Ngón Tay Mình Còn Thơm Mùi Oải Hương

Nhà mình ở Southampton

Docsach24.com

hấy tôi đem khoe những bài báo về nước Anh của mình, cô bạn cùng nhà Janette hỏi chừng nào mới có bài về Southampton đây. Đến lúc đó tôi mới nhận ra chưa bao giờ có ý định sẽ viết bài về thành phố cảng miền Nam tươi đẹp này, có lẽ vì tôi chỉ viết những cảm xúc về những vùng đất đã đi qua, còn nơi mình ở lại lãng quên không nghĩ đến.

Tôi chọn đại học Southampton một phần nhờ Paul, anh bạn người Anh làm việc ở Sài Gòn. Học bổng Chevening của tôi cho phép được học ở bất cứ trường đại học nào ở Vương quốc Anh miễn trường đó nhận tôi vào, nên suốt mấy tháng ròng rã tôi hí hoáy tải thông tin từ Internet về, nhận brochure của các trường, rồi vẽ biểu đồ so sánh. Ở Việt Nam mười người như một ai cũng bảo tôi đi học ở London cho "sang", chỉ mỗi mình Paul cương quyết lắc đầu: "Nều muốn học cùng trường với toàn sinh viên quốc tế, nhất là Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... thì đi London. Còn nếu muốn học trong một môi trường nhiều sinh viên bản xứ, Uyên phải đi thành phố khác. Người Anh, ngay cả dân London bản địa rất ít ai học ở London vì chi phí sinh hoạt rất đắt đỏ, họ chỉ học chỗ khác rồi quay lại London làm việc thôi". Cuối cùng, sau một tháng cân nhắc giữa những lực chọn khác nhau vì tôi được khá nhiều trường đồng ý nhận vào, cả hai chúng tôi hào hứng quyết định: "Southampton it is!"

Cuối tháng chín khóa học MBA mới bắt đầu nhưng tôi phải đến sớm tìm chỗ ở, sau đó tranh thủ đi du lịch một số nơi ở Anh và về lại để ổn định cuộc sống trước khi nhập học. Tôi đến Southampton một mình vào một buổi trưa thu đầy nắng, sau hai ngày lang thang đã tìm được một căn hộ nhỏ bốn phòng ngủ rất tốt đối diện công viên, giá cả vừa phải, chung với ba bạn mới Paddy người Ailen, Janette và Alastair người Anh.

Nếu ở Sài Gòn bạn ở trong một ngôi nhà như nhà tôi ở quận Tân Phú, đối diện tiệm lẩu dê, bên phải quán cà phê, bên trái tiệm bida,, xéo góc chỗ chơi thú nhún của con nít, thỉnh thoảng lại có một xe bán keo dính chuột của trung tâm ứng dụng công nghệ hóa màu đi ngang qua rao ra rả, bạn mới biết tôi quý không gian yên tĩnh đến mức nào. Công viên đối diện nhà chúng tôi xanh mướt cỏ và có rất nhiều cây lớn tỏa bóng xuống băng ghế gỗ sần sùi. Đây là nơi nhận thấy bốn mùa đi qua rõ rệt nhất. Lúc chúng tôi mới dọn vào lá trên cây mới bắt đầu ngả vàng lốm đốm, nhưng chỉ tháng sau mùa thu đã dát vàng vòm cây, lá thu cũng rụng trên mỗi bước chân qua, tôi thích bước vào hất lá khô nghe xao xác, Có loại cây lá nhỏ và tròn mỏng mảnh, khi thu về lá vàng mướt như hoa trên cành và rắc đầy lối đi. Cảnh vật giống hệt trong bức tranh "Mùa thu vàng", với những hàng cây lá vàng ươm như vừa được phết một lớp sơn mới nhất là khi chúng tôi "bỏ phố về rừng" đi lang thang vung New Forest cách nhà vài dặm. Mùa đông, mới ba giờ chiều trời đã tối mịt, cây trụi lá vươn những cành khẳng khiu lên nền trời xám nặng trĩu đặc trưng mùa đông nước Anh. Buổi sáng thức dậy, dù trong nhà đã có máy sưởi vẫn thấy sương giá phủ trắng mờ ô cửa kính, con đường chúng tôi đi học sương muối đọng đầy trên cỏ như ngăn đá tủ lạnh bị đông tuyết. May mà có những cây thường xanh (evergreen), loài cây luôn xanh ngắt suốt bốn mùa như cây holy lá xanh răng cưa quả tròn đỏ thắm đến dịp Noel lại được làm thành những vòng hoa trang trí trước cửa nhà, nếu không có lã không gian sẽ ảm đạm biết bao! Năm tôi ở, Southampton có tuyết muộn, đến cuối tháng ba trời mới đổ tuyết khắp nơi, tôi vẫn vừa nghe headphone vừa đi bộ một mình qua những con đường tuyết lạo xạo dưới chân, áo choàng rộng và dày, mang găng dày cộm, mũ trùm kín tai lẻ loi qua những con phố buổi tối vắng người. Có hôm radio nói về vụ án mới nhất với một kẻ tâm thần bức bối vì mùa đông dài nặng trĩu đã nổi cơn điên giết một cô gái không quen biết cũng đi bộ một mình từ trường về nhà. Tôi nghe mà sợ rúm ró nhưng biết làm sao được. Còn mùa xuân, tôi yêu nhất mùa xuân châu Âu, khi những búp non bắt đầu nhú trên cành và tất cả những loài hoa ngủ yên qua những ngày dài lạnh lẽo bắt đầu nở khắp lối đi. Buổi sáng tôi mở cửa phòng lòng phơi phới, hát nghêu ngao bài "Hoa trên cửa sổ" của Travis: "Look at you now, flowers in the window it's such a lovely day, and I'm glad you feel the same". Đến nước Anh tôi mới phân biệt được sự khác nhau giữa blossom - hoa nhỏ li ti nở bung trắng xóa hay hồng phấn khắp vòm cây lớn, những hoa mơ, hoa mận, hoa táo rội sẽ đậu trái vào mùa sau - với flowers - hoa mọc trên cây nhỏ hoặc cành mảnh khảnh, nở rồi tàn phai. Mùa hè, 11g khuya mặt trời mới lặn, loáng đã hết đêm, một màu xanh mát mắt trải khắp nơi. Cây táo nhà gần trường tôi họ, những hoa táo trắng mùa xuân giờ thành trái đỏ ối khắp cành và rụng lăn lóc cả trên đường đi, táo chìn rụng vỡ ra tỏa mùi hương ngọt mát dễ chịu.

Có lẽ tôi nên nói đôi diều về những người bạn tôi ở chung ngôi nhà đường St.James đối diện công viên nhỏ ấy. Cô gái Janette bằng tuổi tôi, sống rất chỉn chu ngăn nắp, mọi thứ đều phải sắp đặt theo một trật tự cố định và sạch như li như lau, tron gkhi hai anh chàng Patrick và Alastair (tên thường gọi là Paddy và Ali) lớn hơn chúng tôi hai tuổi thì luộm thuộm đúng kiểu con trai. Tôi không được như Janette nhưng cũng không đến nỗi như hai anh kia nên thường đứng giữa để can những vụ nhăn nhó vì các khu chung như nhà bếp, phòng khách, nhà tắm... Nhưng chúng tôi rất thân nhau, nhất là những lúc cùng mua đồ về nướng barbeque ở khoảng sân sau, ra cảng hít thở gió biển lòng lộng, ngắm những con tàu neo đậu (Southampton cũng là nơi con tàu Titanic bạc mệnh đã nhở neo đi New York), hay kéo nhau ra quán bia coi đá banh. Có lẽ bạn không tin nổi khi biết được ở Anh không truyền hình trực tiếp giả bóng đá ngoại hạng Anh như ở Việt nam, chỉ có truyền hình cáp mới xem được. Sẵn nói chuyện TV, chúng tôi có một câu chuyện rất vui về TV license. Chả là ở quốc gia có tên gọi "nước Anh chém đẹp" (rip-off Britain) này, muốn xem TV bạn phải mua giấy phép 131 bảng, khoảng gần 4 triệu đồng, một số tiền khá lớn đối với sinh viên. Sau một hồi bàn bạc chúng tôi quyết định sẽ... xem chui, không đóng phí. (Nều bị bắt được bạn sẽ bị phạt một só tiền tương đương 30 triệu đồng). Cuồi cùng mọi người đề nghẹ nếu có ai dnags vẻ "khả nghi" bấn chuông gọi cửa, tôi sẽ được phân công ra gặp và... giả bộ không biết tiếng Anh. Cả ba còn luyện tôi cách nói lắp bắp cho dễ tin nhất. Không may cho chúng tôi, được hơn một tháng có người đến - chỉ mỗi mình Paddy ở nhà - bộ dạng của ành chàng này rặt Ailen như cái tên Paddy của anh - do đó không thể giả đò không biết tiếng Anh được. CŨng may, ông kia thông cảm sinh viên ( có lẽ những trường hợp này ông gặp hoài) nên chỉ bắt đóng đúng số tiền giấy phép 131 bảng chứ không phạt, nếu không cả bốn đứa có nước nhịn đói uống nước lã cầm hơi suốt một tuần.

Chủ nhà của chúng tôi cúng người Ailen, một bác sĩ đứng tuổi làm ở bệnh viện Southampton. Giống như hầu hết các mối quan hệ sinh viên - chủ nàh khác, chúng tôi không khoái ông lắm. Tuy không ở chung nhà nhưng thỉnh thoảng ông lại đảo về ngó nghiêng, chê chúng tôi ở dơ để lá rụng dầy sâu không quét, hay cằn nhằn tại sao chén chưa rửa trong bồn, tại sao sách để lộn xộn đầy phòng khách. Aly và Paddy thường hay nhại ông cách nói lặp đi lặp lại mãi cùng một ý như thể người nghe không hiểu gì (tất nhiên không phải nhại trước mặt ông). Nhưng dù sao chúng tôi đều biết ơn ông đã cho chỗ ở tốt và cho chúng tôi gặp gỡ nhau.

Ở nhà, Janette thân với Paddy, còn tôi hay chơi chung với Aly, cũng là bạn thân nhất của tôi ở Anh trong suốt thời gian theo học. (Trong cuốn sách này bạn sẽ gặp lại anh nhiều lần nữa dưới tên Alastair). Lúc mới gặp, anh đòi nghe tôi hát tiếng Việt, ngay lập tức tôi ngửa cổ hát rất "hoành tráng" "Anh yêu em anh yêu em như rừng yêu thú dữ... " làm anh chàng há hốc miệng đứng nhìn. Mãi sau này mới nói lúc đó rất bất ngờ vì cứ tưởng con gái Việt nam ai cũng hiền lành nhút nhát. Ở chung nhà, anh hứa biến giọng tôi thành giọng một cô gái miền Nam nước Anh chính cống và bây giờ tôi được nhiều người khen nói giọng Anh kiểu British cũng nhờ Aly. Khi tôi về lại Việt Nam, anh chàng nổi hứng tự mua sách về học tiếng Việt, mỗi lần đọc mail anh tiếng Anh xen lẫn tiếng Việt ngây ngô tôi lại cười lăn cười bò. Chẳng hạn "at the moment in the UK it's the mùa mưa bão. Tôi có thể mua cái ô ở đâu?", hay "Next february when I'm in Việt Nam, I'll have a xoa bóp everyday". Ở Anh có chức danh Lord rất cao, trên cả chức Sir, những ai có được địa vị nữ hoàng phong tặng này đều không gọi bằng tên thông thường mà gắn với một địa dnah người đó sinh ra hoặc sống phần lớn thời gian, chẳng hạn Lord Lavene ò Portsoken, hay Lord Griffiths of Forestfach. CÒn Aly tự xưng mình là Lord Alastair ò Cao Bằng, sau này hỏi ra mới biết anh chàng giở bản đồ Việt Nam ra thấy tên Cao Bằng cũng hay hay nên chọn luôn. Còn mỗi lần tôi nổi điên với anh (khá thường xuyên, vì như tôi đã nói anh chàng rất luộm thuộm), anh lại giả lả nói tiếng Việt "em đẹp lắm" làm tôi phì cười, muốn giận cũng không được.

Tôi quý Aly nhất kể từ khi tôi bị quai bị vào kì nghỉ phục sinh tháng tư (cả đời tôi chưa thấy ai hăm mấy tuổi còn bị bệnh này, nhưng tôi bị thật). Đáng lẽ hôm đó tôi đi Bỉ và hà Lan với Thiêm nhưng người mệt mỏi không nhấc chân nổi, tội nghiệp Thiêm phải lủi thủi đi xe buýt mười tiếng đồng hồ từ London đến Brussels một mình. Đêm đó tôi sốt cao không biết bao nhiêu độ đòi đi bệnh viên nhưng anh bảo sốt chút ít chắc không đến nỗi nào. Tôi nằm khóc lóc thảm thiết và dọa nều chuyến này có chết sẽ hiện về bóp cổ. Nhưng khuya đến, mấy lần giật mình vì sốt tôi lại thấy Aly ngồi cạnh giường, loay hoay lấy khăn ướt đắp lên trán cho tôi. Tôi biết ơn anh đã chăm sóc, giặt giũ nầu súp cho tôi những ngày bị quai bị hành tôi ôm mặt hết nạt nộ đến rên la, và biết được đúng ý nghĩa câu bạn bè trong khó khăn hoạn nạn mới thật là bạn.

Nhắc đến Southampton, tôi phải nhắc đến David, nhỏ hơn tôi bốn tuổi đang đi học đại học Warwick vì cậu là một trong những người hiếm hoi từ xa đến chơi ở lại nhà tôi. Tôi quen David trong chương trình "Những người trẻ tuổi làm thay đổi thế giới" ở xừ Wales hai năm trước. Tuy anh chàng cao to đẹp trai nhưng tính tình hệt con nít biết tôi viết báo cứ bảo bài nào của tôi nhắc tới hay có hình cậu thì cho một tờ để lồng kính treo lên. David trước đây là thành viên Nghị viện trẻ của Anh (UKYP), đã từng được đặt câu hỏi cho thủ tướng Anh Tony Blair và hiện làm việc cho tổ chức "Con người và hành tinh". Nhưng tôi thích cậu không phải vì những thành tích đạt được mà vì anh chàng ăn chay trường này thật sự quan tâm đến những vấn đề của thế giới như môi trường, đói nghèo, chiến tranh... Toi hẹn với David sẽ đến kí túc xa trường Warwick hoặc nhà bố mẹ cậu hoài mà không được. Đến khi tôi sắp về Việt Nam, cậu vẫn còn gọi điện nhắc chừng nào mới ghé nhà chơi được đây.

Tôi yêu căn phòng nhỏ của tôi, có cửa sổ trông xuống khoảng sân phơi quần áo sau nhà. Mỗi lần thấy Aly loay hoay đứng phơi quần áo bên dười tôi lại ôm gấu Yeovil ra giả giọn con nít kêu "ba ơi ba". Tôi nhắc đến chú gấu bông màu vàng Yeovil. Đấy là chú gấu của đài BBC dành cho chương trình "BBC Children in need" ủng hộ trẻ em nghèo ở các nước đang phát triển tôi mua được trong một shop từ thiện ở Southampton. Tên nguyên bản đài BBC đặt cho chú là Pudse nhưng Aly và tôi gọi là Yeovil vì thích cái tên ngộ nghĩnh này. Chú là đồ chơi thân thiết nhất tôi từng có, đã từng theo tôi đi nhiều nước khác nhau. Mỗi lần có chuyện buồn tôi dễ vui trở lại khi nhìn dáng ngồi tự tin của Yeovil với hai chân giang ram tay đặt lên đùm miệng cười tủm tỉm, mắt lại băng một dải băng tráng có chấm bi đỏ kiểu cướp biển thật nghịch ngợm. (Khi tôi mang chú về Việt Nam, đứa cháu ba tuổi của tôi thấy Yeovil băng mắt hay cầm lên hỏi: "Em bị sao vậy? Em bé ơi?"). Aly thấy tôi thích ăn chanh nhưng tiêt kiệm khong mua, nên thỉnh thoảng anh lại mua về để Yeovil ôm chanh trong lòng rồi đặt chú ngồi trên giường trong phòng tôi. Anh hi vọng điều đó làm tôi bất ngờ cười thích thú khi đẩy cửa bước vào. Tôi không thể tưởng tượng nổi nếu làm mất Yaovil mình sẽ buồn đến mức nào. Có lẽ cũng như Tom Hanks trong phum Cast away khóc nức nở khi  làm trôi mất bạn Wilson - quả bóng tròn ông vẽ mặt người lên chơi cùng trong những ngày một mình trên hoang đảo. Sau này, muốn mua bao nhiêu qur bóng giống hệt Wilson hay gấu giống hệt Yeovil cũng có, nhưng cái hồn của đồ chơi thân thiết gắn bó nhiều kỉ niệm không thể nào thay đổi được.

Những ngày ở châu Âu, dù có rong ruổi ở những thành phố đẹp nhất hành tinh, tôi vẫn sung sướng ngày về được ngả người xuống giường mình trong căn phòng ấm áp sau chuyến đi dài mỏi mệt. Sau đó mở TV xem nhưng chương trình yêu thích (một trong những niềm vui lớn nhất của tôi khi sống ở Anh là thoát khỏi những bộ phim Hàn Quốc léo nhéo trên các kênh truyền hình) rồi lin dim ngủ. Ở đây một thời gian, vào những đêm thức khuya viết bài cho khóa học ở trường, thỉnh thoảng tôi lại nghe ngwngc huổi tiếng ho khan trong đêm tối. Sau mới biết của những người lang thang nằm phía sau lưng nhà chúng tôi, những kẻ digan nay đây mai đó ngủ màn trời chiếu đất trong giá lạnh. Thế mới biết ngay cả trong lòng một nước tư bản phát triển vẫn tồn tại những thân ơhaanj hèn mọn đáng thương. Các bạn cùng nhà tôi nhăn mặt"tại họ, việc học được chình phủ tài trợ cả nhưng lười biếng không muốn học hành, không muốn lao động, cũng không muốn vào ở trong shelter (°) thì phải chịu thôi. Bọn này lừa đảo lươn lẹo lắm, có gặp ngoài đường Uyên phải cẩn thận". Tôi không biết họ lừa đảo lươn lẹo đến mức nào, nhưng cứ giữa khuya học bài nghe những tiếng ho ngoái trời giá buốt lại thấy lòng xốn xang thương cảm.

Hết tháng sáu, chúng tôi kết thúc khóa học ở trường  và bắt tay vào viết luận văn. Hợp đồng nhà cũng hết nhưng chúng tôi không ở ại vì ông bác sĩ Ailen không giảm giá mùa hè, trong khi ở những nơi khác, gí giảm đáng kể do sinh viên bản xứ về hết.Đáng lẽ Aly cũng về nhà ba mẹ anh, nhưng vì muốn ở lại với tôi nên cả hai chúng tôi dọn qua chỗ ở mới trên đường Atherley. Phòng rộng hơn nhiều và già thuê hè giảm gần một nửa, ông chủ nhà gốc Ấn Độ cũng hiền lành dễ tính hơn. Nhà rất lớn nhưng mùa hè những sinh viên thuê đã đi khỏi, chỉ còn hai đứa tôi mới dọn qua và Nick, một anh chàng người Ấn cao lêu đêu nấu ăn rất chuyên nghiệp. Thỉnh thoảng thấy tôi bận rộn anh lại tình nguyện nấu cho tôi cơm cà ri thật ngon.

Thời gian sống ở đây, tôi có việc làm Marketing Manager cho một công ty tư nhân nhỏ của anh, lại tiết kiệm được tiền thuê nhà nên cuộc sống "sung túc" hẳn. Tôi ít đi siêu thị TESCO hơn vì ý thức được hệ thống khổng lồ này đã làm rất nhiều cửa hàng nhỏ phá sản. Thức ăn ở TESCO nhiều thứ cũng không được sản xuất theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường tối ưu. Thay vào đó, tôi siêng đi chợ nhỏ dù giá có đắt hơn, mua hải sản từ hàng cá của một người phụ nữ mập mạp vui tính luôn chỉ dẫn cách náu nướng tường tận. Rồi rau củ trái cây từ những sạp trong chợ của nông dân, thịt từ hàng thịt tươi cạnh đó, và đồ ăn Việt Nam từ shop nhỏ của một gia đình Việt kiều vui vẻ. Tôi cũng ngưng hẳn không mua sửa siêu thị mà đặt người giao sữa. Sữa giao tận nhà trong chai thủy tinh cũng là một trong những thứ tôi nhớ nhất khi về lại Việt Nam. Ông chủ nhà tôi đã lớn tuổi, có ba nhà lớn cho thuê nhưng vẫn làm nghề giao sữa, có lẽ ông còn làm vì quen và nhớ nghề hơn lý do kinh tế. Thật thích khi sáng sớm mửa thức nửa ngủ vùi đầu vào chăn, nghe tiếng lanh canh của chai sữa chạm vào nhau khi người giao sữa đến trước nhà. Và không gì bằng những ngày cuối tuần ngủ nướng đến trưa, bước ra cửa thấy hai chai mập mạp bàu bĩnh bằng thủy tinh trong suốt, thấy mày trắng sữa beenn trong, hơi nước lạnh toát lẫn sương bám li ti. Lũ chim chóc ở Anh rất tinh quái, theo thời gian, chúng biết được chai sữa bọc lớp giấy bạc màu trắng là chai đựng sữa nguyên kem (full cream) và chỉ mổ nắp chao uống trộm loại này thôi. Những chai bọc giấy bạc màu đỏ và xanh đựng sữa ít béo (skimmed hoặc semi-skimmed) chúng không buồn đụng đến.

không biết có phải tại cảm giác hay không mà sữa giao trong chai tôi thấy  ngon, béo ngậy và thơm hơn trong hộp nhựa siêu thị. Sau này tôi mới biết được nghề giao sữa đã gần như phá sản tại Anh do ở siêu thị bán rẻ hơn. Sữa kaf mặt hàng chính yếu nên chỉ cần đắt hơn vài xu một lít người ta cũng sẽ không chọn. Những công ty giao sữa tìm cách giao thêm nước cam, bánh mì..., song vẫn không giải quyết được vấn đề. Tôi cầu mong nghề giao sữa ở Anh đừng bao giờ bị mất đi, để ngày nào đó trở lại đất nước thân thiết này tôi sẽ còn được nghe tiếng kêu lanh canh của những chai thủy tinh khi còn ngái ngủ rồi xách hai chai nhảy chân sáo xuống bếp pha trà với sữa uống buổi sáng. (Ngoài việc luyện tôi nói tiếng Anh chuẩn giọng Anh, Aly còn truyền cho tôi thói quen đúng kiểu Ăng-lê: uống trà mỗi ngày ít nhất ba lần, riết thành quen nếu không có lại bứt rứt khó chịu).

Công ciệc của tôi ở công ty nhỏ nọ làm từ xa, nghĩa là không phải đến văn phòng mà chỉ cần làm việc với đồng nghiệp qua điện thoại và internet, nhưng đòi hỏi phải đi công tác nhiều. Nhờ làm ở đây, tôi đi được Bristol, Coventry, Bath ở Anh, Edinburgh và những vùng ven ở Scotland, và còn nhiều nhất là Wilmslow, một khu rất sang trọng gần Manchester nơi sếp tôi ở. Lần duy nhất tôi từ Wilmslow về bằng xe lửa những ngày London mới bị khủng bố. Chuyến tàu của tôi sắp đi Birmingham thì được thông báo có dấu hiệu đặt bay ở tuyến gần sân bay nên tàu phải đi đường vòng, không qua ga đó nữa. Khi những ai đi sân bay Birmingham đã ngao ngán xách hành lý nặng trịch lục tục xuống xe buýt đi được một lúc mới có thông báo không có chuyện gì hết, những người ở lại trên tàu chỉ biết thowe dàu tội nghiệp cho "người ra đi", có khi còn lỡ cả chuyến bay không chừng.

Tôi không đi tàu nữa mà chuyển sang bay. Tôi thích những chuyến bay nội địa ở chỗ check-in rất dễ. Chỉ cần đưa thẻ ngân hàng có tên mình vào máy từ và nhập số hiệu chuyến bay đê nhận thẻ lên máy bay, không cần chứng minh thư hay hộ chiếu gì hết. Thẻ ngân hàng chẳng có ảnh, chỉ có tên tôi là Ms U Ngo, tron gkhi tên trên vé là Ngô Thị Giáng Uyên cũng chẳng sao. Những chuyến đi Manchester sáng đi chiều về ấy tôi gặp rất nhiều người đi công tác giống mình. Họ mặc đồ vest xách laptop rất chuyên nghiệp, đúng cả hai chuyến đi và về chung với tôi như hẹn trước, khi nhận ra nhau chúng tôi nháy mắt thay câu chào. Đáng nhớ nhất là chuyến Southampton - Manchester của hãng British Airways (BA) vào khoảng tháng tám, một chuyến bay hi hữu gộp lại tất cả những hành khách của ba tuyến Southampton - Manchester của BA, Southampton - Livepool của BA, và Southampton - Manchester của hãng Flybe. Ông hành khách ngồi gần tôi ngán ngẩm cho biết ông muốn đi Liverpool có việc gấp, ra khỏi nhà từ 2g chiều nhưng ngồi chờ mòn mỏi mấy tiếng ở sân bay. Mãi 10g tối họa may mới tới được Liverpool vì phải đi xe lửa từ sân bay Manchester đến Liverpool nữa. Trong khi nếu đi xe lửa thẳng từ đây đến Liverpool chỉ mất chừng bốn tiếng đồng hồ. Rồi ông chìa cho tôi xem coupon trị giá 3 bảng Anh, chua chát: "Nó đưa cái này để đền lúc chờ ở sân bay, nói "xin lỗi, mong ngài nhận lấy coupon này rồi muốn mua thức ăn gì cũng được", làm như không phải nó đền 3 bảng mà 300 bảng vậy". (Quả thật ở sân bay Anh, 3 bảng tương đương hơn 90 000 đồng chỉ mua được ổ bánh mì thịt và hũ yaourt ở cửa hàng Boots. Nhưng tôi tiếc ông hành khách này không tới Việt Nam để xem Vietnam Airline hoãn một chuyến bay đến mấy lần, một ly nước cũng không có mà uống lúc chờ thử hỏi ông còn căng nhằn đến đâu). Quả thật, chuyến đi "bão táp" lần đó không biets máy bay có bị quá tải hay không mà suốt chuyến chỉ bay thấp là đà. Lúc nào cũng thấy phong cảnh bên dưới, lại gập ghềnh nảy lên nảy xuống như vấp ổ gà làm ai cũng thót tim.

Tôi đến Southampton môt mình vào một ngày đầu tháng chín, và rời thành phố với Aly vào một ngày tháng mười năm sau, khi sương mù buổi sớm giăng đầy. Tôi về nhà ba mẹ anh tạm vài ngày trước khi bắt đầu chuyến du lịch vòng quanh châu Âu một tháng. Lúc đi qua khúc quanh trên đại lộ, Aly đột nhiên bảo: "Tưởng tượng được không, mình đang rời khỏi Southampton luôn rồi!".

Câu nói của anh làm tôi giật mình. Tôi không thể quay lại nhìn Southampton lần cuổi vì băng ghế sau xe đã chất đầy những vali quần áo đồ đạc sách vở TV máy đĩa tận nóc làm ngăn tầm nhìn của tôi, Cả tấm chăn to tướng có bọc ra vẽ hình chim cò loạn xạ Aly mua từ Mông Cổ đặt trong lòng khiến tôi khồng mở cửa xe được. Nhưng tôi không buồn vì biết những kỉ niệm 14 tháng ở đây sẽ mãi còn trong tôi, tiếc chi cái nhìn lần cuối?