NGÀY TÀN NGỤY CHÚA

Chương 11

Docsach24.com

. Marnin lái xe đi thẳng đến Đại sứ quán với ý định sẽ nhanh chóng theo kịp với mọi hoạt động đang diễn ra ở đây, bởi lẽ anh đã bỏ bễ công việc trong suốt kỳ nghỉ vừa qua. Cầm lấy cặp công điện được gửi lại ở phòng mã thám trên tầng bốn, anh thong thả bước theo cầu thang trở về nơi làm việc quen thuộc của mình.

Hôm đó Chick Rizzo là người trực ban. Anh ta đang ngồi ở bàn làm việc của Helen Eng ở bên ngoài phòng làm việc của ông Đại sứ để đọc một ấn phẩm của Tạp chí “Thư viện hiện đại” mang tên The Red Badge of Courage. Rizzo là một người hăng hái nhất trong tất cả những người hăng hái ở Đại sứ quán. Anh ta đã từng xung phong làm chân cố vấn chính trị, biết nói tiếng Việt, trong vòng hai năm làm việc cho Lực lượng đặc nhiệm nhưng đã bị Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự Mỹ (MACV) từ chối vì tướng Donnelly cho rằng anh ta mang hình bóng của một kẻ dị giáo cực đoan.

- Cuối cùng thì anh cũng gặp được người hùng của mình rồi hả? - D. Marnin hỏi anh ta.

- Anh định nói Mudd sao?

Anh gật đầu.

- Anh ta đang ở Sài Gòn cho một chuyến R&R ngắn ngày. Anh ta là một gã được đấy chứ?

- Anh ta là vậy đấy - Rizzo cười nhăn nhở vì nghĩ rằng D. Marnin định ám chỉ điều gì - Nhưng dù sao thì việc mà anh ta làm cũng rất phi thường đấy. Anh ta đã nhận một Sư đoàn tồi tàn nhất trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa và chỉ mất có gần một năm thôi anh ta đã biến nó trở thành một Sư đoàn thiện chiến nhất.

- Thì tôi vẫn nói anh ta là một tay cừ đó thôi - D. Marnin nhắc lại.

- Ông Đại sứ đang ở trong đó đấy, - Rizzo vừa nói vừa chỉ tay vào phòng trong.

Ngài Corning đang ngồi sụp xuống bàn làm việc, người ông ta nghiêng về phía bên phải, tay trái cầm bút lặng lẽ, nắn nót viết những dòng chữ bằng mực tím lên một tờ giấy màu vàng. Thông thường, ông ta hay đọc tất cả các công điện cho Helen Eng nhưng lần này ông ta đã cho cô nghỉ bù và ông muốn tự mình cầm bút, vắt óc suy nghĩ nhằm cố gắng thâu tóm tất cả những gì đã xảy ra trong năm 1962 vào một bản báo cáo tổng hợp đầy hứa hẹn. Có rất nhiều Đại sứ Mỹ cố gắng cầm bút tự viết lấy những bản báo cáo cuối năm một cách thật hoàn hảo kiểu như thế này cho dù yêu cầu từ Bộ Ngoại giao cũng không đến nỗi khắt khe như thế. Ý tưởng cao cả của ngài Corning dường như đã được bao quát hết trong nhan đề của bản báo cáo: “Chiến thắng trong tầm tay - Việt Nam một năm qua”. Những bản báo cáo như thế này luôn là bức điện đầu tiên được gửi đi từ tất cả các Đại sứ quán Mỹ ngay trong ngày đầu tiên của năm 1963 với dòng trên cùng được in rất trang trọng: “Kính gửi Ngài Tổng thống”.

Ông Đại sứ vẫn tiếp tục viết trong khi D. Marnin bước vào phòng và ông ấy chỉ dừng lại ngẩng đầu lên sau khi đã kết thúc một đoạn văn bản ngắn. D. Marnin kiên nhẫn chờ đợi trong yên lặng.

- Chúc mừng năm mới - Ông Corning nói với anh rồi chỉ xuống tờ giấy màu vàng đang viết dở dang - Đây là công việc cuối cùng của tôi trong năm nay. Tôi sẽ hoàn tất nó trong khoảng một hoặc hơn một tiếng gì đó. Tôi sẽ đánh giá cao nếu anh sẵn sàng đem nó đến chỗ trực ban của phòng văn thư để đánh máy ngay sau khi tôi viết xong. Nó phải được gửi đi đầu tiên trong buổi sáng ngày mai. Và tôi cũng muốn đọc lại nó một lần nữa ngay khi tôi quay trở lại đây vào sớm mai.

Một giờ sau đó, cầm bản thảo của ngài Corning trên tay, D. Marnin hăng hái đi tìm người trực ở phòng văn thư là Angela Cartini nhưng cả anh và Rizzo đều không thể gọi được cho cô này. Họ phát hiện ra rằng buổi sáng hôm trước cô này đã có một cuộc hẹn hò với một trong những viên sỹ quan cấp tá nào đó ở bên Đoàn cố vấn quân sự (MAAG). Và cô ta đã xắp xếp để Mary Rhodes, thư ký của ban kinh tế trực hộ cô ta trong buổi tối hôm đó. Cô ta cứ nghĩ rằng Mary có thể làm thay phần việc của mình nên cô nàng cũng chẳng thèm thông báo lại cho trực ban là Rizzo.

D. Marnin không muốn làm hỏng buổi tối mùng một tết của Helen Eng bằng cách gọi cô tới nơi làm việc - cô ấy đã thường xuyên phải làm việc nhiều hơn quy định và thời gian làm việc trung bình của cô ấy là khoảng 30 giờ trong một tuần. Chính vì vậy anh đã quyết định rất đơn giản rằng việc đánh máy có thể để lại vào buổi sáng ngày hôm sau. Đó quả thật là một sai lầm. Bản báo cáo dài tới mười bốn trang. Mãi tận hơn chín giờ ngày hôm sau, Helen mới đánh máy xong bản in thử. Đại sứ Corning không giấu nổi sự bực tức của mình vì bản báo cáo của ông không được đánh máy từ đêm hôm trước. Ông ta đùng đùng nổi giận. Và ông ta chẳng thèm quan tâm đến việc làm tắc trách giữa các trực ban phòng Đại sứ và trực ban phòng văn thư hay thông cảm cho việc D. Marnin không thể gọi Helen Eng đến làm ngay lúc đó.

- Khốn nạn thật, David - Ông Đại sứ gầm lên - Tôi đã muốn là bản báo cáo ấy phải được chuyển tới bàn của ngài Tổng thống vào buổi chiều nay. Tôi vẫn còn phải sửa lại một vài điểm nữa và tôi không còn thì giờ để làm lại nó cho tới tận khi chúng ta quay trở lại đây vào sáng nay. Còn bây giờ lại mất đứt một ngày nữa rồi, mà nó sẽ đến Washington cùng với cả mớ hỗn độn các bản báo cáo tổng kết năm từ các Đại sứ quán khác ở khắp nơi trên thế giới chứ. Đã thế chẳng ai lại gửi một bản báo cáo dài mười bốn trang làm hai lần cả.

Thế nhưng ông Đại sứ cũng không còn nhiều thời gian để sửa lại bản báo cáo một lẫn nữa bởi vì ông ấy và ngài Stu Markoff, Trưởng Ban đối ngoại của Đại sứ quán phải tới gặp Ngô Đình Diệm để thảo luận về một vấn đề nhạy cảm mói phát sinh trong Chương trình lập ấp chiến lược. Trong chuyện này, các báo chí của Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Nhu giật dây đã ra sức làm rùm beng và tố cáo người Mỹ không giữ đúng lời hứa là cung cấp đủ tre, gỗ, dây thép gai cho các vùng bị thiếu. Nhưng thực tế là trước khi giao cho các nông dân những thứ này nhiều nhà thầu gian lận và các quan chức địa phương đã cố tình thu tiền theo giá thị trường trong khi toàn bộ chương trình này đều do Chính phủ Mỹ cung cấp miễn phí.

Trong lịch trình, việc phản đối theo nghi thức chỉ mất khoảng 45 phút nhưng cũng giống như các cuộc tiếp kiến khác với ông Diệm, nó đã phải kéo dài hơn bốn giờ đồng hồ. Ông Corning còn tới dự bữa trưa với ngài Neville Boggs và Ngoại trưởng Anh tại Đại sứ quán Anh. Từ đấy, ông Đại sứ tiếp tục đi thẳng đến Bộ Tư lệnh MACV để dự buổi lễ trao tặng huân chương cho sáu cố vấn quân sự Mỹ trong đó có Mudd vì đã lập thành tích xuất sắc trong thời gian phục vụ tại Nam Việt Nam. Mudd là người duy nhất được nhận Huy chương danh dự (DFC) vì sự dũng cảm đặc biệt trong trận càn trên sông Hậu Giang chứ không đơn giản là huân chương theo kỳ hạn giống như những người còn lại.

Một trong những điều khiến các binh lính ở chiến trường hay phàn nàn nhất là việc không có một chế độ khen thưởng nào xác nhận thành tích của họ chỉ vì một lý do đơn giản là họ thuộc lực lượng không trực tiếp tham chiến, cho dù họ vẫn đang phải mạo hiểm mạng sống của mình mỗi ngày. Điều này có nghĩa là họ sẽ chẳng bao giờ nhận được huân chương, huy chương cho dù là an ủi như Huy chương Purple Heart ngay cả khi họ bị thương. Huân huy chương vẫn được ví như đồ ăn, thức uống hàng ngày của các binh sĩ và vấn đề cổ vũ tinh thần, úy lạo binh sỹ cũng rất được tướng Donnelly coi trọng vì thế ông ta đã kiến nghị lên trên đòi thay đổi chính sách cũ. Mặc dù Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn khẳng định tầm quan trọng của việc khen thưởng đồng đều giữa lực lượng trực tiếp tham chiến và lực lượng không trực tiếp tham chiến nhưng họ vẫn chưa nhất chí với đề nghị của viên tướng này. Cuối cùng, đích thân Tổng thống Mỹ đã phải vào cuộc và ông đã lên tiếng ủng hộ quan điểm của tướng Donnelly.

Chính vì lẽ đó, buổi lễ trao huy chương theo thời hạn đầu tiên này mang một ý nghĩa đặc biệt. Nó đòi hỏi sự có mặt của Đại sứ Corning cùng những nghi lễ ngoại giao trang trọng nhất. Đại diện cho Chính phủ Việt Nam Cộng hòa là Cố vấn quân sự của Tổng thống Diệm, tướng Dương Vãn Minh, Minh “lớn”, Tướng Trần Trà Bích, một người rất đẹp trai và giỏi tiếng Pháp hơn tiếng Việt. Một phần vì họ đều đã từng phục vụ nhiều năm trong Quân đội Pháp và cho tới nay vẫn còn duy trì mối quan hệ mật thiết với Pháp Quốc (trong đó bao gồm cả việc giữ Quốc tịch Pháp). Một phần khác là do các nhân viên mật vụ của Ngô Đình Nhu thường xuyên theo sát họ, ghi chép tỉ mỷ tất cả mọi cuộc nói chuyện giữa họ với những người khác. Cho nên Ngô Đình Diệm không tin tưởng cả hai viên tướng này lắm và cho dù họ có ảnh hưởng rất lớn đến đám tướng lĩnh nhưng ông Diệm vẫn luôn để mắt đến họ rất cẩn thận. Ông ta chỉ trao cho họ những chức vụ để ra oai là chính chứ không cho họ quyền lực thật sự nào trong việc điều binh, khiển tướng hay trực tiếp chỉ huy các đơn vị chiến đấu. Kể từ cuộc đảo chính bất thành của đám lính dù năm 1960 và đặc biệt là kể từ cuộc không kích vào dinh Độc lập hồi tháng 2 năm trước đám mật vụ thủ hạ của Ngô Đình Nhu lại càng theo sát mọi mối quan hệ của mấy viên tướng này.

Trong buổi lễ, ngài Đại sứ được ngồi ở vị trí trang trọng nhất dưới màn trướng màu đỏ, trắng và màu xanh nước biển để duyệt đội tiêu binh danh dự đứng dưới sân. D. Marnin được phép ngồi bên trái ông Đại sứ còn tướng Bích ngồi phía bên trái ông ta. Bên cạnh tướng Bích là tướng Minh “lớn” còn bên phải tướng Minh “lớn” là tướng Donnelly. Tướng “Ace” Parker, cấp phó thường trực của tướng Donnelly, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) đồng thời là Trưởng đoàn Cố vấn quân sự Mỹ ở Nam Việt Nam đảm nhận việc gắn các mề-đay lên các sỹ quan được khen thưởng đồng thời cũng là người đọc bài diễn văn bế mạc buổi lễ. Buổi lễ vừa tiến hành được gần môt nửa thì Tom Aylward đi tới ghé vào tai tướng Donnelly nói nhỏ điều gì đó. Donnelly lịch sự xin phép tướng Minh rồi rời khỏi khán đài và không quay trở lại.

Đại sứ Corning và tướng Bích nói chuyện vói nhau bằng tiếng Pháp, một thứ ngôn ngữ mà không một ai ngồi quanh đấy ngoại trừ D. Marnin và tướng Minh “lớn” có thể hiểu được.

- À, tướng quân thân mến của tôi ạ. Tôi rất lấy làm hãnh diện vì sự có mặt của ngài trong buổi lễ trọng đại này. Theo quan điểm của tôi thì những nhân tố mang tính ngoại giao căn bản luôn đóng vai trò chủ đạo thứ hai trong cảm quan của nhân loại. Bây giờ đã là lúc mà những cố vấn anh hùng của chúng ta nhận được phần thưởng công nhận những gì mà họ đã đóng góp.

- Thưa ngài Đại sứ đáng kính, Tôi hoàn toàn đồng ý với ngài. Những cố vấn của các ngài đúng là tuyệt vời và hơn cả tuyệt vời nữa chứ. Họ là những người cừ khôi nhất trong đội quân cừ khôi nhất. Tôi thường xuyên được tới kiểm tra các đơn vị chiến đấu của chúng tôi và tôi có thể bảo đảm với ngài rằng nhờ có những nỗ lực phi thường của Quân đội Mỹ, lực lượng vũ trang của chúng tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều. Họ đang được học những kỹ năng tác chiến mới, quen dần với việc sử dụng các trang thiết bị tốt hơn, hiện đại hơn. Và hơn tất cả là chúng tôi đã có được những thứ cần thiết để đạt được kết quả tốt như thế này. Cũng phải xin ngài lưu ý cho là đây mới chỉ ở những cấp độ thấp hơn thôi.

- Và cả ở những cấp độ cao hơn chứ? - Đại sứ Corning gợi ý.

- Đó lại là một vấn đề khác hoàn toàn. Có thể tôi không nên nói với Quý ngài đây điều này. Nhưng tôi chỉ là một người lính trơn và tôi luôn phải có trách nhiệm nói thẳng. Từ một binh nhì cho đến tất cả các tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp của ARVN đều đang trưởng thành lên rất nhiều. Tuy nhiên, sự trưởng thành đó mới chỉ dừng lại ở mức độ kỹ thuật chứ không phải là tầm chiến thuật. Bây giờ chúng tôi đã biết làm thế nào để thực hiện một nhiệm vụ gì đó, giống như các ngài vẫn nói là “theo các con số”. Vấn đề chính ở đây lại nằm ở khâu từ bậc Thiếu tá lên đến cấp sỹ quan chỉ huy nắm quyền, ở cấp độ này mọi thứ đang ngày càng trở nên xấu đi rất nhiều. Đa số những người đang nắm quyền chỉ huy chỉ đang cố gắng kiếm cho mình một cái vẻ ngoài bảnh bao mà chẳng cần phải đánh đấm gì hết. Họ hô hào triển khai những chiến dịch có quy mô thật lớn và sau đó họ sẽ đưa quân đến những chỗ chẳng có ma Cộng sản nào hết, chứ họ không bao giờ dám tiến thẳng tới chỗ quân VC đang lẩn trốn. Đấy, Quân đội đang được điều hành theo cái kiểu như vậy đấy. Nó đang được lãnh đạo theo một kiểu rất hài hước như thế đấy.

- Tại sao lại như vậy chứ?

- Bởi vì để có được một bản lĩnh trong đội quân thì lòng dũng cảm cần phải được tôn trọng, cũng giống như ngày hôm nay chúng ta đang bày tỏ sự kính trọng của mình đối với những người anh hùng kia. Kẻ địch mà chúng tôi đang phải đối diện rất thiện chiến. Họ rất khôn ngoan và dũng cảm. Cách duy nhất để đánh bại được họ là phải thưởng công cho người dũng cảm và trừng phạt những kẻ hèn nhát - đó là cách mà các ngài đang xây dựng quân đội mình. Thế nhưng chúng tôi lại đang làm điều ngược lại. Chúng tôi đang trừng phạt những ai can đảm và khuyến khích những đứa hèn nhát. Ngày nay, dưới cái Chính phủ này chỉ có một tiêu trí duy nhất dành cho sự khen thưởng. Đo chính là sự trung thành đối với những người họ Ngô Đình. Toàn bộ việc thăng cấp hay bổ nhiệm trong tất cả các đơn vị quân đội đều được điều khiển từ Phủ Tổng thống và Thủ tướng. Cá nhân Tổng thống có quyền thông qua mọi quyết định đề bạt của tất cả các bậc sỹ quan từ cấp Đại úy đến cấp Trung tá. Hàng tháng, danh sách đề bạt đều phải được trình lên bàn làm việc của ông ấy. Trong cái điều kiện như vậy sẽ thật khó khăn cho việc chỉ huy quân đội. Bản thân tôi có lẽ cũng sẽ phải đóng gói và trở về Paris mất thôi.

- Đó có thể sẽ là một thảm cảnh cho đất nước này đấy tướng quân thân mến ạ. - Ông Corning nói - nhưng tại sao ngài không thảo luận với Tổng thống về vấn đề này nhỉ?

- Tôi đã thử vài lần rồi ấy chứ. Nhưng thật khó có thể thuyết phục ông ấy nghe mình nói. Ông ta quan tâm đến việc bảo đảm an toàn cho bản thân ông ấy và gia đình ông ấy hơn là cuộc chiến chống lại Cộng sản.

Tới lúc này, tướng Minh, người đã lắng nghe câu chuyện của tướng Bích từ nãy giờ cũng gật đầu đồng ý.

- Tôi nghĩ chắc chắn là các ngài đang phê phán ông ấy hơi quá lời.

- Như thế vẫn là chưa đủ đâu ông Đại sứ đáng kính ạ. Vị Tổng thống mà tôi biết có nhũng phẩm chất cao quý và đã làm được không ít việc trọng đại với Quốc gia. Ông ta đã lãnh đạo được miền đất này đứng lên chống lại Cộng sản. Nhờ có sự giúp đỡ quý báu của tướng Minh bạn tôi đây, ông ta đã đánh bại nhóm Hòa Hảo và Cao Đài. Chính vì vậy ông ta đã thuyết phục được chúng tôi tin rằng Quốc gia này có thể đứng vững được. Nhưng đấy là mấy năm trở về trước, khi ấy ông ta vẫn muốn tự mình đi ra ngoài và tự đến nhiều nơi trên miền đất này. Lúc đó, ông ấy là một nhà lãnh đạo nổi tiếng. Còn giờ đây, ông ta gần như bị em trai mình giật dây toàn bộ. Tất cả chúng tôi đều chỉ là những con rối trong tay ông Nhu thôi. Khi ông Nhu nghi ngờ anh, ông ta sẽ gọi anh đến cho anh một cái gọi là cơ hội để thăng tiến, (tướng Minh lớn gầm gừ tán thành) Sau đó ông ta sẽ thu hết mọi trách nhiệm và quyền hạn của anh và gửi anh tới những buổi lễ để làm đại diện cho gia đình ông ấy. (ông Minh “lớn” lại làu bàu tán thành). Nhưng tồi tệ nhất vẫn là cái con đàn bà ấy - đó là vợ ông Nhu. Bà ta cứ việc nói bất cứ cái gì bà ta cho là hài lòng, mà thông thường thì đấy là những thứ đầu tiên vừa nảy ra trong đầu bà ấy. Bà ta tự cho mình cái quyền xỉ nhục, mắng mỏ các sỹ quan cao cấp. Bà ta công khai đe dọa chúng tôi. (làu bàu tán thành) Tôi cũng xin nói thật với ngài chứ. Nó quá quắt lắm không thể chịu nổi nữa.

Những giọt mồ hôi chảy dòng dòng từ trên trán xuống cổ áo tướng Bích.

- Vấn đề chủ yếu là - Đại sứ Corning nói - là nỗ lực cho chiến tranh. Tổng thống Kennedy cũng đã cam kết sẽ làm bất cứ cái gì để giúp cho những nỗ lực chống lại bất cứ cái gì có thể làm chúng ta bị tổn thương.

- Tôi hoàn toàn đồng ý thưa ngài. - tướng Bích trả miếng ngay - nhưng đó mới chỉ là những nỗi đau khổ cho cái gọi là - nỗ lực cho chiến tranh. Ông bạn Blix của tôi đang làm một công việc to lớn. Nhưng chính các ngài đang bị những chiến thắng của các thiết vận xa (APC) và không quân vận làm cho mù quáng. Đây mới chỉ là vấn đề chiến thuật nho nhỏ. Xét về lâu dài, VC cũng sẽ thay đổi chiến thuật của họ và họ sẽ tìm ra phương pháp đối phó hiệu quả hơn. Các ngài sẽ không thể thắng được bất cứ một cuộc chiến tranh nào bằng cái trò quảng cáo lòe thiên hạ. Và thưa ngài Đại sứ đáng kính, tôi có thể bảo đảm vói ngài rằng bây giờ giới lãnh đạo của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã kém hơn rất nhiều so với một năm về trước. Tới chừng nào ông Nhu chưa chấm dứt việc buộc tội các tướng lĩnh trong Bộ Tổng Tham mưu là lừa đảo và để yên cho chúng tôi tiếp tục lãnh đạo Quân đội giành thắng lợi thì mọi thứ sẽ còn tiếp tục đi xuống.

Ông Minh “lớn”, người vẫn ngồi im lặng trong suốt buổi lễ với một đôi mắt buồn thảm làm tăng thêm nét rầu rĩ trên khuôn mặt cũng không nén được một tiếng thở dài và cằn nhằn cuối cùng. Ông ta gật đầu với tướng Bích và dùng ngón trỏ của tay phải chỉ lên thái dương đúng ba lần. Động tác này đã giúp cho ông Đại sứ ngầm hiểu rằng theo quan điểm của ông ta thì tướng Bích là một người biết suy nghĩ thấu đáo.

- Thưa Tướng quân, tôi thật sự lấy làm cảm kích trước thái độ rất thẳng thắn của ngài - Ông Corning nói -Tôi cũng rất vui mừng vì ngài đã chọn tôi đề giao phó trọng trách này. Cá nhân tôi, tôi luôn đánh giá cao tính thẳng thắn. Chúng ta vừa là những người bạn, vừa là những đồng minh cùng nhau chiến đấu vì một mục đích sống còn. Chúng ta có những tranh luận và cả những bất đồng. Nhưng cái chính là chúng ta biết tin tưởng lẫn nhau, và xét về mặt cá nhân thì Tổng thống Kennedy cũng rất tự tin. Tất cả điều đó là lý do để chúng ta giành thắng lợi trong cuộc chiến này.

- Dĩ nhiên là chúng tôi cũng như vậy - tướng Bích trả lời luôn - Sẽ không có một ai đánh bại được Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ cả.