HUN SEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia

- 6 -

Cậu lèn vào cái túi nhỏ một vài cái áo sơ mi, một đôi giày cũ và đến trình diện tại một căn cứ trong rừng để gia nhập vào tổ chức du kích, một phong trào kháng chiến có tiếng vang lớn do Sihanouk khởi xướng, sau khi ông bị lật đổ trong cuộc đảo chính vào tháng 3 năm 1970. Phong trào chiến đấu, chính thức được biết tên là Lực lượng Liên Hiệp Quốc ở Campuchia (FUNK) được những người Campuchia yêu nước gia nhập, họ sống trong rừng và tiến hành cuộc chiến chống lại các người lãnh đạo phe đảo chính do tướng Lon Nol chỉ huy. Ngoài ra, tổ chức du kích còn hợp sức với những người cộng sản Việt Nam và Là ở Đông Dương. Những người theo chủ nghĩa dân tộc Campuchia đã mượn từ du kích (maquis) của phong trào kháng chiến Pháp đã được đặt tên này sau khi hoạt động bí mật trong các cánh rừng cây bụi đã phát triển ở châu Âu và là chỗ ẩn nấp khi họ chiến đấu với các lực lượng chiếm đóng của Đức trong Thế chiến thứ II. Họ đã đưa một ý tưởng chính cống của Pháp cách hàng ngàn dặm gieo vào một nước châu Á, nơi nó đã bám rễ vào trong số các dân tộc bản xứ sử dụng tiếng Pháp của họ.

Không một đồng xu dính túi và căm giận, cậu đã đủ trưởng thành để chọn lựa một cách chín chắn. Cậu đã nhận ra được khả năng bóng đen chiến tranh sẽ ập tới khi Sihanouk bị lật đổ trong cuộc nổi dậy chớp nhoáng bất ngờ. Cậu đã thấy được tương lai ảm đạm của chính mình trong cơn lốc xoáy u ám đó. Hầu như không có bất cứ động cơ nào ở trường khuyến khích cậu bỏ học và đi vào rừng để trở thành quân du kích. Cậu ta đã 18 tuổi.

Ông nói « Tôi gia nhập quân du kích vào ngày Tết của Campuchia. Tôi không biết đời sống của người lính trong tổ chức du kích sẽ như thế nào. Vì vậy, tôi chỉ mang theo một cái túi đựng đôi giày và quần áo giống như một người sống ở thành thị ».

Người thanh niên ấy muốn phá đổ chế độ Lon Nol mà mới đây đã lật đổ Sihanouk. Cậu ta đã đủ khôn lớn để biết cảm phục những nỗ lực của Sihanouk trong việc xây dựng ngành kỹ nghệ thành phố. Mặc dù sự thiếu sót của Sihanouk không xây dựng được nông thôn tươi đẹp – cố gắng của ông không mang lại được nền giáo dục và sự chăm sóc y tế cho nông dân, và không đạt được kết quả mong muốn trong cuộc cách mạng xanh về nông nghiệp mà nông dân mòn mỏi mong chờ, nhưng không thể đạt được thành quả vì thiếu các phương pháp kỹ thuật tiên tiến. Cậu ta đã gia nhập tổ chức du kích vào ngày 14 tháng 4 năm 1970 và được các đồng chí du kích rất quý mến, không đến một tháng sau khi Sihanouk bị truất quyền. Ngay bấy giờ, cậu đã có một cuộc sống mới trong rừng – là một thành viên của tổ chức du kích. Nhưng cậu đã không biết Pol Pot và quân Khơme Đỏ của ông ta, như Sihanouk đã gọi như vậy và Khơme Đỏ, họ cũng là một bộ phận của quân du kích.

Một trong những điều đầu tiên cậu đã phải làm là đổi tên thành Hun Samrach để che giấu danh tính của mình. Hai năm sau, người thanh niên 20 tuổi này, thành một lính đặc công cừ khôi, cậu lại phải đổi tên lần nữa, lần này là Hun Sen. Khi trung thành phục vụ cho tổ chức này, cậu đã bắt đầu nhận ra nó nằm dưới quyền kiểm soát hoàn toàn của Khơme Đỏ. Không bị nao núng với những điều lệ kỳ quái của Khơme Đỏ, sự nghi ngờ bệnh hoạn của họ đối với người dân Campuchia và sự khắt khe của họ, Hun Sen tích cực hoạt động, rèn luyện chăm chỉ và nhanh chóng leo lên các cấp bậc cao hơn.

Hun Sen cho biết « Không có nhiều người từ thành phố hoặc từ các nơi có văn hó cao gia nhập du kích. Thế nên, trong tổ chức du kích ấy gọi tôi là Lo Kru ». Mặc dù ông là một trong những người lính trẻ nhất trong nhóm, nhưng ông vẫn được gọi là Lo Kru, có nghĩa là thầy hoặc quân sư. Ông nhanh chóng có được sự quý trọng của đồng đội trong vùng, nơi ông hoạt động bí mật. Ông đã thu hút được sự chú ý của các cấp lãnh đạo của mình, họ đã thấy ông dành nhiều thời gian dạy những lính du kích thất học và kết bạn với họ.

Ông kể « Sở dĩ như vậy vì ngoài là một người lính, về phương diện nào đó, tôi vừa là tác giả vừa là diễn viên. Tôi giống như một tác giả viết truyện và cũng giống như một diễn viên thủ vai diễn trong kịch bản truyện ».

Ông còn hơn thế - một vận động viên bóng chuyền có sức tranh đua và một cầu thủ bóng đá tấn công. Đối với tất cả các cố gắng của họ để khôi phục được tình trạng bình thường của cuộc sống không ổn định của mình, hầu hết người dân Campuchia đều bị chia rẽ không thể hòa hợp được với nhau.

Trong rừng sâu mịt mù, thời gian càng làm cho ông cảm thấy trầm lặng. Ông dành nhiều thời gian những lúc như thế để suy tư về tương lai gia đình và đất nước. Ông lo ngại về những sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội. Ông nhìn cách thức mà Sihanouk chia dân Campuchia thành 5 phe phái vào giữa thập niên 1960 bằng tâm trạng ảm đạm.

Khơme Đỏ thực chất là những người cộng sản.

Khơme Xanh được gọi là Khơme Serei hoặc phong trào Khơme Tự do chống Sihanouk và những người thân Mỹ.

Khơme Trắng có các phần từ của Khơme Tự do, nhưng thân với miền Nam Việt Nam và Thái Lan hơn.

Khơme Hồng là phong trào tiến bộ, nhưng không vào rừng hoạt động.

Khơme cầm quyền cho tới 1970 là các thành viên của hệ thống cai trị Sangkum Reastr Nyum (SRN) của Sihanouk.

Sau khi Sihanouk bị lật đổ cả Khơme Xanh và Trắng đều hợp tác với Lon Nol. Chàng thanh niên Hun Sen bị bối rối bởi sự chia rẽ rõ nét này đang vốn xé nát bên trong của xã hội Campuchia. Hưởng ứng lời kêu gọi nhân dân của Sihanouk, ban đầu ông đã gia nhập Khơme Hồng trong những năm ở Phnom Penh.

Hồi tưởng về quá khứ, Hun Sen nói « Trong số tất cả các phe pahis này tôi ghét nhất Khơme Đỏ. Nhưng Sihanouk ủng hộ Khơme Đỏ. Vào thời kỳ đó, họ ( các người lãnh đạo du kích) không nói đến lực lượng của Sihanouk được Khơme Đỏ lãnh đạo. Họ chỉ nói rằng phong trào toàn diện được các lực lượng theo Sihanouk lãnh đạo. Vào thời gian đó, chúng tôi không có sự chọn lựa. Chúng tôi là « con tin » của chiến tranh. Nếu tôi không gia nhập phía Sihanouk, thì tôi sẽ phải đi lính Lon Nol ».

Bản năng chính trị của ông ngay ban đầu đã chính xác. Sau này, khi cuộc đổ máu bắt đầu, ông hiểu được lực lượng của người theo Sihanouk thực ra được Khơme Đỏ chỉ đạo. Ông đã bị sốc bởi hành động hung ác của họ. Ông biết mình đi theo họ là phạm một sai lầm lớn. Ông bắt đầu tìm cách để rời bỏ.

Đúng thời gian Hun Sen đang chuẩn bị gia nhập vào lực lượng của những người theo Sihanouk, cuộc đời một thiếu nữ 16 tuổi sắp sửa trải qua một sự thay đổi có ảnh hưởng sâu sắc. Lúc ấy, ông chưa quen Bun Rany, nhưng những sợi tơ mong manh của hai cuộc đời họ chẳng bao lâu đã đan dệt lại với nhau trong các cánh rừng già của chiến khu du kích.

Nhớ lại, Bun Rany nói « Lúc ấy học lớp 7, là năm mà tôi sẽ chẳng bao giờ quên. Ông bà tôi chết vào năm đó. Một tai họa khủng khiếp đã giáng vào tôi. Và sau đó là cuộc đảo chính đã làm dang dở việc học hành của tôi. Như thể toàn bộ cuộc đời tôi đã thay đổi chỉ trong một sớm một chiều ».

Cô nói « Hoàng thân Sihanouk bị Lon Nol hất cẳng đã tác động sâu xa vào trong đầu óc non trẻ chúng tôi. Tất cả chúng tôi đều là những người chống đối vì chính nghĩa và để giải phóng Campuchia, tôi đã gia nhập quân du kích. Tôi đã đáp lại lời kêu gọi của Sihanouk gia nhập vào phong trào giải phóng Campuchia khỏi chế độ Lon Nol ».

Trước tiên phải hết sức bí mật. Cô biết nếu cô ở bất cứ nơi đâu mà cha  mẹ cô đoán ra được có dính líu với tổ chức du kích thì họ sẽ rất khó chịu.

Cô kể « Nhiều người ở cùng làng chúng tôi cũng gia nhập du kích. Trong xóm chúng tôi có hai người đã không nói cho cha mẹ biết mình gia nhập du kích. Tôi là một trong hai người ấy ».

Rồi về sau cha mẹ Bun Rany đã biết được cô đã nhận nhiệm vụ làm chuyện gì đó. Họ đã theo dõi cô vào rừng.

Cô kể « Nhưng họ không thể nào đến được nơi chúng tôi ở vì  nó ở rất sâu trong rừng – khoảng hai hoặc ba cây số. Ở đấy lần đầu tiên tôi đã gặp các cán bộ địa phương dưới quyền chỉ đạo của Angkar{chính ủy thuộc ủy ban trung ương Đảng cộng sản được Pol Pot cầm đầu}.

Sau khi gia nhập du kích, các tân binh được hỏi xem họ muốn vào bộ phận nào trong tổ chức. Cấp trên nói với họ là sẽ được huấn luyện về lãnh vực họ chọn. Bun Rany nói « Thái độ của họ vào những ngày đầu rất dịu dàng và có sức thuyết phục ».

Cô đã chọn học ngành y. Các bác sĩ giảng dạy cho cô và các lính mới xuất thân từ Phnom Penh. Sau 6 tháng, các tân binh này được gửi trả về huyện Kroch Chhmar để chăm sóc những người đau yếu bệnh tật.

Cô kể « Có điều hay là chỉ được học lý thuyết mà chúng tôi vẫn được khuyến khích nhận nhiệm vụ và chúng tôi phải đứng bên cạnh thực tập để biết cách chữa và chăm sóc những người bị thương. Đồng thời chúng tôi cũng được học để trở thành bà đỡ. Sau thời gian huấn luyện 6 tháng, chúng tôi được cho lên chức cán bộ y tế cộng đồng ».

Khi gia nhập du kích, cô đã xem đó là dịp để làm quen với càng nhiều  người càng tốt.

Cô kể « Từ từ tôi đã bắt đầu nhận ra là để sống sót tôi sẽ cần tất cả sự nâng đỡ mà mình có thể lôi kéo được, nó đã trở thành nhu cầu tự nhiên hỗ trợ tôi trong mạng lưới ».

Lúc ấy dường như cô công tác chưa được bao lâu. Một người phụ trách huyện hình như đã quan tâm đến cô và coi cô như « con gái ».

Sự sa chân lỡ bước của một cô gái làm việc ở bệnh viện mới trước đó 5 năm đã được Khơme Đỏ đưa lên làm giám đốc cơ sở này. Đó là một công thức làm việc cho Angkar. Lôi cuốn người ta lúc còn trẻ có nghĩa là người ta có thể được tẩy não nhanh và dễ dàng. Lứa tuổi thanh niên 14 tới 20 tuổi, với nét mặt tươi tắn và dễ cảm hóa có thể được thuyết phục vì đại nghĩa:đi giết người, hành hạ và tra tấn.

Cán bộ chính ủy Angkar đã thực hiện điều đó đúng lúc. Tuổi thanh niên là giai đoạn có nhiều yếu điểm và dễ bị ảnh hưởng, là thời điểm tốt nhất để tấn công. Trách nhiệm ấy đã được giao cho Bun Rany khiến cô cảm thấy tự hào, nhưng cũng thách thức cô rất nhiều.

Hơn hai thập niên sau có thể thấy được sự tràn ngập tự tin khi cô hồi tưởng về tuổi 24 của mình.

Cô nói « Tôi đã phải chỉ đạo tất cả các lĩnh vực chung về y tế. Thế mà chẳng có một mảnh bằng chính thức, thậm chí còn chưa học hết trung học ».

Khi nhớ lại tuổi đôi mươi của mình với biết bao sự kiện quan trọng đã xảy ra, giọng cô trở nên trầm xuống. Một nụ cười thoáng trên khóe miệng vụt tắt.

Đó là một thế giới khác. Được kích thích bởi chủ nghĩa lý tưởng dân tộc, cô là một trong hàng ngàn thanh niên thiếu nữ đã hy sinh cuộc sống bình thường – công việc, học vấn, gia đình, những ý tưởng cao đẹp, nói tóm lại là hy sinh tất cả sự tự do để gia nhập vào một phong trào quần chúng được Angkar khéo sắp đặt, những kẻ đã đánh lừa tuổi trẻ hay mơ mộng bằng ước mơ không tưởng.

Cuộc sống trong du kích ngày càng được đưa vào khuôn phép. Từ từ, bài ca yêu nước bắt đầu vang lên giống tiếng kèn đánh thức trong nhà tù. Khơme Đỏ đã ra lệnh cho Bun Rany cùng với những nữ tân binh già trẻ khác, phải cắt mái tóc đen đã chấm ngang vai.

Cô kể « Vào thời gian ấy, chẳng ai được trả lương. Trong khu vực của chúng tôi chưa hề dùng đến tiền và mọi thứ để chúng tôi sống để do tổ chức du kích cung cấp ».

Cô kể thêm « Từ năm 1970 tới 1975, chúng tôi đã không biết được Angkar chỉ đạo mọi thứ trong khu vực của chúng tôi. Chỉ vào năm 1975, ngay sau khi giải phóng Phnom Penh, chúng tôi mới biết đất nước này đã được chia thành các vùng. Sau khi tiếp quản Phnom Penh vào năm 1975, người dân ở khắp nơi của đất nước không được phép vào Phnom Penh «.

Tình trạng đó đã chia cắt Bun Rany với gia đình. Ban đầu khi cô mới gia nhập du kích, cô thường xin phép về thăm gia đình một vài ngày. Nhưng còn bây giờ, đột nhiên bãi bỏ hoàn toàn không còn được đi phép nữa.

Làm như thể tổ chức này biến thành một hệ thống tôn sùng ma quỷ. Các tân binh tự nguyện gia nhập vào nó để khôi phục lại quyền lực của Sihanouk, đã căm phẫn và mất tinh thần vì hành động tàn bạo của nó. Một số người chỉ huy cấp cao không chịu làm theo các mệnh lệnh vì họ không thể cam chịu sự tàn ác vô cớ của nó. Còn những người khác đã làm những gì họ được sai phái.

Bun Rany muốn bỏ trốn. Nhưng không có nơi đâu để lẩn trốn khỏi bọn Khơme Đỏ. Cô vẫn phải ở đấy để nhìn thấy thảm kịch phơi bày trước mắt cô.