Khúc quanh của dòng sông

Chương 2

Châu Phi là nhà tôi, đã từng là nhà của gia đình tôi từ hàng thế kỷ nay. Nhưng chúng tôi đến từ bờ biển phía Đông, điều đó có ý nghĩa khác hẳn. Bỡ biển không hẳn là châu Phi. Đó là nơi pha trộn A rập - Ấn độ - Ba tư – Bồ đào nha, và chúng tôi, những người sống tại đó, gần như là người của Ấn độ dương. Thực sự châu Phi nằm ở đằng sau chúng tôi. Nhiều dặm cây bụi hoặc sa mạc ngăn chia chúng tôi với những người sống ở các vùng cao hơn, nên chúng tôi hướng về phía Đông, nơi có những vùng mà chúng tôi có quan hệ  buôn bán – A rập, Ấn độ, Ba tư. Cũng có những khu đất của tổ tiên chúng tôi. Nhưng chúng tôi hoàn toàn không thể nói mình là người A rập hoặc Ấn độ hoặc Ba tư, và khi so sánh mình với những người đó, chúng tôi thấy mình giống người châu Phi hơn.

Gia đình tôi theo đạo Hồi. Nhưng chúng tôi là một nhóm đặc biệt. Chúng tôi khác với những người Arập và Hồi giáo khác ở bờ biển, còn về tập quán và thói quen chúng tôi gần với những người Hindu vùng Tây bắc Ấn độ hơn, đó cũng chính là gốc gác của chúng tôi. Tôi không thể biết rõ chúng tôi đã đến nơi đây khi nào. Chúng tôi không thuộc dạng những người ở đây. Chúng tôi chỉ sống ở đây, làm những việc dành cho chúng tôi, làm theo những gì đời trước mình đã làm. Chúng tôi không bao giờ hỏi tại sao lại như thế, chúng tôi không quan tâm. Trong sâu thẳm, chúng tôi thấy mình là một dân tộc hết sức cổ xưa, nhưng dường như chúng tôi không có cách nào đánh giá được sự trôi qua của thời gian. Cha tôi hay ông tôi đều không biết ngày tháng của những câu chuyện của mình. Không phải vì họ đã quên hoặc bị rối trí – quá khứ chỉ đơn giản là quá khứ.

Tôi nhớ đã nghe ông kể rằng ông từng chèo một chiếc thuyền chở nô lệ như là chở hàng hoá hay cao su gì đó, song không thể nói cho tôi biết ông làm việc đó khi nào. Ông có trong ký ức mình đủ chuyện trôi nổi trên biển mà không hề có ngày tháng hay điểm mốc thời gian liên hệ nào, như thể đó là sự kiện mang tính độc nhất trong một cbsn không sự kiện. Ông không nói đó là một việc ghê gớm gì, chỉ nói dó là một việc không bình thường ông từng làm – không phải là chở nô lệ, mà là chở cao su. Và chưa cần đến ký ức của chính tôi, về câu chuyện của ông, tôi cho rằng đó có thể là một phần của lịch sử đã biến đi mãi mãi. Tôi tin, từ cuốn sách mới đọc được, rằng ý tưởng về cao su có thể đã xâm chiếm đầu óc ông vào lúc đó, trước Thế chiến II, khi cao su trở thành một thứ hàng hoá được ưa chuộng – và sau đó là một vụ bê bối lớn - ở Trung Phi. Do đó tôi nhận thấy rằng các sự kiện vẫn đang bị ông tôi che giấu, hoặc là ông chẳng mấy quan tâm đến chúng.

Câu chuyện về toàn bộ giai đoạn đảo lộn đó của châu Phi – sự nổi loạn của người A rập, sự bành trướng của châu Âu, sự vươn ra ngoài lục địa – là lịch sử gia đình duy nhất mà tôi biết. Đó là số phận những người sống ở đây. Mọi kiến thức về lịch sử của chúng tôi và lịch sử Ấn Độ dương tôi đều đọc trong những quyển sách do người châu Âu viết, thí dụ người A rập chúng tôi trong thời gian đó là những nhà phiêu lưu và nhà văn lớn, rằng các thuỷ thủ của chúng tôi đã chèo thuyền vượt  Địa Trung Hải và khám phá ra châu Mỹ, rằng một hoa tiêu người Ấn đã dẫn đường cho Vasco da Gama từ Đông Phi đến Calicut, rằng tữ chèque đã được các thương gia Ba tư chúng tôi sử dụng lần đầu tiên…Chúng chẳng hề t.ao nên chút hiểu biết hay tự hào của chúng tôi. Tôi cảm thấy nếu không có người châu Âu, toàn bộ quá khứ của chúng tôi đã bị bay biến, giống như vết giày các ngư dân trên bãi biển bên ngoài thành phố nơi chúng tôi ở.

Có một trại giam trên bờ biển. Những bức tường xây bằng gạch. Chúng đã trở thành đống đổ nát khi tôi còn là một đứa bé, và ở châu Phi nhiệt đới, vùng đất của việc xây dựng vô tội vạ giống như một mảnh lich sử hiếm hoi. Chính trong nhà giam này, những nô lệ đã  bị nhốt sau khi đã đi bộ đến từ trung tâm lục địa, vùng thảo nguyên, tại đó họ chờ đợi những chiếc thuyền buồm A rập sẽ đưa họ vượt biển. Nhưng nếu bạn không biết, thì nơi đó chẳng nói lên gì hết, chỉ là những bức tường đổ nát trên một tấm bưu ảnh chụp bãi biển với những cây dừa.

Đã từng có khi người A rập cai quản nơi đây, rồi người châu Âu tới, giờ đây người châu Âu đã đi. Nhưng có rất ít thay đổi trong cách suy nghĩ của người dân. Họ vẫn vẽ hình những con mắt to ở mũi thuyền để cầu may mắn, và các ngư dân có thể trở nên rất giận dữ, thậm chí hăng máu, nếu một người khách nào đó chụp hình họ - nghĩa là đang buộc họ phải rời khỏi linh hồn của mình. Mọi người ở đây vẫn sống như thế, họ vẫn như vậy lâu nay, không hề có khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại. Mọi thứ diễn ra trong quá khứ đều đã biến mất, vần luôn chỉ có hiện tại mà thôi. Thế cho nên, như hậu quả của một thứ hỗn loạn nào đó trên thiên đường, ánh sáng của bình minh vẫn luôn phải nhường chỗ cho bóng đêm, và con người luôn sống trong hoàng hôn vĩnh hằng.

Chế độ nô lệ ở bờ biển phía Đông không giống như phía Tây. Không ai bị đưa đi làm đồn điền. Phần lớn người dân rời khỏi vùng biển của chúng tôi tới nhà của người A rập để làm người hầu. Một số trở thành thành viên của những gia đình mà họ tới, một số ít hơn trở nên có quyền lực bằng chính sức mạnh của mình. Với một người châu Phi, một đứa trẻ của rừng, đi hàng trặm dậm tữ nội địa và xa làng mình, bộ lạc mình, sự bảo vệ của một gia đình ngoại quốc là rất quý giá để có thể tồn tại đơn độc giữa những người châu Phi xa lạ và thù địch. Đó là lý do giải thích tại sao việc buôn nô lệ vần được tiếp tục khá lâu sau khi các nước châu Âu đã cấm, và tôi tại sao, vào thời khi người châu Âu đang kinh doanh một loại cao su nào đó, ông tôi lại có thể buôn một mặt hàng khác. Đó cũng là lý do giải thích tại sao một chế độ nô lệ bí mật vẫn tiếp tục trên bờ biển cho mãi đến sau nạy Những người nô lệ, hay thuộc về các dân tộc có thể bị coi là nô lệ, muốn giữ nguyên như thế.

 Trong khu này của gia đình tôi có hai gia đình nô lệ, và họ đã ở đây ít nhất ba thế hệ. Họ sợ nhất là bị đuổi đi. Chính thức mà nói những người này chỉ là những người giúp việc. Nhưng họ muốn những người khác – những người châu Phi khác cũng như những người A rập và Ấn độ nghèo đói – biết họ thực sự là nô lệ. không phải là họ tự hào về chế độ nô lệ như một thứ thân phận, điều họ tự hào là sợi dây nối kết đặc biệt với một gia đình danh tiếng. Họ có thể tỏ ra hết sức nghiệt ngã với những người thuộc gia đình nhỏ hơn.

Khi còn nhỏ tôi thường đi dạo trên những lối đi hẹp hai bên là tường trắng ở khu phố cổ của thành phố, nơi gia đình chúng tôi ở. Tôi tắm rửa sạch sẽ và ăn bận tử tế, họ bôi thứ phấn của họ lên mắt tôi, và đeo một lá bùa may mắn lên cổ tôi, và rồi Mustafa, một ông già ở chỗ chúng tôi sẽ lắc vai tôi lia lịa. Tôi đã đi dạo như thế này: Mustafa đặt tôi lên vai ông để mọi người thấy của báu của gia đình tôi, và cùng lúc đó cho thấy vị trí được tin cậy của ông trong gia đình tôi. Có một vài thằng nhóc chỉ trỏ trêu chọc chúng tôi. Khi tình cờ chạm trán với những thằng bé đó, Mustafa để tôi xuống, bảo tôi chửi, thêm vào đó chính những câu chửi của ông, bảo tôi đánh nhau, và rồi, khi mọi việc trở nên quá bất lợi cho tôi, ông sẽ gỡ tôi ra khỏi những cái đấm cái đạp của bọn nhóc và đặt tôi lên vai ông. Và chúng tôi lại tiếp tục dạo chơi.

Câu chuyện về Mustafa, người A rập, những chiếc thuyền buồm và những người nô lệ như thế này giống như rút ra từ tập Nghìn lẻ một đêm. Nhưng khi nghĩ đến Mustafa, và thậm chí chỉ cần nghe từ "nô lệ", tôi liền nghĩ ngay đến khu ngoài của chỗ chúng tôi ở, một sự pha trộn giữa sân trường và sân sau nhà, tất cả những người đó, một số gào thét, hàng đống quần áo treo trên dây phơi hoặc trải rộng trên những tảng đá to,cái mùi nằng nặng của những đống vải đó hoà lẫn vào mùi của những hố xí tạm bợ và cái góc chứa nước giải, hàng đống đĩa men và đĩa đồng cáu bẩn trên bàn giặt giữa sân, trẻ con chạy đi chạy lại khắp nơi, việc  chuẩn bị bữa ăn không một phút ngừng trong khu bếp tối thui. Tôi nghĩ đến đám phụ nữ, trẻ con, về các chị em tôi và gia đình họ, về những người phụ nữ phục vụ và gia đình họ, cả hai đều có vẻ như có sức nặng ngang nhau, tôi nghĩ về những cuộc tranh cãi trong  các phòng của gia đình, những cuộc tranh cãi nẩy lửa trong khu này của những người giúp việc. Chúng tôi quá đông đúc trong khu nhà nhỏ bé đó. Chúng tôi không cần đến tất cả những người hầu đó. Nhưng họ không phải là những người phục vụ bình thường, và không lý do nào để đuổi họ đi được cả. Chúng tôi bị dính vào với họ.

Trên bờ biển phía Đông đã từng như thế. Những người nô lệ có thể biến đổi theo nhiều cách. Những người hầu của chúng tôi không còn là người châu Phi thuần tuý nữa. Họ không được gia đình công nhận, nhưng tại những điểm nào đó trong phả hệ, họ được pha trộn thêm dòng máu châu Á. Mustafa có dòng máu Gujarat trong huyết quản: Metty cũng vậy, sau này nó đã tìm mọi cách vượt qua lục địa để đến với tôi. Dù vậy, đó là một cuộc chuỷên giao máu từ ông chủ sang nô lệ. Với những người A rập trên bờ biển chúng tôi, tiến trình đã thực hiện  theo cách khác. Những người nô lệ đã tấn công chủ của mình; dòng giống A rập ông chủ rõ ràng đã biến mất.

Trước đây, các nhà thám hiểm và chiến binh A rập vĩ đại đã từng thống trị. Họ đã đi sâu vào nội địa, xây dựng các thành phố và dựng lên các vườn ươm cây trong rừng. Rồi quyền lực của họ mất dần vào tay người châu Ậu. Các thành phố và vườn cây của họ biến mất, bị cây bụi nuốt trọn. Họ thôi không còn có trong đầu ý tưởng về vị thế của mình trong  thế giới, và họ đánh mất nghị lực của mình; họ quên mất mình từng là ai và từ đâu đến. Họ chỉ biết họ là người Hôi giáo; và trong đạo Hồi giáo họ cần có vợ và nhiều vợ. Nhưng họ đã bị tách khỏi gốc rễ A rập của mình và chỉ còn có thể tìm thấy vợ của mình trong số những người phụ nữ châu Phi, những người trước đây từng là nô lệ cho họ. do đó, rất sớm, những người A rập, hay là những người tự gọi mình là A rập, đã trở thành những người Phi Châu, không khác biết gì hết. Ít khi họ suy nghĩ về nền văn minh độc đáo của mình. Họ có kinh Koran và các giới luật của nó; họ chỉ gắn kết vào một số lối ăn mặc, đội một thứ mũ, và có một bộ râu cắt tỉa đặc biệt; chỉ vậy thôi. Họ chỉ có một ít ký ức về những việc tổ tiên họ từng làm ở châu Phi. Họ chỉ có thói quen về quyền lực, mà không đủ nghị lực hay học thức để quay lại được quyền lực đó. Quyền lực của những người A rập – khá lớn khi tôi còn là một đứa trẻ - chỉ là vấn đề về tập quán. Nó có thể bị thổi bay vèo bất cứ lúc nào. Thế giới vẫn chỉ là thế giới.

Tôi lo ngại giùm người A rập. Tôi cũng lo lắng cho chúng tôi. Bởi vì, khi  có quyền, thì chẳng có gì khác biệt lớn lao nào giữa họ và chúng tôi hết. Cả hai đều là những nhóm nhỏ sống dưới lá cờ của người châu Âu và cùng ở bên rìa lục địa. Trong ngôi nàh gia đình chúng tôi, khi còn là một đứa trẻ, tôi chưa bao giờ nghe thấy một cuộc tranh luận nào về tương lai của chúng tôi hoặc tương lai của bờ biển. Ai cũng cho rằng mọi chuyện sẽ tiếp diễn, rằng những cưới xin có thể tiếp tục được tổ chức giữa những người có sự đồng thuận với nhau, rằng thương mại buôn bán có thể tiếp tục, rằng châu Phi có thể cho chúng tôi những thứ nó từng cho.

 Các chị em tôi lấy chồng theo lối truyền thống, nghĩa là, cả tôi nữa, cũng có thể lấy vợ khi đủ tuổi và nới rộng cuộc sống gia đình chúng tôi. Nhưng lúc còn nhỏ, khi còn học ở trường, tôi đã nhận ra rằng cách sống của chúng tôi quá cổ lỗ và dường như đã đến hồi cáo chung.

Những thứ nhỏ bé có thể mang đến chúng tôi nhiều cách suy nghĩ mới, chẳng hạn những bức tem thư. Chính quyền Anh đã cho chúng tôi nhiều loại tem đẹp. Những lọai tem đó miêu tả cảnh sắc và đồ vật của địa phương; một cái có tên là "thuyền buồm A rập". Trong những con tem có hình chiếc thuyền đó, có cái gì kỳ lạ khiến một người nước ngoài từng nói "Đó là điều nổi bật nhất ở vùng này". Không có con tem về thuyền buồm ấy có lẽ tôi đã chẳng mảy may quan tâm đến những chiếc thuyền. Tôi học cách quan sát chúng. Mỗi khi thấy chúng chen chúc nhau ở ven bờ nước tôi nghĩ chúng như là cái gì đó thật thân thiết với vùng chúng tôi, gần gũi, cái gì đó người nước ngoài có thể nhận ra, cái gì đo không được hiện đại cho lắm, và chắc chắn chẳng hề giống với những tàu hàng và tàu khách cập vào những cầu cảng hiện đại của chúng tôi.

Vậy là từ khi còn bé tôi đã phát triển cho mình thói quen nhìn ngắm, tự gắn mình vào khung cảnh thân quen và thử nhận ra nó từ một khoảng cách nào đó. Chính từ thói quen hay nhìn ngắm này mà tôi có ý nghĩ rằng với tư cách là một cộng đồng chúng tôi đã tụi lùi về sau nhiều quá. Và đó là khởi đầu cho tình trạng bất an của tôi.

Tôi thường nghĩ về cảm giác bất an đó như là một điểm yếu, một điểm kém cỏi trong tính tình của tôi, và tôi có thể hổ thẹn nếu ai đó phát hiện ra điều này. Tôi giữ cho riêng mình những ý nghĩ về tương lai, và thế là đủ để thoải mái sống trong nhà chúng tôi, nơi, như tôi đã từng nói, không bao giờ có cái gì đó tương tự một cuộc tranh luận chính trị. Gia đình tôi không có người điên. Bố tôi và anh em ông là thương gia, buôn bán; theo cách của riêng mình họ cố theo kịp thời đại. Họ có thể điều chỉnh được hoàn cảnh; họ chấp nhận rủi ro và đôi khi họ có thể trở nên rất cục cằn. Nhưng họ đã đi sâu vào cuộc đời mình đến nỗi kt nào bước lui và nhìn ngắm lại bản chất cuộc đời nó. Họ làm điều họ phải làm. Khi mọi chuyện trở nên sai trái họ có sự an ủi của tôn giáo. Chập nhận số phận không chỉ đơn thuần là sự sẵn sàng, đó là một lòng tin trầm tĩnh và sâu sắc về sự phù phiếm của đời người.

Tôi không bao giờ có thể lên cao đến thế. Sự bi quan của tôi, sự bất an của tôi, là một chuyện thuộc trần thế nhiều hơn. Tôi không hề có cảm giác tôn giáo của gia đình mình. Sự bất an đó là do tôi thiếu một tôn giáo đích thực, và cũng giống như một đổi thay nhỏ về sự bi quan cao cả của lòng tin chúng ta, sự bi quan dẫn con người đến những day dứt. Đó là cái giá dành cho thái độ duy vật của tôi, sự tìm kiếm của tôi để chiếm lĩnh được trạng thái trung hoà, giữa sự thẩm thấu vào cuộc sống và bay lơ lửng phía trên mặt đất.

Sự bất ổn tôi cảm thấy về vị thế của chúng tôi trên bờ biển là do tính khí của tôi và quả có ít thứ có thể làm tôi bình tâm trở lại. Các sự kiện ở mảnh đất châu Phi này bắt đầu biến chuyển rất nhanh. Về phía Bắc có một cuộc nổi loạn đẫm máu của một bộ lạc sống trên núi cao mà người Anh dường như không thể trấn áp nổi, và cũng có những vụ bùng nổ thể hiện sự bất tuân và sự tức giận khác nữa. Những triệu chứng bệnh đôi khi cũng là bệnh tật thực sự, và tôi không nghĩ rằng sự sợ hãi của bản thân khiến tôi cảm thấy hệ thống chính trị mà chúng tôi đang sống dang sắp chấm dứt, và rằng cái sẽ thay thế sẽ không hề dễ chịu. Tôi sợ những lời nói dối – những người da đen khẳng định người da trắng nói dối.

Chính châu Âu đã cho chúng tôi, những người sống ở bờ biển, ý tưởng nào đó về lịch sử của chúng tôi, chính châu Âu, tôi cảm thấy thấy vậy, cũng đã mang đến những lời nói dối. Những người từng sống ở vùng này của châu Phi trước người châu Âu chưa từng bao giờ nói dối về mình. Không phải vì chúng tôi đạo đức hơn họ. Chúng tôi không nói dối bởi vì chúng tôi không bao giờ sở hữu chính mình và không hề nghĩ là có cái gì đó để mình phải nói dối hết; chúng tôi là những người giản đơn như thế đấy. Nhưng người châu Âu có thể nói một đằng làm một nẻo; và họ có thể hành động theo cách đó bởi vì họ có ý thức về cái họ nợ nền văn minh của mình. Đó là chỗ lợi thê của họ so với chúng tôi. Người châu Âu muốn có vàng và nô lệ, cũng giống như mọi người khác; nhưng cùng lúc đó họ cũng muốn người ta dựng tượng mình như những người từng làm việc tốt cho nô lệ vậy. Là những người thông minh và đầy nghị lực, và ở đỉnh cao quyền lực của mình, họ có thể diễn tả cả hai mặt của nền văn minh của họ; và họ có cả nô lệ lẫn tượng.

Bởi tự sở hữu mình,so với chúng tôi người châu Âu được trang bị tốt hơn để đôi mặt với những thay đổi. Và tôi không còn tính đến châu Phi, rằng thực tế ctgcg còn gì để cho đi nữa cả. Người châu Âu chuẩn bị để đi, hoặc chiến đấu, hoặc gặp những người châu Phi ở nửa đường. Chúng tôi tiếp tục sống như trước đây, mù quáng. Ngay cả gần đây vẫn không có gì giống như một cuộc tranh luận chính trị trong nhà chúng tôi hoặc trong nhà những gia đình mà tôi biết. Chủ đề bị né tránh. Tôi cũng tự thấy mình né tránh nó.

Một tuần tôi đến chơi squash tại nhà anh bạn Indar của tôi hai lần. Ông Indar đến từ Punjab, Ấn Độ, để làm công nhân hợp đồng trong ngành đường sắt. Ông già người Punjab đã làm việc tốt. Khi hoàn thành hợp đồng ông đến ở bờ biển và trở thành một người cho vay tiền ỡ chợ, mỗi lần cho vay 20 hoặc 30 sillings cho những người bán hàng ở chợ đang túng tiền phải giật tạm để mua hàng. Cho vay 10 silling tuần này sẽ mang về 12 hoặc 15 sillings vào tuần sau. Không phải cách buôn bán tốt nhất, nhưng một người năng động (và cũng khá cứng rắn) có thể tăng nhanh vốn liếng của mình trong vòng một năm. Thì đó cũng là một thứ nghề dịch vụ, một sinh kế. Và còn hơn cả sinh kế nữa. Gia đình đã phát triên rất nhanh. Họ đã trở thành các chủ nhà băng theo cách không chính thống, cai quản các công ty nhỏ nhưng ăn nên làm ra, nhiều vụ buôn bán đến tận Ấn Độ, A rập và vịnh Ba Tư (vẫn bằng những chiếc thuyền buồm như trên tem thư).

Gia dình Indar sống trong một khu nhà lớn torng khu đất trải nhựa. Nhà chính ở cuối khu đất, có các nhà nhỏ, riêng, những ngôi nhà khác cho gia nhân (gia nhân đúng nghĩa, những người được thuê và có thể bị sa thải, không phải những người ăn bám như ở chỗ chúng tôi) và có sân squash. Mọi thứ đều bi.quây vào bên trong bức tường cao phủ cây, cổng chính với người gác. Khu nhà nằm ở khu mới của thành phố, tôi không nghĩ là còn có thể biệt lập và được bảo vệ tốt hơn như thế nữa.

Những người giàu không bao giờ quên là họ giàu, và tôi coi Indar như một đứa con ngoan của gia đình cho vay tiền hoặc nhà băng của cậu ta. Cậu đẹp trai, cẩn thận trau chuốt hình dáng bên ngoài, và khá là sát gái, với cái gì đó kín đáo trong cách nói năng. Tôi cho rằng như thế là do cách nhìn của cậu đối với tài sản riêng của mình và cũng là do những lo lắng về tình dục của cậu ta. Tôi nghĩ cậu là một người hay bí mật lui tới nhà thổ và sống trong nỗi lo lắng bi.phát giác hoặc bị dính thứ bệnh nào đó.

Chúng tôi uống nước cam lạnh hay trà nóng sau khi chơi (Indar đã bắt đầu lo lắng tới trọng lượng cơ thể của mình) thì cậu bảo tôi là cậu sẽ đi. Cậu sẽ đến Anh, tới một trường đại học danh tiếng để học trong vòng ba năm. Indar, cũng như gia đình cậu ta, vẫn thường tuyên bố những tin quan trọng theo cách bình thường như thế. Tin này làm tôi hơi thất vọng. Indar có thể làm mọi điều cậu ta thích không chỉ vì cậu ta giàu có (tôi từng gắn việc ra nước ngoài học với giàu có), mà còn vì cậu ta đã học tại đây, ở trường trung học nói tiếng Anh cho đến năm 18 tủôi. Tôi đã rời trường khi 16. Không phải vì tôi hoặc không giỏi, cũng không phải gia đình sa sút, mà vì không ai trong gia đình tôi học quá 16 tuổi.

Chúng tôi ngồi trên bậc thềm của sân squash, trong bóng mát. Indar bình thản nói "Nhà tớ sẽ đi khỏi đây, cậu cũng biết đấy. Sống ở châu Phi cần phải mạnh mẽ lắm, chúng tớ không mạnh mẽ."

Cậu đã gợi ra điều không thể gợi ra. Ngay khi cậu nói tôi thấy bức tường nhà cậu chẳng có tác dụng gì cả. Hai thế hệ đã trôi qua khi tôi nhìn thấy nó; và tôi buồn cho cái công trình rồi sẽ bị vứt đi này. Ngay khi Indar nói tôi cảm thấy tôi có thể thâm nhập đầu óc cậu ta và thấy cái cậu ta thấy – sự nhỏ bé, cái cổng và người coi nhà không có khả năng ngăn chặn được hiểm nguy thật sự.

Nhưng tôi không tỏ ra mình hiểu điều cậu ta nói. Tôi xử sự như những người từng cáu giận và làm tôi chán ngán vì không chịu công nhận sự thay đổi đang đến chỗ chúng tôi. Và khi Indar hỏi tôi "Cậu sẽ làm gì?", tôi đã nói, như thể không nhìn thấy vấn đề gì hết vậy "Tớ sẽ ở lại. Tớ sẽ buôn bán".

Điều này chẳng đúng tí nào cả. Tôi cảm thấy điều ngược lại cơ. Nhưng tôi thấy là mình không sẵn lòng – ngay khi câu hỏi được đặt ra với tôi – công nhận hoàn cảnh vô phương cứu chữa của mình. Bằng bản năng tôi rơi vào những thái độ của gia đình mình. Nhưng với tôi và chủ nghĩa đinh mệnh chỉ là điều vớ vẩn, tôi quan tâm nhiều hơn đến thế giới và mong không phải phủ nhận điều gì. Mọi điều tôi  có thể làm là che giấu sự thật. Và khám phá này về bản thân đã làm tôi xáo động rất nhiều khi đi bộ về nhà qua thành phố nóng bỏng.

Mặt trời buổi chiều chiếu xuống trên con đường nóng  bỏng màu trắng mềm mại và những lề đường ngoằn ngoèo. Tất cả đều bình thường. Có vẻ như không hề có nguy hiểm nào trong những đám người, những con phố gẫy khúc, những lối đi hai bên có tường trắng. Nhưng với tôi nơi này đã bị nhiễm độc.

Tôi có một căn phòng ở tầng trên trong ngôi nhà gia đình chúng tôi. Nó vẫn sáng đèn khi tôi trở về. Tôi nhìn qua khu nhà mình, thấy những cái cây và màu xanh của những cái sân lân cận và những khoảng không gian mở. Dì tôi đang gọi một trong những người con gái của mình, một vài cái bình đồng cũ kỹ đã được mang ra ngoài sân để cọ bằng giũa đã biến mất. Tôi nhìn vào người đàn bà sùng đạo đó, đang được che chở sau những bức tường ngôi nhà của mình, và thấy nỗi lo lắng về những cái bình đồng của bà là vớ vẩn làm sao. Bức tường sơn màu trắng mỏng tang (mỏng hơn tường của khu nô lệ ở bờ biển) không bảo vệ bà nhiều lắm. Bà mới dễ bị tổn thương làm sao – bản thân bà, tôn giáo của bà, tập quán của bà, lối sống của bà. Cái sân nhỏ hẹp chứa toàn bộ cuộc sống của bà, đã trở thành toàn bộ thế giới của bà, từ lâu nay đến thế. Làm sao người ta không nhận thấy điều ấy? Làm sao người ta có thể không hỏi điều gì thực sự bảo vệ chúng tôi?

Tôi nhớ lại cái nhìn chiêm ngưỡng và đầy phấn khích Indar dành cho tôi. Và quyết định đã đến với tôi vào lúc đó. Tôi phải đi. Tôi không thể bảo vệ ai hết, không có ai có thể bảo vệ tôi. Chúng tôi không thể bảo vệ chính chúng tôi, chúng tôi chỉ có thể, bằng nhiều cách, trốn khỏi sự thật. Tôi phải đi khỏi khu nhà của gia đình và cộng đồng của tôi. Ở lại đây với cộng đồng mình, để cho rằng suốt đời đi cùng họ, được đi cùng với họ chỉ là sự phá huỷ. Tôi chỉ có thể làm chủ được số phận của mình khi đơn độc. Một dòng thuỷ triều của lịch sử - đã bị chúng tôi lãng quên, chỉ sống trong những cuốn sách của người châu Âu mà tôi từng đọc – đã mang chúng tôi đến đây. Chúng tôi đã sống cuộc sống của mình theo cách của chúng tôi, đã làm cái chúng tôi phải làm, nguyện cầu Chúa và tuân theo những lời giới răn của Người. Giờ đây – vang vọng lại những lời nói của Indar – một dòng triều lịch sử khác đã tới để mang chúng tôi đi.

Tôi không thể tiếp tục tuân theo Số phận được nữa. Mong muốn của tôi không phải là trở nên tốt đẹp theo cách truyền thống của chúng tôi, mà phải tạo ra được sự tốt đẹp. Nhưng bằng cách nào đây? Tôi phải dâng tặng điều gì? Tài năng nào, kỹ năng nào, ngoài những kỹ năng buôn bán châu Phi mà gia đình tôi có? Nỗi lo lắng này bắt đầu gặm nhấm tôi. Và chính vì thế, khi Nazruddin đề nghị bán cửa hiệu cho tôi, một cửa hiệu và công việc buôn bán ở vùng đất xa xôi của châu Phi, tôi đã đồng ý ngay tắp lự.

 

Trong cộng đồng chúng tôi, Nazruddin là một người lạ. Ông cùng độ tuổi với cha tôi, nhưng trông trẻ hơn nhiều và còn khá sung sức. Ông chơi tenis, uống rượu vang, nói tiếng Pháp, đeo kính đen và mặc com lê ( với những chiếc ve áo to tướng và ca vát quăn tớn). Trong chúng tôi ông là người nổi tiếng (và hay bị chế giễu sau lưng) về các thói quen châu Âu của mình, mà ông có được không phải từ châu Âu (ông chưa bao giờ ở đó), mà từ một thành phố ở trung tâm châu Phi nơi ông đã từng sống và buôn bán.

Nhiều năm trước, vì sự bốc đồng, Nazruddin đã bỏ công việc kinh doanh ở bờ biển và chuỷên vào sâu hơn trong đất liền. Những nước thuộc địa ở châu Phi tạo cảm hứng cho các hoạt động của ông. Nhưng Nazruddin cũng chẳng làm gì hơn là theo những con đường thương mại cũ của người A Rập để vào sâu hơn; và ông đã dừng ở trung tâm châu lục, bên khúc quanh của một dòng sông.

Đó cũng là giới hạn người A rập từng đến trong thế kỷ trước. Tại đó họ đã gặp người châu Âu, tiến đến từ hướng khác. Với người châu Âu nó thật nhỏ bé tầm thường. Với người A Rập ở miền trung châu Phi đó là tất cả, nghị lực từng đẩy họ đến châu Phi đã chết ở nơi ngọn nguồn này, và sức mạnh của họ giống như ánh sáng của một ngôi sao đã tắt. Sức mạnh A Rập đã biến mất ; trên khúc quanh của dòng sông đã mọc lên thành phố của người châu Âu, chứ không phải của người A rập. Và chính từ thành phố đó mà Nazruddin, lại xuất hiện trở lại giữa chúng tôi sau một khoảng thời gian, đã mang về những thói quen và thị hiếu xa lạ cùng những câu chuyện về thành công trong công việc buôn bán của mình.

Nazruddin là người lạ, nhưng ông vẫn ở trong cộng đồng của chúng tôi bởi vì ông cần những người chồng và người vợ cho những đứa con của mình. Tôi luôn biết rằng ông thấy ở tôi người chồng tiềm năng cho một trong số những đứa con gái của ông; và tôi đã sống với sự công nhận đó lâu đến mức nó chẳng còn làm phiền gì tôi nữa. Tôi  thích Nazruddin. Tôi đón chờ những lần ông đến chơi, nói chuyện với ông, thái độ thân mật hết sức của ông khi ông ngồi xuống trong căn phòng u buồn của chúng tôi hay ở ngoài hiên và nói về những điều phấn khích của thế giới xa xôi của ông.

Ông là một người rất nồng nhiệt. Ông tô vẽ những điều ông đã làm. Ông thích những ngôi nhà mình mua (thường là mua với giá hời), những tiệm ăn ông chọn, những món ăn ông gọi. Mọi thứ với ông đều diễn ra thật hoàn haỏ, và những câu chuyện của ông về vận may bất ngờ có thể khiến ông trở nên không được khiêm tốn cho lắm nếu ở ông không có cái tài miêu tả mọi việc thật là hay ho. Ông buộc tôi phải làm những gì ông đã làm, đến nơi ông đã từng đến. Theo một cách nào đó ông đã trở thành hình mẫu của tôi.

Ngoài ra ông còn biết xem tướng tay, và những thứ ông đọc được thật có giá trị vì ông chỉ đọc khi nào ông có hứng. Khi tôi 10 hay 12 tuổi, ông đã đưa tôi đọc và gửi những thứ thật kỳ diệu cho tôi. Cho nên tôi rất kính trọng những lời phán xét của ông. Ông dần thêm những cai mới vào việc đọc. Tôi đặc biệt nhớ một chuyện. Ông ngồi trên cái xích đu gỗ, đung đưa từ rìa thảm ra đến sàn nhà. Ông đột ngột ngừng điều đang nói và đòi tôi cho ông xem tay. Ông cầm lấy đầu những ngón tay của tôi, rồi bỏ tay tôi ra. Ông nghĩ ngợi một lúc về những điều ông vừa nhìn thấy – đó là cách của ông, nghĩ về những điều ông đã thấy nhiều hơn là chăm chăm nhìn vào tay, và ông nói "Cháu là người có lòng tin lớn nhất mà bác biết", Điều này không làm tôi thích thú; dường như nó có nghĩa tôi chẳng là gì trong cuộc đời này hết cả. Tôi nói "Bác có thể đọc được chính bàn tay của bác không? Bác có biết nó nói lên được điều gì không?" Ông nói, "Không biết được, không biết được". Âm điệu giọng nói của ông đổi khác, tôi ngắm nhìn người đàn ông này, người có (theo lời kể của ông) mọi thứ diễn ra thật tốt đẹp, đã thực sự sống với ý nghĩ mọi thứ rồi đều sẽ trở nên xấu xa. Tôi nghe đó là cách một người có thể xử sự; và tôi cảm thấy thân thiết với ông sau đó, thân thiết hơn cả với những người trong gia đình tôi.

Rồi xảy ra một sự đổ vỡ mà một số người dã ngầm tiên liệu trước đối với người đàn ông luôn thành công và nói nhiều này. Đất nước mà Nazruddin gia nhập trở nên độc lập, khá đột ngột, và trong suốt nhiều tuần nhiều tháng, tin tức từ nơi đó thường chỉ là những trận chiến và chết chóc. Theo cách một số người nói bạn có thể tin là nếu Nazruddin từng là một loại nnkhác, nếu ông bớt huênh hoang về thành công của mình, uống ít rượu hơn và chừng mực hơn trong cách cư xử, các sự kiện đã có thể diễn ra theo cách khác. Chúng tôi nghe rằng ông cùng gia đình bay đến Uganda. Có tin họ đã ngồi thùng xe tải xuyên qua cây bụi trong suốt nhiều ngày, hoảng loạn và đói khát tại thành phố ven biên giới Kisoro.

Chí ít thì ông cũng được an toàn. Bằng chuyến đi khó nhọc ông đã đến được bờ biển.  Những người muốn thấy ông suy sụp đã thất vọng. Nazruddin vẫn luôn ngẩng cao đầu, vẫn mặc bộ đồ đen và đeo đôi kính đen. Tấn thảm kịch đã không hề ảnh hưởng đến ông.

Thường khi thì Nazruddin đến thăm, người ta nỗ lực hết sức để đón tiếp ông chu đáo. Phòng khách được lau cẩn thận, và những chiêc bình bằng đồng với những hình vẽ các cuộc săn được lau chùi. Nhưng lần này, vì người ta tin ông đang gặp rắc rối, và do đó ông tầm thường giống chúng tôi, nên không ai cố gắng hết cả. Phòng khách vẫn ở trong tình trạng lộn xộn bình thường và chúng tôi ngồi trên hiên nhà đối diện với cái sân.

Mẹ tôi mang trà ra, rồi rót theo cách không như thường lệ, như tính hiếu khách quy định vậy, mà xử sự như bà đang hành lễ trọng. Khi bà đặt khay nước xuống dường như bà tan vỡ thành những giọt nước mắt. Những người anh rể của tôi lượn vòng qudnh với những khuôn mặt lo lắng. Nhưng Nazruddin – dù vừa trải qua chuyến đi dài dặc sau xe tải – không kể gì về thảm hoạ, mà chỉ có chuyện về những may mắn và thành công nối tiếp nhau. Ông đã nhìn thấy rắc rối đến; ông đã tiên đoán được nó trước hẳn mấy tháng.

Nazruddin nói "Không phải người châu Phi làm tôi điên tiết. Không phải người châu Âu, cũng không phải những người khác. Ngay trước khi có bạo loạn mị người sẽ trở nên điên rồ. Chúng ta ở vào thời kỳ bùng nổ kinh tế rất mạnh mẽ. Mọi người chỉ luôn nói đến tiền thôi. Một mẩu cây bụi không đáng giá gì ngày hôm nay sẽ được bán vào ngày mai với giá một triệu quan. Chẳng khác gì trò ảo thuật, nhưng là tiền thật đấy nhé. Chính tôi cũng tin vào điều đó, và suýt nữa thì sa bẫy.

"Một buổi sáng Chủ nhật nọ tôi đến chỗ đã mua với giá hơi dắt. Thời tiết xấu. Nóng và oi nồng. Bầu trời tối den nhưng không có mưa; nó chỉ như thế thôi. Ánh sángthì ở xa lắm – đã mưa ở đâu đó trong rừng. Tôi nghĩ, không hay rồi. Chỉ có cây bụi thôi. Luôn luôn là cây buị. Tôi khó có thể chờ đến sáng thứ Hai sau đó. Tôi bèn bán mọi thứ đi. Bán với giá rẻ mạt, nhưng tôi đòi được trả bằng tiền châu Âu. Tôi bèn gửi gia đình đi Uganda.

"Các bạn có biết Uganda không? Một đất nước rất đáng yêu. Tuyệt lắm, nó ở độ cao tới 4000 feet, và người ta nói nó chẳng káhc gì Scotland với những quả đồi. Ở đó người Anh xây dựng chế độ hành chính khá khẩm nhất mà bạn có thể đòi hỏi. Rất đơn giản nhưng hiệu quả rất cao. Những con đường đẹp tuyệt vời. Và những người Bantu ở đó da rất trắng".

Đó là Nazruddin. Chúng tôi từng nghĩ ông gục ngã. Thay vì đó, ông đã cố làm chúng tôi phấn khích lên với sự nhiệt thành của mình với đất nước mới, và đòi chúng tôi lại phải công nhận vận may của ông một lần nữa. Quả thật ông luôn tự chủ được. Dù không bao giờ nói điều gì rõ ràng, ông vẫn nghĩ chúng tôi sống ở bờ biển thế này thật đáng sợ, và hôm đó ông bèn chào hàng tôi.

Ông vẫn còn lợi tức ở đất nước cũ của mình – một cửa hiệu, qua nhệ với một vài hãng. Ông nghĩ sẽ là thận trọng nếu vẫn giữ lại cửa hiệu trong khi chuyển tài sản của mình ra khỏi đất nước, để tránh mọi người biết quá nhiều về việc của ông. Và giờ đây ông đề nghị bán cửa hiệu và những mối đó lại cho tôi.

"Bây giờ thì nó không còn đáng giá mấy đâu. Nhưng rồi sẽ lại ổn. Thực ra bác có thể tặng không cho cháu. Nhưng điều này có thể chẳng hay ho gì cho cả cháu và bác. Cháu phải luôn biết khi nào cần chi tiền. Một thương gia không phải một nhà toán học. Hãy nhớ điều đó. Đừng bao giờ bị hoa mắt bởi sự đẹp đẽ của những con số. Một thương gia là người mua giá 10 và hạnh phúc bán được ở giá 12. Loại người kia mua 10, thấy nó tăng lên 18 nhưng vẫn không làm gì cả, hắn ta chờ lên đến 20. Vẻ đẹp của những con số. Khi nó tụt trở về 10 hắn ta vẫn đợi để nó lên lại 18. Nào, thì nó sẽ quay về. Nhưng thế là lãng phí mất một phần tư cuộc đời rồi. Và tất cả những gì hắn ta có về tiền là một sự phấn khích toán học". Tôi nói "Cửa hiệu đó, giả định mua giá 10, bác sẽ bán cho cháu bao nhiêu?" "2. Trong ba hay bốn năm nữa nó sẽ lên được 6. Ở châu Phi công việc kinh doanh không bao giờ chết; không bao giờ bị cắt đứt lưng chừng. Nhưng  sẽ là lãng phí thời gian nếu bác chờ nó lên được 6. Với bác vải vóc ở Uganda hay hơn. Nhưng với cháu điều này là tốt đấy. Điều cháu phải luôn biết là khi nào cần rút lui".

Nazruddin đã thấy lòng tin ở đường chỉ tay của tay tôi. Nhưng ông đã đọc sai tôi. Bởi vì khi tôi châp nhận lời chào hàng của ông, tôi dang trên đường mất lòng tin ở ông. Tôi đã chấp nhận lời chào hàng này vì tôi muốn đi xa. Để tách khỏi gia đình và cộng đồng của mình, điều này cũng đồng nghĩa với tách khỏi lời cam kết bất thành văn với Nazruddin và con gái của ông.

Ông có một cô con gái đáng yêu. Mỗi năm một lần, cô đến bờ biển để ở vài tuần với người chị của bố cô. Cô được giáo dục tốt hơn tôi; có lời đồn cô sẽ đi học kế tóan hoặc luật. Cô có thể trở thành một cô gai rất tốt để lấy làm vợ, nhưng tôi ngưỡng mộ cô như tôi có thể ngưỡng mộ một cô gái của chính gia đình mình. Không gì dễ hơn là cưới con gái của Nazruddin. Với tôi, không gì có thể tồi tệ hơn thế. Và cũng chính vì sự tồi tệ này cũng như mọi điều khác mà tôi muốn ra đi, khi tôi rời bờ biển trên chiếc xe Peugeot.

Tôi mất lòng tin vào Nazruddin. Đúng, ông – một người say mê cuộc đời, một người nhìn xa trông rộng nhiều kinh nghiệm – đã từng là hình mẫu của tôi, và tôi cũng đang lái xe để đến thị trấn của ông. Mọi điều tôi biết về thị trấn ở khúc quanh dòng sông đều có được từ những câu chuyện của Nazruddin. Nhưng điều thật lố bịch có thể xảy đến với chúng ta vào lúc nào đó, và đến cuối chuyến đi khó nhọc này cái thường trực nằm trong đầu óc tôi là điều Nazruddin từng nói về những quán ăn của thị trấn, về thức ăn và tới châu Âu. "Rượu Saccone và rượu Speed", ông nói. Đó là quan sát của một lái buôn. Ông muốn nói ngay cả ở đó, trung tâm châu Phi, rượu cũng được mang đến từ các thương gia trên bờ biển phía Đông của chúng tôi chứ không phải từ bờ bên kia.

Tôi chưa từng bao giờ ăn tại một quán ăn Âu thật sự hay được nếm rượu vang – chúng tôi bị cấm – một cách thích thú; và tôi biết rằng cuộc sống Nazruddin miêu tả đã chấm dứt. Nhưng tôi đã lái xe qua cả châu Phi để đến thị trấn của Nazruddin như thể ở dưới cuộc sống đó sẽ được tái tạo cho riêng mình.

Khi đến nơi tôi thấy rằng thị trấn mà Nazruddin từng thêu dệt bao nhiêu câu chuyện đã bị phá huỷ, đã quay trở lại thành cây bụi mà ông từng thấy khi quyết định bán đi. Mặc chính bản thân mình, mặc tất cả những gì được nói về các sự kiện mới xảy ra, tôi vẫn bị sốc, cảm thấy bị lừa. Dường như sự ngờ vực trong tôi sống dậy.

Rượu vang! Kiếm được thứ lương thực đơn giản nhất cũng đã khó khăn lắm rồi; nếu muốn có rau bạn phải lôi chúng ra từ một cái lon rất cũ – và đắt tiền – hoặc bạn tự trồng lấy mà ăn. Người châu Phi đã rời bỏ thị trấn và trở về làng mình có khấm khá hơn; ít nhất thì họ cũng đã trở về với cuộc sống truyền thống của mình và dù ít dù nhiều cũng tự làm lấy mà ăn. Nhưng với chúng tôi, những người còn ở lại thị trấn, những người cần cửa hiệu và các loại dịch vụ - một nhúm người Bỉ, một số người Hy Lạp và Italia, một nhúm người Ấn độ - đó là tất cả, một kiểu tồn tại của Robinson Cursoe. Chúng tôi có xe và chúng tôi sống trong những ngôi nhà sạch sẽ - tôi đã mua một căn hộ ở phía trên nhà kho bỏ hoang gần như không có gì cả. Những cửa hiệu trống rỗng; nước là cả một vấn đề; điện thì chập chờn; và dầu hoả thì thường xuyên thiếu thốn.

Vài tuần một lần chúng tôi lại thiếu dầu hoả. Hai thuyền chở dầu trống rỗng bị những người dưới hạ lưu dòng sông chiêm lấy, kéo tuột vào một con rạch bí mật và biến thành chỗ ở. Người dân ở đây thích cọ nhẵn như chùi căn nhà mình để tránh rắn; và những tấm đáy bằng thép của các con thuyền cung cấp một mặt phẳng sống lý tưởng.

Một trong những buổi sáng thiếu dầu hoả đó tôi đã đun nước của mình trên một cái lò than bằng gang làm ở Anh – được trữ tại cửa hiệu của tôi để bán cho những người châu Phi ở làng. Tôi mang chiếc lò ra tầng đệm của cầu thang lộ thiên đằng sau nhà, ngồi chồm hổm quạt. Xung quanh tôi mọi người đều làm thế; khói tuôn mù mịt.

Và đầy những đống đổ nát. Miscerique probat populos et foedera jungi. Những từ La tinh đó, mà tôi không biết nghĩa, là tất cả những gì còn lại của một toà nhà bên ngoài cầu tầu. Tôi thuộc lòng những từ đó; tôi đọc chúng theo cách đọc của riêng mình, chúng chạy qua đầu tôi như một chuỗi từ vô nghĩa. Chúng được khắc trên một mảnh đá granite, phần  còn lại của phiến đá giờ đã nhẵn lỳ. Bức tượng đồng bên dưới những chữ đó đã bị bóc đi; những mảnh đồng nhỏ lởm chởm còn lại trên mặt đá cho thấy người thợ khắc đã dán lá chuối hoặc cành cọ lên trên cùng để tạo khuôn cho tác phẩm của mình. Tôi biết rằng toà nhà này được xây dựng cách đây ít năm; khoảng cuối thời thực dân, để kỷ niệm 60 năm tàu thuỷ hơi nước được đưa vào sử dụng ở thủ đô.

Vậy là ngay sau khi vừa được dựng lên – rõ ràng là với những bài diễn văn tiên đoán 60 năm phục vụ tương lai – toà công trình về tàu thuỷ cũng gục luôn. Cùng với tất cả các loại tượng và công trình thực dân khác. Bệ cột xiêu vẹo, rào chắn bảo vệ nham nhở, đèn báo mực nước nát tương và bị vứt lỏng chỏng. Đống đổ nát đúng là đống đổ nát, không hề có ý định nào vực chúng dậy. Tên của tất cả các phố chính đều bị đổi. Những tấm bảng cứng đỡ lấy những cái tên mới, được viết rất cẩu thả. Không ai sử dụng tên mới, vì chẳng ai quan tâm lắm đến chúng. Mong muốn chỉ là thoát khỏi cái cũ, là quét sạch được ký ức về kẻ xâm lược. N' giảm nhẹ chiều sâu của sự tức giận Phi châu, ước muốn tàn phá, không thèm biết đến hậu quả sẽ ra sao.

Nhưng cái đáng rầu lòng hơn cả là khu ngoại ô đổ nát gần ghềnh nước. Từng một thời là khu nhà có giá trị, giờ đây đã bị cây bụi che phủ, là cái sân chung, theo phong tục của người châu Phi. Những ngôi nhà lần lượt bị đốt cháy. Chúng bị lột mất những gì mà người địa phương thực sự cần, ở mặt trước hoặc mặt sau nhà, những mảnh tôn, những đoạn ống nước, chậu tắm, bồn rửa bát và thau rửa mặt (những cái chậu không rò, rất thuận tiện để rửa sắn). Các bãi cỏ và khu vườn đã trở lại thành cây bụi; đường phố đã biến mất, cành nho và các loại dây leo đã bò lên trên những bức tường nham nhở trắng bợt bằng bê tông hoặc đất sét rỗng ruột. Đâu đó trong đám cây bụi vẫn có thể nhìn thấy những mảnh bê tông của cái từng là nhà hàng (rượu Saccon và Speed) và hộp đêm. Một hộp đêm tên là "Napoli", giờ đã thành ra một cái tên vô nghĩa, được vẽ lên trên một bức tường bê tông, gần như đã bong cả.

Mặt trời, mưa gió và cây bụi đã làm cho khung cảnh nơi này trông thật cổ lỗ, giống như của một nền văn minh đã chết. Đống đổ nát, trải rộng hàng acre, dường như đang nói về thảm hoạ cuối cùng. Nhưng nền văn minh không chết. Tôi tồn tại trong đó và rõ ràng là đang tiến lên trong nó. Và điều này có thể tạo ra một cảm giác là lạ; ở giữa đống đổ nát  thời gian của bạn trở nên vô định. Bạn cảm thấy như mình là một con ma, đến từ tương lai chứ không phải từ quá khứ. Bạn cảm thấy cuộc đời bạn và tham vọng của bạn đã sống ở bên ngoài bạn và bạn đang nhìn vào những phế tích của cuộc đời đó. Bạn đang ở tại một nơi mà tương lai đã đến và cũng đã đi.

Với những đống đổ nát và mất mát, thị trấn của Nazruddin đã trở thành một thị trấn ma. Và với tôi, một người mới đến, ở đây chẳng có gì giống với một cuộc sống xã hội con người. Những người trở về không được chào đón. Họ đã bị cắt đứt khỏi mối dây liên hệ; họ không biết các sự việc đã diễn ra như thế nào, và họ rất bực dọc. Người Bỉ, nhất là những người còn trẻ, đầy tức tối và cảm thấy bất công. Người Hy Lạp, những người thuộc các gia đình danh giá, nóng nảy và điên tiết về những người khác, cố gìn giữ gia đình và những người bạn thân cận của mình. Tôi đã đến thăm ba ngôi nhà, thăm họ vào những ngày trong tuần, đúng giờ ăn trưa, bữa giờ đây đã là bữa chính của tôi. Đó đều là những ngôi nhà của người châu Á hay người Ấn độ.

Có một cặp vợ chồng đến từ Ấn độ. Họ sống trong một căn hộ nhỏ đầy mùi a nguỳ và trang trí bằng những bông hoa giấy và nhiều bức vẽ tôn giáo màu sắc sặc sỡ. Người chồng là một chuyên gia Liên Hiệp Quốc vì lý do nào đó không muốn quay về Ấn độ, ông ở lại đây làm những công việc vớ vẩn sau khi hợp đồng đã hết hạn. Họ là một cặp vợ chồng hiếu khách và cố gắng (tôi cảm thấy vì những lý do tôn giáo) bày tỏ sự hiếu khách với những người nước ngoài sợ hãi hoặc mắc kẹt. Họ làm hỏng tính hiếu khách của chính mình vì tỏ ra quá hiếu khách. Tôi thấy đồ ăn của họ quá lỏng và quá nhiều hạt tiêu, và tôi không thích cách ăn của người chồng. Ông cúi gập đầu xuống món ăn, mũi cách đĩa thức ăn một hoặc hai inch và tạo ra tiếng ồn rất lớn khi ăn, chẹp chẹp môi vào nhau. Trong khi ông ăn, vợ ông quạt cho ông, mắt vẫn không rời khỏi đĩa của ông, quạt bằng tay phải, tựa cằm lên lòng bàn tay trái. Nhưng tôi vẫn đến đó một tuần hai lần, vì lý do không có chỗ nào khác để đi hơn là vì đồ ăn.

Một chỗ khác mà tôi đến là một ngôi nhà thô kệch, giống như trại gia súc, thuộc về một cặp vợ chồng già cả người Ấn độ, cả gia đình họ đã bỏ đi trong những cuộc biến loạn. Cái sân rộng và bẩn thỉu, đầy những xe hơi và xe tải bị bỏ lại, tàn tích của công việc kinh doanh chuyên chở trong những ngày còn chế độ thực dân. Cặp vợ chồng già dường như không biết mình đang ở đâu. Cây  bụi châu Phi bên ngoài khu vườn họ, nhưng họ không nói tiếng Pháp lẫn tiếng châu Phi, và theo cách họ cư xử, bạn có thể nghĩ dòng sông ngay phía dưới con đường chính là sông Hằng, với những ngôi đền và các giáo sĩ linh thiêng cùng những bậc thềm dẫn xuống chỗ tắm chung. Nhưng thật dễ chịu khi ở chỗ họ. Họ không trông chờ trò chuyện, và thật là sung sướng  nếu bạn không thể phải nói gì hết, nếu bạn chỉ ăn thôi rồi ra đi.

Tôi thấy thân thiết nhất với Shoba và Mahesh, và tôi nhanh chóng coi họ là bạn. Họ có một cửa hiệu ở chỗ trước hẳn phải là địa điểm buôn bán phát đạt lắm, đối diện với khách sạn Van der Weyden. Cũng giống tôi, họ là người nhập cư từ phía Đông và là  những người trốn chạy khỏi cộng đồng của mình. Họ là một cặp vợ chồng đẹp đến kỳ lạ, thật khó tìm thấy những người chú ý tới ăn mặc và vẻ ngoài tại thị trấn của chúng tôi như họ. Nhưng đã quá lâu họ không tiếp xúc với bạn hữu và đã quên tò mò với những người đó. Cũng như những người sống tách biệt khác, họ tự thu mình lại và không quá quan tâm đến thế giới bên ngoài. Cặp vợ chồng đẹp đẽ này sống những ngày thật căng thẳng. Shoba, người vợ, hão huyền và nóng nảy, Mahesh, người đơn giản hơn, luôn ở trong trạng thái lo lắng cho vợ.

Đó là cuộc sống của tôi tại thị trấn của Nazruddin. Tôi từng muốn bỏ tất cả đi để bắt đầu lại. Nhưng trong mỗi thứ đều có những cấp độ khác nhau, và tôi cảm thấy gánh nặng của những ngày tháng vô nghĩa. Cuộc sống của tôi không hề bị gì ngăn trở, nhưng lại chật hẹp hơnbg hết, sự cô đơn của những buổi tối giống như một cơn đau. Tôi không nghĩ tôi có được nguồn sống. Điều may mắn là tôi đã mất ít thôi, trừ thời gian; tôi vẫn luôn có thể đi – dù chưa hề biết sẽ đi đâu. Và rồi tôi thấy là mình không thể đi. Tôi phải ở lại.

 

Điều tôi lo sợ cho vùng bờ biển cuối cùng cũng xảy ra. Có một cuộc nổi dậy, và những người A rập – những người mang đặc tính châu Phi hệt như những người hầu của mình – cuối cùng đã bị hạ gục.

Thoạt tiên tôi nghe tin từ những người bạn Shoba và Mahesh, họ nghe được trên radio – tôi chưa hề có thói quen nghe đài BBC. Chúng tôi coi tin này là một bí mật, là cái gì đó cần không để người trong vùng biết; đó là lúc chúng tôi thấy sung sướng  vì trong vùng không có tờ báo nào.

Rồi báo từ châu Âu và Mỹ đến tay nhiều người trong thị trấn và được truyền tay nhau, và tôi thấy thật kỳ lạ, sao mà một số tờ vẫn tìm ra được những lời hay ho nói về cảnh nồi da nấu thịt ở bờ biển. Nhưng người ta vẫn có thái độ như thế về những vùng họ chẳng mấy quan tâm và không phải sống tại đó. Một số tờ báo nói đến kết cục của chủ nghĩa phong kiến và bình minh một thời đại mới. Nhưng điều xảy ra không phải là mới. Những người yếu ớt đã bị tiêu diệt. Rằng, ở châu Phi, điều này không có gì là mới mẻ, đó là thứ luật cổ xưa nhất của châu lục.

Cuối cùng thư từ từ bờ biển cũng đến – đến cả một đợt – từ người nhà. Chúng được viết rất kín đáo, nhưng thông điệp thì rõ ràng. Không có chỗ cho chúng tôi tại bờ biển nữa, cuộc sống của chúng tôi tại đó đã chấm dứt. Gia đình phân tán. Chỉ những người già mới có thể ở lại khu đất của gia đình – và cuối cùng là tại đó cuộc sống đã trở lại bình lặng hơn. Những người hầu của gia đình, cuối cùng trở thành gánh nặng, không chịu bỏ đi, nấn ná mãi cái tình trạng nô lệ của mình ngay cả vào thời của cuộc cách mạng, đã trở thành bộ phận cấu thành của gia đình. Và một chi tiết trong những lá thư đó có liên quan đến tôi.

Tôi không được chọn ai mà tôi muốn; có vẻ như là tôi đã bị một ai đó chọn. Một trong số các cậu bé hoặc chàng trai trẻ nào đó trong số các gia nhân muốn đi càng xa bờ biển càng tốt, và đã cả quyết đòi được gửi "đến sống với Salim". Cậu bé nói đã luôn có "một  tình cảm đặc biệt đối với Salim", và đã làm loạn đến mức mọi người đành phải gửi nó đến cho tôi. Tôi có thê hình dung ra vở kịch. Tôi có thể hình dung ra sự kêu gào, sự vật vã và lồng lộn. Đó là cách cư xử của gia nhân trong nhà chúng tôi, có lẽ họ còn tệ hơn cả lũ trẻ con. Cha tôi, không biết những người khác viết thư thế nào, đã viết trong thư của mình rằng ông và mẹ tôi đã quyết định gửi ai đó tới để chăm sóc tôi – điều này dĩ nhiên có nghĩa là ông gửi cho tôi một đứa nhóc để tôi nuôi nấng và cho ăn.

Tôi không thể từ chối, thằng bé đang trên đường đi tới đây. Chi tiết thằng bé đó có "một tình cảm đặc biệt" với tôi quả là một tin tức hay ho. Một lý do tốt hơn cho sự chọn lựa của nó là tôi chỉ hơn nó có ba, bốn tuổi, chưa vợ, và là người thích hợp hơn cả để giúp nó thực hiện những cuộc lang bạt của mình. Nó luôn là một người lang thang. Chúng tôi đã gửi nó đến trường đạo Hồi khi nó còn bé, nhưng nó luôn chạy trốn đi đâu đó, dù bị mẹ đánh không biết bao nhiêu lần. (Và cái cảnh nó kêu gào còn mẹ nó gào thét trong sân – cả hai đều cố tình trầm trọng hoá vở kịch, cố thu hút được sự chú ý của những người khác trong nhà càng nhiều càng tốt!) Không ai có thể nghĩ nó là một gia nhân. Luôn có giường ngủ và phòng riêng, nó chẳng khác gì người thị trấn, luôn thân thiện, không đáng tin và đầy bạn bè, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người và không bao giờ làm đến một phần tư những gì đã hứa.

Một buổi tối nó tới trên khoang xe một chiếc xe tải của Daulat, không lâu sau khi tôi nhận được thư nói nó đã được gửi đi. Và trái tim tôi rên lên vì nó, nó trông thật nhàu nhĩ, mệt mỏi và sợ hãi. Nó vẫnsn sót sau cú sốc những sự kiện ở bờ biển, và nó không hề thích chuyến đi xuyên qua châu Phi một tí nào.

Nửa quãng đường đầu nó vượt qua bằng xe lửa, bò với vận tốc trung bình mười dặm một giờ. Rồi nó chuỷên sang đi xe buýt và cuối cùng bằng xe tải của Daulat; mặc dù những cuộc chiến tranh, đường xấu và xe cộ cũ nát, Daulat, một người trong cộng đồng c tôi, vẫn tiếp tục công việc chở xe tải thuê qua lại giữa thị trấn của chúng tôi  và biên giới phía Đông. Những người lái xe của Daulat giúp thằng bé qua được rất nhiều quan chức. Nhưng thằng bé có dòng máu pha trộn, vẫn còn khá là châu Phi nên thật khó khăn để qua được các bộ lạc nội địa để đi từ bờ biển đến thị trấn. Nó không tự cho phép mình ăn đồ ăn của họ, và thế là nó không ăn gì trong suốt nhiều ngày. Dù không biết, nhưng nó đã thực hiện chuyến đi ngược với chuyến đi mà tổ tiên của nó từng thực hiện trước đó một thế kỷ hoặc hơn.

Nó lao vào vòng tay tôi, biến cái ôm hôn của người đạo Hồi thành cái ghì nén của một đứa trẻ. Tôi vỗ vỗ vào lưng nó, và nó chỉ chờ cử chỉ đó để gào tướng lên. Và ngay giữa những tiếng hò hét  và la lối đó, nó bắt đầu kể cho tôi về những vụ bắn giết nó tận mắt chứng kiến tại khu chợ gần nhà.

Tôi không quan tâm đến tất cả những gì nó kể. Tôi lo lắng về những người quen biết, và cố bắt nó giảm la hét, cố làm cho nó hiểu là cái cách biểu hiện của kiểu cư xử nô lệ đó (mà nó phần nào có trong máu) còn có thể chấp nhận được ở khu bờ biển, nhưng người ở đây thì không hiểu nổi đâu. Nó tiếp tục được một chút nữa, về sự tàn ác của Mufar, người châu Phi, làm như căn hộ của tôi là khu nhà của gia đình và có thể hét lên bất cứ gì nó muốn về những người ở bên ngoài. Và cùng lúc đó người lái xe châu Phi của Daulat thân thiện mang lên cho chiếc vali cùng các thứ đồ đạc khác – không nhiều nhặn lắm, nhưng được gói ghém thành nhiều gói nhỏ; một ít dây thừng, một cái giỏ mây đựng quần áo, vài cái hộp các tông.

Tôi tảng lờ thằng bé lắm điều – để ý đến nó đồng nghĩa với khuyến khích nó tiếp tục – và tôi thoả thuận với người lái xe, đi ra phố với anh ta để trả tiền. Tiếng ồn ã trong căn hộ tầng trên đã giảm, đúng như tôi dự tính, sự cô độc và lạ lẫm của căn hộ có hiệu ứng của mình; và khi quay trở lại tôi từ chối nghe thêm bất kỳ lời nào của thằng bé cho đến khi nó được ăn.

Nó trở nên trật tự và đúng mực, và trong khi tôi chuẩn bị đậu rán và pho mát trét trên bánh mì nướng, thì nó lấy từ đống giỏ và hộp của mình ra những thứ gia đình gửi cho tôi. Gừng, nước sốt và gia vị từ mẹ tôi. Hai bức ảnh gia đình từ cha tôi, và một bức tranh tường trên giấy rẻ tiền về một địa điểm linh thiêng ở Gujarat, nhưng được trình bày theo lối hiện đại: người nghệ sĩ đã vẽ thêm xe hơi, xe máy và xe đạp và thậm chí cả đám người lộn xộn vào những đường phố xung quanh. Đó là cách cha tôi muốn nói, hiện đại như tôi thì cũng phải quay lại với lòng tin thôi.

"Lúc đó cháu đang ở chợ, Salim ạ" thằng bé nói sau khi đã ăn. "Thoạt tiên cháu nghĩ có chuyện cãi cọ gì đó quanh sạp hàng của Mian. Cháu không thể tin vào điều đã trông thấy. Họ đối xử với nhau cứ như thể dao găm thì không chém đứt da, còn nó nthì không cấu tạo bằng da thịt vậy. Cháu không thể tin được vào điều đó. Cuối cùng thì như là một đàn chó lao vào phản thịt. Cháu nhìn thấy tay với cả chân máu me đầm đìa nằm vung vãi khắp nơi. Đúng là như thế đấy. Chúng vẫn còn ở đấy vào ngày hôm sau, tay với chân ấy".

Tôi cố ngăn nó lại. Tôi không muốn nghe thêm nữa. Nhưng thật không dễ chút nào. Nó lại tiếp tục về tay chân bị cắt bỏ, tay chân của những người mà chúng tôi biết từ khi còn nhỏ. Những gì nó trông thấy thật là kinh khủng. Nhưng tôi cũng bắt đầu cảm thấy nó cố tự buộc mình phải khóc nhiều hơn một chút khi mà nó đã thôi muốn khóc. Tôi cảm thấy điều này làm nó đôi lúc quên mất gì đó, và nghĩ đến những việc khác. Dường như nó liên tục muốn tự đe doạ mình, điều này làm tôi cáu tiết.

Vài ngày sau, nó bắt đầu vui vẻ trở lại. Và những sự kiện bờ biển không bao giờ được nhắc lại nữa. Nó ổn định nhanh hơn tôi dự kiến. Tôi từng nghĩ nó sẽ âu sầu và tách biệt; tôi đã nghĩ, đặc biệt sau chuyển đi không lấy gì làm sung sướng  của nó, rằng nó sẽ ghét thị trấn lạc hậu của chúng tôi. Nhưng nó lại thích thị trấn; và thích nó vì chính bản thân nó được mọi người ưa, theo cách trước kia nó chưa từng biết đến.

Về mặt thể chất mà nói, nó khá là khác với người ở đây. Nó cao hơn, cơ bắp hơn, to lớn hơn và khoẻ khoắn hơn trong các cử động. Nó được mọi người ngưỡng mộ. Những người đàn bà ở đây, với cách sống tự do quen thuộc của mình, không hề che giấu muốn tìm ở nó lạc thú – gọi nó trên đường phố, dừng lại, nhìn nó chằm chằm với những cặp mắt khích động, cười mỉm (và thoáng bối rối ) dường như muốn nói "Hãy xem đó là một trò đùa, một chuyện cười. Hoặc hãy coi nó là nghiêm túc", Cách nhìn của tôi về nó cũng thay đổi. Nó không còn là một thằng bé trongsố những người nô lệ. Tôi thấy cái mà những người ở đây thấy, trong mắt tôi nó trở nên đẹp đẽ và đặc biệt hơn. Với người địa phương nó không hoàn toàn là một người châu Phi và không gợi lên sự đối nghịch mang tính bộ lạc nào, nó xa lạ với những mối quan hệ châu Phi mà người ta muốn có. Nó toả sáng. Nó học tiếng địa phương rất nhanh, và thậm chí đã có cả một cái tên mới.

Ở nhà chúng tôi gọi nó là Ali, hoặc – khi chúng tôi muốn gợi về bản chất hoang dã đặc biệt và không thể tin cậy của Ali – Ali-wa ("Ali! Ali! Nhưng Ali-w ở đâu?") Giờ thì nó vứt toẹt cái tên của nó đi. Nó thích được gọi oà Metty hơn, đó là tên người ở đây gọi nó. Trước đây không lâu tôi đã hiểu đó không hoàn toàn là một cái tên, mà chỉ là từ tiếng Pháp, métis, con lai. Nhưng tôi không dùng tên ấy theo nghĩa đó khi gọi nó. Với tôi đó chỉ là một cái tên: Metty.

Tại đây, cũng như ở bờ biển, Metty là một kẻ ưa lang thang. Nó có phòng ngủ ngay cạnh bếp, đó là cánh cửa đầu tiên bên tay phải khi b.an đi vào từ tầng đệm của cầu thang lộ thiên. Tôi thường nghe tiếng nó đi về rất muộn ban đêm. Nó đến với tôi chính là vì cái tự do này đây. Nhưng Metty tận hưởng cái tự do đó, là một người káhc hẳn đứa bé đến đây trong sự gào thét và la hoảng, với những cung cách của người nô lệ. Nó đã nhanh chóng rũ bỏ được những cung cách đó; nó đã có một ý tưởng mới về giá trị của mình. Nó trở nên hữu dụng hơn trong cửa hiệu, và tại căn hộ, những thói quen lang thang của nó – mà tôi rất sợ, khiến sự có mặt của nó trở nên rõ ràng. Nhưng nó vẫn luôn ở đó, và tại thị trấn nó giống như một người của tôi. Nó làm giảm bớt đi sự cô đơn và làm cho những tháng ngàh trống rỗng dễ chịu hơn – những tháng chờ đợi công việc làm ăn khởi động trở lại. Và, thật chậm chạp, công việc làm ăn cũng bắt đầu trở lại.

Chúng tôi có thói quen uống cà phê buổi sáng tại căn hộ, rồi đến cửa hiệu, ăn trưa riêng, cửa hiệu, những buổi tối riêng tư. Đôi khi người làm cômg và ông chủ gặp nhau, bình đẳng với những nhu cầu giống nhau, trong những quán bar nhỏ bé tối đen đã bắt đầu xuất hiện ở thị trấn của chúng tôi, những dấu hiệu của một cuộc sống đang thức dậy trở lại; những ngôi nhà bé xíu với mái nhà bằng thép uốn, không trần, những bức tường bê tông sơn màu xanh da trời hoặc xanh lá cây thật đậm, những sàn nhà bằng bê tổng màu đỏ.

Một tối tại một trong những nơi như thế này Metty đã đặt dấu ấn lên mối quan hệ mới của chúng tôi. Khi đi vào tôi nhìn thấy nó đang nhảy một cách cuồng loạn – người uốn éo, mông ngoáy lia lịa, trông thật tuyệt. Nó dừng lại ngay khi trông thấy tôi – bản năng gia nhân của nó. Rồi nó cúi gập người và làm một cử chỉ chào đón tôi như thể nó là chủ ở chốn này. Nó nói, bằng thứ giọng Pháp học được, "Tôi không được phép làm gì bậy bạ trước mặt patron (ông chủ) của tôi". Và nó thôi không nhảy nữa.

Rồi nó học cách tự thể hiện. Nhưng không hề có gì vướng mắc giữa chúng tôi. Nó càng ngày càng trở thành một của báu. Nó trở thành người quản lý khách hàng cho tôi. Nó luôn tốt tính với khách hàng và kiếm về cho cửa hiệu của tôi nhiều nguồn lợi. Vì là một người lạ, một người được thuê làm, nó là người duy nhất trong thị trấn dám trêu chọc Zabeth, marchande đồng thời là phù thuỷ.

Đó chính là những gì diễn ra giữa chúng tôi, khi thị trấn đang dần trở lại cuộc sống, khi những chuyến tàu thuỷ lại bắt đầu chạy đến từ thủ đô, mỗi tuần một lần, rồi một tuần hai chuyến, khi người ta bắt đầu từ những ngôi làng trở về các cité của thị trấn, khi công việc thương mại phát triển dần, cả việc buôn bán của tôi, đã từ lâu đứng ở một con số không, lên dần (theo đúng đơn vị đo lường 10 của Nazruddin), lên được số 2, và thậm chí còn cho tôi triển vọng về số 4.