NGÀY TÀN NGỤY CHÚA

Chương 22

Docsach24.com

iều bất an duy nhất trong tình hình chính trị mơ mơ màng màng mà Trưởng lãnh sự Mỹ và cấp phó của anh ta nhận được tại Huế lại xuất phát từ Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Ngay ở ngoài cổng chùa Từ Đàm, trụ sở chính của tổ chức này, hai vị khách người Mỹ đã được một nhà sư trẻ khoảng 18 tuổi, mặc bộ quần áo tu hành màu vàng nghệ quen thuộc đón tiếp vói một thái độ lanh lùng khó hiểu. Khi cả hai cùng di theo lên mấy bậc thang và đang cố giữ nhịp thở cho thật đều thì nhà sư trẻ quay lại và cúi đầu rất thấp nói vói họ bằng một giọng tiếng Pháp rất chuẩn là Hòa thượng Thích Tịnh Kiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam đang đợi họ. Sau đó anh ta đưa cả hai người tới một gian phòng nhỏ ở dưới tầng trệt rồi đi ngay qua cánh cửa bên phải ra ngoài.

Hòa thượng Khiết là một vị sư già khoảng gần 80 tuổi với dáng người gầy gò yếu đuối. Ông có cách nói rất ngắn gọn và nhẹ nhàng như thể gồm toàn những tiếng thì thầm khàn khàn. Mỗi âm phát ra dường như phải rất cố gắng mới thoát khỏi cái nơi sâu thẳm trong lồng ngực của vị sư già. Ông ta mời hai vị khách người Mỹ ngồi xuống chiếc ghế bằng song mây màu trắng đã cũ được kê ngay dưới đài sen và bắt đầu bập bập rít mấy hơi thuốc Gauloise. Ngay bên cạnh ông ta trên chiếc ghế đôi là Hòa thượng Thích Chí Bình với hai chân vắt chéo theo kiểu quen thuộc của người phương Tây. Sau này, Loftus đã xác định rằng thông qua hàng loạt những bài thuyết giáo chống Chính phủ mà vị Hòa thượng thứ hai này đã thu phục được hàng trăm tín đồ ở Huế bằng uy tín của mình.

Hòa thượng Bình cũng là một người nghiện thuốc lá Gauloises rất nặng cho nên cả hai vị Hòa thượng cùng nhau đốt hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác trong suốt buổi nói chuyện. Mỗi khi ông Khiết hút hết một điếu thuốc thì ông ta lại đưa phần còn lại cho Bình và ông này dùng luôn mẩu thuốc đang chấy dở ấy châm tiếp một điếu khác. Rồi sau đó ông ta lại đưa cái tóp thuốc của mình cho ông Khiết để ông này châm thêm một điếu mới. Cuộc nói chuyện giữa họ kéo dài hơn một tiếng đồng hồ và lúc nào cũng vậy luôn có một trong hai người này hút thuốc lá phì phèo. Và dĩ nhiên chẳng ai trong cả hai người phải mất công dùng một que diêm để châm lửa. Căn phòng vốn đã ngột ngạt nay lại càng nghi ngút hơn với mùi thuốc lá Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc đối thoại cũng không thể ngắn hơn được bởi vị Hòa thượng Khiết không nói được một thứ ngôn ngữ nào hơn ngoài tiếng Việt và vì thế những gì ông ta nói ra đều phải được ông Bình dịch bằng một thứ tiếng Pháp khá trôi chảy nhung mang đậm những đặc tính cá nhân. Và mặc dù ông Khiết chẳng khi nào nói quá hai câu - mà có thể là ông ta không thể làm được điều đó, nhưng những gì mà ông Bình dịch sang tiếng Pháp rõ ràng là đã được chính ông ta thêu dệt thêm rất nhiều. Cái gì đó mà ông Khiết nói ra chỉ mất có hai giây thì ông Bình sẽ dịch nó thành hơn hai phút. D. Marnin bắt đầu nghi ngờ rằng liệu ông Khiết có nắm được đúng những gì mà Loftus đã nói với ông ta hay chỉ là những thứ mà chính ông Bình nói ra theo ý của riêng ông ấy.

Freddie bắt đầu buổi tiếp kiến bằng việc cám ơn vị Hòa thượng đã đón tiếp họ. Anh ta cũng chỉ ra rằng, tự do tôn giáo luôn là nguyên tắc cơ bản không thể xâm phạm của Mỹ và nó đã được Hiến pháp của nước Mỹ thừa nhận. Hơn thế nữa, như tất cả mọi người ở Việt Nam đều biết thì nước Mỹ cũng là một đất nước có nhiều loại tôn giáo khác nhau. Tỷ lệ những người dân Mỹ đi lễ nhà thờ bao giờ cũng cao hơn bất kỳ một nước nào khác ở Châu u.

Anh ta cho tay vào túi áo lấy ra một đồng 25 xen [8] và nói tiếp:

- Các ngài hãy nhìn đây này! Trên đồng xu này của chúng tôi có câu nói bất hủ: “IN GOD WE TRUST” [9]

Ông Khiết nhoài người lên lấy chiếc kính gọng sừng từ trong chiếc ngăn kéo tủ gần đấy nhưng ông ta lại quên không đeo nó lên. Ông Bình nhìn chằm chằm vào Freddie một lúc lâu như thể là cái anh chàng người nước ngoài này đang cố lột cái áo trên người ông ta vậy. Rồi ông ta bắt đầu dịch câu nói của Freddie một cách dài dòng khác thường -trong khi đó ông ta còn vươn người tới giật ngay đồng xu trong tay ông Khiết - người đang giữ trong tay đồng xu một cách khó chịu như thể đang cầm một con cóc còn sống vậy. Và ông Bình nói điều gì đó bằng tiếng Việt và cả hai nhà sư cùng cười rúc rích một cách khóai trá. Hai người cũng chẳng thèm trả lại đồng xu cho Loftus nữa.

Như để trả lời cho những gì đã được dịch ra, ông Khiết đã nói chỉ khoảng hơn hai mươi từ là cùng nhưng ông Bình lại dịch nó như thế này:

- Chúng tôi rất lấy làm vinh dự được đón tiếp những người đứng đầu Tổng lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Huế ngay tại cái nôi của phong trào Phật giáo quốc gia. Và tại thành phố này cũng có những con người luôn biết phải bày tỏ lòng hiếu khách một cách ngoại lệ để cố gắng cư xử theo đúng những lời răn dạy của Đức phật Đại từ, Đại bi. Những người theo đạo Cơ-đốc chỉ quan tâm đến những gì mà những gã khôn ngoan nói về những thứ mà những gã khôn ngoan khác đã nói về điều mà Chúa Giê-su ám chỉ khi ông ấy nói về kẻ thù của mình. Các anh có thể cười vào những gì mà tôi vừa nói ra. Nhưng Chúa Giê-su vẫn luôn là hiện thân của hòa bình và chống lại sự giết tróc. Ông ấy chẳng đã nói là những kẻ giàu có chỉ có thể lên được Thiên đường nếu như một con lạc đà có thể chui qua lỗ kim khâu. Chính bản thân tôi đã đọc được điều đó. Và bây giờ nó được người ta hiểu thế nào nhỉ? Những gã khôn ngoan của các ông và cả vị Tổng thống đáng yêu, đẹp trai và giàu có của các ông nữa đã diễn giải rằng chúng tôi phải nghe theo lời răn dạy của Chúa Giê-su bằng cách làm giàu và bằng cách gây ra chiến tranh để bảo đảm hòa bình. Chúng tôi phải giết ngưòi khác để cướp lấy thức ăn của họ. Những gã thông minh theo đạo Cơ-đốc của các ông nói rằng ngài Tổng thống Kennedy sẽ đi lên thiên đường với bàn tay sạch sẽ (và cả hai nhà sư này đều có những móng tay rất dài và cáu đầy bụi bẩn) bởi vì anh ta đã gởi tới nhưng chiếc máy bay trực thăng để giết chết những ngưòi phụ nữ, những đứa trẻ và cả những con trâu nữa. Chẳng có gì để nghi ngờ là ông Kennedy vẫn đặt niềm tin vào Chúa. Với ông ta, những con chim vẫn đang hót và bầu trời vẫn là màu xanh. Không có gì cả nhưng bầu tròi đâu có còn màu xanh nữa.

Freddie nhìn D. Marnin rồi nhíu đôi mày.

- Phật giáo thì lại khác - Bình vẫn tiếp tục - Đức phật đã nói những gì mà ngài đã phải nói từ ba trăm năm về trước và chúng tôi những người theo đạo Phật vẫn sống theo những lời nói ấy cho đến tận ngày hôm nay. Chúng tôi không có những gã khôn ngoan để bảo với chúng tôi rằng màu đen là màu trắng hay là cái chết là sự sống. Đức Phật đại từ, đại bi đã lệnh cho chúng tôi không được sát sinh. Chính vì thế, chúng tôi không ăn thịt hay giết đến một con kiến nhỏ, thậm chí cả những con muỗi vừa mói hút máu và truyền bệnh sốt rét cho chúng tôi nữa. Các anh đã bao giờ nhìn thấy một con trâu bị bắn chết bởi hơn năm mươi viên đạn từ một chiếc máy bay trực thăng chưa? chính con trâu đó cũng phải chịu cái chết và bụng thì tòi hết ruột gan ra ngoài. Chính người chủ của con trâu ấy cũng phải chịu đựng. Nó đã làm cho trái tim anh ta thắt lại khi nghe những người khác kể cho anh ấy rằng con trâu của anh ấy đã lồng lên tuyệt vọng và cả cánh đồng lúa đã đỏ lên vì máu của nó. Tổng thống Kennedy nói rằng giết con trâu đi để giúp chúng tôi tống khứ được bọn Cộng Sản. Điều này có thể có nghĩa lý với tất cả các ông nhưng nó chẳng có nghĩa lý gì đối với một người nông dân Việt Nam bình thường nhất. Đức Phật đã dạy chúng tôi bốn niềm tin quý báu.

Niềm tin thứ nhất là - con người ta sinh ra để chịu những khổ ải và anh ta sẽ phải chịu đựng điều đó trong kiếp này và cả kiếp sau nữa. Thậm chí ngay cả Đức Phật cũng đã là một vị hoàng tử vĩ đại, còn vĩ đại hơn cả Kennedy, vẫn phải chịu đựng cho tới khi ngài ngộ ra được cách thoát khỏi mọi ham muốn của chính ngài.

Niềm tin thứ hai là - Cái gì đã là nguồn gốc sâu xa nhất của khổ ải? Nguyên nhân của khổ ải là ham muốn. Con người ta luôn thèm khát cái vinh danh cho mình. Những cô gái Việt Nam đẹp như những bông hoa sen đẹp nhất. Lính Mỹ nhìn thấy họ và thèm khát họ. Con người ta luôn khát khao được sở hữu - vàng bạc, người hầu hạ, nhà cửa và cả quyền lực để sai khiến những kẻ khác làm điều gì đó. Họ muốn cả những cô gái đẹp để thỏa mãn dục vọng của mình. Con người ta còn mong muốn không phải chịu đau đớn nên họ tiêm chích ma túy vào trong máu của mình, họ hít ma túy, uống rượu whiskey với Coca Cola, đi vào trong các ổ gái điếm và muốn được những cô gái Việt Nam xinh đẹp chiều chuộng theo những sở thích điên rồ của họ.

Niềm tin thứ ba là - tất cả sự thèm khát xuất phát từ những ham muốn ấy sẽ tự làm hại chính bản thân nó. Để không có những ham muốn ấy thì phải không bị lệ thuộc vào những thứ đó, đặc biệt là phải không bị lệ thuộc vào chính bản thân nó nữa. Đó chính là cái điều mà Tổng thống Kennedy nên cố thực hiện.

Niềm tin thứ tư là - để đạt được tới cảnh giới tối cao thì sẽ phải làm theo tám điều Phật dạy đó là - phải có đạo đức đúng đắn, phải có mục đích đúng đắn, phải có cách kiếm sống đúng đắn, phải có phương thuốc đúng đắn, phải có nỗ lực đúng đắn, phải có sở thích đúng đắn, phải có ngôn từ đúng đắn và phải có nhãn quan đúng đắn. Khi mà làm được tất cả những điểu này rồi thì những ham muốn sẽ tự chúng mất đi. Con người ta có thể vào được cõi niết bàn mà không phải chịu đựng thêm kiếp nạn khổ ải nào nữa. Khi những Phật tử được chứng kiến các ông thực hiện tám điều đó, chúng tôi sẽ lắng nghe các ông một cách nghiêm túc và có thể chúng tôi sẽ làm những gì các ông nói. Thế nhưng chúng tôi phải chứng kiến cái chết của con trâu, một người bạn của nhà nông, chẳng bao giờ làm hại đến ai, luôn phải làm việc hết sức cực nhọc, phải đổ máu trên cánh đồng lúa bị các ông giết hại.

Hòa thượng Khiết cầm lấy cái tóp thuốc từ trên tay ông Bình và châm một điếu thuốc khác. Rồi ông ta nhún vai, mỉm cười khó hiểu và trả lời Freddie bằng một giọng rất thều thào.

- Hòa thượng Khiết nói là - ông Bình lại dịch tiếp - con rồng và con chim ưng cũng là kẻ thù như nhau giống như con chó với con mèo vậy bởi vì bọn chúng đều ăn gan của con thỏ con tội nghiệp. Vậy nhưng con thỏ có thừa thông minh để không bị sa vào sào huyệt của những con rồng, những kẻ đang dùng lời lẽ xảo biện để sau đó ăn thịt nó thay cho bữa sáng. Điều này cũng không có nghĩa là khi con chim ưng đi tìm bữa trưa cho nó thì con thỏ thông minh không biết giấu mình sau những tảng đá. Đó là một sự thật, một sự thật luôn đúng với mọi thời đại. Và đặc biệt, nó còn đúng hơn nữa là chúng tôi đã ở đây được hai nghìn năm và sẽ còn ở lại đây thêm hai nghìn năm nữa. Những người Cộng sản biết điều đó. Thế nhưng, Chính phủ Sài Gòn - những kẻ vẫn tự xưng là Chính phủ của đất nước Việt Nam, nơi mà phần lớn người dân đều là người theo đạo Phật - họ lại ngược đãi chúng tôi, họ nhổ vào mặt chúng tôi, họ làm nhục cả Đức Phật Đại từ, Đại bi.

- Tôi không biết gì về chuyện ngược đãi đó - Freddie thú nhận

- Thế chẳng qua là không hề có khái niệm ngược đãi trong tiếng Anh. Và cũng chẳng có khái niệm ngược đãi trong tiếng Pháp. Mà chỉ có khái niệm ngược đãi trong tiếng Việt. Trong tiếng Anh, bọn họ nói rằng chúng ta đều gửi niềm tin nơi Đức Chúa và tất cả mọi người đều được đối xử bình đẳng như nhau. Trong tiếng Pháp, họ nói liberte’, egalite’, franternite [10], mà nực cười nhất chính là egalite’. Vậy nhưng trong tiếng Việt họ lại bảo chúng tôi không được thể hiện lòng kính trọng đối với Đức Phật trong ngày sinh nhật lần thứ 2587 của ngài.

- Ông nói vậy là có ý gì?

- Những cái cờ ấy, thì chuyện về những cái cờ ấy mà.

- Những cái cờ? Drapeaux? [11]

- Nhưng nhất định các ông phải trông thấy những cái cờ ấy rồi chứ. Họ treo đầy cả thành phố này ấy mà.

- Tôi vẫn chưa hiểu là ông có ý gì. - Freddie nhắc lại.

- Ngày kia sẽ là ngày sinh nhật lần thứ 2.587 của Đức Phật. Như một phần trong lễ kỷ niệm này, chúng tôi đã treo cờ để bày tỏ lòng kính trọng và sự tôn vinh lên Đức Phật của chúng tôi. Ngày hôm nay chúng tôi được thông báo rằng tất cả những lá cờ này, một nghi lễ mà chúng tôi đã thực hiện hơn năm mươi năm nay sẽ phải hạ xuống. Đó là chỉ dụ của ông Nghĩa, tỉnh trưởng, người thừa hành mệnh lệnh từ Sài Gòn, mà mệnh lệnh đó đã được Giám mục sứ Huế đưa ra.

- Nhưng tại sao lại như vậy chứ?

- Có một điều luật quy định rằng chỉ có loại cờ duy nhất được treo ở những nơi công cộng đó là quốc kỳ của chính quyền Sài Gòn. Đó là những thứ mà họ nói. Nếu mà họ nói đúng, chúng tôi đã liên tục vi phạm luật pháp trong suốt 50 năm rồi.

- Có thể là có sự hiểu lầm nào đấy thôi.

- Chẳng có sự hiểu lầm nào hết. Bảo Đại và De Gaulle đều đi cả rồi. Bây giờ chúng tôi lại có Ngô Đình Diệm và Kennedy. Chừng nào Giáo hoàng còn ưu ái cho họ nhiều hơn nữa, hai người này không chỉ tiếp tục mạnh mẽ hơn, giàu có hơn mà còn tự nhận là người Công giáo nhiều hơn nữa. Trước đây các Phật tử phải ăn đất thì bây giờ chúng tôi phải ăn bùn. Chúng tôi vẫn phải vậy thôi, không dám mở mồm ra kêu.

- Những người Công giáo phải làm gì với điều đó đây?

- Các ông hãy nhìn mà xem! Tất cả thành phố này của chúng tôi đều tràn ngập những lá cờ để bày tỏ lòng kính trọng của người dân ở đây vói con người vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Thế còn những lá cờ màu xanh và màu trắng kia treo lên để làm gì? Lễ kỷ niệm lần thứ 25 ngày lễ tấn phong Giám mục xứ đạo Vĩnh Long, một địa điểm cách đây đến mấy trăm ki-lô-mét. Thử hỏi những ai quan tâm đến chuyện gì đã xảy ra ở Vĩnh Long 25 năm trước đây chứ? Điều khó hiểu mà chúng tôi phải giải quyết ở đây chính là tại sao những lá cờ của Đức Phật Đại từ, Đại bi lại phải hạ xuống để treo vào đấy những lá cờ của ngài Giám mục chứ? Liệu ai có thể trả lời được nếu như đó không phải là ngài Giám mục, người hàng ngày vẫn ngồi chễm trệ trên chiếc xe Buick Roadmaster màu đen xì xì lượn quanh mấy con phố để cho những ngưòi dân phải quỳ xuống hôn lên mặt đường nơi bánh xe của ông ấy vừa đi qua nếu ông ta không phải là anh trai của Tổng thống Diệm, người anh lớn trong cái gia đình độc đoán ấy. Trong suốt năm vừa qua, hết làng này đến làng khác đua nhau chuyển sang đạo Thiên Chúa. Họ rời bỏ Đức Phật để đi theo Chúa Giê-su. Khi mới có một vài ngưòi bỏ đi thôi thì đó chỉ là sự lựa chọn mang tính cá nhân. Nhưng khi cả làng cùng làm như vậy thì nó lại trở thành một hành động mang tính chính trị. Những làng đó muốn nhận được sự ưu ái từ phía Chính phủ. Họ muốn nhận được những khoản vay, những khoản tiền trợ cấp. Họ nghĩ rằng họ sẽ được chia nhiều ruộng đất hơn. Và tại sao họ lại nghĩ như vậy chứ? Bởi vì đó chính là những điều mà Giám mục bảo họ như vậy.

Ngay sáng ngày hôm sau, Loftus và D. Marnin vội vã đi thông báo về sự bức xúc của Hòa thượng Thích Trí Bình. Tổng Giám mục Ngô Đình Thục, trông rất giống người em trai Ngô Đình Diệm chỉ có điều ông ta có phần to béo hơn, tròn trịa hơn, lịch bịnh hơn và mạnh mẽ hơn. Cả hai người được mời vào phòng khách trên tầng hai của một khu dinh thự rất khang trang ngay gần nhà thờ Thiên Chúa giáo. Căn phòng này được xếp đầy các loại sách, phần lớn đều là những bộ sách Triết học Thiên Chúa giáo bằng tiếng Pháp được bọc da rất cẩn thận. Trên bàn làm việc của ông ta vẫn còn một cuốn sách của Jacques Maritain [12] đang đọc dở.

Họ cùng ngồi xuống những chiếc đệm dày bọc vải màu đỏ ở trên ghế bành rất sâu làm bằng gỗ gụ và được trạm trổ cầu kỳ. Chiếc điều hòa nhiệt độ loại có cửa sổ đứng kêu phành phạch không thôi. Giống như ông Diệm và ông Nhu, ông Thục cũng là một người nghiện thuốc lá nặng mà có phần rất nặng nữa là đằng khác. Trong buổi nói chuyện này, ông Thục đã hút thuốc liên tục đến nỗi chiếc gạt tàn để trên bàn đã được nhét đầy tàn và tóp thuốc mà chỉ có mình ông ấy bỏ vào. Thế nhưng, không giống như hai người em mình, ông ta chỉ hút thuốc mới, thuốc lá Winston, chính điều này đã làm cho Trưởng lãnh sự Mỹ và người phó của anh ta cảm thấy mát mặt bởi vì có thế đó là dấu hiệu của một sự thân ái đối với đất nước họ. Ông ta cũng đã khiến cả hai người cảm thấy gần gũi hơn khi treo một bức chân dung rất lớn của Hồng y giáo chủ Spellman [13], một người bạn lớn của ông ta ở ngay đằng sau bàn làm việc. Ông ta còn có khả năng nói tiếng Pháp rất lưu loát đến độ không hề bị pha tạp từ tiếng mẹ đẻ. Freddie bắt đầu buổi nói chuyện bằng lời chúc mừng sự tổ chức rất long trọng buổi lễ kỷ niệm 25 năm ngày tấn phong Giám mục cho ông ấy. Ông Thục mỉm cười rồi nhún vai phản đối.

- Những kẻ bề tôi ở khu vực này rất mộ đạo. Nhưng nó không phải là vì tôi mà họ đứng lên tổ chức lễ kỷ niệm đâu. Tôi chỉ may mắn được là một trong những người có chức vụ cao nhất trong Giáo hội của người Việt, là người thứ hai không phải là người Pháp ở Việt Nam được Giáo hội đề cử và được chấp nhận. Cho mãi đến tận cuối những năm 30, Giáo hội mới bắt đầu nhận ra rằng người Pháp đã làm được đáng kể để có thể thay đổi tôn giáo của đất nước này. Người Pháp nắm được quyền thống trị bởi vì họ có những khẩu đại bác. Thế nhưng những khẩu đại bác chỉ có thể kiểm soát được phần xác của con người ta thôi chứ không thể kiểm soát được phần hồn của họ. Và rồi khi mọi người đều biết là khi người Pháp chuẩn bị đóng gói và rút khỏi đây thì họ chuẩn bị phải hứng chịu trận tắm máu dã man nhất trong lịch sử Việt Nam. Chính vì vậy, họ tổ chức buổi lễ tấn phong cho tôi không chỉ vì họ yêu mến cá nhân tôi mà họ còn bày tỏ lòng tự hào của họ vì trên đất nước Việt Nam này sẽ không chỉ có Tổng Giám mục duy nhất đứng lên đại diện cho họ và bảo vệ họ.

- Thưa ngài Tổng Giám mục, liệu ngài có cảm thấy là ngài đang thành công trong quá trình vận động đi theo Giáo hội

- Anh có phải là người theo đạo Thiên chúa giáo La Mã không ấy nhỉ?

Cả hai người Mỹ đều thừa nhận rằng họ không phải là những người theo đạo này.

- Thế nhưng các anh đều là những người Cơ đốc và các anh đều biết rằng việc mở rộng đạo Cơ đốc ở đất nước này sẽ quan trọng như thế nào đối vói tương lai của toàn khu vực. Chúng tôi có nghĩa vụ phải tham gia vào mà tôi không nói các anh cũng biết đó là cuộc đấu tranh một mất một còn vói những kẻ thù của chúng tôi để chiếm lấy phần hồn của người dân nước này. Tôi vừa trở về từ Vương cung Thánh đường La Vang ở thành phố Quảng Trị. Trong một năm qua, đã có hơn hai mươi nghìn người đến thăm Thánh đường này. Trong khi đó, vào năm trước nữa mói chỉ có mười ngàn người tới đây. Mỗi tháng có tới hàng trăm người cải đạo tới đây để được làm thánh lễ. Hàng loạt các làng cùng nhau cải đạo. Tôi có thể bảo đảm vói các anh là cả Tòa thánh Vatican lẫn ngài Tổng thống rất hài lòng với kết quả này. Ngài Tổng thống biết rằng về mặt này ông ấy đang giành chiến thắng. Như các anh đều thấy, đây chính là khu vực đã từ lâu rất có cảm tình với Cộng sản.

- Nhưng chả lẽ điều đó không gây oán giận cho những người không phải là người Công giáo? chẳng lẽ người dân lại không cáo buộc ông là quá thiên vị hay sao? Chúng tôi cũng mới được biết là các Phật tử đang có kế hoạch tổ chức một cuộc biểu tình rầm rộ để phản đối lại lệnh cấm họ treo cờ trong mùa lễ Phật đản? - Freddie nói.

Một ánh mắt sáng quắc lên giận giữ và một nét mặt lạnh ngắt đã dập tắt ngay nụ cười thỏa mãn vừa biến mất trên khuôn mặt ông Thục.

- Các anh phải nhớ là - ông ta nói gằn từng tiếng - đạo Phật ở Việt Nam không còn là đạo Phật thật sự nữa. Nó xuất phát từ Trung Quốc. Nó bị pha trộn với Nho giáo, Đạo giáo và ai mà biết được còn bao nhiêu thứ tín ngưỡng điên rồ nào khác giống như đạo Cao Đài, thứ tôn giáo mà đã tôn vinh cả Victo Hugo [14] làm thánh của chúng nó chứ. Hãy tưởng tượng xem! Victor Hugo ấy!

- Thế nghĩa là ông không lo ngại đến cuộc biểu tình? Ông không sợ là nó sẽ có thể dẫn đến sự xích mích hay sao?

Sắc mặt của ông Thục càng trở nên giận dữ hơn khi nào hết.

- Tôi rất lo ngại đến điều đó. Trước khi các anh vào đến đây, tôi đã phải gọi điện cho thằng Nghĩa, tỉnh trưởng và bảo nó là nó phải ra lệnh cấm biểu tình. Khi nó bảo là nó không thể làm thế thì tôi đã bảo thẳng với nó rằng cá nhân tôi sẽ đem chuyện này nói thẳng với ngài Tổng thống. Mà tôi sẽ nói đấy. Đây không phải là các Phật tử biểu tình. Đây chính là một cuộc biểu tình của bọn Việt Cộng. Trong suốt 50 năm qua, chúng ta đã không có các biện pháp chính trị cứng rắn để quét sạch cái đám Phật tử này. Lúc đó, bọn chúng nó làm gì có tổ chức, làm gì có hệ thống lãnh đạo và làm gì có các phát ngôn viên. Vậy mà bỗng nhiên mọi thứ đều thay đổi. Đó không thể gọi là tình cờ được.

- Họ nói rằng việc xé cờ của họ chẳng khác nào việc báng bổ thánh thần và điều đó là nhục mạ Đức Phật. Họ cũng nói là theo điều luật ấy, họ thậm chí không còn được coi là một dòng tôn giáo nữa mà chỉ được mô tả như là một tổ chức xã hội bình thường mà thôi.

- Đó là điều luật mà người Pháp đã để lại cho chúng tôi. Nếu họ muốn sửa đổi điều luật đó, họ phải gửi đề nghị đó lên Quốc hội chứ. Đó mới là cái cách mà cơ chế dân chủ đang vận hành chứ. Không có hỏi han gì hết. Luật là rõ ràng như thế rồi. Ngoài Quốc kỳ ra sẽ không có một loại cờ nào được treo ở nơi công cộng hết.

- Họ nói là những cờ của họ bị tháo xuống và bị xé nát còn cờ của các ông lại vẫn được treo.

- Cả những người theo Phật giáo và chúng tôi đều được thằng Nghĩa Tỉnh trưởng bảo hạ cờ xuống. Đám Phật tử thì cương quyết từ chối. Trong khi đó, dĩ nhiên là chúng tôi phải chấp hành. Chính vì vậy, Tỉnh trưởng đã ra lệnh cho lực lượng cảnh sát kéo hết những cờ Phật giáo xuống. Anh ta còn bảo đảm rằng những người của chúng tôi sẽ tháo tất cả những thứ mà người ta vinh danh cá nhân tôi nữa, ngoại trừ khu vực bên trong nhà thờ nơi được treo cờ một cách hoàn toàn hợp pháp.

- Các ông đã hạ cờ xuống khi nào?

- Chúng tôi không có ngân sách để trả cho những người làm việc đó nhưng tìm người treo chúng lên bao giờ cũng dễ hơn là tìm người hạ chúng xuống. Nhưng tôi bảo đảm với các ông là chúng tôi sẽ làm được điều đó. Vào lúc này, tôi cũng đã yêu cầu cậu Cẩn và thằng Nghĩa Tỉnh trưởng phải điều tra xem làm cách nào mà bọn Việt Cộng đã nắm được quyền kiểm soát những đám Phật tử ấy.

- Các ông đã có được bằng chứng chưa? - Freddie lại hỏi tiếp.

- Các anh thử nghĩ mà xem - ông Thục trả lời - Trong vòng 50 năm qua chẳng có cái gì hết, chẳng có tổ chức nào hết. Mấy ông sư ấy chẳng bao giờ ra khỏi cái cổng chùa. Bây giờ bỗng nhiên có cả Hiệp hội các nữ Phật giáo, Hiệp hội thanh niên Phật giáo, Hiệp hội nông dân Phật giáo và tất cả đám chúng nó đều lên tiếng chỉ chích Chính phủ Cộng hòa, nói thật chứ bọn nó không chỉ là 98% mà phải là 100% là Việt Cộng chứ còn gì nữa. Trong tiếng Anh của các ông đã chẳng có câu rất hay là nếu có một con vật trông giống như con vịt, đi lại giống như vịt, kêu quạc quạc giống như vịt vậy thì nó đúng là một con vịt còn gì nữa.

Ngày lễ Phật đản mùng 8 tháng năm năm 1963, khoảng 500 thành viên thuộc Tổ chức Thanh niên Phật giáo cùng một vài nhà sư mặc những bộ cà sa màu vàng nghệ mang theo biểu ngữ, khẩu hiệu phản đối Chính phủ và hô vang các khẩu hiệu chống Diệm đã tụ tập trên đường Đống Đa nơi chỉ cách Tổng lãnh sự quán Mỹ một tòa nhà, sau đó họ diễn đi diễn lại cuộc tuần hành này đúng ba lần. Loftus không nhận được báo trước và lúc đầu anh ta cũng không biết là cái gì đang diễn ra cho nên đã cho rằng những người tuần hành nổi giận muốn nhằm thẳng vào phòng làm việc của anh ta. Anh ta yêu cầu tất cả các nhân viên phải dùng những tấm gỗ nẹp chặt các cánh của Tổng lãnh sự; đóng chặt, che kín từ phía trong tất cả các cửa sổ nhằm chống lại việc ném đá và những mảnh kính bị vỡ. Khi ông Bửu được triệu tập tới thì cánh cổng chính đã được đóng chặt hoảng sợ tất cả mọi người đều đang cố thủ ở phía trong.

- Cái gì đang xảy ra ở ngoài kia thế hả ông Bửu? Những thanh niên này là những ai vậy? Tại sao họ lại biểu tình chống lại chúng ta nhỉ? Tôi phải gọi điện về Sài Gòn thôi.

- Không có gì phải lo ngại đâu thưa ngài - ông Bửu nói - những thanh niên này tham gia biểu tình phản đối sự ngược đãi của Chính phủ với Phật giáo vào dịp mùa lễ Phật đản. Họ đang trên đường trở về chùa Từ Đàm, nhưng họ cũng kéo qua đây để chắc chắn rằng người Mỹ cũng hiểu là cái gì rất quan trọng đang diễn ra.

- Thế họ đang hô hào cái gì vậy?

- Họ đang hô là: “Thật xấu hổ cho Ngô Đình Diệm!”, “Thật xấu hổ cho Ngô Đình Nhu!”; “Thật xấu hổ cho Ngô Đình Thục”; “Thật vinh quang cho Đức Phật" nhưng có điều rất hay là họ không nói gì về ông Ngô Đình Cẩn.

- Ông có chắc là họ sẽ không ném đá đập vỡ các cửa sổ đấy chứ?

- Không, không đâu. Nó sẽ không phù hợp trong ngày lễ Phật đản như thế này. Họ đang trên đường đến chùa Từ Đàm đấy mà.

- Họ cứ đi như thế kia thì phải hết hơn một tiếng đồng hồ nữa mới hết được - Freddie nói - tôi cũng được mời tham dự buổi lễ nhưng mà với thái độ kiểu khiêu khích thế này thì tôi sẽ không đi nữa. Nhưng tôi muốn ông tới đó đấy ông Bửu ạ. Hãy bảo lái xe của tôi đưa ông đi. Nhưng đừng có đỗ xe ở gần chùa đấy nhé. Hãy đi bộ trong vài trăm mét cuối cùng ấy.

Tới giờ ăn trưa thì ông Bửu quay trở lại. Freddie đã về nhà nghỉ trưa và D. Marnin là người Mỹ duy nhất còn lại trong Tổng lãnh sự quán. Anh đã phải mất cả buổi sáng để ghi lại bản ghi nhớ về buổi nói chuyện với ông Ngô Đình Thục cũng như chuốt lại bản ghi nhớ của ngày hôm trước về cuộc đối thoại với Hòa thượng Thích Tịnh Khiết và Thích Trí Bình. Hai bản ghi nhớ này rất thú vị vì chúng đã thể hiện rất rõ ràng quan điểm của cả hai bên liên quan.

D. Marnin quyết định rất thông minh rằng cần phải gửi ngay một mật điện về Đại sứ quán để cảnh báo nhũng rắc rối có thể nảy sinh. Tuy vậy, ông Bửu cũng cho biết là cho tới thời điểm này thì vẫn chưa có gì quá phức tạp xảy ra. Viên tướng Tư lệnh Quân đoàn I, ông Tỉnh trưởng, Trưởng lãnh sự quán Pháp và dĩ nhiên là cả Trưởng lãnh sự quán Thái Lan cũng đã có mặt trong buổi lễ này. Trước tiên, ông Khiết nói về đức tính nhũn nhặn và lòng mộ đạo đối vói Đức Phật. Sau đó đến lượt ông Bình. Và ông Bửu mỉm cười tế nhị.

- Tay Bình là một gã nhộn lắm - ông Bửu nói và lại cười tiếp.

- Nhưng ông ta đã nói gì cơ?

- Hà hà,... gã ta nói những thứ đểu, đểu lắm. Nói về việc làm thế nào Việt Nam phải thực hiện để trở thành một nước dân chủ và trong một thể chế dân chủ thì đa số luôn nắm quyền lãnh đạo và tại Việt Nam thì Phật giáo đang chiếm đa số và vì vậy họ không chỉ nắm quyền lãnh đạo mà còn nắm cả quyền sinh đẻ nữa.

- Với tôi điều đó chẳng có gì đáng cười cả - D. Marnin nhận xét.

- Điều mà ông ta nói chẳng buồn cười chút nào hết. Trong thực tế, điều đó lại bị cho là buộc tội gây rối, gây phiến loạn đối với những người theo đạo Thiên Chúa như chúng tôi. Cái cách mà ông ta nói ấy, nó rất đểu. Tướng Tư lệnh và cả ông Tỉnh trưởng cũng phải cười phá lên. Chẳng có cách nào để dịch được ông ấy đã nói cái gì. Anh phải là một người Việt Nam thật sự thì anh mới hiểu hết được điều đó.

- Và như thế đã hết chưa?

- Chưa. Cuộc tuần hành còn tiếp tục nữa. Sau ông Bình lại đến một vị Hòa thượng có tên là Đức. Anh ta nói rằng những gì ông Bình vừa nói sẽ được ghi âm lại. Anh ta kêu gọi đám đông trở về nhà, ăn trưa và đi nghỉ. Các nhà sư sẽ ở lại trong chùa và tiếp tục tụng kinh cho Đức Phật. Sau bữa trưa họ sẽ gặp gỡ lại ở quảng trường trước cửa khách sạn Morin và tuần hành tới trước đài phát thanh, yêu cầu đài này phát lại bài phát biểu của ông Bình để cho tất ca các Phật tử đều có thể nghe được nó.

Lúc 2 giờ 30’ chiều, Freddie quay trở lại văn phòng và gọi điện cho Tỉnh trưởng Phạm Đức Nghĩa, người cũng có mặt trong buổi lễ. Sau đấy, Freddie cho D. Marnin biết rằng, theo lời ông Nghĩa thì đám biểu tình mang tính chỉ trích nhưng vẫn giữ được trạng thái hòa bình nên chưa hề có dấu hiệu của bạo lực. Họ sẽ tiếp tục tổ chức biểu tình. Và khi đã thấm mệt họ sẽ giải tán và về nhà một cách hòa bình. Và ông ta cũng nói rằng trong bất kỳ tình huống nào thì người của ông ta sẽ luôn sẩn sàng theo dõi sát xao tình hình và nếu như có gì bất chắc thì họ sẽ biết ngay là phải làm gì.

- Và họ có cho phát sóng bài phất biểu ấy không?

- Không có chuyện đó đâu - Freddie nói - ông Nghĩa nói là nếu bài phát biểu ấy được phát sóng thì tất cả bọn họ sẽ bị mất việc.

Marmin phải mất cả buổi chiều hôm đó để soạn một báo cáo dài dằng dặc có tựa đề “Tình trạng căng thẳng giữa các tôn giáo ở Huế”. Trong đó, anh đã khái quát lại toàn bộ những bất đồng giữa những người theo đạo Phật và những người theo đạo Thiên chúa sau đó để cho Freddie sửa đại vào đấy như thường lệ trước khi gửi về Đại sứ quán. Bao giờ cũng thế nếu như D. Marnin viết “lo ngại” thì Freddie sẽ sửa thành “quan ngại”, khi D. Marnin viết “hạnh phúc” thì Freddie sẽ sửa thành “vui mừng”, khi D. Marnin viết “hào hứng” thì Freddie sẽ sửa thành “náo nhiệt”. Vậy nhưng ý nghĩa quan trọng nhất của bức điện này vẫn hoàn toàn nằm trong những gì mà D. Marnin đã phác thảo nên. Trên cơ sở đó, nó đã trở thành tài liệu duy nhất dự báo sớm được một sự kiện hết sức phức tạp đang bùng phát tại đây. Cuối cùng cũng vì lý do này mà sau này Freddie đã nhận được sự đánh giá rất cao từ Đại sứ quán và từ Bộ Ngoại giao Mỹ.

Buổi tối hôm đó, khác hẳn vói mọi lần khác, D. Marnin - vẫn mơ mộng và day dứt vì nỗi nhớ nhung Lily - anh thường uống hai ly whiskey trước ăn rồi ra ngoài hành lang, ngả mình trên chiếc ghế bành làm bằng song mây để ngắm nhìn dòng sông tĩnh lặng và những con thuyền đang nhẹ nhàng lướt đi. Vậy nhưng, sau bữa tối hôm nay, anh vừa ngả lưng xuống chiếc ghế quen thuộc được vài phút thì nhũng con muỗi khốn khổ cứ cố bâu lấy anh khiến cho anh không thể chịu được và phải bỏ vào trong nhà. Anh cởi quần áo rồi bật máy điều hòa rồi leo lên nằm trên giường. Lúc đó mói là chín giờ, anh lấy cuốn sách “Những người Trung Quốc ở Đông Nam Á”, một tập sách khổ lớn và rất dày, được bảo đảm là sẽ chữa khỏi chứng mất ngủ cho bất cứ ai. Chỉ vài phút sau, anh đã mơ màng thiếp đi vói cuốn sách còn đang để ngang trên ngực và chiếc đèn bàn thì chưa kịp tắt.

Điều tiếp theo mà D. Marnin biết đến là xung quanh thì tối om và anh đang nằm úp bụng vào bức tường, cả người anh như đang đè lên một thứ gì đó, từ đầu đến chân anh phủ đầy mảnh kính vỡ. Môi anh như đang nếm phải những hạt sàn sạn giống như những hạt vừng của món mè xửng mà người đầu bếp đã làm cho anh trong bữa tối, còn tim anh thì đập loạn lên như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Anh không biết mình đang ở đâu, đang làm gì và bản năng như đang thúc giục anh phải đứng dậy.

Anh vừa nhổm người lên cố đứng bằng hai đầu gối thì một tiếng nổ khác lại vang lên và ném anh trở lại đúng vị trí mà tiếng nổ trước đã thổi bay anh rơi từ trên giường xuống. Anh cố gắng đưa tay xuống lôi cái vật cồm cộm ở dưới mình lên và ngay lập tức nhận ra đó chính là cuốn sách của tác giả Purcell mà anh đang đọc dở nhưng giờ đây đã bị xé tan làm hai mảnh.

- Thôi rồi, hỏng mất cuốn sách rồi - anh nói rất to nhưng chẳng ai nghe tiếng cả - khỉ thật, nó có phải là sách của tôi đâu. Nó là sách của thư viện đấy chứ.

Thế nhưng, một ý nghĩ ngớ ngẩn chợt lóe lên trong đầu anh và anh bỗng giật mình khiếp sợ nếu như vừa nãy không có cuốn sách đó để trên ngực mình. Lần đầu tiên trong cuộc đời mình, anh cảm thấy mạng sống của mình bị đe dọa và được cứu thoát chỉ vì một thứ rất đơn giản. Anh đưa tay phải ra nắm chặt lấy cổ tay trái và ép chặt cả hai bàn tay lên ngực mình cho thật bình tĩnh. Đây là một vụ ám sát sao? Liệu anh nên rời khỏi chỗ này hay cứ nằm im ở đây? Anh bò lết trên nền nhà về phía buồng tắm, những mảnh kính vỡ cứ đâm cả lên đầu gối, lên mu bàn chân và lên cả hai bàn tay nhưng anh vẫn không cảm thấy gì. Anh cố bám lên trên bồn tắm để có thể nhìn qua cửa sổ buồng tắm xem có phát hiện được gì. Ngoài phố mọi thứ vẫn im lìm một cách đáng sợ. Liệu rằng vụ nổ này đang nhằm thẳng vào anh hay anh chỉ là nạn nhân nằm ngoài mục tiêu chính của nó? Anh đưa tay sờ khắp cơ thể mình từ trên xuống dưới. Anh đang gần như trần truồng và máu vẫn đang tiếp tục chảy ra từ rất nhiều vết sứt, ngoại trừ hai tai anh vẫn đang bị ù đi vì áp lực quá lớn của hai tiếng nổ vừa rồi còn lại xem ra không nghiêm trọng lắm.

Thế rồi, một loạt đạn súng tiểu liên và một vài tiếng súng bắn tỉa lại vang lên từ đằng xa và tiếp theo đó là cả chục tiếng nổ lớn nối tiếp nhau phá tan sự im lặng trong thành phố. Anh vội cúi rạp người xuống, áp mình sát với nền nhà tắm. Vậy nhưng những tiếng nổ này cũng không gây áp lực lớn như hai tiếng nổ lúc ban đầu, có thể do lần này khoảng cách có xa hơn hai tiếng nổ đầu tiên. Cho dù có bất cứ điều gì đang xảy ra ở ngoài kia thì rõ ràng nó không phải là nhằm trực tiếp vào anh. Anh vẫn tiếp tục nằm im trong vài phút nữa hòng kiểm tra khả năng suy đoán của mình có thật sự chính xác. Sau này, theo những gì được lưu lại trong báo cáo tình huống của Trực ban Sở chỉ huy khu vực của Bộ Tư lệnh MACV tại đó ghi lại thì từ tiếng nổ đầu tiên ném anh bay xuống đất cho tới những tiếng nổ cuối cùng kéo dài khoảng hai phút rưỡi. Vậy nhưng với tất cả những gì mà D. Marnin thật bình tĩnh ghi nhớ lại thì quãng thời gian đó phải kéo dài gần ba mươi phút. Anh cứ nghĩ rằng chẳng cần nghi ngờ gì nữa đây chắc chắn là một vụ tấn công của lực lượng Việt Cộng. Chỉ hai tuần trước đó, họ đã tấn công vào một đồn cảnh sát ở ngoại ô thành phố Huế và chiếm giữ nó trong một quãng thời gian ngắn trước khi rút đi cùng với mấy chục khẩu súng và nhiều thùng đạn các loại.

Mọi thứ bắt đầu yên tĩnh trở lại. Anh lại mò mẫm quay trở lại buồng ngủ, tìm thấy một cái quần dài, một cái áo phông chơi tennis, một đôi dày thể thao để mặc vội vào rồi lặng lẽ rời khỏi nhà. Tất cả kính cửa sổ ở phòng khách đều đã bị thổi bay. Nhưng mấy bóng đèn đường ngay dưới cổng vào tòa nhà này vẫn còn đang sáng. Khi D. Marnin đi tới cổng và bắt đầu bước ra ngoài thì anh mới xem giờ lần đầu tiên. Lúc đó đã là mười giờ ba mươi phút.

Người hàng xóm mà cũng là người chủ khu đất này là ông Hùng vốn sống ngay dưới tầng một của căn nhà hai tầng liền kề cũng hớt hải chạy ra vói một khẩu súng ngắn trên tay.

- Có chuyện gì thế? Có chuyện gì thế? - ông ta hỏi anh bằng tiếng Pháp.

- Tôi không biết. Tôi chẳng hiểu cái quái gì cả.

- Việt Cộng sao?

- Tôi không rõ. Nhưng có thể đấy.

- Chó chết thật! Tôi đã phải bảo vợ tôi, lũ trẻ cùng người đầu bếp phải nấp ở dưới gầm giường và đừng để những mảnh kính bắn vào người.

- Làm vậy là khôn ngoan đấy.

D. Marnin lại quay trở vào trong nhà. Điện thoại vẫn hoạt động bình thường. Anh không dám bật điện trong phòng bởi vì ở đây không còn cái cửa sổ nào hết. Anh cô gắng mò mẫm trong bóng tối để quay số gọi sang bên sở chỉ huy khu vực của Bộ Tư lệnh MACV. Anh đã tự nguyền rủa là trong cuộc đời mình sẽ không bao giờ không đem theo một chiếc bật lửa hoặc một chiếc đèn pin nữa.

- Doanh trại của của Bộ Tư lệnh Quân viện tại thành phố Huế, Hạ sỹ Carter xin nghe thưa ngài!

- Tôi D. Marnin Phó lãnh sự quán đây. Có chuyện gì xảy ra vậy hả Hạ sỹ?

- Thưa ngài, chúng tôi cũng chưa biết gì hết.

- Các anh không bị tấn công đấy chứ?

- Không thưa ngài.

D. Marnin vội vã đi xuống cầu thang và chạy hớt ha hớt hải dọc theo con đường đến căn cứ của MACV khu vực. Tuy nhiên, khi chạy đến nơi thì anh phát hiện ra rằng anh không mang theo một thứ giấy tờ tùy thân nào hết. Nếu không có thẻ ra vào cổng được cấp riêng thì những người lính gác sẽ không cho anh vào. Thật may mắn là có một viên sỹ quan được điều động tới chỉ huy đội lính gác lập một vành đai bảo vệ quanh khu dinh thự. D. Marnin đã cố gắng thuyết phục được người này tin tưởng vào thân thế và địa vị của mình.

Vào lúc đó, tất cả mọi người đều đã thực hiện đúng các quy định ứng phó vói tình trạng khẩn cấp. Huế nằm rất gần với khu vực biên giới tiếp giáp với Bắc Việt Nam và bất cứ lúc nào người ta cũng có thể tính đến một vụ đột kích từ ngoài biển vào thành phố này mà doanh trại của lực lượng Bộ Tư lệnh MACV chắc chắn sẽ không nằm ngoài mục tiêu bị tấn công. Trong tình huống đó, ai cũng có thể đoán ra lực lượng quân sự Mỹ sẽ phải làm những gì. D. Marnin đi luẩn quẩn khắp nơi trong tình trạng choáng váng và hai tai vẫn còn ù đặc. Cuối cùng, anh cũng mò tói được văn phòng của Trung tá Harrington, một người hói đầu lùn tịt, một sỹ quan pháo binh đang làm nhiệm vụ cố vấn cho Quân đoàn 1 của Ngụy tại khu vực này. Chẳng có ai ở trong phòng làm việc của anh ta nên D. Marnin cứ gõ cửa lấy lệ rồi xông thẳng vào. Lúc này, Đại tá Harrington đang nói chuyện trực tiếp qua hệ thống điện đàm nội bộ với Bộ Tư lệnh MACV ở Sài Gòn.

-... vâng, thưa ngài. Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang giải quyết nó. - anh ta đang chăm chú trả lời - không có lý do gì khiến chúng tôi phải can dự vào chuyện này hết... không thưa ngài... không thưa ngài, tất cả chúng tôi đều đã nâng cấp sẩn sàng chiến đấu ở mức độ cao nhất và chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục duy trì tình trạng này cho đến khi chúng tôi biết được các thông tin cụ thể từ phía tướng Nghiêm và từ phía ngài thưa ngài.

Ông ta úp chiếc ống nghe lên trên chiếc máy rồi quay lại nhìn D. Marnin sửng sốt.

- Là anh sao Marnin? Tôi đã không thể nhận ra anh được đấy. Chào mừng anh đã đến với thành phố Huế.

- Không sung sướng vậy đâu. Tôi vẫn cảm thấy ổn. Có một tiếng nổ rất lớn gần nhà tôi - anh nói - chính xác phải là hai tiếng nổ lớn. Chuyện gì đang diễn ra ở đây thế?

- Anh đang chảy máu như thể một con lợn bị chọc tiết vậy. Hãy xuống bệnh xá ngay đi. Họ vừa ngồi đánh bài và vừa đợi xem có việc gì để làm không đấy. Làm thế quái nào mà anh lại đến nông nỗi ấy chứ?

- Những mảnh kính ở cửa sổ nhà tôi đâm vào. Vụ nổ này khá lớn đấy. Tôi bị thổi bay khỏi giường khi đang ngủ. Thế chuyện gì xảy ra vậy?

- Có một cuộc biểu tình do những người theo đạo Phật hoặc đạo Cao Đài gì đó tổ chức, một vụ tấn công của các nhóm tôn giáo có vũ trang này gây ra ở trong quảng trường trước cửa đài phát thanh thành phố. Ở đây không việc gì cả. Thôi, anh hãy đi xuống để xem các vết thương ra làm sao đi.

D. Marnin sử dụng luôn chiếc điện thoại của ông Harrington để kết nối liên lạc tới nhà Freddie và bảo anh ta rằng anh phải tới gặp bác sĩ. Cũng giống như Harrington, Loftus không quên động viên anh nên chú ý chăm sóc đến bản thân mình.

Tại bệnh xá có hai người bác sỹ, ba nữ y tá và ba người hộ lý cùng trực ca hôm đó nhưng chỉ có duy nhất D. Marnin là bệnh nhân nên mọi việc cũng diễn ra rất nhanh chóng. Sau khi đã khám kiểm tra các vết thương một cách tỷ mỉ và xác định rằng không có vấn đề gì gọi là nghiêm trọng xảy ra với anh, D. Marnin và nhóm y bác sỹ còn có một trận cười chảy ra nước mắt. Họ bắt anh cởi hết quần áo ra và cho đứng ở giữa phòng rồi lần lượt cứ ba người thành một nhóm thay nhau nhặt hết tất cả các mảnh kính vỡ còn găm trên người anh ra, sau đó dùng thuốc khử trùng lau tất cả các vết thương một cách sạch sẽ.

- Lấy ra này, đau lắm đấy; lấy ra này, đau lắm đấy -Bác sỹ Brandeis, trưởng ca phẫu thuật hôm đó cứ cố gắng pha trò cho mọi người trong kíp trực và động viên bệnh nhân bằng giọng rất hài hước. Anh ta là một trong hai người đàn ông duy nhất của cái kíp trực thiếu dương thừa âm ấy cho nên việc pha trò trước tình cảnh này cũng là dễ hiểu.

- Ôi cái mảnh kính tai hại này, tại sao mày lại biết đường chui đúng vào chỗ tinh hoàn của người ta thế này cơ chứ - anh ta nói - khả năng là tao phải cắt bỏ hai cái hột này vì mày mất thôi.

- Buồn cười thật đấy - D. Marnin trả lòi ngượng ngập.

Họ làm việc rất nhanh và rất hiệu quả cho nên chỉ khoảng 20 phút sau thì D. Marnin đã có thể mặc được quần áo vào. Bác sỹ Brandeis đưa cho anh một lọ thuốc aspirin trộn với codeine và nói:

- Cứ bốn tiếng một lần cậu hãy uống một viên thuốc này nhé. Và nên uống lấy một ly rượu mạnh sau khi về tới nhà nghe không.

- Tôi không sao đâu mà. Nó cũng không đau lắm đâu.

- Nó sẽ đau đấy đừng coi thường - anh ta nói.

D. Marnin chỉnh sửa lại quần áo rồi lững thững đi ra phía cổng chính, lần này thì chẳng ai còn để ý gì đến anh nữa. Đám lính gác đang tản ra xung quanh khu vực phía ngoài vừa hút thuốc vừa tán gẫu. Những bao tải đựng cát đã được xếp thành những hàng ngay ngắn áng ngữ toàn bộ lối vào khu doanh trại. Sự hào hứng và khí thế khẩn trương cũng không còn như lúc đầu. Bấy giờ đã là 11 giờ 05 phút.

D. Marnin đi theo đường Hùng Vương xuống phía bờ sông rồi rẽ trái sang đường Lê Lợi và đi đến phía quảng trường trưóc cửa Đài phát thanh đối diện vói cột ăng ten phát sóng cao ngất ngưởng của chiếc đài này. Mùi thuốc nổ không khói vẫn còn lẩn quất trong bầu không khí vốn đậm chất nhiệt đới quanh đây. Có mấy hố đạn khoét sâu xuống dưới lòng đường. Khu quảng trường bị các xe thiết giáp của lực lượng quân sự phong tỏa toàn bộ và chiếu đèn sáng như ban ngày. Binh lính Ngụy có ở khắp mọi nơi. Tiếng những người bị thương rên rỉ khắp nơi. Họ bị gom lại vào cùng một chỗ với khoảng hai mươi đến ba mươi người nằm, ngồi la liệt ở góc phải của quảng trường ngay cạnh bờ sông để đợi cho các xe cứu thương tới đưa từng người trong số họ đi bệnh viện.

Có khoảng vài trăm người đang tụ tập ở giữa quảng trường - đàn ông đều mặc quần Tây màu kaki, áo cộc tay màu trắng, phụ nữ đều mặc những bộ áo dài truyền thống với đủ loại màu sẵc sặc sỡ để tưởng niệm ngày sinh của Đức Phật mà họ hết lòng tôn kính, rất nhiều người trong số họ còn bế theo những đứa nhỏ trên tay. Tất cả bọn họ cũng như D. Marnin đang đi đi, lại lại một cách rất vô vọng trong trạng thái bị sốc trầm trọng. Không xa chỗ đó là bao, nhiều người khác đang vây quanh thành một vòng trước những thứ gì đó ở dưới mặt đất. Họ đứng sát vào nhau câm lặng một cách đoàn kết khiến cho lúc đầu D. Marnin không thể len vào để xem cái gì ở trước mặt họ.

Anh cố gắng rướn cổ lên và nhìn qua đám đông vào bên trong đó. Rồi anh cố chen vào, gạt bỏ mấy người đứng trước mặt và nhìn xuống đất. Đó là những xác chết, có tám người tất cả - có sáu đứa trẻ và hai người lớn, cơ thể họ bị xé tả tơi, chân, tay, thân mình đều bị đứt đoạn lung tung và máu me lênh láng khắp nơi. Có thi thể của một đứa trẻ khoảng tám tuổi trông còn tương đối nguyên vẹn. Cậu bé đang nằm ngửa trên mặt đất với một khuôn mặt rất thanh thản. Vậy nhưng, D. Marnin chợt nhận ra là cái đầu của nó không còn gắn liền với thân hình. Một ai đó đã cố tình đặt chiếc đầu ấy gắn vào cái cổ và xếp thẳng cả cái thân hình tội nghiệp ấy trong trạng thái rất bình an như vậy.

Nước mắt D. Marnin trào ra, anh sững sờ trong giây lát và ngồi thụp xuống phía sau. Anh phải đi khỏi đây. Anh chạy thục mạng qua quảng trường tới đường Hùng Vương và quay lại nhà mình. Ông Hùng vẫn còn ở ngoài cổng, ngồi lên mấy bậc nhà, hút thuốc lá và vung văng khẩu súng lục trên tay trái.

- Có việc gì xảy ra vậy - ông ta hỏi - tôi nghe trên đài và họ nói rằng không có chuyện gì hết, họ vẫn đang cho chơi nhạc đó thôi.

D. Marnin nhìn ông ta và định nói gì đó nhưng môi anh không thốt ra được lấy một từ. Anh chỉ có thể lắc đầu quầy quậy. Những giọt nước mắt đau đớn, xót xa cứ trào ra thành từng dòng xối xả trên khuôn mặt hốc hác của anh. Anh quay đầu lại rồi lủi thủi lê từng bước lên cầu thang và lầm lũi đi về phòng mình. Cửa phòng vẫn còn đang mở. Anh đã quên không khóa từ lúc nãy. Anh đi thẳng vào nhà tắm, vã nước lạnh lên mặt rồi xoa sà phòng lên và cạo râu. Rồi anh lại vã nước lạnh lên mặt, xoa sà phòng lên để cạo râu một lần nữa. Anh vặn vòi hoa sen và điều chỉnh cho nước thật nóng, nóng đến mức anh không thể chịu hơn được nữa rồi mặc nguyên cả quần áo, cả đôi dày ấy mà đứng lặng đi dưới vòi nước tới tận khi da trên tay anh nhăn nhúm lại. Anh nằm gục xuống nền nhà tắm mà ngủ thiếp đi - cái đầu của đứa trẻ tội nghiệp cứ như chập chờn trước mắt anh, cắn xé tâm hồn anh.

[7] Lễ kỷ niệm ngày Đức phật Thích Ca Mầu ni ra đời.

[8] Cent: đơn vị tiền tệ của Mỹ (100 xen = 01 đô-la).

[9] Chúng ta gửi niềm tin nơi Chúa.

[10] Liberte', egalite’, franternite ’: Tự do, Bình đẳng, Bác ái (tiếng Pháp)

[11] Drapeaux: những cái cờ ấy (tiếng Pháp)

[12] Jacques Maritain (1882 - 1973): một triết gia Thiên chúa giáo người Pháp.

[13] Hồng Y giáo chủ Spellman là người đã bỏ rất nhiều công lao vận động các chính trị gia người Mỹ giúp đỡ Chính quyền Ngô Đình Diệm.

[14] Victo Hugo (1802 -1885): Đại văn hào Pháp ở thếkỷ thứ 19.