốn theo “cơn gió lây nhiễm” của một đại dịch. Song ở mức độ nào đó, điều này đã diễn ra ở thành phố New York. Trong nửa đầu thập kỷ 1990, cả New York không xảy ra một biến động nào trong dân chúng. Không một nguời nào ra mặt cảnh báo và giúp những kẻ có nguy cơ trở thành tội phạm phân biệt được ranh giới giữa đúng và sai. Có quá nhiều người bị tổn thương về mặt tâm lý và quá nhiều kẻ phát triển theo xu hướng phạm tội đang sinh sống trong một thành phố mà làn sóng phạm tội đã đến đỉnh điểm. Nhưng vì một lí do nào đó, hàng chục nghìn còn người này đột nhiên tạm dừng hết những hoạt động dính líu đến tội ác. Nếu như thời điểm năm 1984, cuộc đụng đồ giữa một hành khách đi xe điện ngầm nóng giận và bốn thanh niên da đen dẫn đến đổ máu, thì giờ đây nhưng va chạm như vậy khi đi xe điện ngầm không còn dẫn đến hành động bạo lực nữa. Vậy diều đó xảy ra như thế nào?
Câu trả lời nằm trong phần nguyên tắc thứ ba của sự lây lan đại dịch – Sức mạnh của hoàn cảnh. Như chúng ta đã biết, Quy tắc thiểu số hướng đến những mẫu cá nhân có vai trò quyết định trong quá trình truyền bá thông tin. Ở chương nói về hai chương trình truyền hình Sesame Street và Blue’ Clues, chúng ta đã xem xét vấn đề về Tính kết dính; theo đó, để có thể khuấy đại dịch, các ý tưởng phải dễ lưu lại trong ký ức và dễ thúc đẩy chúng ta hành động. Nói tóm lại, chúng ta đã tìm hiểu về những nhân tố phát tán ý tưởng và nghiên cứu những đặc tính cơ bản của một ý tưởng thành công. Song không vì thế mà chủ đề trong chương này – Sức mạnh của hoàn cảnh lại kém quan trọng hơn những chủ đề trước đó. Mọi đại dịch đều rất dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện cũng như hoàn cảnh về thời gian và không gian xảy ra. Tại Baltimore, tốc đô lây lan căn bệnh giang mai vào mùa hè cao hơn so với tốc độ lây lan khi thời tiết chuyển sang đông. Sản phẩm Hush Puppies thành công vì những đứa trẻ cần đến chúng sinh sống chủ yếu trong nhưng khu vực địa lý khá tách biệt, thuộc rìa ngoài của East Village – một môi trường mà ở đó mọi người sẽ có một cài nhìn mới, khác hơn về chúng. Thậm chí người ta còn tranh cãi rằng xét ở một khía cạnh nào đó, chuyến đi của Paul Revere thành công là nhờ nó đã được thực hiện trong đêm. Buổi đêm là thời khắc mà mọi người đang ngon giấc trên giường, và điều này đã giúp Revere dễ tiếp cận với họ hơn rất nhiều so với khi họ đang bận rộn với đủ thứ việc hay đang lao động trên đồng. Và nếu bị ai đó dựng dậy giữa đêm khuya để báo tin, người ta sẽ tự nhiên giả định rằng những thông tin đó rất khẩn cấp. Chúng ta hoàn toàn có thể hình dung ra “chuyến dạ hành của Paul Revere” có thể đã được so sánh như thế nào trong hoàn cảnh như thế.

Theo tôi, nói chung nguyên tắc này khá rõ ràng và dễ hiểu. Tuy nhiên, bài học từ luận đề Sức mạnh của hoàn cảnh cho thấy chúng ta không chỉ dễ bị ảnh hưởng bởi nhưng thay đổi trong hoàn cảnh. Thực tế, nhưng thay đổi đó tác động tinh tế lên chúng ta. Và thường, những thay đổi thuộc về hoàn cảnh có khả năng kích phát đại dịch rất khác so với những hoài nghi ban đầu của chúng ta về nó.

3

Do nhiều nguyên nhân khá rõ ràng và dễ hiểu, trong suốt nhưng năm 1990, số vụ bạo lực đã giảm trên toàn nước Mỹ. Hoạt động kinh doanh ma túy phi pháp vốn là động cơ của những vụ thanh trừ lẫn nhau giữa các băng nhóm và các đầu mối tiêu thụ, bắt đầu giảm xuống. Bên cạnh đó, sự phục hồi thần kỳ của nền kinh tế giúp những người trước đó dễ sa chân vào con đường phạm tội có được việc làm lương thiện. Dân số đang già đi đồng nghĩa với số lượng nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 24 của tháp tuổi, lực lượng chủ yếu gây ra các vụ bạo lực, giảm xuống. Tuy nhiên, lý do giải thích tại sao số vụ phạm tội ở New York giảm xuống không đơn giản chỉ có vậy. Trong giai đoạn đại dịch tội phạm yếu dần đi, nền kinh tế của thành phố này không có chút khởi sắc nào. Nó vẫn trì trệ. Trên thực tế, đầu những năm 1990, những khu dân cư nghèo quanh khu trung tâm còn bị giáng một đòn mạnh khi các nguồn trợ cấp bị giảm. Những tác động của đại dịch ma túy tại New York hiển nhiên cũng là một yếu tố góp phần đẩy lùi đại dịch tội phạm nhưng thực sự ra đại dịch này đã bắt đầu giảm mạnh và liên tục trước cả khi tình hình tội phạm có nhưng chuyển biến lạc quan. Còn nếu xét đến tuổi dân số thì nhờ những đợt nhập cư ồ ạt trong nhưng năm 1990 nên trong thập kỷ tiếp theo, dân số của thành phố không nhưng không già đi mà còn trẻ ra. Và dù trong bất kỳ trường hợp nào, những xu hướng nói trên cũng là nhưng thay đổi mang tính lâu dài với những ảnh hưởng được dự báo là có tác động dần dần, từng bước một. Thế nhưng tại New York, sự suy yếu của đại dịch tội phạm không diễn ra từ từ như vốn dĩ phải thế. Rõ ràng còn có một phần nhân tố khác nữa đã tham gia đẩy lùi nạn dịch này.

Câu trả lời thuyết phục nhất cho cái gọi là “nhân tố khác” được đặt tên là Thuyết cửa sổ vỡ. Lý thuyết này do hai nhà tội phạm học, Jame Q. Wilson và Geoge Kelling đưa ra. Hai ông cho rằng tội phạm là hệ quả tất yếu của sự mất trật tự, vô tổ chức. Nếu một chiếc cửa sổ bị phá hỏng, vỡ vụn mà cứ để vậy không sửa chữa thì những người đi ngang qua sẽ kết luận rằng, không ai quan tâm và không ai chịu trách nhiệm trước hiện trạng này. Rồi không lâu sau nhiều cánh cửa khác sẽ bị đập vỡ, dẫn đà ý thức về sự vô chủ, hỗn loạn sẽ lan rộng, truyền tải đi dấu hiệu về những gì đang diễn ra. Cũng theo hai ông, trong một thành phố, những vấn đề tương đối nhỏ như sơn vẽ lên tường, gây mất trật tự công cộng và ăn xin theo kiểu cưỡng ép – đều là chủ thế tương đương với những cánh cửa sổ vỡ, những “tấm vé qua cửa” cho ngày càng nhiều những tội ác nghiêm trọng.

Những tên ăn mày và cướp giật, dù chỉ đơn thuần chớp thời cơ làm việc phi pháp hay những kẻ đã thành dân chuyên nghiệp vẫn luôn tin chúng có thể giảm thiểu nguy cơ bị bắt giữ, hay nhận dạng nếu thực hiện hành vi của mình trên đường phố làm nạn nhân tiềm năng của chúng ta bị tình trạng quá phổ biến này uy hiếp tinh thần từ trước. Nếu những người xung quanh không thể can thiệp, ngăn chặn một tên ăn mày quấy rối khách qua đường, những tên trộm cắp sẽ kết luận ngay rằng khả năng những người đó gọi cảnh sát để thông báo về một tên có điệu bộ khả nghi hay can thiệp khi vụ cướp thực sự xảy ra là rất thấp.

Đó là toàn bộ lý thuyết lan truyền của đại dịch tội phạm. Lý thuyết này cho rằng các hành vi trái đạo đức và trái pháp luật rất dễ lây lan – cũng tương tự như sự lây lan của một xu hướng thời trang vậy – sự việc có thể chỉ bắt đầu từ một chiếc cửa sổ vỡ nhưng sau đó sẽ lan tràn ra khắp cả cộng đồng. Tuy nhiên Điểm Bùng Phát trong đại dịch này không phải là một cá nhân đặt biệt – một Người Kết Nối như Lois Weisberg hay một Nhà Thông Thái như Mark Alpert. Nó là một thứ gì đó hữu hình như những hình sơn vẽ nơi công cộng. Động cơ thúc đẩy con người tham gia vào kiểu hành vi cụ thể không xuất phát từ một kiểu mẫu cá nhân nào đó mà đến từ chính đặc điểm của môi trường.

Giữa những năm 1980, Kelling được Cục vận tải hành khách New York mời về làm cố vấn, và ông đã thuyết phục họ áp dụng lý thuyết Cửa sổ vỡ vào thực tiễn. Cục vận tải hành khách chấp thuận và ngay sau đó họ đã cử ra một giám đốc mới trong mạng vận tải ngầm là David Gunn, có trách nhiệm giám sát việc sửa chữa nâng cấp hệ thống xe điện ngầm trị giá hàng tỉ đô la. Lúc bấy giờ, có nhiều luật sư làm việc trong mạng vận tải ngầm đề nghị Gunn không nên quá để ý những hình sơn vẽ trên tường, mà nên tập trung chủ yếu vào những vấn đề lớn hơn như các hành vi tội phạm và độ an toàn trên mỗi chuyến xe. Lời khuyên này có vẻ khá hợp lý. Quan tâm đến những hình sơn vẽ graffiti trong thời điểm toàn bộ hệ thống đã rệu rã, sắp sụp đổ dường như cũng vô ích như cố cọ chùi tất cả các băng ghế trên con tàu Titanic lúc nó đang tiến về tảng băng trôi. Thế nhưng, Gunn vẫn kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình “Những hình sơn vẽ đó mới là dấu hiệu cho sự sụp đổ của cả hệ thống”. Gunn phân tích: “Khi quyết định xây dựng lại tổ chức cũng như tinh thần làm việc trong hệ thống, anh buộc phải giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại những hình sơn vẽ bẩn thỉu. Nếu anh thất bại thì tất cả những cải tổ trong quản lý và những biến chuyển vật chất kia sẽ không thể diễn ra được. Chùng ta đang chuẩn bị đua những loạt xe mới trị giá cả chục triệu đô mỗi chiếc vào hoạt động và trừ phi chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra rồi đấy: những chiếc xe chỉ nguyên vẹn có một ngày và rồi sau đấy sẽ lại bị phá hoại một cách cố ý”.

Gunn soạn ra một cơ cấu quan lý mới và một loạt những mục tiêu cụ thể, chính xác cũng như những bảng biểu thời gian mhằm làm sạch lại toàn bộ hệ thống đến từng tuyến xe, từng chiếc xe một. Đoàn tàu số 7 nối giữa khu Queens với trung tâm Manhattan được tiến hành nâng cấp đầu tiên. Gunn bắt đầu thử nghiệm những kỷ thuật mới để làm sạch lớp sơn vẽ. Ông dùng dung môi hòa tan quét lên xe. Trên những chiếc xe bị sơn vẽ, Gunn cho tiến hành sơn phủ trên lớp graffiti. Ông đưa ra một điều luật cấm những can thiệp hậu kì – tức là một chiếc xe đã được phục hồi thì cần phải đảm bảo nó sẽ không bị phá hoại thêm lần nữa. Gunn khẳng định: “Chúng tôi luôn chăm chút cho những chiếc xe”. Tại ga cuối cùng của tuyến xe số 1, nằm trong khu vực Bronx nơi xe điện ngầm đỗ lại trước khi quay đầu cho hành trình ngược về Manhattan, Gunn cho đặt một trạm vệ sinh xe. Nếu chiếc xe đến ga cuối này bị vẽ bẩn thì những vết kẻ, vẽ đó phải được xóa sạch trong thời gian lưu tại đây nếu không chiếc xe đó không được sử dụng nữa. Những chiếc xe điện “nhếch nhác” chưa được vệ sinh tẩy rửa cũng không được đậu lẫn với những chiếc xe sạch sẽ. Ý tưởng này được thực hiện nhằm gửi đi thông điệp cứng rắn, rõ ràng với những kẻ cố ý phá hoại.

Gunn nói thêm: “Chúng tôi có một gara ở Harlem tại đường 135 nơi đoàn xe đỗ qua đêm. Đêm đầu tiên, bao giờ bọn trẻ cũng tới sơn sườn xe thành màu trắng. Rồi tới hôm tiếp theo, khi phần sơn hôm trước đã khô chúng đến vẽ phác họa. Cuối cùng, đến hôm thứ ba, chúng đến tô màu. Đó gọi là “Công việc trong ba ngày”. Chúng tôi biết bọn trẻ đang làm thế lên một trong những chiếc xe “nhem nhuốc”, và những gì chúng tôi làm là chờ cho chúng hoàn thành xong bức họa của mình, sau đấy dùng ống lăn sơn sơn trùm lên tất cả. Bọn nhóc khóc mếu nhưng bọn tôi vẫn tiếp tục. Đó là một thông điệp cho bọn nhóc – “ Nếu các cậu muốn mất tới 3 đêm để làm bẩn một chiếc xe, điều đó cũng được thôi. Nhưng không bao giờ những hình vẽ đó được thấy ánh bình minh đâu”.

Công việc tẩy hình sơn trên xe điện được Gunn thực hiện từ năm 1984 cho đến năm 1990. Đúng vào thời gian đó, Cục Vận tải mời William Bratton về làm đội trưởng đội cảnh sát an ninh nhà ga. Cũng từ đâu giai đoạn cải tổ hệ thống xe điện ngầm lần thứ hai được khởi động. Giống như Gunn, Bratton cũng là tín đồ của Thuyết cửa sổ vỡ. Trên thực tế, về mặt chuyên môn, Bratton luôn coi Kelling là tiền bối của mình do vậy bước đầu tiên trên cương vị cảnh sát trưởng phụ trách an ninh nhà ga của ông cũng tích cực, hoài bão hệt như Gunn. Trước tình trạng những hành vi phạm tội nghiêm trọng – trên toàn bộ hệ thống giao thông ngầm luôn ở mức cao, đáng báo động, Bratton quyết định ra đòn với nạn trốn lậu vé. Tại sao lại như vậy? Bởi vì Bratton tin rằng giống như sơn vẽ bẩn, nạn trốn lậu vé cũng là một dấu hiệu, một hiện tượng nhỏ lẻ của sự vô tổ chức có thể dẫn tới những vụ phạm tội với mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Theo ước tính, mỗi ngày có đến 170.000 người đi lậu vé trên các tuyến vận tải ngầm. Một phần trong số đó là bọn trẻ con vì chúng có thể dễ dàng nhảy qua cổng quay. Số khác thì chỉ cần cúi thấp xuống và trườn người qua phía dưới cổng quay là qua được. Và khi có một, hai hoặc ba người thực hiện được các mánh khóe trốn lậu vé, những hành khách khác – những người có thể không bao giờ nghĩ tới việc vi phạm luật lệ – cũng sẽ hùa theo và viện cớ rằng nếu những người khác không phải trả tiền vé, họ cũng sẽ không trả. Chính vì thế, vấn đề phát sinh lên theo cấp số nhân, và càng trở nên trầm trọng hơn trước thực tế là không dễ gì dẹp bỏ được nạn lậu vé. Vì số tiền phạt đối với mỗi trường hợp trốn vé chỉ là 1,25 đô la nên các nhân viên cảnh sát nhà cho rằng không cần thiết phải tốn thời gian bắt bở những vụ vi phạm như vậy, đặc biệt là khi có rất nhiều những loại tội phạm nghiêm trọng khác đang xảy ra trên sân ga cũng như trên các chuyến tàu.

Bratton là người thú vị, rất cuốn hút, một mẫu hình có tài lãnh đạo bẩm sinh. Ông thường dễ để lại ấn tượng với mọi người. Vợ ông sống mãi tận Boston nên Bratton có thể thoải mái làm việc trong nhiều giờ liền. Ban đêm, ông thường lang thang đi tuần khắp các hệ thống giao thông ngầm trong thành phố, tìm hiểu vấn đề và tìm ra cách giải quyết tối ưu cho những vấn đề đó. Đầu tiên, ông chọn ra những nhà ga mà nạn trồn vé là vấn đề trầm trọng nhất, rồi cử mười nhân viên an ninh mặc thường phục ở mỗi khu cổng xoay. Những nhân viên an ninh này sẽ giữ những kẻ trốn lậu vé , từng người từng người một, còng tay và bắt tất cả đứng tập trung tại phòng chờ cho tới khi họ “tóm được đủ số”. Việc làm này nhằm cảnh báo sâu cho trong hành khách rằng lực lượng an ninh nhà ga đang có những biện pháp xử lý kiên quyết với những kẻ trốn lậu vé. Trước đây, các nhân viên an ninh chỉ làm qua loa, lấy lệ với loại vi phạm này bởi vì tính từ lúc bắt giữ, áp giải đến phòng thường trực, khai điền vào giấy tờ cần thiết, rồi lại chờ cho đến khi những giấy tờ này được thông qua cũng phỉa mất cả một ngày – tất cả chỉ cho một tội nhỏ chỉ đáng phạt một cái bạt tai cảnh báo. Nhưng Bratton đã trang bị thêm một chiếc xe buýt cỡ lớn, và biến nó thành một phòng di động với đầy đủ máy fax, điện thoại, dùi điện và các thiết bị lấy vân tay. Do đó, thời gian xử lý các vụ việc trên giảm xuống chỉ còn một giờ đồng hồ. Bratton còn nhất quyết tiến hành việc khám xét những người bị bắt giữ, Và gần như cứ trong bảy người bị khám xét sẽ có một người đang có lệnh bắt giữ do phạm tội từ trước đó, trong hai mươi người sẽ có một người mang theo một loại vũ khí nào đó. Chính vì thế, Bratton không gặp khó khăn gì trong việc thuyết phục các nhân viên an ninh về lợi ích của việc xử lý nạn nhân trốn lậu vé. Bratton viếc lại: “Với lực lượng an ninh thì đây đúng là một món quà may mắn. Tất cả những vụ bắt giữ đều giống như việc mở một chiếc hộp bí mật. Tôi sẽ nhận được thứ “đồ chơi” gì đây? Một khẩu súng? Một con dao? Một lệnh bắt giữ? Hay chúng tôi đang có ở đây một tên giết người?.. Không bao lâu sau, những hành khách có ý đồ xấu đã khôn ngoan hơn, họ không mang theo vũ khí bên mình nữa và bắt đầu trả tiền vé đầy đủ”. Dưới sự chỉ đạo của Bratton, những lời phản ánh từ các khu nhà ga về những kẻ say rượu hay những hành vi phá hoại văn phong của ông tăng lên ba lần chỉ trong vòng một vài tháng đầu tiên. Việc bắt giữ những tội loại nhẹ, tức những tội vi phạm rất nhỏ vốn trước đây không hề được coi trọng, tăng gấp 5 lần trong giai đoạn từ năm 1990 đến 1994. Bratton đã biến lực lượng an ninh vận tải công cộng thành một tổ chức chỉ chuyên trách những vụ vi phạm nhỏ nhất, với thái độ quan tâm sát sao đến “thế giới vận tải ngầm”.

Năm 1994, sau khi Rudolph Giuliani được bầu làm thị trưởng thành phố New York, Bratton được chỉ định làm giám đốc Sở Cảnh sát New York. Trên cương vị mới, Bratton đã áp dụng những biện pháp tương tự trên quy mô toàn thành phố. Ông ra chỉ thị cho các nhân viên cảnh sát phải thẳng tay với những tội phạm đang có hành vi làm giảm chất lượng sống như những tên “thợ cạo kính” (những kẻ tìm đến các lái xe tại các chốt giao thông của thành phố New York, tự rửa kính xe rối sau đó đòi tiền công): hay tất cả những loại vi phạm trên mặt đất khác có mức độ tương đương với hành vi nhảy qua cổng chắn và sơn vẽ bẩn lên tường, Bratton phân tích: : “Cơ chế quan lý của cảnh sát ngay trước bị hạn chế rất nhiều. Chúng tôi đã phá bỏ những rào cản đó và tăng cường những điều luật cấm say xỉn, tiểu tiện nơi công cộng và bắt giữ những kẻ cố tình phá rối, trong đó bao gồm cả những người vứt bừa vỏ chai lọ ra đường, những kẻ có dính líu dù chỉ là chút ít đến việc phá hoại tài sản…Nếu tiểu tiện bậy trên đường, anh sẽ bị bắt bỏ tù’. Khi tội phạm bắt đầu giảm xuống trên toàn thành phố – nhanh và mạnh như những gì diễn ra trong hệ thống vận tải ngầm – thì cả Bratton và Giuliani đều chỉ ra được cùng một nguyên nhân. Họ cho rằng những hành vi phạm tội nhỏ lẻ và dường như không tác động đến chất lượng cuộc sống chính là những Điểm Bùng Phát của nạn tội phạm bạo lực.

Lý thuyết Cửa sổ vỡ và luận đề Sức mạnh của hoàn cảnh có những điểm giống nhau và thực chất đều là một. Cả hai đều dựa trên tiêu đề: một đại dịch có thể được đẩy lùi, có thể được chặn đứng bằng cách xử lý những trường hợp nhỏ nhặt nhất trong môi trường trung gian. Đây là một khái niệm còn khá mới với chúng ta. Thử cùng xem xét lại cuộc chạm trán giữa Bernie Goetz và bốn thanh niên da đen Allen, Raseur, Cabey và Canty trên xe điện ngầm ngày hôm đó. Theo một số báo cáo, vào quãng thời gian xảy ra vụ việc, dường như có ít nhất hai trong bốn tên da đen đó dã mắc nghiện. Tất cả bọn chúng đều sống ở vùng dự án nhà ở ClaremontVillage thuộc một trong những khu vực nhức nhối nhất của quận South Bronx. Cũng trong thời gian đó, Cabey mang cáo trạng với tội danh cướp có vũ khí. Canty có lần bị triệu đến trình diện vì tội tàng trữ tài sản trộm cắp. Còn Allen bị bắt trước đó vì tội cố ý hành hung gây thương tích. Cả Allen, Canty và Ramseur đều bị kết tội với những tội danh không nghiêm trọng từ phá phách cho đến ăn cắp vặt. Hai năm sau vụ nổ súng của Goetz, Ramseur bị kết án 25 năm tù với các tội danh hiếp dâm, cướp tài sản, bạo dâm, làm dụng tình dục, hanh hung, gây án có vũ khí và tang trữ tài sản trộm cắp.Và vì thế, chẳng có gì đáng ngạc nghiên khi những kẻ như vậy làm mưa làm gió giữa giai đoạn nóng bỏng, cao trào của các hoạt động bạo lực.

Tiếp đến là Goetz. Anh đã làm một điều hoàn toàn trái với lệ thường. Đã như một luật ngầm, những người da trắng lương thiện không bao giờ nổ súng vào những thanh niên da đen trên xe điện ngầm. Nhưng nếu tìm hiểu sâu hơn về con người Goetz, bạn có thể thấy anh ta có những đặc điểm khớp với mẫu người sẽ giải quyết vấn đề bạo lực. Cha của Goetz là một người sống bằng tôn chi kỉ luật đến khắc nghiệt, tính lỗ mãng nên Goetz thường xuyên phải hứng chịu những cơn giận dữ của ông. Khi còn đi học, Goetz hay bị bạn học bắt nạt, là người cuối cùng được tham gia vào các trò chơi, một đứa trẻ cô độc luôn rời khỏi trường với đôi mắt ngân ngấn nước. Sau khi tốt nghiệp đại học, Goetz làm công việc đóng tàu ngầm nguyên tử ở Westinghouse. Tuy vậy, Goetz cũng không làm được lâu. Anh liên tục mâu thuẫn với cấp trên về những vấn đề mà anh cho là thói quen xấu và sự háo vội. Thỉnh thoảng, Goetz còn vi phạm những quy định của công ty và tập thể với những hành động phạm vào các điều khoản cấm trong hợp đồng. Goetz sống trong một can hộ tại đường số 14 ở Manhattan, gần đại lộ số 6, trong một chung cu nằm ở phần rìa thành phố. Nơi này luôn đông đúc những kẻ vô gia cư và buôn bán ma túy. Một người bảo vệ của khu nhà vốn rất thân với Goetz có lần đã bị những kẻ lang bạt đánh đập dã man. Và vì thế, Goetz trở nên bị ám ảnh với việc “làm sạch lại” những vùng lân cận. Anh không ngớt phàn nàn về một quầy bán báo bỏ không gấn khu nhà đang bị những kẻ lang thang sử dụng như một cái thùng rác và luôn nồng nặc mùi nước tiểu. Một đêm, cái quầy đó đã cháy thành tro một cách bí ẩn, và ngày hôm sau Goetz lụi cụi ngoài đường dọn dẹp đống tro tàn. Có lần tại cuộc họp của khu phố, Goetz phát biểu trước sự ngỡ ngàng của những người có mặt trong phòng họp lúc đó: “Cách duy nhất để thanh sạch con phố này là tống cổ bọn da màu Nam Mỹ và lũ da đen đi”. Một buổi chiều năm 1981, Goetz bị ba thanh niên da đen xông vào bóp cổ từ phía sau khi đang đi vào nhà ga trên phố Canal, Goetz chạy ra khỏi nhà ga, và cả ba tên kia đều chạy đuổi theo. Chúng giật lấy những đồ điện tử Goetz mang theo, đánh rồi ném anh vào một cánh cửa kính, khiến Goetz vĩnh viễn bị chấn thương ở ngực. Với sự giúp đỡ của một công nhân vệ sinh vừa hết ca, Goetz đã đánh ngã một trong ba tên. Tuy nhiên, chuyện này chỉ đem đến cho anh những đắng cay, Goetz phải tường trần tại đồn cảnh sát liên tục trong sáu giờ đồng hồ, trong khi những kẻ tấn công anh được thả ra sau hai tiếng và chỉ bị cáo buộc tội danh nhẹ. Anh nộp đơn xin cấp giấy phép sử dụng súng nhưng bị từ chối. Tháng 9 năm 1984, cha Goetz qua đời. Ba tháng sau đó, anh ngồi cạnh bốn thanh niên da đen trên tàu điện ngầm và nổ súng.

Nói tóm lại, Goetz là một người đàn ông luôn gặp rắc rối với các nhà chức trách, anh ta luôn tin tưởng sắt đá rằng, hệ thống cầm quyền không hề hoạt động, không những thế anh ta cũng là người vừa mới đây trở thành mục tiêu của sự xâm hại và làm nhục. “Illlian Rubin, người viết tiểu thuyết cảu Goetz nhận xét rằng lựa chọn sống tại đường số 14 của Goetz gần như không phải là do ngẫu nghiên. Cô viết: “Đối với Bernie, dường như có điều gì đó có sức cám dỗ trong việc hình thành động cơ hành động. Chính xác là do những sự hụt hẫng và bất mãn đã tích tụ nhằm vào mục tiêu có thể hiểu được về cơn thịnh nộ đang tiềm tàng trong anh. Do chỉ chú tâm hướng cơn giận dữ ra xã hội bên ngoài nên Goetz không cần giải toả cơn giận dữ trong mình. Goetz nguyền rủa sự bẩn thỉu, ốn ào, những kẻ say xỉn, phạm tội, những kẻ buôn bán ma tuý, và những kẻ nghiện ngập. Và tất cả đều có những lý do rất xác đáng”. Rubin kết luận: những viên đạn của Goetz “ là nhằm vào những mục tiêu đã hiện diện nhiều trong cả quá khứ và hiện tại của anh”.

Nếu xem xét sự việc xảy ra trên chuyến xe điện ngầm hôm đó dựa vào những hiểu biết như trên, bạn có thể thấy ngay răng việc Goetz nổ súng là điều không thể tránh khỏi. Bốn tên lưu manh đã đe doạ một người đàn ông rõ ràng đang bị đè nén bởi những vấn đề tâm lý. Vụ nổ súng diễn ra trên chuyến xe tàu điện ngầm có vẻ khá tình cờ. Nhưng có lẽ Goetz sẽ vẫn nổ súng bắn bốn tên lưu manh đó nếu anh gặp chúng ở một chỗ khác. Hầu hết những lời giải thích mang tính hình thức cho một hành vi phạm tội đều tuân theo cũng một chuỗi lập luận. Theo các nhà tâm thần học, những tên tội phạm là những người bị kìm hãm quá trình phát triển tâm lý, có những ám ảnh đầy tiêu cực trong quan hệ với cha mẹ mình, những người đã mất đi hình mẫu vai trò toàn diện. Ngoài ra còn có những tài liệu tương đối mới cho rằng áo thể gen cùng một yếu tố đưa đểy các cá nhân vào con đường phạm tội. Phổ biến hơn, có hàng sa số những đấu sách của các nhà thủ cựu viết về tội phạm như là hệ quả của sự tha hoá đạo đức mà trách nhiệm thuộc về cộng đồng, nhà trường và những bậc cha mẹ không còn thường xuyên giáo dục nâng cao ý thức phân biệt đúng sai cho con em mình. Về cơ bản, tất cả những ý kiến nói trên đều là những cách thức khác nhau quy kết tội phạm là một dạng nhân cách nổi bật với đặc điểm kém nhạy cảm với các quy tắc xã hội thông thường. Những cá nhân bị ức chế về mặt tâm lý thường không biết cách tạo dựng mối quan hệ lạnh mạnh. Những người mang gen bạo lực bẩm sinh thường không giữ được bình tĩnh khi mọi người xung quanh đánh giá và bàn tán về họ. Những cá nhân không được dạy dỗ đễ phân biệt phải trái thì luôn mơ hồ, không biết cái gì là hành vi đúng đắn và cái gì không. Còn những người lớn lên trong nghèo đói, mồ côi và là nạn nhân của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc lại không được chỉ bảo kỹ những quy tắc xã hội như những người thường thành công trong một gia đình trung lưu, êm đềm. Với cách hiểu như vậy, Bernie Goetz và bốn tên du côn da đen có mặt trên chiếc xe điện ngầm số hai đó đều là những “tù nhân” trong thế giới cong vênh của chính họ.

Vậy ý nghĩa mà lý thuyết Cửa sổ vỡ và Sức mạnh củ hoàn cảnh muốn đưa ra là gì? Ngước lại hoàn toàn với các ý kiến trên, cả hai lý thuyết này đều cho rằng tội phạm không chỉ đơn thuần là người thực hiện hành vi phạm tội bởi những lý do thuộc về bản chất, tự khép mình trong một thế giới riêng mà là một người hết sức nhạy cảm với môi trường xung quanh, là người cảnh giác với mọi lời ám chỉ, là người bị thôi thúc tham gia vào những haành động phạm pháp dựa trên tri giác của bản thân về thế giới xung quanh. Đây là một quan niệm thực sự mới mẻ và có phần khó tin. Thậm chí, khi xét ở một góc độ nào đó, nó còn vượt ra khỏi những hạn mức mặc định cơ bản. Lý thuyết Sức mạnh của hoàn cảnh chủ yếu đưa ra những dẫn giải liên quan đến sự tác động của môi trường và hoàn cảnh. Theo luận đề này, hành vi của con người là một chức năng của hoàn cảnh xã hội, nhưng lại chịu tác động rất lớn từ môi trường, hoàn cảnh đó. Vào thập niên 1960, những người theo chủ nghĩa tự do cũng đưa ra những tranh luận tương tự. Tuy nhiên khi đề cập đến tầm quan trọng của môi trường sống, họ lại tập trung cào các yếu tố xã hội nền tảng. Theo họ, các hình thức tội phạm là kết quả của sự bất công trong xã hội, của sự mất cân bằng trong cấu trúc kinh tế, của tình trạng thất nghiệp, của vấn nạn sắc tộc, của hàng thập kỷ bị xã hội và các cơ quan chức năng, có trách nhiệm thờ ơ. Vì vậy, nếu muốn chặn đứng các hành vi trái đạo đức, trái pháp luật, chúng ta nhất định phải vượt qua những rào cản lớn đó. Song luận đề Sức mạnh của hoàn cảnh lại cho rằng nguyên nhân gây ra đại dịch tội phạm lại bắt nguồn từ những điều rất nhỏ. Luận đề này dẫn chứng ra vụ nổ súng trên xe điện ngầm giữa Bernie Goetz và bốn thanh niên da đen. Theo đó, những gì xảy ra không liên quan nhiều đến bệnh tâm thần của Goetz cũng như hoàn cảnh xuất thân và sự nghèo túng cảu bốn tên da đen lân la đến gần Goetz hôm đó, nhưng lại hoàn toàn chịu tác động của bức thông điệp từ truyền tải qua những hình sơn vẽ trên tường nhà ga, trên thành xe và tình trạng lộn xộn tại các khu cửa quay lên tàu. Từ đó, luận đề này đi đến kết luận” để giả quyết vận nạn tội phạm, chúng ta không cần phải bắt đầu từ những vấn đề to lớn. Chỉ bằng việc cọ rửa sạch sẽ hình sơn vẽ, bắt giữ những kẽ trốn lậu vé, chúng ta cũng có thể ngăn chặn những hành vi phạm tội. Mọi đại dịch tội phạm đều có những Điểm Bùng Phát vừa đơn giản lại vừa trực diện, tương tự như cơn bệnh giang mai ở Baltimore hay một xu hướng thời gian kiểu như những đôi giầy Hush Pupples. Đó cũng chính là những gì tôi muốn đề cập đến khi nói Sức mạnh của hoàn cảnh là một lý thuyết mang tính cập tiến. Giuliani và Bratton hoàn toàn không phải là những nhà thủ cựu như mọi người vẫn nghĩ. Trên thực tế, họ đã giải đáp câu hỏi về vận nạn tội phạm theo một phương pháp tuyệt vời nhất vốn chỉ có trong tưởng tượng, một phương pháp vượt qua những quy tắc, cũng như lối suy nghĩ thông thường, nên việc chấp nhận gần như là không thể. Như vậy, những vấn đề đang diễn ra trong suy nghĩ cũng như nhận thức của Goetz không hề có tác động nào lên hành động của anh ta. Điều này đã xảy ra như thế nào? Và nếu thật sự không phải là nguyên nhân gây ra nổ súng trên xe điện ngầm thì tại nó lại khiến mọi người khó tin đến vậy?

4

Trong chương 2, khi đề cập đến các yếu tố khiến những người như Mark Alper trở nên hết sức quan trọng trong những đại dịch truyền khẩu, tôi có nói đến hai khía cạnh dường như không thể giải thích được trong quá trình thuyết phục. Đầu tiên, như một nhà nghiên cứu đã chỉ ra, là vấn đề tại sao số người theo dõi chương trình trên kênh ABC có phát thanh viên Peter Jennings có khả sẽ bầu cho đảng Dân chủ nhiều hơn những người theo dõi chương trình của Tom Brokaw hay Dan Rather? Câu trả lời ở đây là Jennings có khả năng biểu lộ vô thức thiện cảm của mình với ứng cử viên của đảng Dân chủ. Nghiên cứu thứ hai lại tìm hiểu về việc làm thế nào những người có sức thu hút không cần mở lời và chỉ cần một biểu lộ ngắn gọn nhất cũng có thể lây truyền cho người khác cảm xúc của mình. Những kết luận trong hai nghiên cứu trên đều xoáy vào tâm điểm của Quy luật thiểu số bởi cà hai nghiên cứu nay đều cho rằng, những gì được chúng ta coi là trạng thái bên trong – như sự yêu thích và các loại cảm xúc – thực sự đều chịu sự chi phối mạnh mẽ, không dễ nắm bắt của những ảnh hưởng cá nhân có vẻ như vô lý của một phát thanh viên chúng ta theo dõi vài phút một ngày, hay của một người nào đó chúng ta ngồi cạnh trong im lặng khi tham gia một cuộc thí nghiệm ngắn ngủi chỉ kéo dài hai phút. Bản chất của luận đề Sức mạnh của hoàn cảnh cũng đúng với những hình mẫu cố định của môi trường, cũng tuân theo những cách thức mà trong đó chúng ta không thực sự cho rằng trạng thái bên trong của con người là kết quả tác động của hoàn cảnh. Đây là lĩnh vực tâm lý học luôn có rất nhiều thí nghiệm minh chứng. Sau đây, tôi xin dẫn ra một số ví dụ điển hình.

Đầu những năm 1970, một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Stanford đứng đầu là tiến sĩ Philip Zimbardo quyết định tạo ra một nhà tù giả trong tầng hầm của khu nhà dành cho khoa tâm lý học trong khuôn viên trường. Họ lấy cả một khoảng hành lang dài hơn chục mét và dựng một ô xà lim bằng bức tường được đúc sẵn. Ba ô xà lim chiều ngang 6 bước và chiều dài 9 bước được tạo ra với song sắt xà lim bằng thép, cánh cửa của các ô xà lim này đều được sơn đen. Mỗi phòng giam nhỏ biến thành các phòng giam cách ly. Sau đấy, nhóm thực nghiệm đăng quảng cáo tìm người tình nguyện tham gia vào thí nghiệm trên các báo địa phương. Co 75 người đến đăng ký nhưng Zimbardo và đồng nghiệp của ông chỉ chọn ra 21 người, những người này đã chứng tỏ được tình trạng tình thần bình thường và sức khoẻ tốt qua những bài kiểm tra tâm lý. Một nữa trong nhóm 21 người đó được chọn lựa ngẫu nhiên vào vị trí của người cai tù, họ được phát đồng phục và kính đen. Nhiệm vụ của họ là giữ gìn trật tự nhà tù. Còn những người còn được yêu cầu vào vai tù nhân. Zimbardo nhờ sở cảnh sát Palo Alto “bắt giữ” những tù nhân giả từ nhà riêng của họ, còng tay, đưa họ tới đồn cảnh sát, buộc tội họ với những tội danh giả định, lấy dấu vân tay rồi bịt mắt họ và chuyển xuống những buồng giam trong tầng hầm của toà nhà. Sau khi xuống tời nơi, họ được tháo băng che mặt và được phát quần áo, những con số này sẽ là phương tiện nhận dạng duy nhất trong suốt quá trình họ bị giam giữ.

Mục đích của thí nghiệm là cố gắng tìm ra nguyên nhân tại sao nhà tù luôn là địa điểm đáng sợ. Phải chăng đó là do nơi lao tù luôn đông đúc những kẻ bại hoại, hay là tù ngục là môi trường quá tha hoá nên khiến cho con người ta trở nên bại hoại? Hàm chứa trong câu trả lời cho câu hỏi này cũng đồng thời là câu trả lời sang tỏ cho câu hỏi đặt ra trong vụ nổ súng của Bernie Goetz và việc làm thanh sạch hệ thống vận tải ngầm: Môi trường trung gian đã ảnh hưởng nhiều như thế nào đến hành vi cư xử của con người? Những gì Zimbardo thu được trong cuộc thí nghiệm khiến chính ông cũng bị sốc. Những người trong vai quan ngục, trong đó có một số người trước đó tự nhận bản thân mình là người có lối sống và cách cư xử ôn hoà, đã nhanh chóng nhập vào vai trò của những người mạnh tay thực thi kỷ luật thép. Ngay đêm đầu tiên, những “cai ngục giả” này đã dựng hết số tù nhân dậy vào lúc 2 giờ sáng, bắt họ hít đất rồi đứng xếp hàng úp mặt vào tường, và thực hiện nhiều hành động chuyên quyền khác nữa. Vào buổi sang ngày thứ hai, các tù nhân bắt đầu nổi loạn. Họ tháo bỏ hết số hiệu tù và giấu chúng trong các buồng giam. Lực lượng cai ngục phản ứng lại bằng cách tịch thu quần áo, phun hơi bình cứu hoả và bắt giam cách ly người đứng đầu vụ nổi loạn. Một trong những người cai tù nhớ lại: “Có nhiều lần chúng tôi lăng mạ, chửi rủa và la hét vào mặt họ. Đó là một phần trong bầu không khí sặc mùi khủng bố”. Trong suốt quá trình diễn ra cuộc thí nghiệm, đúng theo hướng phát triển, những người “cai ngục giả” càng ngày càng trở nên khắc nghiệt và tàn ác hơn. Zimbardo cho biết: “Điều mà chúng tôi không lường hết được chính là cường độ và tốc độ diễn ra sự thay đổi”. Những người cai tù bắt các tù nhân phải nói với nhau rằng họ thương quý nhau, và nằm thẳng hết xuống hành lang với hai tay bị bẻ quặt ra sau lưng trong còng số 8, đầu bị chụp kín bằng túi giấy. “Điều đó là hoàn toàn trái với cung cách cư xử bình thường của tôi”. Môt giám thị nhắc nhở lại: “Tôi cho rằng nếu nói đến những trò độc ác của mình, tôi là một kẻ sang tạo nhẫn tâm”. Sau 36 giờ đồng hồ, một tù nhân đã bị kích động và cần phải được thả ra. Sau đó, bốn người khác cũng phải được thả vì họ “suy nhược thần kinh trầm trọng, la khoc, giận dữ và lo sợ đến cùng cực. Ban đầu Zimbardo, dự định thực hiện thí nghiệm này trong thời gian hai tuần. Song, ông phải tuyên bố chầm dứt thí nghiệm này chỉ sau sáu ngày. Ngay khi thí nghiệm kết thúc, một tù nhân “giả” tú thật: “Bây giờ tôi nhận ra rằng, dù tôi có cố gắng hình dung trong đầu tôi là người như thế nào đi chăng nữa thì những hành vi khi là một tù nhân luôn vượt khỏi tầm kiểm soát lý trí của tôi”. Một người khác cho biết thêm: “Tôi bắt đầu cảm thấy mình đang mất đi nhân cách, mất đi con người mà tôi vẫn hình dung về bản thân, con người đã tình nguyện đưa tôi vào nhà tù này (bởi vì với tôi, đó là một nhà tù và nó vẫn cứ là một nhà tù, tôi không xem xét nó dưới khía cạnh là một thí nghiệm hay là một sự mô phỏng…), một người đã thành xa lạ và tách biệt với tôi cho tới lúc cuối cùng tôi không còn là con người đó nữa. Tôi là 416. Tôi chỉ còn là số hiệu tù và con số 416 đó thực đang phải quyết định xem nên làm điều gì”.

Và đây là kết luận của tiến sĩ Zimbardo: luôn có rất nhiều tình huống cụ thể có ảnh hưởng mạnh đến độ có thễ áp đảo bản chất cổ hữu trong cúng ta. Yếu tố mấu chốt ở đây chính là hoàn cảnh. Zimbardo không đề cập đến môi trường sống, đến những ảnh hưởng ngoại vi to lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Ông không phủ nhận ảnh hưởng của cung cách nuôi dạy của cha mẹ đối với việc chúng ta trở thành con người như thế nào, hay ảnh hưởng của những mẫu hình trường lớp chúng ta theo học, bạn bè xung quanh, những môi trường kề cận tới hành vi của chúng ta. Tầm quan trọng của những yếu tố này quá hiên nhiên. Zimbardo cũng không phủ nhận vai trò hết sức quan trọng của gen di truyền trong viêc xác định cúng ta là ai. Hầu hết các nhà tâm lý học vẫn tin rằng sự hình thành tự nhiên – hay nói cách khác, gen sinh học của mỗi người chiếm đến một nửa nguyên nhân khuynh hướng hành động của chúng ta. Zimbardo cho rằng sẽ có những thời điểm, những địa điểm, những hoàn cảnh cụ thể khi những yếu tố nói trên bị loại trừ hết, và sẽ có những trường hợp người ta có thể tác động mạnh mẽ lên hành vi của một người bình thường, đang theo học tại một ngôi trường danh giá, sống trong một gia đình hạnh phúc, và có những người hàng xóm tốt bụng, chỉ đơn thuần bằng cách thay đổi đến từng chi tiết trung gian trong hoàn cảnh sống của họ.

Những lý lẽ tương tự và có khi còn rõ ràng hơn, đã được đưa ra vào những năm 1920 sau một loạt thí nghiệm có tính bước ngoặt, được tiến hành bởi hai nhà nghiên cứu đến từ New York là Hugh Hartshorne và M.A May. Hartshome và May lựa chọn khoảng 11 nghìn học sinh từ 8 đến 16 tuổi làm đối tượng thí nghiệm của mình. Trong thời gian vài tháng, họ cho bọn trẻ làm rất nhiều các bài kiểm tra – tất cả những bài kiểm tra này được thiết kế để đành giá mức độ trung thực của người tham gia. Những dạng kểim tra mà Hartshorne và May sử dụng tập trung hoàn toàn vào kết luận của họ. Do đó, trong phần này, tôi sẽ đưa ra chi tiết về nhiều bài kiểm tra trong số đó.

Ví dụ đầu tiên là các bài kiểm tra năng khiếu đơn giản do Viện Nghiên cứu giáo dục, tiền thân của tổ chức hiện nay đang phát triển dự án SATs, thiết kế. Trong bài kiểm tra hoàn thành câu, bọn trẻ được yêu cầu điền vào chỗ trống. Chẳng hạn như, các em phải hoàn thành câu sau: “Những………………..nghèo…………..thì không có………….để……………….,chúng đang đói”. Trong những bài kiểm tra số học, câu hỏi đặt ra với bọn trẻ về toàn học chỉ đơn giản là: “Giá một pound đường 10 xu, vậy năm pound sẽ có giá bao nhiêu”, và bọn trẻ sẽ viết câu trả lời ra lề bên cạnh. Những bài kiểm tra thường cho rất ít thời gian hoàn thành nên phần lớn các em còn bỏ ngỏ nhiều câu không trả lời, và khi hết thời gian làm bài, những bài trắc nghiệm bày sẽ được thu lại và xếp loại đành giá. Đến ngày tiếp theo, tương tự với những câu hỏi khác đi nhưng đô khó vẫn ở mức tương đương như trước. Tuy nhiên, lần này, các em sẽ được cung cầp tài liệu có sẵn đáp án, chịu sự giám sát ở mức tối thiểu và được yêu cầu tự chấm điểm bài kiểm tra cũa mình. Noi cách khác, Hartshorne và May đang tạo cơ hội cho những hành vi gian lận trong thi cử. Với đáp án sẵn trong tay và còn rất nhiều những câu chưa trả lới được, những học sinh này đang có cơ hội “ngàn vàng” để gian lận. Cùng với bài kiểm tra hôm trước, Hartshome và May có thể so sánh được kết quả kiểm tra của hôm đầu tiên với hôm thứ hai, đề từ đó có cài nhìn khách quan nhất về mức độ gian lận ở mỗi học sinh.

Nhóm nghiên cứu còn thực hiện thêm một dạng kiểm tra khác gọi là “trắc nghiệm nhanh”, đây là một phương pháp đánh giá năng lực đơn giản hơn nhiều. Trong bài kiểm tra này, các em được đưa cho 56 cặp các chữ số và được yêu cầu ghép chúng lại với nhau. Hoặc nếu không, các em sẽ được cho xem một dãy hàng trăm chữ cái trong bảng thứ tự alphabet được sắp xếp ngẫu nhiên, rồi được yêu cầu đọc lướt qua toàn bộ và gạch chân tất cả các chữ A xuất hiện trong chỗi đó. Mỗi học sinh có một phút để hoàn thành bài kiểm tra dạng này. Sau đó, các em lại được đưa thêm những bài trắc nghiệm khác có dạng tương tự, nhưng không giới hạn thời gian. Điểu này cho phép các em có thể tiếp tục hoàn thành bài kiểm tra của mình nếu muốn. Nói tóm lại, hai nhà tâm lý học đang thực hiện hàng loạt những bài kiểm tra về rất nhiều tình huống khác nhau. Họ còn cho các em thực hiện những bài kiểm tra về khả năng thể chất, đại loại như tập lên xà hay nhảy xa, và bí mật đánh giá xem liệu các em có gian lận khi ghi thành tích của mình hay không. Ngoài ra, Hartshorne và May còn giao cho các em bài tập về làm nhà, nơi vốn luôn đủ thửa cơ hội sử sụng từ điển hay hỏi bài người khác, và sau đấy, hai nhà nghiên cứu tiến hành so sánh kết quả thu được với kết quả khi các em thực hiện những bài tập tương tự dưới sự giám sát chặt chẽ ở trường, nơi gian lận là điều không thể. Cuối cùng, kết quả mà nhóm nghiên cứu này thu được đã đầy cứng ba hồ sơ, và kéo theo đó là rất nhiều thách thức mơí đối với những nựân định từ trước về sự việc này.

Kết luận đầu tiên của Hartshorne và May là nhiều hình thức gian lận đã diễn ra. Kết luận này không nằm ngoài dự đoán của mọi người. Có trường hợp, trung bình điểm số của những bài thi mà các hành vi gian lận được dung túng cao gấp đôi so với những bài thi được hoàn thành “trung thực”. Khi hai nhà nghiên cứu bắt đầu chuyên sang tìm hiểu về các nhóm đối tượng gian lận, kết quả hai ông thu được cũng không khiến nhiều người bất ngờ. Những học sinh thông minh có hành động gian lận ít hơn hẳn những học sinh có chỉ số thông minh bình thường. Nử sinh và nam sinh gian lận ở mức độ ngang nhau. Những đứa trẻ lớn tuổi hơn có mức độ gian lận cao hơn. Những học sinh sống trong gia đình ổn định và hạnh phúc thì không gian lận nhiều như những học sinh sống trong gia đình bất ổn và không hạnh phúc. Nếu phân tích các dữ liệu trên, chúng ta có thể tìm ra những mẫu chung của các hành vi cố hữu quen thuộc xảy ra trong suốt tất cả các bài kiểm tra.

Tuy vây, ở đây, tính cố hữu đó không hẳn cao như chúng ta vẫn nghỉ. Những kẻ gian lận không phải lúc nào cũng gian lận, còn những người trung thực không phải lúc nào cũng giữ được sự chính trực cũa mình. Một số đứa trẻ thường có hành vi gian lận ở nhà nhưng đến trường thì không và ngược lại một số chỉ gian lận ở trường nhưng tuyệt nhiên không gian dối ở nhà. Việc có sự gian lận hay không chẳng hạn như trong bài kiểm tra điền từ không thể dẫn đến những tiên đoán chắc chắc rằng những đứa trẻ này sẽ tiếp tục gian lận trong bài kiểm tra gạch chân những từ có chữ A. Nếu cho cùng nhóm học sinh đó làm bài kiểm tra tương tự trong cùng một hoàn cảnh vào sáu tháng sau đó, thì như Harrtshome và May phát hiện thấy các em sẽ vẫn gian lận theo những cách thức giống nhau. Nhưng một khi ta thay đổi bất kì biến số nào, chẳng hạn như tài liệu cho bài kiểm tra, hay tình huống có sự giám sát, những hình thức gian lận này cũng sẽ thay đổi theo.

Lúc này, Harrtshorne và May đi đến kết luận: những thứ tương tự như sự trung thực không phải là một đặc điểm cơ bản hay theo cách gọi của họ là đặc điểm mang tính “nhất quán”. Theo hai nhà nghiên cứu này, những đặc điểm như vậy thường chịu những tác động.

“Hầu như bọn trẻ chỉ gian lận trong một hoàn cảnh nhất định nào đó và có những hoàn cảnh chúng lại không có biểu hiện gian lận như vậy. Việc nói dối, gian lận và ăn cắp khi được đánh giá qua những tình huống sử dụng bài kiểm tra trong nghiên cứu này chỉ liên hệ với nhau một cách rất lỏng lẻo. Thậm chí, việc gian lận trog lớp học còn có mức độ cụ thể khá cao, vì một đúa trẻ có thể gian lận khi làm bài kiểm tra toán chứ không gian lận trong những bài kiểm tra tập đọc, v.v…”. Việc liệu một đứa trẻ có liên tục thực hiện những mánh khoé gian lận trong bất kỳ tình huống nào hay không phụ thuộc một phần vào sự thông minh vốn có, độ tuổi, hoàn cảnh gia đình, sở thích riêng và một phần là vào bản chất của hoàn cảnh cũng như mối liên hệ đặc biệt của đứa trẽ tới hoàn cảnh đó”.

Theo tôi, điều này dường như đi ngược lại vơi tư duy thông thường. Nếu tôi đề nghị anh mô tả tính cách của người bạn thân nhất, anh có thể thức hiện việc đó một cách rất dễ dàng, và sẽ không tràng giang kiêu như: “Anh bạn Howard của tôi là một người hết sức hào phóng, nhưng chỉ là khi tôi hỏi vay mượn anh ấy, chứ không phải là khi gia đình anh ấy hỏi vay mượn gì đó”, hay như: “Về đời tư, cô bạn Alice của tôi thật thà kinh khủng, song trong công việc, cô ấy có thể sẽ rất láu cá”. Thay vào đó, anh thường nói đại ý rằng anh bạn Howard là người hào phóng và cô bạn Alice là một người thật thà. Tất cả chúng ta, khi đề cập đến tính cách, thường tự nhiên nghĩ đến những cách diễn đạt mang tính tuyệt đối: rằng người đó chỉ đơn giản là phải hay không phải người có tính cách như vậy. Nhưng Zimbardo, Hartshorne và May đã cho chúng ta thấy cách nghĩ đó là một sai lầm, và nếu chúng ta chỉ lưu tâm đến những đặc điểm cổ hữu mà bỏ qua vai trò của hoàn cảnh thì chúng ta đang tự lừa gạt mình về những nguyên nhân thật sự trong hành vi của con người.

Tại sao chúng ta phạm sai lầm này? Phải chăng đây là hệ quả trong cách thức mà quá trình tiến hoá đã tổ chức bộ bão của chúng ta. Ví dụ như trong những nhà nhân chứng học khi nghiên cứu khỉ Vervet đã nhận ra giống khỉ này nắm bắt tầm quan trọng của sự việc rất kém, hiên tượng kiểu như xác một con sơn dương đang lơ lửng trên một thân cây (đó là một dấu hiệu chắc chắn về sự có mặt của một con báo ở gần đâu đó) hoặc là sự hiện diện của một con trăn đang cuộn tròn. Những con khỉ Vervet này vẫn chạy lăng xăng lao qua bụi cây mà không ngó ngàng đến đoạn thân mình dài ngoằng của con trăn. Rồi, chúng còn đùa giỡn khi băng qua mình con trăn đó. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những con khỉ Vervet này ngu ngốc, ngược lại, chúng rất tinh tế khi cư xử với đồng loại. Những con Vervet cái có thể nghe và phân biệt được tiếng gọi của con đực nào đó là ở cùng bầy hay ở khác bầy với nó. Nếu đó là tiếng kêu van vi của những con Vervet con thì ngay lập tức chúng sẽ nhìn về hướng của những con khỉ mẹ chứ không phải những chú khỉ con này – chúng luôn biết rõ đâu là mẹ của những chú khỉ con đó. Nói cách khác, một con Vervet xử lý rất tốt những loại thông tin liên quan đến loài của mình nhưng lại không có khả năng tương tự khi xử lý các dạng thông tin khác.

Điều này cũng xảy ra ở con người.

Chúng ta hãy cùng suy nghĩ một chút câu đố sau đây: Giả sử tôi đưa cho bạn bốn quân bài, mỗi quân bài có ghi các kí tự A hoặc D và các chữ số 3 hoặc. Luật của trò chơi là nếu một quân bài có kí tự là nguyên âm thì chữ số chẵn sẽ luôn xuất hiện trên mặt còn lại của quân bài đó. Vậy bạn sẽ phải lật quân bài nào đẻ chứng minh được quy luật trên là đúng? Câu trả lời là bạn sẽ phải lật 2 quân bài: quân bài có chữ A và quân bài có số 3. Thế nhưng, phần lớn mọi người được đề nghị giải câu đố này nếu không đưa ra được đáp án đúng. Họ đều trả lời là quân bài có chữ A và có số 6. Đâu đúng là câu đố hóc búa. Và tôi sẽ đưa ra thêm một câu đố khác nữa như sau: giả dụ có 4 người đang ngồi uống ở trong một quán bar. Một người uống Coca-Cola. Một người 16 tuổi. Một người uống bia và một người 25 tuổi. Điều kiện đặt ra là nếu người nào dưới 21 tuổi thì không được uống bia . Vậy chúng ta sẽ phải kiểm tra nhận dạng nào của bốn người này để đảm bảo mọi thứ đều diễn ra đúng luật? Trong trường hợp này, câu trả lời thật dễ dàng. Trên thực tế , tôi chắc rằng hầu hết mọi người đều sẽ trả lời đúng là người uống bia và người 16 tuổi. Tuy nhiên như nhà tâm lý học Leda Cosmides (người đã đưa ra ví dụ này) chỉ ra, câu đố này giống hệt như câu đố với những quân bài đánh dấu A,D,3 và 6. Sự khác biệt chỉ là ở chỗ câu đố này có liên quan đến người còn câu đố kia lại sử dụng các chữ số. Và bởi vì là con người nên chúng ta sẽ xữ lý những vấn đề liên quan đến con người tinh tế hơn nhiều so với những vấn đề nằm trong thế giới trựu tượng.

Sai lầm chúng ta mắc phải khi coi tính cách là một cái gì đó cố định và tuyệt đối cũng tương tự như một kiểu điểm mù trong xử lý thông tin. Các nhà tâm lý học gọi khuynh hướng này là Lỗi quy kết cơ sở (FAE). Đây là cách nói khác đi của việc đáng gía quá cao tầm quan trọng của những đặc điểm tính cách cơ bản và coi nhẹ vai trò của tình huống, hoàn cảnh mà con người chúng ta thường mắc phải khi cần diễn giải hành vi của người khác. Chúng ta luôn nghiêng theo cách giải thích “thuận chiều” về các sự kiện, mà không xam xét đến yếu tố hoàn cảnh của các sự kiện này. Ví dụ như trong thí nghiệm sau, một nhóm người được yêu cầu theo dõi hai cầu thủ bóng rổ có tài năng ngang bằng nhau thi đấu. Người thứ nhất ném bóng trong một nhà thi đấu có phương tiện chiếu sáng rất tốt còn người thứ hai sẽ chơi trong một nhà thi đấu có chất lượng chiếu sáng tồi (và hiển nhiên ngươì này đã ném trượt rất nhiều quả). Sau đấy người xem được yêu cầu đánh giá về khả năng của hai cầu thủ. Cầu thủ được chơi trong sân đấu có điều kiện chiếu sáng lý tưởng đã được đánh giá là có đẳng cấp và trội hơn hẳn. Trong một ví dụ khác, một nhóm người được mời tham gia vào thí nghiệm, và được phổ biến là họ sẽ tham gia vào một trò hơi hỏi đáp. Họ được chia cặp và sẽ rút thăm. Một người sẽ rút được tấm thẻ phân vai là “Người dự thi”. Còn người kia sẽ là “Người phỏng vấn”. Sau đó, người chất vấn sẽ phải lập ra một danh sách gốm mười câu hỏi “thử thách nhưng không quá đánh đố” về những lãnh vực họ quan tâm hoặc hiểu biết sâu sắc, chính vì thế một người rất thích nhạc dân ca của Ukraina có thể sẽ hỏi một loạt câu hỏi liên quan đến nhạc dân ca của đất nước Đông Âu này. Những câu hỏi này sẽ được đặt ra cho người dự thi, và sau khi quá trình hỏi đáp kết thúc, cả hai phía hỏi và trả lời đều được yêu cầu đánh giá mức độ hiểu biết chung của đối phương. Và gần như ở cặp nào cũng vậy, những người dự thi luôn đánh giá người chất vấn cao hơn hẳn những gì mà bản thân người đó vốn có.

Chúng ta có thể thực hiện những kiểu thí nghiệm này theo hàng nghìn cách thức khác nhau và sẽ luôn thu được một câu trả lời giống nhau. Điều này sẽ vẫn xảy ra ngay cả khi chúng ta giải thích ngay lập tức và rõ ràng về môi trường, hoàn cảnh diễn ra hành vi đang được yêu cầu yêu cầu đánh giá, chẳng hạn như: trong thí nghiệm thứ nhất, nhà thi đấu kia có rất ít đèn được bật sáng; hay như trong thí nghiệm thứ hai, những người dự thi đang phải trả lời một loạt những câu hỏi mang tính chắp nối và chẳng liên quan gì đến nhau. Nhưng rốt cuộc, những giải thích như vậy cũng không tạo ra khác biệt đáng kể. Có điều gì đó tiềm ẩn trong mỗi chúng ta, khiến chúng ta, theo bản năng tự nhiên, mong muốn giải thích thế giới xung quanh theo những thuộc tính cơ bản của con người kiểu như: Anh ta là cầu thủ chơi hay hơn; người đó thông minh hơn hẳn tôi.

Chúng ta làm như vậy, bởi vì củng giống như nhửng chú khỉ Vervet, chúng ta nhanh chóng dung nạp những dấu hiệu cá nhân hơn là những dấu hiệu của môi trường, hoàn cảnh. Lỗi FAE (Lỗi quy kết cơ sở) củng đang biến thế giới xung quanh chúng ta trở nên giản đơn hơn, dễ hiểu hơn như thế. Ví dụ như, trong những năm gần đây, càng ngày càng có nhiều người quan tâm đến ý kiến cho rằng một trong những yếu tố cơ bản nhất khi giải thích tính cách của con người là trật tự thế hệ: đối với những người cùng huyết thống, những người nhiều tuổi hơn sẽ độc đoán hơn và bảo thủ hơn, còn những người ít tuổi lại có sức sáng tạo dồi dào hơn nhưng cũng khó quản lý hơn. Tuy nhiên, khi các nhà tâm lý học cố gắng kiểm chứng mức độ chính xác của ý kiến này, câu trả lời họ tìm được có vẻ không khác gì những kết luận trước đó của Hartshome và May. Đúng là ở con người chúng ta có xuất hiện những dấu hiệu ảnh hưởng của trật tự này tuy nhiên nhà tâm lý học Judith Harris đã chỉ ra trong tác phẩm The Nurture Assumption, trật tự đó chỉ có tác động trong phạm vi gia đình. Khi chúng ta sống tách biệt gia đình mình, tức là sống trong một hoàn cảnh khác, anh chị của chúng ta co thể sẽ không còn khỏ bảo nữa. Bí ẩn của lý thuyết Trật tự thế hệ là một ví dụ thực tế về Lỗi quy kết cơ sở. Tuy nhiên ở đây, bạn có thể thấy rõ tại sao chúng ta lại để tâm nhiều tới lý thuyết này đến vậy. Hiển nhiên, sẽ dễ dàng hơn nhiều khi chúng ta nói về một người mà chỉ quan tâm đến tính cách của người đó trong gia đình. Song đây lại chưa phải là một mô hình hoàn hảo để xét đoán tính cách con người. Nếu chúng ta cứ phải liên tục định chất tất cả mọi người mọi lời nhận xét về tính cách xung quanh mình thì làm sao chúng ta có thể hiểu được thế giới này? Sẽ khó khăn đến mức nào để chúng ta có thể đưa ra được hàng nghìn những quyết định cần thiết kiểu như ta yêu cầu ai, ghét ai, tin ai, hay muốn cho ai một lời khuyên? Nhà tâm lý học Walter Mischel khẳng định rằng trong tiềm thức của con người có một kiểu “van duy trì”. Loại van này “tạo lập và duy trì những nhận thức về tính liên tục ngay cả khi chúng ta phải đối mặt với những thay đổi được cho là vĩnh viễn trong hành vi thực của con người”. Ông viết:

Khi chúng ta theo dõi một người phụ nữ có vẻ là người hay thù hẳn, đôi khi độc lập một cách thái quá nhưng dôi khi lại tỏ ra thụ động, phụ thuộc và yểu điệu, “van duy trì” sẽ giúp cho chúng ta chọn lọc giữa hai hội chứng thể hiện nói trên. Chúng ta đi đến thống nhất rằng một hình mẫu sẽ được dùng đễ hậu thuẫn cho hình mẫu kia hoặc cả hai hình mẫu này đều đóng vai trò hệu thuẫn cho một động cơ thứ ba nữa. Người phụ nữ đó chắc hẳn là một “quý bà” nửa vời với vẻ bề ngoài thụ động, hoặc đó là một người phụ nữ thân thiện và phụ thuộc một cách bị động, che đậy con người thật của mình bằng vẻ bề ngoài hung tính. Nhưng có lẻ bản chất tự nhiên còn mạnh hơn những quan niệm của chúng ta, và hoàn toàn có thể có trường hợp, sự thù hằn, tự do thái quá, thụ động, phụ thuộc, yếu điệu, hiếu thắng, thân thiện, và nửa vời…,tất cả đếu có trong người phụ nữ đó. Dĩ nhiên, trong một điểm thời gian cụ thể, những kiểu tính cách trên sẽ không xuất hiện một cách ngẫu nghiên hay bất thường. Sự xuất hiện của chúng sẽ phụ thuộc vào đối tượng tiếp xúc, thời gian tiếp xúc, hoàn cảnh tiếp xúc và còn nhiều, nhiều yếu tố khác nữa. Và mổi nét tính cách đã nói trên ở trên vẫn có thể là nét tính cách rất thực, rất chính xác trong con người tổng thể của người phụ nữa đó.

Do vậy, tính cách không phải như những điều chúng ta vẫn nghĩ đến, hay những điều chúng ta mong muốn. Tính cách không phải là một chuỗi những đặc điểm liên quan mật thiệt, ổn định, và có thể dễ dàng nhận biết được, nó chỉ có vẻ như vậy là do sự khập khiễng trong cách thức tổ chức của bộ não chúng ta. Đúng hơn là, tính cách giống như một bó xếp những thói quen những khuynh hướng và những mối quan tâm, được buộc lại với nhau một cách lỏng lẻo và phụ thuộc rất nhiều vào những thời điểm nhất định, trong những hoàn cảnh và môi trường nhất định. Nguyên nhân khiến hều hết chúng ta dường như có tính cách ổn định là do chúng ta kiểm soát rất có hiệu quả môi trường riêng của mình. Ờ các bữa tiệc tối, tôi thường rất vui vẻ. Và tất yếu, tôi tham dự rất nhiều những bữa tiệc như thế, để rồi bạn bè bắt gặp tôi ở đó và hình thành nên suy nghĩ tôi là người vui vẻ. Nhưng nếu như tôi không thể tham dự nhiều buổi tiệc tôi như thế, nếu như bạn bè tôi, thay vào đó, lại bắt gặp tôi trong nhiều tình huống mà tôi rất ít hoặc hầu như không thể kiểm soát được, ví như đụng độ với bốn kẻ lưu manh trong một chuyến xe điện ngầm dơ dáy và tan hoang chẳng hạn, có lẽ họ sẽ không còn nghĩ tôi là một người luôn vui vẻ nữa.

5

Các đây vài năm, hai nhà tâm lý học tại Đại học Princeton là John Darley và Daniel Batson đã quyết định tiến hành một nghiên cứu lấy ý tưởng từ câu chuyện trong Kinh Thánh về Người Samarita đức hạnh. Câu chuyện được ghi trong cuốn Phúc Âm Lu-ca trong Kinh Tân Ước này kể về một người lữ khách bị đánh đập, bị cướp và bỏ mặc cạnh con đường từ Jerusalm đến Jechiro. Một mục sư và một vị tư tế, hai con người đáng kính và ngoan đạo đã bắt gặp ngừơi đàn ông tội nghiệp kia nhưng không dừng lại và đoái hoài gì đến anh ta cả. Cả hai “đi tránh sang phía đường khác”. Người duy nhất đúng ra giúp đỡ là một nguời Samarita – thành viên của tộc người thiểu số bị khinh miệt. Người này đã “tiến lại phía người đàng ông khốn cùng kia, băng bó vết thương cho anh ta”, rồi đưa anh ta tới một quán trọ. Darley và Batson đã quyết định tái hiện lại câu chuyện đó tại trường dòng thần học Princeton. Đây là một thí nghiệm vận dụng rất nhiều lý thuyết FAE truyền thống, và đó cũng là một dẫn chứng quan trọng cho thấy Sức mạnh của hoàn cảnh có tác động như thế nào tới cách thức suy nghĩ của chúng ta về mọi loại đại dịch chứ không riêng gì tội phạm bạo lực.

Darley và Batson đã đến gặp từng người trong một nhóm học viên,v à để nghị mỗi người chuẩn bị một bài nói chuyện ngắn gọn và tuỳ ứng về một chủ đề tôn giáo cho trước, rồi sau đó sẽ đến trình bày tại tòa nhà gần đấy. Dọc theo con đường dẫn tới khu nhà thuyết trình, từng học viên sẽ tình cờ gặp một người đàn ông bị rơi xuống một rãnh nhỏ, dầu gục xuống, hai mắt nhắm nghiền, ông ta kh6ong ngớt ho khan và rên rẻ. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ dừng lại và cứu giúp người đàn ông đáng thương đó? Darley và Batson cũng đã đưa ra ba biến số vào cuộc thí nghiệm với mục đích làm cho kết quả công trình nghiên cứu thêm phần ý nghĩa. Đầu tiên, trước khi bắt đầu tiến hành thí nghiệm, Darley và Batson đưa cho các học viên này một bảng câu hỏi điều tra về nguyên nhân tại sao họ chọn theo học thần học. Phải chăng họ nhìn nhận tôn giáo là phương tiện hoàn thiện tâm linh và tính cách con ngươì hay họ đang tìm kiếm một công cụ hữu hiệu giúp họ hiểu đựơc ý nghĩa của cuộc sống đời thường? Sau đó hai nhà nghiên cứu còn thay đổi đền tại thuyết trình. Một số học viên được đề nghị nói về mối liên quan giữa một thầy tu chính thống và thiên hướng tôn giáo. Một số khác lại được yêu cầu trình bày câu chuyện ngụ ngôn về Người Samaritan đức hạnh trong Kinh thánh. Cuối cùng, những chỉ dẫn từ phía các nhà nghiên cứu cho từng học viên cũng đựơc thay đổi. Trong một số trường hợp khi nhắc các học viên lên đường, nhà nghiên cứu nhìn vào đồng hồ và nói: “Này, cậu muộn giờ rồi. Họ đợi cậu vài phút rồi đấy. Chúng ta phải đi nhanh lên”. Trong những trường hợp khác, nhà nghiên cứu lại nói: “Còn vài phút nữa họ mới gọi đến cậu nhưng cậu có thể đi ngay bây giờ cũng được”.

Nếu chúng ta đề nghị mọi người dự đoán xem những học viên nào sẽ có hành đ ộng giống như Người Samarita đức hạnh (mục đích của nghiên cứu hướng đến cũng chính là vấn đề này), mọi người sẽ kiên định trả lời: tất cả các học viên đều hành động như vậy. Hầu như mọi người đều cho rằng những học viên trường dòng là những người tu đạo tàhnh mục sư để cứu giúp con người, những người vẫn luôn được thuyết giảng về tầm quan trọng của lòng bác ái qua câu chuyện ngụ ngôn về Người Samaritan đức hạnh chắc chắn sẽ dừng chân cứu giúp. Tôi cho rằng phần lớn chúng ta cũng sẽ đồng ý với những kết luận này. Và trên thực tế, không một yếu tố nào trong những yếu tố nói trên tạo ra sự khác biệt. Darley và Bratson sau khi tổng hợp lại đã đưa ra kết luận: “Chúng ta thường rất khó tưởng tượng ra một hoàn cảnh mà ở đó người thực hiện hành vi giúp đỡ những người đang gặp hoạn nạn lại không phải là người vẫn thường nghĩ đến bài giảng về Người Samarita đức hạnh, nhưng quả thật việc luôn nghĩ tới bài giảng này không làm tăng thêm những hành động giúp đỡ. Thực tế, có một số học viên trường dòng sắp nói về bài giáo lý Người Samaritan đức hạnh đã bước qua người bị nạn khi đang vội vã đến phòng thuyết giảng”. Điều duy nhất đáng quan tâm ở đây là liệu những sinhv iên đó có đúng là đang rất vội hay không. Theo kết quả từ cuộc thí nghiệm chỉ có 10% trong số những người thực sự vội vã dừng lại giúp, còn với nhóm biết rằng mình vẫn còn dư ra vài phút để chuẩn bị thì con số dừng lại giúp là 63%.

Hay nói cách khác, nghiên cứu này đang dần cho thấy rằng cuối cùng, đức tin vững chắc trong tâm hồn cũng như suy nghĩ thực trong đầu bạn đều không quan trọng bằng bối cảnh trung gian diễn ra hành động. Câu nói: “Này, cậu muộn giờ rồi đấy” đã khiến cho một người luôn có lòng trắc ẩn trở thành một kẻ dửng dưng trước hoàn cảnh khốnc ùng của người khác. Chỉ trong một thời khắc cụ thể, câu nói kia đã tác động, biến con người thành một người khác hoàn toàn. Về bản chất, tất cả các loại đại dịch đều có liên quan đến quá trình biến đổi rất nhanh chóng này. Khi cố gắng đưa ra một ý tưởng, thể hiện một thái độ, hay tháo ra một lời khuyên sử dụng sản phẩm chính là chúng ta đang cố gắng thay đổi đối tượng tiếp nhận thông tin ở một số khía cạnh tuy nhỏ nhưng lại có vai trò rất quan trọng: cố gắng tác động tới họ, cuốn họ vào guồng sự kiện, biến đổi họ từ trạng thái bài xích sang trạng thái tiếp nhận. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ vào ảnh hưởng của những mẫu người đặc biệt, những người có mối liên kết cá nhân đặc biệt, lạ thường. Đó chính là Quy luật thiểu số. Chúng ta cũng có thể thực hiện được những tác động đó khi thay đổi nội dung giao tiếp, đưa ra những thông điệp dễ nhớ, có khả năng bám dính vào tâm trí con người và thôi thúc họ hành động. Đó là Yếu tố kết dính. Tôi cho rằng cả hai quy luật trên đều mang ý nghĩa trực giác. Nhưng chúng ta cần phải nhớ rằng những thay đổi nhỏ trong hoàn cảnh cũng có thể đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự bùng phát đại dịch cho dù điều này có vẻ như chạm đến một số ý thức mặc định ăn sâu, bám rẽ trong mỗi chúng ta về bản chất tự nhiên của con người.

Nói như vậy không có nghĩa rằng những trạng thái tâm lý bên trong và lược sử cá nhân không có vai trò gì trong việc lý giải hành vi con người. Chẳng hạn như, phần lớn những người có hành vi bạo lực đều chịu một kiểu xáo trộn tâm lý nào đó, hoặc họ xuất thân từ những môi trường bị tha hoá nghiêm trọng. Nhưng giữa việc có khuynh hướng bạo lực và việc thực sự cấu thành hành vi bạo lực có sự khác biệt rất lớn. Môt hành vi trái đạo đức và pháp luật luôn là một sự việc bất thuờng, khó chấp nhận được. Để một hành vi phạm tội có thể xảy ra, cần phải có những yếu tố bổ trơ, những yếu tố phụ thêm nhằm mục đích lôi kéo, cuốn một người đang trong tình trạng bức bách, bế tắc hướng đến bạo lực. Và theo luận đề Sức mạnh của hoàn cảnh, những Điểm Bùng Phát này có thể chỉ đơn giản và bình thường như những dấu hiệu vẫn thường thâấ hàng ngày về sự lộn xộn, mất trật tự như việc sơn vẽ bẩn lên tường hay nạn trốn lậu vé. Nhận định trên hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. Quan niệm trước đó cho rằng khuynh hướng là tất cả những gì cần để cầu thành hành vi tội phạm – hay nói cách khác nguyên nhân của các hành động bạo lực luôn luôn là do cá nhân đó bị khiếm khuyết về mặt tâm lý xã hội, thiếu hụt trong bản ngã, không có khả năng kiềm chế cảm xúc hoặc bản tính khát máu trong gen – rốt cuộc lại là những ý kiến tiêu cực nhất và sai lầm nhất về tội phạm. Theo quan niệm đó, khi bắt được một tên tội phạm, ta có thể cố gắng giúp hắn trở nên tốt đẹp hơn, chẳng hạn như cho hắn dùng Prozac (một loại thuốc trị bệnh trầm cảm), cho hắn tiếp cận với những liệu pháp phục hồi – nhưng ta lại không làm được gì nhiều để ngăn chặn tội ác xảy ra ngay từ giai đoạn đầu. Quan niệm cố hữu trong kiểm soát đại dịch tội phạm chắc chắn sẽ dẫn đến những thiên kiến về phương sách phòng vệ tội phạm. Lắp thêm khoá cửa, để ngăn cản những kẻ ăn mày hay khuyến khích, họ gõ cửa nhà bên. Giam giữ tội phạm lâu hơn để chúng có ít cơ hội làm hại chúng ta. Hay chuyển nhà ra ngoại ô để cách những khu vực trong điểm tội phạm càng xa càng tốt.

Tuy nhiên, khi chúng ta hiểu được rằng hoàn cảnh rất quan trọng, rằng những yếu tố tương đối nhỏ lẻ và cụ thể cũng có thể là những Điểm Bùng Phát, thì những động thái phòng vệ nói trên mới thay đổi. Những Điểm Bùng Phát thuộc về môi trường là những yếu tố mà chúng ta có thể thay đổi; chúng ta có thể gắn lại những cửa sổ vỡ, xoá sạch những hình sơn vẽ và thay đổi những dấu hiệu dung túng cho tội phạm ngay từ những bước đầu tiên. Chúng ta không chỉ có thể hiểu hơn về tội phạm mà còn có thể ngăn chặn chúng. Về vấn đề này, còn có rất nhiều điều đáng để nói, Judith Harris đã lý luận rất thuyết phục rằng ảnh hưởng của bạn bè và ảnh hưởng của gia đình trong việc quyết định đứa trẻ sẽ trở thành người thế nào. Chẳng hạn như, những nghiên cứu về tỷ lệ bỏ học ở cấp trung học và vấn đề phạm tội ở trẻ vị thành niên cho thấy một đứa trẻ sống trong một môi trường xã hội tốt nhưng gia đình lại có vấn đề vẫn ngoan hơn những đứa trẻ sống trong gia đình hạnh phúc nhưng môi trường xung quanh lại lộn xộn, bất an. Lúc đầu, chúng ta đã tốn quá nhiều thời gian để tán dương tầm quan trọng cũng như mức tác động của những ảnh hưởng từ gia đình. Nhưng trên thực tế, tác động này cũng không vượt quá khuôn khổ chung và rõ ràng của luận điểm Sức mạnh của hoàn cảnh. Bởi vì nó đề cập một cách đơn giản rằng hành vi của trẻ em chịu tác động rất lớn từ ngoại cảnh, rằng những đặc điểm của thế giới vật chất hữu hình, và xã hội cận biên – những con đường chúng ta vẫn đi qua, những người chúng ta vẫn gặp – giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong việc xác định chúng ta là ai và chúng ta hành động như thế nào. Nói chó cùng, không chỉ những hành vi phạm tội nghiêm trọng mà tất cả hành vi của chúng ta đều nhạy cảm với yếu tố môi trường. Và nếu ta còn thêm vào đó vai trò của cuộc thử nghiệm với nhà tù già Stanford và thử nghiệm tại hệ thống tàu điện ngầm, ta có thể khẳng định rằng con người hoàn toàn có thể trở nên tốt đẹp hơn nếu được sống trên một con đường sạch đẹp hay đi trên hệ thống tàu điện ngầm sạch sẽ chứ không phải những con đường và xe điện ngầm đầy rác bẩn và hình sơn vẽ graffiti.

“Ở trong một tình huống như vậy chẳng khác gì rơi vào một cuộc chiến”. Trong cuộc trò chuyện điện thoại đầy dằn vặt sau vụ nổ súng Goetz đã tâm sự với người hàng xóm Myra Friedman. Goetz tiếp lời. “Mọi suy nghĩ sẽ không còn diễn ra theo cách thống thường nữa. Thậm chí trí nhớ cũng không làm việc theo cách bình thường. Ta sẽ bị kích động quá đỗi. Mọi thứ trước mắt gần như mờ đi. Mọi vật xung quanh cũng thay đổi hết. Khả năng cũng biến đổi. Ta có thể làm điều gì đó đầy dữ dội và thù hận… Nếu ta dồn được một con chồn, ta sẽ tóm lấy nó, đúng không? Tôi đã phản ứng lại hoang dại và thù địch như vậy đó, giống như một con chồn đã cùng đường.”

Và lẽ dĩ nhiên Goetz đã làm điều đó. Bởi anh ta đã là một con chồn ở thế cùng đường.