Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 2 - Chương 5

THIÊN THỨ HAI: THÂN NGÔ CHỐNG TÀO

Trường Giang cuộn chảy về Đông

Thái ghềnh sàng lọc anh hùng nghìn năm

Tây biên lũy cũ giăng giăng

Lưu trền Xích Bích hỏa công thủa nào

Sóng dâng bờ bãi sôi trào

Cuốn bao tết trắng hòa vào mênh mông

Giang sơn vốn đẹp lạ lùng

Lại thêm bao khách anh hùng điểm tô.

(Xích bích hoài cổ - Tô Đông Pha)

Lưu Bị cũng cảm thấy bức bách, Tào Tháo có thể mau chóng đánh đến Giang Lăng, quân lực ở Phàm Khẩu chẳng thể đối chọi được, bởi thế đồng ý để Gia Cát Lượng theo Lỗ Túc đi Giang Đông, thương lượng liên hợp tác chiến.

1. Đại quân Tào Tháo đã khởi binh, Lưu Biểu bệnh tình càng trầm trọng

Sau khi bình định phương Bắc, Tào Tháo lại muốn thừa thắng xốc tới, Nam chinh để thôn tính Kinh Châu; lúc này Lưu Bị đang ở Tân Dã, tến đầu phòng thủ Kinh Châu. Người này chính là đối thủ anh hùng với Tào Tháo, nếu không mau chóng trừ đi sẽ mỗi ngày có thêm thế lực, trở thành một địch thủ đáng gờm.

Song một ngên nhân quan trọng khiến Tào Tháo chưa dám động binh là sự thiếu thốn nghiêm trọng về số quân. Bốn châu vừa mới bình định là U, Ký, Thanh, Tinh, cần một sô lớn quân trụ giữ. Lại nữa các chư hầu ở Quan Trung vẫn tùy thời mà hiếp Cổn Châu, đại bản doanh của Tào Tháo. Sau khi bình định Viên Thiệu, Tào Tháo t nói phao lên rằng có trăm vạn hùng binh, thực ra đa số đều là quân Viên Thiệu mới đầu hàng được biên chế lại, tâm lý vẫn rất không ổn định, chẳng hoàn toàn tin cậy.

Sau sự kiện Đổng Thừa, Tào Tháo vẫn có ý tránh vào yết kiến Hán Hiến đế bởi thế vẫn đóng đồn ở Nghiệp Thành, để Tuân Úc phụ trách trông coi Hứa Đô giao thiệp với các công khanh nhà Hán. Do tránh những chện ng cấp chẳng ngờ cho đại bản doanh Cổn Châu và Hứa Đô đều là những quân thân tín trụ giữ. Bởi vậy số quân có thể tự do điều động đã thiếu lại càng thiếu hơn. Dù rằng rất muốn Nam chinh song hành động thực tế phải rất để tâm thận trọng. Ông ta chỉ có thể không ngừng phái những người thân gần và cao cấp đi làm gián điệp, thu mua và phân hóa các thế lực ở trong Kinh Châu, xem xét kĩ việc trong thành Tương Dương, nhất là tình thế phát triển do kế thừa qền lực mà dẫn đến đấu tranh chính trị.

Mùa xuân năm 13 Kiến An, vấn đề sức khoẻ của Lưu Biểu lại càng thêm ng kịch, Lưu Kỳ đang đóng đồn ở Hạ Khẩu nghe được tin tức chển đến phải vội về Kinh Dương thăm hỏi, song bị Sái Thị và Sái Mạo cùng Trương Doãn ngăn cản. Lưu Kỳ vốn là người hiếu thảo, Lưu Biểu ỏ những khúc cuối có thể thay đổi ý định ban đầu. Sái Mạo nói với Lưu Kỳ rằng: “Chúa công lệnh cho công tử trấn thủ Giang Hạ phòng thủ Tôn Qền, nhiệm vụ rất quan trọng, vì sao chưa được lệnh chúa công, nghe tin nói bừa, đã vội rời bỏ nhiệm vụ. Nếu để chúa công gặp công tử có thể bởi giận dữ mà bệnh tình càng thêm ng kịch, công tử hãy trở về Giang Hạ ngay đi!”. Lưu Kỳ chẳng thể làm gì được đành hướng về phía Lưu Biểu đang nằm mà quỳ lậy, khóc lóc suốt đường trở về Giang Hạ.

Lưu Bị lúc này đang tăng cường phòng thủ Phàn Thành, đột nhiên được bí thư của Lưu Biểu là Doãn Tịch thông báo, bệnh tình của Lưu Biểu đã nghiêm trọng mời Lưu Bị đến để bàn luận đại sự.

Sách “Ngụy thư” có chép:

Lưu Biểu bệnh nặng mang việc nước nói với Lưu Bị rằng: “Nay con ta bất tài, chư tướng mỗi người một ý, chẳng thể hợp tác, sau khi ta chết khanh hãy nắm lấy việc quản lý Kinh Châu”. Lưu Bị rất đỗi cảm động chỉ biết an ủi ông ta rằng: “Các cháu đều là kẻ hiền tài xin ông hãy yên lòng dưỡng bệnh”. Y Tịch khên Lưu Bị nhân cơ hội mà tên bố nắm qền hành song Lưu Bị thấy thời cơ chưa chín, nên miễn cưỡng mà làm, sẽ dẫn đến tranh giành qền lực nội bộ, lại là điều bất lợi. Bởi thế mới khéo léo từ chối rằng: “Lưu Kinh Châu đãi tôi rất hậu, nếu y lời mà đoạt lấy qền hành, người đời ắt sẽ cười tôi là tham lam, tôi chẳng nhẫn tâm được”.

Bùi Tùng Chi khi chú giải Tam quốc chí cho rằng, Ngụy thư chép thế là đáng ngờ, Lưu Biểu vốn yêu mến Lưu Tông, luôn có ý bỏ con trưởng, tại sao khi Lưu Tông sắp trở thành người kế vị, lại giao việc nước cho Lưu Bị như thế?

Song lúc ấy đã lan truyền tin Tào Tháo Nam chinh bệnh tình của Lưu Biểu đã nghiêm trọng, Lưu Tông bị phái thân Tào bao vây, xét về căn bản chẳng thể chống lại Tào Tháo, chẳng bằng ủy thác cho Lưu Bị, lại có thể bảo vệ được sự an toàn cho mẹ con Lưu Tông!

Tháng 6 năm 13 Kiến An, Tào Tháo nhận được tin tình báo ở Tương Dương, bệnh tình Lưu Biểu đã nhanh chóng ng kịch, sinh mệnh không biết lúc nào sẽ chấm dứt. Phái Thiên Tráng ở Tương Dương đã qết định ủng hộ Lưu Tông bởi thế hoàn toàn phong tỏa tin tức về bệnh trạng của Lưu Biểu đến cả Lưu Kỳ ở Giang Hạ và Lưu Bị ở Phàn Thành đều không biết rõ sự thể ra sao.

Tào Tháo một mặt triệu tập hội nghị quân sự ở Nghiệp Thành, nghe Tuân Du báo cáo về phòng thủ và quản lý bốn châu phía bắc, một mặt phái sứ giả đến Hứa Đô hỏi ý kiến Tuân Úc. Tuân Úc cho rằng đây là cơ hội nghìn năm có một, nên cấp tốc sửa soạn quân đội để nam chinh, ông ta cũng đề nghị thêm với Tào Tháo, khá lấy đường tắt từ ển Thành và Diệp Thành cấp tốc hành quân, để đối phương không kịp trở tay.

Được Tuân Du và Tuân Úc khích lệ, Tào Tháo qết định thực hiện một hành động quân sự liều lĩnh. Ông ta phái Vu Cấm, Lý Điển phối hợp với Tuân Du trấn thủ bốn châu phía bắc mới giành được. Hạ Hầu Đôn phối hợp với Tuân Úc quản lý, khu Tư lệ do Hiệu úy Chung Dao phụ trách. Lại phong Mã Đằng đang thống lĩnh ở Quan Trung làm Vệ uý, Mã Siêu làm Thiên tướng quân, vỗ về đủ mặt, để phòng bị quân Quan Trung thừa cơ tập kích.

Ngên sóai: Tào Tháo

Tổng tham mưu trưởng: Giả Hủ

Tham mưu: Điền Trù, Lâu Khuê.

Quân đoàn Tào Nhân: Dẫn hai vạn quân thân tín, làm đội chủ lực.

Quân đoàn Tào Thuần: Chỉ h đội khinh kỵ binh trực thuộc Tào Tháo, gọi là đội kỵ binh hổ báo.

Quân đoàn Trương Liêu: Từ Hoảng làm tiên phong các đội quân thân tín có năm ngàn người mỗi đội.

Quân họ Viên có khoảng mười ba vạn người, được sắp xếp thành quân trực thuộc của Tào Hồng và Trình Dục, lại cả Nhạc Tiến nữa.

Thái thú Nhữ Nam là Mãn Sủng phụ trách lương thảo và điều vận.

Hạ Hầu ên làm tổng quản hậu cần hành chính.

Cuối tháng 7, quân Tào Tháo từ ển Thành và Diệp Thành theo hai đường cùng tiến khẩn cấp, đầu tháng 8 được tin tình báo rằng Lưu Biểu đã từ trần. Dẫu rằng không ít các lão thần và tướng lĩnh cực lực phản đối ví như Văn Sính, Nguỵ Diên, song được sự giúp đỡ của Sái Mạo và anh em Khóai Việt, Lưu Tông vẫn doạt được chính qền, trong khi đó quân Tào đã xuất kỳ bất ý đột nhập Kinh Châu, chỉ còn cách Phàn Thành không đầy hai trăm dặm.

Lưu Tông vẫn có ý liên hợp với lực lượng của Lưu Bị bố trí việc phòng ngự ở Tương Dương, song Sái Mạo cực lực phản đối, Khóai Việt lại cho rằng Tào Tháo mang quân đi với danh nghĩa triều đình, nếu kháng cự là chống đối lệnh trên, bởi thế nên sớm đầu hàng. Lưu Tông không thương lượng với Lưu Bị và Lưu Kỳ nữa mà phái sứ giả đến trực tiếp đàm phán với Tào Tháo, rồi hạ lệnh cho các quận hện và tướng lĩnh quân đoàn chuẩn bị đầu hàng Tào Tháo vô điều kiện.

Tào Tháo lệnh cho Lâu Khuê xử lý việc Lưu Tông đầu hàng, lại bổ nhiệm cho Lưu Tông làm Thứ sử Thanh Châu để cách biệt với Kinh Châu là nơi vẫn có thực lực. Ngoài ra các thủ trưởng quận hện và tướng lĩnh quân đoàn, vẫn giữ ngên như cũ, chỉ có hơn tám vạn thủy quân Kinh Châu do Sái Mạo và Trương Doãn chỉ h được tham gia đội quân nam chinh của Tào Tháo, là một đơn vị tùy thuộc.

Chinh phục được Kinh Châu một cách nhanh chóng và hòa bình, hôm sau Tào Tháo đã nhòm ngó Giang Lăng, chiếm cứ được nửa phía bắc Kinh Châu, liền đó đều phong hầu cho toàn thể mười lăm cựu thần phe Khóai Việt; Hàn Tung làm Đại hồng lư, Khóai Việt làm Quang lộc huân, Lưu Tiên làm Thượng thư, Đặng Nghĩa làm Thị trung. Từ mấy việc trên mà xem, trong khoảng gần hai năm, Tào Tháo đã vận dụng chiến thuật “dùng gian tế” ở Kinh Châu, đã nỗ lực thu phục nhân tâm, và phát h công hiệu rất lớn của phép dùng binh không đánh mà khuất phục được người khác.

2. Lưu Bị khẩn cấp triệt thóai, mười vạn dân lành kéo theo

Lưu Bị đang trụ giữ Tân Dã, nghe tin quân Tào tràn xuống phía nam, bèn hạ lệnh cho toàn quân vào trong Phàn Thành chuẩn bị chiến đấu, lại khẩn cấp báo cáo việc quân cho Lưu Biểu ở Kinh Dương. Song vẫn không nhận được chỉ thị rõ ràng, khiến Lưu Bị rất băn khoăn. Gia Cát Lượng phán đóan Lưu Biểu có thể đã mất, nếu chỉ có thực lực của mình chẳng thể trụ giữ nổi Phàn Thành, liền đề nghị Lưu Bị phái sứ giả trực tiếp hỏi ý kiến Lưu Biểu, mặt khác sắp xếp việc rút quân về phía nam. Lưu Tông thấy lừa dối không nổi, mới lệnh cho Tống Trung thông tri việc Lưu Biểu đã mất để kịp chuẩn bị việc mang quân đầu hàng. Bởi đại quân Tào Tháo lúc này đã tiến gần Phàn Thành, Gia Cát Lượng đề nghị Lưu Bị khẩn cấp rút quân, mục tiêu là Giang Lăng, một điểm quân sự quan trọng liền kề Trường Giang, lấy quân lương và công sự phòng ngự có sẵn của Giang Lăng, liên hợp với quân chủ lực của Lưu Kỳ đang làm Thái thú Giang Hạ, có thế giữ được nửa phần phía nam Kinh Châu. Trung tuần tháng 8, Tôn Qền đang hùng cứ Giang Đông, cũng biết được quân tình khẩn cấp là Lưu Biểu từ trần và đại quân Tào Tháo đã nam chinh, lập tức phái Lỗ Túc sớm đến Giang Lăng, thăm dò thái độ của Lưu Kỳ và Lưu Bị.

Lưu Bị đang ở Thượng Túc, lệnh cho quân sĩ trực thuộc vượt qua Hán Thủy, có không ít quân dân vùng bắc Kinh Châu tự động theo Lưu Bị chạy nạn về phía nam. Khi đến Tương Dương, Lưu Bị dừng ngựa hướng về phía trong thành gọi Lưu Tông trả lời. Lưu Tông không dám ra mặt, song trong thành Tương Dương có không ít quan lại và quân dân tìm đến Lưu Bị, Gia Cát Lượng đề nghị Lưu Bị nhân cơ hội mà đánh chiếm Tương Dương giành lấy qền lãnh đạo, lại liên hợp với các quân đoàn ở đấy, cùng chống chọi với quân Tào, có thể chển bại thành thắng. Song Lưu Bị không nhẫn tâm trong khi giặc dữ kéo đến, nội bộ lại tàn sát lẫn nhau, vẫn giữ qết định như cũ tiếp tục đến Giang Lăng ở phía nam khi đi qua phần mộ của Lưu Biểu ở ngoài thành. Lưu Bị thay mặt cho quân sĩ ra bái lạy khóc lóc không thôi, toàn quân thấy thế rất cảm động lại càng qết tâm, kháng cự với Tào Tháo.

Lúc ấy quân tiên phong của Trương Liêu và quân Từ Hoảng đã tiến vào Tân Dã, cách Tương Dương chỉ khoảng bốn ngày đường.

Đầu tháng 9 quân Lưu Bị tiếp tục chặng đường hơn bốn trăm dặm rút về nam, đến hện Tương Dương, dân tị nạn kéo theo đầy cả đường, có đến hơn mười vạn người, xe chở hành lý lớn nhỏ có đến vài nghìn chiếc, chen cả lối đi, mỗi ngày hành quân không được mười dặm đường, còn hơn ba trăm dặm mới đến Giang Lăng, với tốc độ như vậy ít ra phải mất một tháng mới đến nơi, nói chung chẳng thể tránh được quân tr kích của Tào Tháo.

Lưu Bị bất đắc dĩ phải triệu tập hội nghị khẩn cấp, đổi mới kế hoạch bố trí rút quân, ông hạ lệnh Quan Vũ dẫn hơn một vạn thủy quân theo đường Hán Thuỷ mà xuôi dòng, đến Giang Lăng trước lo việc phòng thủ, lại phái sứ giả đên Hạ Khẩu khẩn cấp trao đổi với Lưu Kỳ hẹn sẽ hợp quân ở Giang Lăng. Trương Phi dẫn hai ngàn nhân mã theo chặn hậu dự phòng Tào Tháo tập kích, Triệu Vân dẫn vài trăm người lo việc bảo vệ gia nhân. Còn tự mình với Gia Cát Lượng, Từ Thứ, dẫn quân chủ lực bảo vệ dân tị nạn, cứ từ từ mà đi như cũ.

Không ít quân tùy tùng và tướng lĩnh chỉ h nói với Lưu Bị rằng: “Theo kế hoạch hiện nay, cần mau chóng đến Giang Lăng, hiện nay chúng ta t có mấy vạn người, nhưng người có thể cầm vũ khí thì ít, lại thêm quá nhiều xe chở nặng làm trở ngại hành động, nêu bị quân Tào Tháo đánh đến, biết xử trí thế nào?”

Lưu Bị kiên qết nói: “Ta không phải không biết sự ng hiểm song người có tâm sáng lập sự nghiệp, rất cần “đắc nhân tâm”, hiện nay mọi người đều theo ta mà đi, ta sao nỡ nhẫn tâm dứt bỏ họ cho đành?”.

Sau này vào thời Nam Triều, Tập Tạc Xỉ luận về việc này có viết:

“Lưu Hền Đức t thân phận đang lúc điên đảo hoạn nạn, lại càng tuân thủ tín nghĩa, hình thế đã mười phần ng bách, mà vẫn có thể nói không lỗi đạo; cẩn thận với Lưu Biểu bạn cũ, không bội ước với người xưa, tình nghĩa cảm động cả ba quân. Bởi thế có không ít người một lòng ngện với ông ta chia sẻ tai nạn, người ấy sau này có thể sáng lập đại sự nghiệp, có thể nói là đạo lý tất nhiên vậy!”.

3. Triệu Tử Long một ngựa cứu chúa, Trương Dực Đức thét lớn lui binh

Trung tuần tháng 9, Tào Tháo đến được Tân Dã, lập tức triệu tập hội nghị quân sự trong doanh trại. Theo tin tức của thám mã cho biết rõ ràng, Lưu Bị đang cố gắng rút lui về Giang Lăng, một điểm quân sự quan trọng ở giữa Kinh Châu. Giang Lăng có lương thực tàng trữ, đối với đội quân viễn chinh Tào Tháo thực có giá trị, bởi thế không thể để Lưu Bị cướp được chỗ quan trọng này, mà tăng cường lực lượng phòng thủ, Tào Tháo qết định lựa ra năm ngàn kỵ binh tinh nhuệ, tự mình cầm quân, lại phối hợp với quân “hổ báo” của Tào Thuần, đi suốt ngày đêm, tr đuổi Lưu Bị.

Quân kỵ binh của Tào Tháo đi ba trăm dặm một ngày, cuối cùng đến gần Tương Dương Trường Bản thì gặp đội hậu bị của Lưu Bị. Trương Phi dẫn quân chặn hậu ráo riết chống đỡ song không thể ngăn nổi khí thế của quân Tào nên mau chóng bị đánh tan. Quân của Lưu Bị t nhiều hơn so với Tào Tháo, nhưng bất ngờ lại thêm phải bảo vệ dân lành, nhìn chung không thể chiến đấu nổi. Quân kỵ binh của Tào Tháo xung sát dữ dội, quân Lưu Bị thua to, Trương Phi chỉ biết lệnh cho quân chặn hậu bảo vệ Lưu Bị cùng Gia Cát Lượng, Từ Thứ sớm rút về phía nam.

Giữa đám loạn quân, Triệu Vân phát hiện đội quân đi theo gia qến Lưu Bị bị đánh tan, bèn hạ lệnh cho toàn quân mau chóng rút chạy, tự mình một ngựa trở lại phía bắc, chém giết dữ dội để tr tìm gia qến Lưu Bị. Không lâu gặp My Trúc đang hộ tống Cam phu nhân, Triệu Vân lệnh cho My Trúc đuổi theo Lưu Bị, lại quay lại phía bắc tìm A Đẩu, con trưởng của Lưu Bị. Lúc ấy hai người con gái của Lưu Bị đã bị bắt, Giản Ung bảo vệ My phu nhân mang theo A Đẩu chạy trốn, song bị quân Tào đuổi kịp, Giản Ung và My phu nhân đều bị trọng thương, may mà Triệu Vân đến kịp đẩy lùi được quân Tào, bởi My phu nhân bị thương nặng, không muốn đi nữa, Triệu Vân chỉ còn biết lệnh cho một quân sĩ đưa Giản Ung đi, tự mình ở lại chỗ ấy nài nỉ My phu nhân. Song phu nhân muốn cứu lấy ấu chúa, Triệu Vân không thể một mình bảo vệ được cả hai, bèn nhân khi Triệu Vân không chú ý lao đầu xuống giếng tự vẫn mà liều chết. Liền sau đó, Triệu Vân bọc ấu chúa vào trong áo, đơn thân độc mã phóng về phía nam, mong gặp được Lưu Bị, giữa đường gặp không ít quân Tào chặn đánh, Triệu Vân hăng hái chống trả, đột phá vòng vây trùng trùng, tấm chiến bào mầu trắng đều nhuốm đầy máu đỏ. Lưu Bị và Gia Cát Lượng vừa đánh vừa chạy hối hả cuối cùng dừng lại sau cầu Trường Bản, nơi hợp lưu của sông Chương Thủy và Tứ Thủy, tiến hành chỉnh biên đội ngũ. Bởi vậy Lưu Bị lệnh cho Trương Phi mang hai mươi kỵ binh chặn hậu, để chặn địch, cùng tiếp ứng cho tàn quân đang rút chạy. Không lâu, nhìn thấy Triệu Vân một ngựa bảo vệ ấu chúa đang chạy lại, Trương Phi lập tức chạy đến giúp ông ta qua cầu. Triệu Vân nói với Trương Phi, quân Tào đang đến gần nên mau chuẩn bị đối phó.

Trương Phi lệnh cho hai mươi kỵ binh quất ngựa chạy trên cánh đồng mé sau cầu, làm tung cát bụi mù mịt, để làm nghi binh. Tự mình ngồi trên mình ngựa cầm ngang ngọn giáo trấn giữ bên cây cầu, chuẩn bị nghênh chiến tr binh của Tào Tháo.

Ở chỗ này nước sông chảy rất dữ chẳng thể vượt qua, lại thêm cầu Trường Bản đã bị Trương Phi phá hoại, trừ khi mạo hiểm vượt sông, còn chẳng có đường nào khác, bởi thế quân Tào kéo đến sau đó cũng không biết phải làm gì.

Tào Thuần chạy đến tận nơi, chỉ thấy Trương Phi cầm giáo đứng trụ, lớn tiếng quát rằng: “Ta là Trương Dực Đức đây, có gan thì phóng ngựa sang đây qết một trận sinh tử”. Tào Thuần thấy ông ta chẳng sợ hãi như thế không rõ Trương Phi có quỷ kế gì, bởi vậy không dám liều lĩnh qua sông.

Hai bên cách nhau hai phía cầu gẫy, cầm cự kéo dài, khiến Lưu Bị rút lui kịp thời về nơi an toàn. Bởi tránh sự tr đuổi của Tào Tháo, Lưu Bị qết định vứt bỏ kế hoạch chiếm Giang Lăng, mà rút về Hạ Khẩu, gặp được Quan Vũ với một vạn quân thủy đang ở Hán Tân Khẩu, thanh thế khôi phục lại, nhìn chung ổn định được tình thế. Không lâu Thái thú Giang Hạ là Lưu Kỳ mang một vạn thủy quân lên chi viện và ở lại đấy, hai bên tạm thời đóng đồn ở Hạ Khẩu, sửa sang việc phòng ngự doanh trại.

Trận Tương Dương Trường Bản, Tào Tháo chẳng những bắt được nhiều người và đồ quân dụng, đến cả hai người con gái của Lưu Bị cũng bị Tào Thuần bắt giữ. Bà mẹ của Từ Thứ đi theo đoàn quân cũng bị bắt, Tào Tháo nói Từ Thứ là người hiếu thảo, bắt mẹ Từ Thứ viết thư gọi Từ Thứ về q hàng.

Từ Thứ sau khi được thư, vội đến xin từ biệt với Lưu Bị và Gia Cát Lượng, ông ta lấy tay chỉ vào trái tim mà nói với Lưu Bị: “Tôi vẫn muốn giúp tướng quân dựng nên nghiệp bá, nay việc đến nỗi này, mẹ già bị giam hãm, rối loạn cả đầu óc, chẳng thể làm gì xin hãy cho tôi được ra đi!”.

Lưu Bị và Gia Cát Lượng đều không muốn thế, song cũng không biết làm như thế nào, đành để Từ Thứ đến trại Tào cứu mẹ già.

Kết quả trận Tương Dương là rất lớn, thực ra Tào Tháo sử dụng quân không nhiều trừ đội kỵ binh hổ báo đa số là quân họ Viên và quân Kinh Châu mới biên chế (quân đoàn Văn Sính cũng ở trong số đó). Song ông ta vận dụng chiến thuật chớp nhoáng, Lưu Bị về căn bản chẳng thể đánh giá hết về quân lực. Bởi vậy, không đầy hai tháng Tào Tháo đã chiếm được Giang Lăng, có được một nửa lãnh thổ Kinh Châu, thiên tài chỉ h quân sự của Tào Tháo, thực khiến người ta kinh sợ. Có thể tin ở trận này Gia Cát Lượng trẻ tuổi đã có một ấn tượng sâu sắc về thực tế chiến đấu, giúp đỡ cho ông rất nhiều kinh nghiệm trong những trận đánh sau này.

4. Lâm ng nhận sứ mệnh, lặn lội để ngoại giao.

Sau khi Tào Tháo đánh chiếm Giang Lăng, rất kiêu căng tự mãn, ông ta trù trừ thỏa mãn, sai người đưa đến cho Tôn Qền một phong thư: Ta phụng thánh chỉ để chinh phạt, cờ mao trở về nam, Lưu Tông chịu đầu hàng, nay lệnh cho tám mươi vạn quân thủy, sẽ cùng với tướng quân đi săn ở Đông Ngô.

Đây là một phong thư vừa đe dọa vừa chiêu hàng, Tôn Qền lúc ấy cũng đến Sài Tang, một vị trí quân sự quan trọng tến đầu bên sông Trường Giang, một mặt quan sát tình thế chiến dịch Kinh Châu, một mặt khác tích cực chuẩn bị công việc phòng ngự. Sau khi tiếp được bức thư của Tào Tháo, Tôn Qền lập tức triệu tập hội nghị quân sự lâm thời, xung quanh việc “dùng thư tín ra oai với quần thần, không vì thế mà sợ hãi”.

Tôn Qền trẻ tuổi song rất bình tĩnh trước sự việc này, thực ra ông ta đã sớm quan tâm đến hành động nam chinh chiếm Kinh Tương của Tào Tháo, trung tuần tháng 8, đã từng phái Lỗ Túc đi Giang Lăng, nghe ngóng thái độ Lưu Bị và Lưu Kỳ.

Khi Lỗ Túc đến Nam quận, nghe nói Tương Dương đã bị chiếm, đại quân Lưu Bị đang rút về nam; lập tức vội đến Tương Dương, gặp được Lưu Bị đã rút về Trường Bản, đều cùng đi đến Hạ Khẩu để gặp Lưu Kỳ.

Sau khi đã thay mặt Tôn Qền thăm hỏi Lưu Bị, Lỗ Túc hỏi Lưu Bị có dự định gì, Lưu Bị cho rằng Giang Lăng t có thể mất, song phần phía nam giáp Trường Giang chưa bị quân Tào chiếm lĩnh, bởi thế ông dự định sau khi chấn chỉnh đội ngũ ở Hạ Khẩu, sẽ dẫn quân xuống phía nam theo lối cuốn chiếu mà đi. Lỗ Túc hỏi ông ta có ai giúp đỡ, Lưu Bị nói: “Thái thú Thương Ngô là Ngô Cự, với tôi có quan hệ cũ, dự định đến nhờ ông ta giúp đỡ”.

Lỗ Túc không tán thành, “Đất Thương Ngô ở nơi xa xôi, Ngô Cự lại là kẻ tầm thường, chẳng thể nương nhờ được. Thảo Lỗ tướng quân (chỉ Tôn Qền) thông minh nhân ái, kính hiền đãi sĩ, kẻ anh hào ở Giang Đông đều tụ về. Hiện nay đã có binh mã sáu quận Giang Đông, lương thảo đầy đủ, cơ sở vững vàng. Bởi thế kế hoạch hợp lý hiện nay là kết giao với thế lực Giang Đông, cùng gánh vác đại sự”.

Kế hoạch này với chiến lược thân Ngô đánh Tào mà Gia Cát Lượng đề nghị ở “Long Trung Sách”, tình cờ mà hợp Lưu Bị tự nhiên rất đỗi hứng thú, lại được Lỗ Túc chỉ dẫn, việc khó mà thành ra dễ.

Lỗ Túc lại đề nghị thêm với Lưu Bị, Hạ Khẩu ở phía bắc Trường Giang, dễ bị Tào Tháo đánh từ đường bộ, chẳng bằng rời phòng tến sang Phàn Khẩu ở phía bờ nam (nay là Hồ Bắc). Vào thời kỳ này Lỗ Túc mới nói với Gia Cát Lượng về quan hệ giữa mình và Gia Cát Cẩn, hai người bởi thế càng thêm thân thiết. Sau này, trong nhiệm vụ liên minh Tôn - Lưu rất gian khổ, tình bạn giữa Gia Cát Lượng và Lỗ Túc, đã phát h ảnh hưởng khá quan trọng.

Sau khi hoàn thành công việc đóng doanh trại ở Phàn Khẩu, Gia Cát Lượng nói với Lưu Bị: “Việc rất đã gấp, xin đượcphụng mệnh nhờ Tôn tướng quân cứu giúp”. Lưu Bị cũng cảm thấy tình thế rất gấp, Tào Tháo có thể mau chóng từ Giang Lăng thuận dòng mà xuống, mà quân lực ở Phàn Khẩu chẳng thể ngăn cản nổi, bởi thế đồng ý để Gia Cát Lượng theo Lỗ Túc đi Giang Đông, trao đổi về việc hợp tác chiến đấu. Hai mươi năm sau Gia Cát Lượng có viết trong Xuất Sư Biểu: “Sau này ngẫm lại, nhận việc trước lúc bại quân, phụng mệnh giữa lúc ng nan”, chỉ rõ việc này.

Lời bình của Trần Văn Đức

Nếu báo thù mà qết tâm liều chết, sách lược không thấy hết khó khăn tiến thóai, sẽ dẫn đến hi sinh vô vị.

Nếu kẻ làm tướng quá tin ở viện trợ sẽ khó, thiếu qết tâm của chính mình, sẽ rất dễ bị bắt.

Nếu gặp địch giữa trận, nôn nóng quá mức, chưa xem xét kĩ lưỡng toàn cục sẽ mắc phải âm mưu của kẻ địch.

Nếu quan tâm đến danh dự nhiều quá, sẽ không nhẫn tâm, cảm tình quá mức, chẳng thể kiên trì với s nghĩ lý tính, dễ rơi vào cạm bẫy của địch.

Nếu yêu mến trăm họ hoặc quân dân thái quá, sẽ chẳng thể phát h chiến đấu, ảnh hưởng đến hiệu suất tác chiến.

Năm điểm này đều là chứng bệnh mà các tướng lĩnh dễ mắc phải, cũng sẽ tạo thành tai họa khi dùng binh, phàm là toàn quân tan rã, đại tướng gặp nạn, đều bởi năm điểm này, chẳng thể không chú ý đặc biệt.

Quá cố chấp ắt sẽ dẫn đến chỗ mất tính đàn hồi, với việc chỉ h đại cục, kẻ trí dũng rất khó tránh những sai sót.

Nghiêm chỉnh mà nói, từ Phàn Thành rút quân đến Tương Dương đại bại, Lưu Bị đã phạm không ít sai lầm về chỉ h toàn cục, dẫn đến chỗ bị Tào Tháo triệt để khoét sâu, đành chịu chạy thóat thân, đã là cái không may trong cái may mắn. Kinh nghiệm về trận thảm bại này, đối với Gia Cát Lượng trẻ tuổi sau này vạch ra sách lược, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với khnh hướng cẩn thận tệt đối.

TRẦN VĂN ĐỨC