Sức khỏe trong tay bạn

Chương 2 Duy trì phương thức sống lành mạnh

I. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG, SINH HOẠT HỢP LÝ PHÒNG NGỪA BỆNH TẬT

Rất nhiều bạn bè quan tâm đến việc làm sao để cơ thể luôn khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn, giữ sắc đẹp và sự trẻ trung một cách lâu dài. Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm bản thân, mà tôi đã kiên trì thực hiện nhiều năm qua.

1. Chế độ sinh hoạt

Cố gắng sống điều độ, ngủ từ 7– 8 tiếng mỗi ngày (nhưng không quá 9 tiếng). Đi ngủ được lúc trước 11 giờ đêm là tốt nhất. Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe, vì thiếu ngủ sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Thiếu ngủ triền miên là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh tật, kể cả ung thư. Cố gắng xen kẽ các hoạt động khác nhau trong ngày.

2. Chế độ luyện tập

Tôi tập mỗi tuần tối đa 5 lần, mỗi lần khoảng 10 đến 30 phút, tùy hứng với mọi thứ: yoga, suối nguồn tươi trẻ, đi bộ nhanh, bơi, aerobic (theo các bài trên internet)... Có dịp ra biển, tôi tập trò chơi nước.

3. Chế độ ăn uống

Đây là điều khó khăn nhất khi thực hiện, và đòi hỏi nghị lực lâu dài. Chế độ ăn của tôi như sau:

• Ăn sáng:

Ta vẫn đọc, nghe đâu đó, và biết rằng bữa ăn sáng rất quan trọng với sức khỏe. Nhưng ăn như thế nào là tốt, có lẽ nhiều người chưa biết. Truyền thống ăn uống của Việt Nam: sáng làm bát phở, hoặc tô hủ tiếu, bùn bò..., thêm cốc café, được cho là tốt. Có thật vậy không? Ta hãy xem kỹ thành phần của bữa ăn sáng đó một tô phở chứa: tí tẹo bánh phở (làm từ bột tinh luyện, có thể chứa rất nhiều hóa chất dùng để bảo quản, hoặc làm dai sợi), còn lại là mỡ và thịt. Có vẻ nó chỉ cung cấp những thứ mà cơ thể đã quá thừa thãi: bánh phở sẽ được chuyển hóa ngay thành đường, còn thịt, mỡ... – lại được chất tiếp vào kho mỡ và đạm đã dư thừa của cơ thể.

Vậy bữa sáng của tôi thế nào? Đó là câu hỏi tôi nhận được từ rất nhiều bạn bè, nên tôi xin chia sẻ.

Mục 1: trước tiên, tôi uống 30 – 45 ml dầu dừa tươi lạnh. Sau 15 – 30 phút, uống 1 cốc nước xay, bao gồm 2–3 múi bưởi, 1 khúc nghệ và 1 khúc gừng (dài khoảng 5cm), 3 tép tỏi (không bắt buộc) 200–300 ml nước, lọc đi rồi vắt vào 1–2 quả chanh, cho thêm 1 ít cayenne pepper, uống 30 phút trước khi ăn sáng. Nếu ngại xay, các bạn có thể chỉ dùng nước trắng vắt chanh vào, cho thêm bột gừng, bột nghệ và cayenne pepper, pha thêm chút nước nóng cho nó hơi ấm vừa uống.

Mục 2: một đĩa rau củ sống (10 quả cà chua bi, 1 quả dưa leo, nếu có thêm salat thì càng tốt...) và/hoặc trái cây tươi. Nếu chỉ ăn trái cây thì đĩa trái cây đại khái sẽ bao gồm: nửa quả ổi to, 1/3 quả thanh long hoặc 1 quả táo + 1 quả cam...

Mục 3: một bắp ngô luộc (được thay đổi bằng các loại khoai và sắn).

Mục 4: một cốc sữa chua không đường (nếu mua được các loại hạt như hạt bí, hướng dương, hạt dưa...) thì tôi trộn độ 2 thìa (để sống chứ không rang) vào ăn cùng với sữa chua.

Mục 5: một cốc sữa làm từ đậu (tôi dùng tất cả các loại đậu xanh, đỏ, vàng, trắng..., mỗi ngày một loại), có thể thay thế bằng bột Flaxseed hoặc hạt Chia.

Mục 6: trà thảo dược (sả, gừng, bạc hà). Tôi chỉ uống trà xanh sau khi ăn ít nhất 1 tiếng.

Khi đọc, các bạn có thể thấy phát khiếp, và hỏi rằng: “Làm sao mà ăn được lắm thế”. Tôi xin trả lời: với tôi, có lẽ thế mới đủ chất, vì nếu ăn ít hơn, tôi sẽ thấy đói sau chỉ độ 3 tiếng. Khẩu phần ăn như trên đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, lại loại trừ được quá nhiều đạm động vật và chất béo. Khi bắt đầu đổi sang ăn chế độ này, bạn nên tăng dần một cách từ từ, để khỏi bị “bội thực” nhé.

Một lợi ích nữa là nó khá rẻ tiền so với bữa ăn sáng truyền thống.

• Ăn trưa và tối: bao giờ tôi cũng bắt đầu bằng món salat trộn dầu olive loại extra virgin (mỗi ngày tôi ăn ít nhất 50 ml dầu này và quãng 60 ml dầu dừa – trong đó uống 45 ml và nấu 15 ml). Tôi ăn sống và trộn salat tất cả các loại rau củ: su hào, bắp cải, bí xanh hoặc đỏ, củ cải, súp lơ, khổ qua, rau má... Khi tự nấu, tôi ăn gạo lứt, rất ít ăn thịt đỏ, ăn nhiều cá (đủ loại), và các loại gà (gà ta, gà tây không bỏ da). Mỗi tuần tôi ăn 5–6 quả trứng: chọn trứng tốt, đun sôi nước rồi tắt lửa, ngâm vào nước đó 3 phút (bằng cách đó, các loại enzyme trong trứng còn nguyên vẹn, giúp cơ thể hấp thụ tốt dưỡng chất). Tất nhiên, mỗi tuần, tôi vẫn tự cho phép mình vài lần ăn bất cứ cái gì mình thích, hoặc ra ngoài ăn với bạn bè. Khi đi chơi, tôi cố gắng thuê những căn hộ có bếp để có thể tự nấu nướng (vừa rẻ lại vừa tiện lợi). Nếu ở khách sạn, thì đành phải ăn bất cứ cái gì có thể. Tôi vẫn cho phép mình thưởng thức của ngon vật lạ ở các nơi (chẳng dại gì mà bỏ qua), nhưng sau mỗi bữa ngon, tôi hay nhịn (hoặc chỉ ăn rau, trái cây) độ 2 – 3 bữa kế tiếp.

·         Ăn bữa cuối trong ngày trước khi đi ngủ ít nhất 3 tiếng.

·         Tôi uống thường xuyên uống các loại trà thảo dược như: hoa cúc, Atisô, nhầu, râu bắp, tâm sen, hoa hồng...

4. Thải độc:

·         Thải độc sâu cơ bản: mỗi năm tôi làm 1–2 lần, mỗi lần khoảng từ 7–10 ngày. Tôi làm theo công thức Master Cleanse xen lẫn với uống nước trái cây pha loãng.

·         Thải độc gan (Liver Flush): từ 2013 đến nay, tôi làm mỗi tháng một lần, đến nay tổng cộng đã được khoảng 40 lần.

·         Rửa ruột bằng nước muối biển (theo công thức tôi đã làm ở trên).

·         Giải quyết nhanh những trục trặc về tiêu hóa: nếu thấy cơ thể có vẻ nặng nề, hoặc bụng dạ có vấn đề, tôi thường nhịn các đợt ngắn từ 1–3 ngày, uống nước trái cây pha loãng (cam, bưởi, chanh, cà chua, cà rốt...). Không nên pha lẫn các loại nước củ với nước trái cây, vì hai loại này có thời gian tiêu hóa khác nhau, dẫn tới hiện tượng trái cây bị kéo dài thời gian tiêu hóa, dễ lên men trong đường ruột. Ai có điều kiện cũng nên ăn trái cây trước các loại khác 1 tiếng, hoặc sau khi ăn các loại khác 2 tiếng.

5. Sử dụng thực phẩm chức năng, tôi thường xuyên uống bổ sung các loại sau:

·         Vitamin tổng hợp

·         Omega-3 (một ngày 2 gr EPA + DHA)

·         Vitam B tổng hợp: loại 50 mg

·         Vitamin C: 3.000 mg/ngày

·         Vitamin D3: 1.000 IU/ngày

·         Vitamin E: 800 IU/ngày

Nếu bác sĩ yêu cầu bạn uống bổ sung Calcium, thì phải nhớ rằng: cơ thể chỉ hấp thụ được calcium khi bạn uống cùng Magnesium (ví dụ 1.000mg Calcium thì phải có 500 mg Magnesium), Vitamin D3, và Vitamin K2. Thiếu Calcium thể hiện ra các trạng thái: sỏi thận, gai cột sống, xơ vữa động mạch (do cơ thể không hấp thụ đượcc Calcium). Vậy trước tiên bạn có thể uống Magnesium và Vitamin D, Vitamin K2 trước, sau 2 – 3 tháng kiểm tra lại, nếu vẫn thiếu Calcium thì mới cần bổ sung. Tốt nhất bạn mua loại có đủ 4 thành phần trên (4 trong 1: Calcium, Magnesium, Vitamin D3, Vitamin K2).

Với các loại Vitamin C, D, E, bạn chỉ uống bổ sung thêm khi thành phần trong loại Vitamin tổng hợp chưa có đủ liều như trên. Cứ uống 1 tháng thì nghỉ độ 2 tuần để cơ thể thải bớt ra (nếu có loại nào không được hấp thụ hết). Ngoài ra, mỗi năm tôi uống thêm 2–3 đợt các loại: Barley hoặc Wheat grass, Chlorella, Spirulina, Essiac hoặc Flor Essence teas. Mỗi quý tôi uống 2 – 3 tuần từ một trong các loại sau để diệt virus, vi khuẩn, nấm, giun sán trong cơ thể: Colloidai Silvver 30PPM, Grapeseeds (viên con nhộng), Olive Leaf (viên con nhộng)...

6. Những thực phẩm tôi không bao giờ dùng: sữa bò và đường trắng tinh luyện

Tôi tuyệt đối không uống sữa bò, nhưng thường xuyên ăn các sản phẩm khác làm từ sữa bò như: yogurt, pho mai… Nếu có cơ hội lựa chọn, thì tôi luôn chọn sản phẩm làm từ sữa dê. Lý do là vì chuỗi gene trong sữa bò dài hơn chuỗi gene của người, nên gây khó tiêu (để tiêu hóa sữa bò, cơ thể tiêu tốn rất nhiều enzyme tiêu hóa, gây quá tải). Các sản phẩm được chế biến từ sữa bò như yogurt, pho mai thì gene đã được biến đổi, phù hợp với hệ tiêu hóa của con người hơn. Mặt khác, trong một quan sát diện rộng của Thụy Điển gần đây, các nhà nghiên cứu nhận thấy: những người đàn bà uống hơn 3 cốc sữa/ngày có tỉ lệ chết (mortality) hầu như gấp đôi những người uống ít hơn 1 cốc/ngày. Thêm nữa, người uống nhiều sữa không hề có bộ xương tốt hơn và cũng chẳng có sức khỏe tốt hơn người uống ít hoặc không uống sữa. Trên thực tế, họ bị gãy xương nhiều hơn, đặc biệt là xương háng. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng kết luận: các sản phẩm làm từ sữa được lên men (yogurt và pho mai) giảm tỉ lệ chết một cách đáng kể. Với việc ăn 1 sản phẩm hàng ngày, tỉ lệ chết (mortality) giảm 10–15%. Các nhà nghiên cứu chỉ ra lý do sữa tươi gây hại do chất D-galactose, sản phẩm sinh ra từ lactose – là xúc tác gây sưng và nhiễm trùng. Trong nhiều nghiên cứu tại các nước khác nhau, uống sữa bò có liên quan tới nhiều loại ung thư như: tiền liệt tuyến, tử cung… Ngoài ra, sữa bò còn là nguyên nhân gây liên quan tới tiểu đường, cholesterol, mụn nhọt, táo bón và các bệnh đường tiêu hóa.

Tôi không bao giờ ăn hoặc uống sản phẩm có đường trắng tinh luyện (độc lắm). Nếu thật sự cần đường, tôi chọn đường nâu nguyên chất làm từ mía (không qua tinh luyện), hoặc đường dừa (coconut sugar).

II. MỘT SỐ LỰA CHỌN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TỐT CHO SỨC KHỎE

1. Cách chọn thực phẩm có tính kiềm tốt cho sức khỏe

Độ pH lý tưởng của cơ thể con người là 7,365 hơi có tính kiềm. Vì thế, cơ thể con người có rất nhiều cơ chế bên trong luôn hoạt động liên tục để duy trì độ pH trong khoảng từ 7,35 – 7,45 cần thiết để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể xảy ra. Độ pH cơ thể càng gần với giá trị lý tưởng, thì sức khỏe càng dễ được duy trì trong thời gian dài. Tuy nhiên, nhiều loại thực phẩm có tính axit cao buộc cơ thể phải hoạt động quá tải để trung hòa axit và giữ cho độ pH trong máu ổn định. Nếu máu của chúng ta trở nên dư thừa axit, đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ dễ bị bệnh tật tấn công.

Một chế độ ăn uống lành mạnh lý tưởng nhất nên bao gồm 80% thực phẩm có tính kiềm và 20% thực phẩm có tính axit. Một chế độ ăn uống tiêu thụ số lượng lớn các loại thực phẩm tính kiềm sẽ làm giảm gánh nặng của cơ thể trong việc trung hòa axit và giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm dễ dàng hơn.

Nhưng để phân biệt loại thực phẩm nào có tính kiềm và loại thực phẩm nào có tính axit thì quả thật lại không dễ chút nào. Những loại thực phẩm chúng ta nghĩ có tính axit lại không hề hình thành axit một khi được cơ thể chuyển hóa. Ví dụ như giấm táo và nước cốt chanh. Chúng có tính axit trên lưỡi nhưng lại có tính kiềm bên trong cơ thể.

2. Thực phẩm nào có tính axit?

Thực phẩm có tính axit có thể gây khó khăn cho cơ thể trong việc tiêu hóa và cũng khiến thận làm việc nhiều hơn. Thực phẩm có tính axit được chia thành các nhóm:

·         Thịt gia súc, gia cầm

·         Trứng

·         Bơ sữa (đặc biệt là bơ và pho mát)

·         Ngũ cốc

·         Thực phẩm tinh chế (đường, gạo trắng và bột mì)

Bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn những loại thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống mà chỉ cần duy trì chúng khoảng 20% lượng thực phẩm bạn tiêu thụ mỗi ngày.

·         Thực phẩm nào có tính kiềm?

Trái cây và rau quả tạo môi trường kiềm cho cơ thể nên chiếm phần lớn trong chế độ ăn uống của bạn. Mục đích là giúp giảm tải cho thận và cơ thể khi bạn ăn ít đi các loại thực phẩm có tính axit. Còn có một nguyên nhân khác là các loại thực phẩm có tính kiềm sẽ dễ tiêu hóa hơn, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng cũng dễ dàng được cơ thể hấp thụ hơn.

Có thể bạn sẽ không ngạc nhiên, nhưng thực phẩm có tính kiềm là một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất. Dưới đây là 5 nhóm thực phẩm có tính kiềm dễ dàng thêm vào bữa ăn trong ngày của bạn:

·         Thực phẩm có màu xanh đậm

Dưa chuột và cần tây có rất nhiều kiềm do hàm lượng nước dồi dào của chúng. Rau lá xanh (cải xoăn, cải xanh collard, rau bina, cải cầu vồng), cỏ lúa mì non (wheat grasses), rau mầm (sprouts) và rau mini (micro–greens) cũng rất tốt do chúng giúp tăng lượng oxy mà máu có thể hấp thụ.

·         Trái cây họ cam quýt

Các loại trái cây họ cam quýt (chanh, bưởi, quýt) là những loại trái cây có tính kiềm nhiều nhất mà chúng ta ăn hiện nay. Axit citric có trong trái cây họ cam quýt khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nước và các chất kiềm khác, vì vậy bạn nên thêm chanh vào khẩu phần nước mỗi ngày.

·         Rau họ cải

Một trong số các loại rau có tính kiềm cao nhất là rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, bắp cải và bắp cải con (brussels spout). Rau họ cải có chứa isothiocyanate, một phân tử giúp chống lại sự phát triển của tế bào ung thư bên trong cơ thể con người. Vì thế bạn hãy ăn nhiều rau họ cải để tăng độ kiềm cho cơ thể và chống lại ung thư.

·         Quả mọng

Đừng bỏ qua những loại quả mọng nước! Những loại quả mọng nước có lượng đường thấp như dưa hấu, đu đủ và dứa đều sáng giá trong danh sách những trái cây có tính kiềm.

·         Nho khô, quả hạch + các loại hạt

Nho khô và chà là có tính kiềm cao, vì thế đừng quên mang theo một ít cùng với quả hạch và các loại hạt khi bạn đi bên ngoài. Nho khô giúp cơ thể giữ nitơ, cần thiết để máu kiềm tái tạo cơ bắp. Và hạnh nhân rất giàu canxi và magiê, giúp ích cho quá trình kiềm hóa cơ thể.

Những sự lựa chọn khác:

·         Quả bơ

·         Rau củ (củ cải đường, cà rốt, khoai lang)

·         Atisô

·         Dưa chuột

·         Măng tây

·         Ớt chuông

·         Các loại thảo mộc và gia vị (rau mùi tây, gừng, ớt bột, bột nghệ)

Tóm lại, mục đích ăn các loại thực phẩm có tính kiềm là để cân bằng với các loại thực phẩm có tính axit. Ví dụ, ăn một phần rau với trứng vào buổi sáng. Ăn salad trộn rau xanh cùng một chút pho mát vào buổi trưa hoặc tối. Một vài điều chỉnh cần thiết sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng và ít bị bệnh tật ghé thăm!

3. Gạo lứt chứa asen?

Lại là sự lựa chọn thôi, chẳng có cái gì là tuyệt đối. Trong gạo lứt có chứa asen, nhưng nó cũng chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và dầu, chỉ số GI (lượng đường) của nó chỉ ở mức 50 – 55.

Nếu không ăn gạo lứt, bạn sẽ phải ăn gạo trắng (thực ra chỉ còn là bột gạo và sẽ chuyển hóa thành đường rất nhanh khi ăn), sau khi đã xát hết lớp cám chứa nhiều dưỡng chất, với chỉ số GI ở mức 72. Chỉ số GI cao, tức là khi bạn ăn xong, đường huyết sẽ tăng cao ngay lập tức. Ăn gạo lứt, ngoài việc cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và dầu cho cơ thể, thì còn giảm 16% khả năng bị tiểu đường. Nếu cơ thể được cung cấp đủ dinh dưỡng hơn, nó sẽ có đủ khả năng giúp bạn chống ung thư.

Còn nếu ăn gạo trắng, cơ thể thiếu chất, cũng là mối nguy cơ cho ung thư tấn công.

Chẳng có cái gì là tuyệt đối. Bất cứ loại đồ ăn nào cũng có mặt hại và mặt lợi. Vì vậy hãy đọc kỹ thông tin từ nhiều nguồn, rồi so sánh, và chọn cho mình phương án phù hợp nhất, các bạn nhé.

Mẹ tôi ăn gạo lứt từ năm 50 tuổi, nay cụ đã 93, vẫn tiếp tục “trệu trạo” nhai gạo nếp lức ngày 2 bữa.

Ví dụ trong trường hợp chọn gạo ăn, tôi vẫn chọn gạo lứt, vì với các thông tin tôi thu thập được – thì ăn gạo lứt là phương án ít xấu nhất trong hoàn cảnh hiện nay ở Việt Nam. Còn nếu tốt nhất là ăn lúa yến mạch (oats) hoặc quinoa, hay lúa mạch – mà dân ta gọi là hạt bo bo (bailey) cơ, mà hai loại đó Việt Nam không có.

4. Đừng sợ chất béo

Hãy làm bạn với nguồn chất béo lành mạnh trong các loại hạt, quả bơ và dầu oliu, dầu dừa lạnh. Chất béo giúp cơ thể duy trì hoạt động và nội tiết tố cơ thể ở mức ổn định.

Ai muốn có thân hình cân đối, không bị bụng mỡ, hãy ăn nhiều những loại thực phẩm chứa chất béo sau đây:

·         Trứng tươi (ăn nguyên quả).

·         Các loại hạt (Nuts và Seeds): hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, hạt hướng dương, hạt lanh – nhớ là ăn sống nhé.

·         Quả bơ.

·         Dầu olive (nhớ là loại extra virgin).

·         Các loại cá chứa nhiều chất béo tốt như: cá thu, cá hồi, cá tuyết.

·         Dầu dừa tươi lạnh.

Khẩu phần ăn hàng ngày của tôi hiện nay như sau:

·         Trứng gà tươi: cứ cách một ngày tôi ăn 1 quả luộc lòng đào.

·         Các loại hạt: mỗi ngày 2 thìa canh bột hạt lanh (flaxseed) pha với nước và 2 thìa các loại hạt hỗn hợp khác ăn cùng với yogurt không đường.

·         Quả bơ: khó tìm mua được bơ tươi ngon, nhưng cứ mua được thì mỗi ngày 1 quả.

·         Dầu olive extra virgin: 30 – 40 ml/ngày – trộn salat, cho vào canh sau khi đã bắc ra khỏi bếp

·         Dầu dừa tươi lạnh nguyên chất: khoảng 45 – 60 ml/ngày (cả để trộn salat và nấu).

5. Muối biển

Nhiều bạn hỏi tôi muối biển là gì, nó khác muối thường mình hay ăn ra sao? Để dễ hiểu, tôi xin đưa một ví dụ so sánh đường trắng tinh chế và một khúc mía vừa được cắt.

Muối chúng ta hay ăn là muối tinh chế (table salt), cũng có thể có nguồn gốc từ nước biển hoặc từ muối mỏ, nhưng được đưa vào nhà máy, trải qua các quá trình dùng hóa chất để tinh lọc, nên thành phần chủ yếu của nó chỉ còn là sodium chloride – về bản chất là một dạng hóa chất, ăn rất có hại cho sức khỏe.

Còn muối biển là muối nguyên chất thu được từ nước biển, bằng cách phơi nước biển dưới mặt trời, làm nước bốc hơi đi, muối đọng lại. Vì vậy, muối biển còn chứa hơn 80 loại khoáng chất (potassium, magnesium, calcium, sodium…) và chất điện phân, rất cần thiết cho cơ thể con người. Các chất này giữ vai trò đặc biệt quan trọng cho việc sản xuất các enzyme cần thiết của cơ thể, cũng như hoạt động của hệ thống miễn dịch, tuyến giáp và tuyến thượng thận.

Vì vậy khi thải độc, các bạn nhớ là LUÔN PHẢI SỬ DỤNG MUỐI BIỂN. Nếu các bạn quan tâm đến sức khỏe, hãy bỏ thói quen ăn muối tinh, mà đổi sang dùng muối biển.

6. Các loại sữa thay thế sữa bò (non dairy milks)

Vì sao với nhiều người (trừ trẻ con dưới 2 tuổi), việc uống sữa bò thường xuyên có thể mang lại nhiều cái hại (đặc biệt là với người gốc Á, gốc Mỹ Latin hoặc châu Phi...).

Một lít sữa bò chứa 650 calories, và 250 calories là từ lactose. Hầu hết người lớn có khả năng hạn chế, thậm chí nhiều người không thể tiêu hóa lactose. Với những người này, hiện tượng ợ, đầy bụng, đánh hơi, thậm chí bị tiêu chảy sau khi uống sữa rất phổ biến. Hiện tượng này xảy ra do cơ thể không thể sản xuất đủ lượng enzyme có tên gọi là lactase – để giúp cơ thể tiêu hóa lactose. Khả năng sản xuất enzyme lactase giảm dần, và trong nhiều trường hợp gần như mất hẳn, khi trẻ được 2 tuổi. Điều đó giải thích vì sao trẻ con uống sữa bò thì được, còn người lớn không nên. Một số người lớn, mức độ sản xuất gene lactose vẫn duy trì đến độ tuổi 20, một số rất ít nữa cơ thể có thể sản xuất enzyme lactase cả đời. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng với hầu hết người lớn châu Á, cơ thể không sản xuất được enzyme lactase.

Tiến sĩ Mark Hyman, một chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực dinh dưỡng, đã nói: “Các nhà khoa học của trường Đại học Havard không tìm ra chứng cớ để chứng minh rằng uống sữa hàng ngày tốt cho xương, giúp kiểm soát cân nặng hoặc giúp cải thiện sức khỏe. Ngược lại, họ tìm thấy những nhân tố nguy hiểm cho sức khỏe của con người, dẫn tới nguy cơ béo phì, tăng khả năng bị ung thư, cũng như giảm độ chắc khỏe của xương (hóa ra sữa không giúp ta có bộ xương khỏe, mà ngược lại). Họ cũng khẳng định là sữa có thể là lý do làm ta bị táo bón, rối loạn tiêu hóa, ợ và đầy hơi, tiêu chảy, dị ứng, eczema và mọc mụn.

Vì vậy, bạn có thể uống sữa dê, sữa cừu, hoặc chuyển sang ăn yogurt, pho mai thay vì uống sữa bò.

Ngoài ra bạn có thể tìm hoặc tự làm các loại sữa hạt. Cách đây 8 năm, tìm được một siêu thị bán các loại sữa thay thế sữa bò (non dairy milks) khó kinh khủng. Nhưng chỉ bẵng đi vài tháng, một nước nào đó đã tràn ngập chủng loại này hoặc loại khác. Quãng 4 năm trở lại đây, thì chỉ trừ Việt Nam ta, còn ở tất cả các siêu thị bán đồ ăn ở những nơi tôi đến hoặc đi qua, những dãy hàng bán thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ, thực phẩm tốt cho sức khỏe (healthy food)..., cứ dài dần, to dần, và tràn ngập những loại đồ ăn thức uống, mà tôi chỉ muốn ôm hết mang về Việt Nam.

Để rồi hôm qua, vừa hạ cánh sân bay, được vợ chồng người bạn đón ngay đi ăn món satay nổi tiếng của Malaysia tại East Coast, về nhà thay xong quần áo, tôi đến ngay cái siêu thị lớn vào cỡ nhất nhì Singapore. Lao ngay vào quầy bán loại thực phẩm tôi quan tâm, giơ máy ảnh chụp được hàng đống.

Trên quầy sữa, chao ôi là các loại sữa được dùng thay thế sữa bò, nào là sữa dừa, sữa gạo lứt, sữa gạo trắng, sữa hạt dẻ, sữa Quinoa, sữa yến mạch (oat milk), sữa almond, sữa kết hợp 5 đến 7 loại ngũ cốc... trông cứ hoa hết cả mắt. Tối cứ nhấc lên đặt xuống, chỉ muốn “ôm” vài chục hộp mang về, cuối cùng sực nhớ chỉ ở đây có 2 ngày, mà bê về Việt Nam thì nặng, “quá tải” cho phép của Airlines là chắc. Thôi thì chọn 2 hộp: 1 hộp Quinoa (là loại ngũ cốc tốt nhất hiện nay, do chứa tới 4% đạm thực vật (ngoài các chất khác). Đây là loại ngũ cốc có hàm lượng đạm cao nhất trong dòng ngũ cốc. Vì vậy, với chế độ ăn ít đạm động vật, thì đây là một thay thế tuyệt vời. Hộp thứ 2 là sữa hạt dẻ, thì quả là ngon tuyệt.

7. Cách khử hóa chất trong rau củ quả

Thường thì ai cũng thấy sợ khi đọc báo, xem ti vi, thấy rất nhiều thông tin về rau củ chứa hóa chất độc hại cho cơ thể. Đúng là đáng sợ thật, nhưng ta vẫn phải lựa chọn thôi.

Nếu không ăn, thì biết ăn gì bây giờ? Và không dám ăn gì, thì bệnh tật sẽ đến nhanh hơn nhiều – vì cơ thể thiếu dinh dưỡng thiết yếu là các loại khoáng chất và vitamin để hoạt động bình thường – thì bản thân quá trình hô hấp và trao đổi chất cũng sinh ra nhiều chất độc hại trong cơ thể. Người lớn hay trẻ con cũng sẽ kiệt quệ vì thiếu chất.

Vì vậy, hãy lựa chọn loại trái cây mà tâm lý bạn cho là tốt nhất trong khả năng có thể. Cọ rửa thật kỹ dưới vòi nước chảy (vì hóa chất bám nhiều nhất ở mặt ngoài của rau củ). Sau khi đã rửa kỹ, hãy pha 300 ml giấm vào 1 lít nước, và ngâm rau của vào đó trong ít nhất là 30 phút, rồi vớt ra rửa lại. Khi làm vậy, bạn đã có thể loại bỏ được tới 95% hóa chất trong rau củ rồi.

Bạn phải chọn loại giấm được cho lên men tự nhiên, chứ không phải là các loại giấm pha chế từ chính hóa chất độc hại đang bán đầy thị trường nhé. Tôi toàn dùng giấm được làm từ nước lên men còn lại sau khi dầu dừa được tách ra.

Chúng ta hãy có lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe. Còn khi không thể có lựa chọn tốt nhất – thì buộc phải dùng phương án ít xấu nhất để tồn tại.

8. Cách xào rau có lợi cho sức khỏe

Nhiều bạn lo lắng về sức khỏe, nhất là khi dùng dầu để rán hoặc xào đồ ăn. Tôi chia sẻ một cách xào rau, ăn vẫn ngon mà không sợ dầu bị cháy ở nhiệt độ cao nhé.

Bạn nên mua loại chảo hai mặt (loại chảo áp suất có thể quay qua quay lại nấu cả 2 mặt). Rau sau khi rửa sạch, cho vào chảo, rắc vào 1 chút xíu nước, đậy lại đun độ 2 phút, quay qua mặt kia đun thêm 2 phút (với các rau ăn lá). Các loại củ đun lâu hơn một chút. Sau đó, bạn mở ra, cho dầu dừa vào, nêm mắm muối, cho hành, tỏi nếu cần. Vì đó là chảo áp suất cao nên khi bạn mở ra, rau củ còn rất nóng, cho dầu dừa vào nó vẫn tạo mùi thơm, nhưng dầu không bị đốt ở nhiệt độ cao nên không sinh ra chất có hại.

Mấy năm nay, tôi đều ăn rau xào theo kiểu như vậy, mọi người thử mà xem.

Một cách khác, các bạn có thể hấp cách thủy rau, rồi sau khi bắc ra, trộn ngay dầu, mắm muối hành tỏi vào. Cách này hơi phiền phức hơn một chút, và không ngon bằng.

9. Nồi chiên không dầu và cách lựa chọn dầu sao cho đỡ có hại nhất

Một số bạn hỏi tôi về việc sử dụng nồi chiên không dầu. Sau khi đọc kỹ cơ chế hoạt động, cách làm chín đồ ăn... – thì tôi thấy nó hình như chính là cái lò nướng điện nhỏ sử dụng trong gia đình. Lò dùng điện để nung thanh nhiệt nóng lên, sau đó quạt sẽ tỏa đều nhiệt độ nhằm làm đồ ăn chín đều.

Nói về đồ ăn chiên (rán) và nướng, tôi đã đọc nhiều tài liệu và xin chia sẻ như sau: nói chung, đã phải chiên (rán) hoặc nướng, thì đều có hại – cái hại không chỉ vì dầu bị đốt cháy ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra transfat – là loại mỡ độc hại gây ung thư. Cái hại còn nằm ở chỗ mọi thức ăn khi bị cháy sém (hoặc trở màu nâu do chiên, nướng, xào, nấu...) đều chứa chất gây ung thư. Vì vậy, nên cắt bỏ hết phần cháy sém hoặc nâu đậm. Trước tiên, tôi so sánh các cách chiên và nướng, và sự độc hại:

·         Có hại nhất là nướng trực tiếp bằng than hoặc ga: thức ăn bị tiếp xúc trực tiếp với lửa, và ai cũng biết cả hai vật liệu đó đều sinh ra các chất độc hại bám vào đồ ăn. Thường đồ ăn bị nướng theo kiểu này đều bị cháy táp hết bề mặt (thì phía trong mới đủ chín), mà những gì cháy đều chứa chất gây ung thư.

·         Nướng bằng lò hoặc nồi điện: đỡ hại hơn, vì không có tác động của gas hoặc than.

·         Nướng nhiệt độ thấp (dưới 150 độ) sẽ ít hại hơn, nhưng đồ ăn không ngon như nướng ở nhiệt độ trên 200 độ.

Hầu hết các loại dầu thực vật khi cháy đều có hại. Nhiệt độ càng cao (nhất là khi nhiệt độ cao bằng hoặc hơn điểm bốc khói (smoke point) của loại dầu đó, thì chất béo trong dầu sẽ chuyển hóa và sinh ra transfat – cực kỳ độc hại với cơ thể – nguyên nhân gây rất nhiều bệnh như ung thư, nghẽn mạch máu, tiểu đường... Nếu buộc phải ướp với dầu để rán hoặc nướng, bạn nên dùng dầu dừa, vì hai lý do:

·         Dầu dừa chứa saturated fat, nên khi bị đốt ở nhiệt độ cao (quá với điểm bốc khói), nó không chuyển hóa thành transfat. Còn nếu không quen dùng dầu dừa, bạn có thể dùng mỡ lợn để ướp hoặc rán.

·         Điểm bốc khói (smoke point) của dầu dừa khá cao (157 độ C), tuy nhiên vẫn thấp hơn một số loại dầu khác như dầu olive.

Vậy tại sao không nên dùng các loại dầu thực vật khác để chiên, rán, nướng? Ngoài yếu tố điểm bốc khói, ta phải ngăn ngừa sự chuyển hóa của chất béo trong các loại dầu thực vật khác thành transfat. Tất cả các loại dầu thực vật đều chuyển hóa thành transfat khi ở nhiệt độ cao, kể cả dầu olive.

Kết luận lại, lời khuyên của tôi là:

1.      Thỉnh thoảng ăn đồ chiên, rán, nướng thì được, nhưng không nên ăn thường xuyên.

2.      Khi buộc phải chiên, rán, nướng, thì dùng dầu dừa – vì nó không sinh ra transfat. Nếu không có dầu dừa, thì dùng mỡ lợn ở mức độ hạn chế. Tuyệt đối không dùng các loại dầu thực vật khác.

3.      Hạn chế tối đa việc phi hành, tỏi trước khi xào, kho. Không cho các loại hành và tỏi phi vào đồ ăn (như khi ăn xôi, ăn nộm, gỏi…). Khi cần xào, nên cho rau vào cùng lúc hoặc trước khi cho dầu, để dầu không bị bốc khói do bị đun trực tiếp.

4.      Chỉ dùng dầu olive khi trộn salat và cho vào canh, súp (nhớ là nấu xong bắc nồi ra khỏi bếp rồi mới cho dầu).

10. Lựa chọn các loại dầu

Tôi đã đọc được ở đâu đó, có người viết rằng: muốn biết sức khỏe gia đình bạn, hãy mở tủ bếp xem ở đó có những loại dầu ăn gì. Hồi ấy, tôi chưa thật sự hiểu. Chỉ đến hai ba năm gần đây, khi đã khá tự tin với những gì mình hiểu về chế độ ăn uống – thì tôi mới “tâm đắc” là nhận xét trên quá đúng. Vì sao vậy, trước tiên, xin nói sơ qua về các loại chất béo.

Có 2 loại acids béo: saturated (chất béo bão hòa) và unsaturated (chất béo chưa bão hòa) fatty acids.

·         Chất béo bão hòa (saturated fatty acids) rất bền vững, được chia thành 3 loại do độ dài các phân tử (atom) khác nhau (ngắn, trung bình và dài). Loại chất béo bão hòa có phân tử trung bình (medium chain), có tác dụng tốt với sức khỏe con người. Dầu dừa chứa 64% loại chất béo có chuỗi trung bình (medium chain).

·         Chất béo chưa bão hòa: do cấu tạo phân tử, nên thiếu độ bền vững. Các loại dầu chứa nhiều acid béo chưa bão hòa rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Dầu đậu nành (soybean oil), và dầu ngô (corn oil) chứa tới 64–86%, và hầu hết các loại dầu thực vật làm từ hạt, được bán ở siêu thị và shop đều có tỉ lệ chất béo chưa bão hòa cao, nên rất dễ bị oxy hóa với sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài. Do vậy, để có thể bảo quản lâu, các loại dầu này phải trải qua công đoạn hydro hóa chất béo (hydrogenation), cụ thể là: đây là công đoạn khí hydrogen được thổi qua dầu với sự có mặt của chất xúc tác catalyst và nickel (là hai loại chất rất độc hại cho sức khỏe). Quá trình này sẽ làm biến đổi cấu tạo phân tử của dầu, làm cho một phần của nó trở thành chất béo bão hòa. Các loại dầu thực vật làm từ hạt, khi gặp nhiệt độ cao – sẽ chuyển hóa một phần và sinh ra loại transfat, là loại chất béo không có trong tự nhiên – chỉ được hình thành trong quá trình sản xuất dầu công nghiệp từ các loại hạt. Biết bao công trình nghiên cứu đã chứng minh loại chất béo này là một trong những thủ phạm hàng đầu gây ung thư. Các chất béo chưa bão hòa lại được chia thành 2 loại:

– Mono – unsaturated: dầu đậu nành và nhiều loại khác thuộc loại này.

– Poly – unsaturated: dầu olive thuộc loại này.

Bạn sẽ đặt câu hỏi: vậy tai sao các loại dầu bán trên kệ siêu thị với giá khá rẻ, có thời hạn sử dụng 1–3 năm, lại độc hại? Sự độc hại sinh ra chủ yếu trong quá trình sản xuất. Chỉ có dầu olive extra virgin luôn là loại được ép lạnh, không qua xử lý hydro hóa chất béo, nó không chứa hóa chất độc hại và transfat (vì vậy mà dầu olive đắt).

Tôi sẽ không đi sâu vào để phân tích về dinh dưỡng từng loại dầu. Để có lợi hơn cho mọi người, tôi có các kết luận sau:

·         Chỉ nên dùng dầu dừa để chiên xào, nấu nướng.

·         Nên dùng dầu olive để trộn salat, bỏ vào canh khi đã để nguội một chút. Không dùng dầu olive để chiên, rán.

·         Dầu hạt lanh (flaxseed): loại này rất “kỵ” ánh sáng và nhiệt độ, nên phải luôn bảo quản trong tủ lạnh. Nó rất tốt cho sức khỏe, vì chứa nhiều omega-3, nhưng bạn chỉ được ăn nó theo một cách: trộn thật kỹ với cottage cheese hoặc yogurt để ăn. Tuyệt đối không dùng nó cho mục đích khác.

Và vì vậy trong tủ bếp của nhà tôi chỉ có 2 loại dầu: dầu olive extra virgin và dầu dừa cũng virgin tự làm. Còn trong tủ lạnh thỉnh thoảng có dầu hạt lanh.

Và đó là một trong nhiều bí quyết để giữ gìn sức khỏe của tôi. Không bao giờ nên mua các loại dầu rẻ tiền. Khi mua nên đọc kỹ cách sản xuất: nếu có mấy chữ refined, bleached, hydrogenated... thì tránh xa nhé. Thực ra cũng khó: vì không chỉ ở nước mình, các nhà sản xuất hay “nói một đàng, làm một nẻo”. Nhìn chung đã là dầu thực vật sản xuất công nghiệp từ các loại hạt thì quy trình sản xuất đều giống nhau.

·         Chất lượng của dầu phụ thuộc vào ba yếu tố:

– Phương pháp sản xuất (nghĩa là cách tách dầu từ quả, hạt...).

– Các chất có trong nguyên liệu đầu vào như: dừa, quả olive, lạc, vừng, đậu nành, hạt cải...

– Chai lọ và điều kiện bảo quản.

Tại sao tôi lại đặt yếu tố đầu tiên là phương pháp sản xuất? Câu trả lời vì đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của dầu. Bất kể nguyên liệu đầu vào thế nào, nhưng nếu quy trình sản xuất sử dụng nhiệt độ cao, sử dụng hóa chất (solvent) để ép được nhiều dầu hơn, rồi tinh chế để khử mùi, khử màu... (refined, bleached và deodozized), xử lý bằng cách hydro hóa (hydrogenated) nhằm kéo dài tuổi thọ trên kệ hàng siêu thị..., thì loại dầu đó KHÔNG CHỈ KHÔNG CÓ LỢI, MÀ RẤT CÓ HẠI cho sức khỏe con người. Vì sao: vì khi bị xử lý ở nhiệt độ cao, không những các chất dinh dưỡng có lợi bị mất hết, mà các loại dầu không bão hòa (monosaturated và polysaturated) còn bị chuyển hóa thành loại chất béo cực kỳ độc hại là transfat (loại chất béo không tồn tại trong thiên nhiên, cơ thể con người không hấp thụ được) – là một kẻ thù “không đội trời chung” với sức khỏe của muôn loài (kể cả động vật và người), là nguyên nhân gây nên các bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch...

Nhưng có lẽ cũng nhờ phương pháp sản xuất công nghiệp + sử dụng hóa chất như vậy, các loại dầu đang tràn ngập trên kệ hàng siêu thị mới có được mức giá rẻ thế (chỉ từ vài chục ngàn đến dưới 100.000/lít). Từ 8 năm nay, tôi không bao giờ mua các loại dầu này: dù đó là dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng hay dầu gì khác, mà giá bán rẻ, trên nhãn mác ghi là “refined and hydrogenated”. Nếu bạn nào muốn hỏi tôi là dầu nào đó có tốt cho sức khỏe không, hãy chụp ảnh rõ ràng tất cả ghi chú về phương pháp sản xuất (và lại đảm bảo là họ ghi trung thực với sự thật), thì may ra tôi mới có thể cho lời khuyên có ích.

Thông tin chính thức của các nhà khoa học Mỹ khuyên: chế độ ăn tốt phải đảm bảo ít nhất 25–30% năng lượng từ chất béo, và phải là chất béo tốt. Còn theo một tài liệu tôi mới đọc, thì các chuyên gia còn khuyên là tỉ lệ này nên đạt tới mức 60–70%. Bản thân tôi: mỗi ngày tôi ăn quãng 15–30 ml dầu olive extra virgin và quãng 30– 40 ml dầu dừa.

TÓM LẠI không nên ăn các loại dầu xuất xứ từ hạt khi chúng “bị” sản xuất trong dây chuyền công nghiệp.

Vậy còn dầu olive thì sao? Vì toàn bộ dầu olive đều được sản xuất theo phương pháp truyền thống ở châu Âu: nghĩa là ép lạnh (cold pressed). Còn tại sao lại phải EXTRA VIRGIN? Vì đây là dầu nguyên chất lấy từ lần ép đầu tiên, không bị pha chế thêm các loại dầu khác. Đi siêu thị, bạn có thể thấy extra virgin olive oil, olive oil hoặc light olive oil. CHỈ NÊN MUA LOẠI EXTRA VIRGIN OLIVE OIL, dù nó đắt hơn. Đắt hơn là vì dầu ép lạnh bao giờ cũng cho ít dầu hơn (không cho hóa chất để ép kiệt được dầu), tốn kém hơn, và khó bảo quản hơn – dẫn đến giá thành cao là đương nhiên.

·         Một số loại dầu ép lạnh có lợi cho sức khỏe

Vì đằng nào thì các loại dầu thực vật được làm theo dây chuyền sản xuất công nghiệp, dùng nhiệt độ cao và các phương pháp tẩy, khử, hydro hóa cũng đã bị mất hết vitamin và các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, cũng như chứa rất nhiều transfat và chất độc hại – nên tôi sẽ không nhắc lại về dinh dưỡng của các loại dầu này nữa. Ở đây, tôi chỉ phân tích và so sánh về các loại dầu ép lạnh phổ biến nhất hiện nay. Vì hầu hết các loại dầu phổ biến như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ngô..., đều được sản xuất theo dây chuyền như đã nói, nên tôi sẽ không nhắc đến nữa.

Dầu lạc ép lạnh (cold pressed)

MẶT CÓ LỢI:

·         Về chất béo: dầu lạc chứa 50% chất béo, 20% chất bột (trong đó có 6% chất xơ), 25% chất đạm.

·         Tỉ lệ các loại chất béo trong dầu lạc như sau: 50% chất béo chưa bão hòa (monounsayurated) và 20% chất béo bão hòa, phần còn lại là Omega-6 (linoleic acid).

·         Dầu lạc chứa nhiều vitamin E, B3, B6, Folate và các loại kháng chất như: Magnesium, Copper, Manganese. Ngoài ra, dầu lạc chứa p–Coumaric, resveratrol, Q10, Beta–sitosterol – là những chất có tính chất ngăn cản quá trình oxy hóa trong cơ thể.

MẶT CÓ HẠI:

Tuy dầu lạc chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, nó cũng chứa nhiều chất gây hại cho con người:

·         Chất gây hại nhất là Aflatoxins: nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ chất này gây ra ung thư gan, và là nguyên nhân gây nên sự chậm phát triển ở trẻ em (stunted grow), cũng như là nguyên nhân gây nên sự chậm phát triển trí tuệ. Lạc chứa nhiều nấm có tên gọi là Aspergillus – là nguồn sản sinh ra aflatoxins.

·         30% chất béo từ dầu lạc là Omega-6, mà nhiều Omega-6 kích ứng hiện tượng sưng tấy và viêm nhiễm của các cơ quan trong cơ thể và kích thích sự phát triển của khối u, là nguyên nhân của bệnh tim mạch. Hầu hết chế độ ăn của chúng ta đã chứa quá nhiều Omega-6 và quá ít Omega-3, mà tỉ lệ tốt nhất cho cơ thể giữa Omega-3 và Omega-6 nên là 1:2, cùng lắm là 1:4. Vì vậy, ăn dầu lạc thường xuyên sẽ giảm tỉ lệ này xuống, gây nhiều tác hại. Các bệnh nhân ung thư được khuyên là không nên ăn bất cứ sản phẩm gì có thành phần là lạc.

Vì những lý do trên, dầu lạc vẫn là thứ thực phẩm gây tranh cãi và nghi ngờ khi ăn thường xuyên. Với tôi, khi đã có nghi ngờ, và nếu tìm được phương án tốt hơn, thì tôi không dùng. Vì vậy, tôi không ăn dầu lạc (dù là ép lạnh), và cũng ít khi ăn lạc (dù là rang hay luộc).

Dầu vừng ép lạnh (cold pressed):

·         Dầu vừng hầu như không chứa loại vitamin nào. Trái lại, nó chứa khá nhiều khoáng chất như calcium, magnesium, potassium và folate.

·         Về chất béo: dầu vừng chứa hầu hết là chất béo chưa bão hòa, chủ yếu là monounsaturated và một ít polyunsaturated.

·         Nếu là dầu vừng ép lạnh, bạn có thể ăn ở mức hợp lý sẽ có ích cho sức khỏe. Điểm yếu của dầu vừng là nó chứa rất ít vitamins.

Dầu olive (extra virgin):

Hầu như tôi chưa tìm được nhiều thông tin nói về mặt hại của dầu olive. Dầu olive chứa nhiều vitamin E và K. Thành phần nó gồm 13,8% chất béo bão hòa và 73% chất béo chưa bão hòa (monounsaturated). Nhưng cái làm cho dầu olive hơn hẳn các loại dầu ép từ hạt khác, là các chất chống oxy hóa của nó. Dầu olive có khả năng giúp cơ thể ngăn cản hiện tượng sưng và viêm (là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư, tiểu đường, thấp khớp...) Và vì vậy, tôi luôn dùng dầu olive để trộn salat ăn hàng ngày.

11. Dầu dừa: Tôi xin tách ra thành mục riêng và nói kỹ về loại dầu này

Dầu dừa là loại dầu được chiết xuất từ cơm dừa. Đã có thời gian người ta hiểu lầm rằng dầu dừa là nguyên nhân gây ra bệnh tim và một số vấn đề sức khỏe khác. Thế nhưng hiện nay, các chuyên gia sức khỏe đã công nhận rằng dầu dừa là một trong những loại thực phẩm “lành mạnh nhất”.

Dầu dừa tinh chất được đặc biệt khuyên dùng cho nấu ăn vì tính chất ổn định có khả năng chịu được nhiệt độ cao mà không bị thay đổi đặc tính. Trong khi dầu ô liu tinh chất nhất là loại dầu tuyệt vời cho các món salad vẫn không chịu được nhiệt độ cao thì dầu dừa lại hoàn toàn khắc phục được nhược điểm đó. Sở dĩ có hiện tượng này là vì cấu trúc hóa học của dầu ô liu rất nhạy cảm khi bị oxy hóa.

Trong dầu dừa có chứa các acid béo chuỗi trung bình (MCFAs), cũng được gọi là triglycerides chuỗi trung bình (MCTs). MCTs nhỏ hơn và được tiêu hoá dễ dàng hơn, vì thế chúng không gây ra tình trạng mỡ thừa.

Trong khi đó, các loại dầu ăn thực vật khác lại chứa các acid béo chuỗi dài, còn gọi là triglycerides chuỗi dài (LCTs). LCTs lớn hơn và khó bị đứt gãy sẽ thêm vào cơ thể bạn rất nhiều chất độc.

Gần 50% chất béo trong dầu dừa có nguồn gốc từ acid lauric, một hợp chất có tính kháng khuẩn cao. Acid lauric biến đổi trong cơ thể của bạn trở thành monolaurin, có tác dụng chống vi khuẩn, chống virus, và các đặc tính antiprotozoal.

Dầu dừa chứa nhiều chất béo bão hòa (90%) với chuỗi phân tử trung bình (saturated medium chain). Các chất béo này kết hợp với nhau, tạo cho dầu dừa có những đặc tính của thực phẩm chức năng, giúp cơ thể nâng cao hệ thống miễn dịch. Nhiều năm qua, chất béo bão hòa bị coi là có hại cho sức khỏe, nhưng gần đây khoa học đã chứng minh ngược lại: loại chất béo bão hòa với chuỗi phân tử trung bình không hề có hại, mà rất có lợi cho sức khỏe. Trong các loại dầu thực vật, chỉ có dầu cọ và dầu dừa chứa loại chất béo này. Đây là loại chất béo có thành phần tương tự với sữa mẹ, có thể truyền cho trẻ khả năng miễn dịch tốt hơn. Loại chất béo này được cơ thể hấp thụ theo cơ chế khác hẳn với chất béo động vật: từ đường tiêu hóa, nó đi thẳng vào gan, cần đến rất ít dịch mật trợ giúp. Ở gan, năng lượng từ dầu dừa được sử dụng ngay lập tức.

Dầu dừa giúp cơ thể tiêu hao năng lượng nhanh hơn quãng 5% trong 24 giờ – vì vậy, nó giúp ta kiểm soát cân nặng rất tốt.

Dầu dừa chứa 45–52% acid lauric – là loại chất có thể diệt virus, vi khuẩn và nấm trong cơ thể, do đó tăng cường khả năng miễn dịch.

Dầu dừa giúp cơ thể kiểm soát cholesterol – do đó làm giảm rủi ro của bệnh tim mạch.

Dầu dừa được dùng để dưỡng tóc, dưỡng da, và được sử dụng để thay thế kem chống nắng. Các bước dùng dầu dừa thay thế kem chống nắng mà tôi thực hiện như sau: Ngày 1: bôi một lớp dầu dừa mỏng lên da, ra ngoài nắng quãng 20 phút. Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 14: bôi dầu, rồi tăng dần thời gian ở ngoài nắng (tăng quãng 10 phút/ngày). Sau quãng 2 tuần, bạn có thể yên tâm đi ngoài nắng vài tiếng sau khi đã bôi dầu dừa, mà không sợ bị cháy da.

Do chứa hầu hết là chất béo bão hòa, nên dầu dừa rất ổn định, không sinh ra transfat dưới nhiệt độ cao. Vì tính chất đó, dầu dừa là loại DẦU DUY NHẤT tôi dùng để chiên, xào, rán khi cần. Nó ít có hại nhất khi được sử dụng với mục đích này, vì không sinh ra transfat.

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Adelaide (Mỹ), axit lauric chiếm khoảng 50% lượng dầu dừa và có thể tiêu diệt hơn 90% các tế bào ung thư ruột kết chỉ sau hai ngày điều trị.

Theo Davidwolfe, dầu dừa không chỉ là một siêu thực phẩm, mà còn là một thứ thuốc quý giá. Axit lauric – thành phần trong dầu dừa, cũng được tìm thấy trong sữa mẹ, được cho là có đặc tính chống ung thư. Đây là một axit béo chuỗi trung bình giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, cung cấp nhiều đặc tính kháng khuẩn cho cơ thể.

Cách chọn dầu chất lượng cao.

Nếu là dầu được tách lạnh từ nước cốt dừa với nhiệt độ dưới 50 độ C thì tác dụng sẽ cao hơn được ép từ cơm dừa đã sấy khô, vì dầu vẫn giữ được toàn bộ dưỡng chất và vitamin (đặc biệt là vitamin E và vitamin K) có trong cơm dừa tươi. Dầu dừa ép theo phương pháp lạnh phải trong vắt như nước trắng, có mùi thơm nhẹ của cơm dừa tươi, chứ không thơm gắt như mùi kẹo. Những loại dầu có màu ngả vàng, đều là dầu phải qua xử lý ở nhiệt độ cao. Nhưng cũng hết sức cẩn thận khi chọn dầu, vì các nhà sản xuất vô lương tâm có thể dùng hóa chất để tẩy trắng dầu, đánh lừa người tiêu dùng rằng đó là dầu lạnh. Nếu bạn mua phải loại dầu đó, thì sẽ độc hại lắm đấy.

Một lời khuyên nữa: dầu dừa giá không thể rẻ như các loại dầu khác, vì bản thân cơm dừa có chất lượng giá đã khá cao (nghĩa là quả dừa phải được đủ già, có trọng lượng ít nhất là 1,2 kg/quả sau khi đã bỏ hết lớp vỏ xơ). Các loại dầu dừa có giá thành rẻ đều được sản xuất từ các loại cơm dừa “dạt”, nghĩa là:

·         Cơm dừa được phơi khô dưới nắng, không thể đảm bảo vệ sinh (bán ở Bến Tre chỉ quãng 13.000 đồng/kg).

·         Cơm dừa gọi là tươi nhưng lẫn lộn các loại trái hỏng và nhỏ dưới 0,9 kg, được rửa bằng nước clo đậm đặc (bán với giá quãng 16.000 đồng/kg cơm – sau đó nhà máy sẽ sấy khô để ép dầu).

Chỉ như vậy giá thành mới có thể rẻ được, như các loại đang được bán ở siêu thị.

Sau khi tìm hiểu kỹ về các phương pháp làm dầu dừa, và thị trường cung cấp dừa già để làm dầu, tôi mới “ngộ” ra một điều: dừa chất lượng cao được chọn để bán sang Trung Quốc, xuất khẩu hoặc chở về thành phố, dành lại cho các vùng dừa toàn loại trái nhỏ xíu dưới 0,9 kg – có giá rẻ chỉ bằng 50% dừa trên 1,2 kg.

Vì vậy khi làm dầu, tôi không bao giờ mua dừa đã nạo sẵn, mà phải ra tận chợ chọn từng trái, yêu cầu người bán cân cả trái – thường là loại cân nặng quãng 1,5 kg/trái trở lên – rồi nạo ngay tại chỗ và ép luôn nước cốt để mang về. Tôi không bao giờ mua loại đã được nạo sẵn, sẽ lẫn cơm của các trái hỏng.

Từ hơn 4 năm nay, mỗi ngày tôi ăn quãng 30 – 40 ml dầu dừa. Mỗi tháng cả nhà tôi (4 người) – “chén” hết quãng 2 – 3 lít dầu dừa và 1 lít dầu olive extra virgin.

Tôi cũng dùng dầu dừa để dưỡng da, dưỡng tóc, làm kem chống nắng..., nên không còn phải mua bất kỳ mỹ phẩm dưỡng da nào khác, vừa tiết kiệm được khá nhiều tiền (vì mỹ phẩm dưỡng da có chất lượng đảm bảo đắt lắm), vừa “tuyệt giao” với các loại hóa chất độc hại chứa trong tất cả các loại mỹ phẩm và kem chống nắng.

Hãy trở về với cuộc sống xanh, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Cách làm dầu dừa:

Cơ bản, ta có thể chia các cách làm dầu dừa ra thành 2 cách:

Cách 1: Ép dầu từ dừa nạo sấy khô:

Trước những năm 2005, hầu như chưa có khái niệm về dầu dừa nguyên chất tinh khiết (virgin coconut oil – viết tắt là VCO). Dầu dừa hầu hết được làm từ cơm dừa phơi khô dưới nắng, hoặc sấy bằng củi, than... Tất nhiên, các loại cơm dừa này sẽ cho ra dừa nạo chất lượng rất thấp và mất vệ sinh, tiếng Anh gọi là copra. Loại dầu này chỉ phù hợp cho các mục đích công nghiệp. Để có thể ăn (các loại bán ở siêu thị đề là coconut cooking oil), dầu sẽ phải qua những công đoạn tinh chế để lọc mùi, làm sạch..., và dầu lúc đó chẳng còn chút dưỡng chất nào, mà ăn vào chỉ có hại. Vì cơm dừa loại này được bán với giá chỉ trên dưới 10.000 – 13.000/kg, nên giá thành của dầu dừa làm theo cách này rất rẻ, có thể bán chỉ quãng trên dưới 100.000 VND/lít. ĐỪNG BAO GIỜ ĂN LOẠI DẦU NÀY CÁC BẠN NHÉ.

Dầu dừa làm từ dừa nạo tươi (Fresh – Dry method), có 2 cách cơ bản:

– Ép ở áp suất cao: ép ở áp suất cao cho nhiều dầu hơn, nên giá thành dầu rẻ hơn các cách khác.

– Ép ở áp suất thấp.

Dù ép bằng cách nào, thì cơm dừa cũng phải được sấy khô bằng phương pháp hiện đại ở nhiệt độ từ 60 đến 100 độ C. Việc sấy cơm dừa trước, làm mất khá nhiều dinh dưỡng (nhất là khi sấy ở nhiệt độ từ 80 độ C trở lên). Trong quá trình ép, nhiệt độ cũng có thể lên rất cao. Vì vậy, dầu dừa tinh khiết (VCO) sản xuất bằng phương pháp này bị mất rất nhiều vitamin và dưỡng chất. Công nghệ mới có máy sấy khô với nhiệt độ thấp hơn (ở mức 40 độ C), nhưng công suất máy thường thấp, không thể cung cấp đủ dừa nạo khô cho dây chuyền sản xuất lớn.

Vì vậy, quá trình ép thì có thể “lạnh – cold pressed”, nhưng dừa nạo bị sấy ở nhiệt độ cao vẫn làm cho dầu dừa tinh khiết được sản xuất theo phương pháp này không tốt bằng phương pháp tách dầu từ nước cốt dừa. Nhưng nói về hiệu quả kinh doanh, ép khô cho nhiều dầu hơn, quá trình sản xuất đơn giản và ổn định hơn.

Cách 2: Dầu dừa tách từ nước cốt dừa, có các cách như sau:

+ Cách cổ điển là nấu 3 – 4 tiếng: với cách này, nước cốt được nấu ở nhiệt độ từ 100 độ C trong vài tiếng để tách dầu. Nấu như nấu kẹo, nên dầu có mùi thơm ngào ngạt của kẹo dừa, và dầu có màu vàng nhạt đến sẫm. Xin nói rõ là nếu quá trình nấu không làm cháy đáy nồi, thì dầu loại này KHÔNG CÓ HẠI, mà chỉ mất hết vitamin và dinh dưỡng, nên cũng không có lợi nhiều nữa. Tuy vậy, thà ăn dầu này còn hơn là dầu khác bán ở siêu thị (vì dầu khác không những KHÔNG CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE, MÀ CÒN CÓ HẠI). Hồi trước, khi chưa “học lỏm” được cách lên men, tôi cũng nấu kiểu này để dùng. Dầu nấu kiểu này giá vốn cao lắm, cơm dừa giá đã cao, thêm công và năng lượng (điện, gas, củi...) để nấu trong 4 tiếng nữa. Tóm lại vì vậy, tôi mới tò mò bỏ ra hàng năm trời để tìm hiểu về dầu dừa và các cách làm.

+ Cách nữa là cho lên men nước cốt dừa để dầu tự tách. Nếu vì sao đó (chủ yếu là vì nhiệt độ ủ), dầu không tách được, thì bạn có thể hấp cách thủy chỉ quãng 20 – 30 phút ở nhiệt độ 60 độ C, hoặc nấu độ 40 phút, là đã tách được dầu. Dầu làm kiểu này, tỉ lệ nước chứa trong dầu thường cao hơn, và lúc đầu có mùi hơi chua (do ám mùi của nước lên men từ phần dưới). Do vậy, dầu sẽ được để ở nhiệt độ phù hợp trong 1 tuần để cho nước và mùi bốc hơi hết. Dầu sản xuất thủ công theo kiểu này rất tốt, dễ kiểm soát chất lượng (nhất là trong tình hình Việt Nam bây giờ, rồi có thể có ruồi, dán, hoặc các tạp chất khác lẫn vào, mà sợ nhất là họ cho hóa chất vào để tách được nhiều dầu hơn).

+ Ép ly tâm: với cách này, nước cốt dừa được cho vào máy ép ly tâm. Điều quan trọng là phải kiểm soát được để nhiệt độ trong máy không vượt quá 50 độ C thì mới được gọi là dầu ép lạnh, và mới giữ được vitamin và dưỡng chất. Cách này cho lượng dầu khá ít so với cách ép từ cơm dừa khô, vì vậy hiệu quả kinh doanh khá thấp.

Xin nhắc lại: dầu dừa được tách từ nước cốt dừa có chất lượng tốt hơn dầu ép từ dừa nạo sấy khô.

Nhưng có một điều mà người dùng không biết: cả hai loại này đều được gọi là dầu nguyên chất, do vậy, bạn không thể phân biệt nếu người sản xuất không “khoe” quy trình và phương pháp làm. Hầu hết các nhà máy ở Việt Nam không cho khách vào tham quan máy móc và nơi sản xuất, hoặc chỉ cho xem phần văn phòng và gặp nhân viên bán. Có một nhà máy khá lớn ở Bến Tre, khi tôi “táy máy” hỏi về quy trình sản xuất, thì các em liếc nhau có vẻ rất khó chịu, cứ như là mình “tọc mạch”. Các em nhốt cứng bọn tôi ở khu văn phòng rất đẹp, chẳng cho đi đâu nữa. Thế là tôi tự nhủ: chẳng bao giờ mình mua dầu của họ, chắc họ “nói khác với làm”, nên mới phải giấu chứ.

Cũng có một điều phải lưu ý: ở Việt Nam hiện nay, hình như chưa có ai quản lý việc dầu thế nào thì được dán nhãn là nguyên chất, tinh khiết hoặc ép lạnh, và hình như cũng chưa hề có tiêu chuẩn cho mấy khái niệm này. Vì vậy, tôi không tin các nhãn dán trên bao bì, khi họ ghi là nguyên chất và ép lạnh (Virgin coconut oil của Việt Nam).

Vậy thì hãy là người tiêu dùng thông minh: dầu ăn là loại thực phẩm quan trọng nhất trong các đồ ăn (vì bạn ăn hàng ngày, với lượng đáng kể, và vì nó có thể RẤT CÓ HẠI cho sức khỏe của cả gia đình bạn). Hãy biết rõ nó được sản xuất thế nào, có đảm bảo quy trình vệ sinh không? Hãy nhìn những gì người ta làm, rồi hãy tin cái người ta nói, bạn nhé.

Không tìm mua được sản phẩm đúng với chất lượng tôi cần, nên chúng tôi quyết tâm làm dầu dừa.

Tìm lùng sục các loại tài liệu để đọc. Đọc xong, so sánh với những gì mình “mục sở thị” ở vùng dừa, tôi mới giật mình… Tôi hiểu ra một điều rằng ở Việt Nam chưa có, và chẳng biết bao giờ mới có dầu dừa tươi lạnh tinh khiết, với chất lượng đảm bảo vệ sinh như trong các tài liệu tôi đọc.

Vậy thì nếu muốn có dầu dừa tươi lạnh đúng tiêu chuẩn, trước tiên là để “tự sản tự tiêu”, chỉ có cách là tôi đọc, anh bạn thân của tôi liên lạc với các chuyên gia viết tài liệu đó, rồi học và hướng dẫn các em TransViet (là những người đã gắn bó với tôi 16 năm trời, đủ hiểu nhau về đạo đức kinh doanh), để các em tổ chức cùng nhau làm.

Bao nhiêu tháng mày mò, hỏng, làm lại, lúc được lúc hỏng – để rồi những mẻ dầu thử nghiệm đầu tiên thành công (mà nhà tôi trở thành xưởng sản xuất thử), cả mấy anh chị em reo hò ầm ĩ. Dầu không chỉ trong vắt, mà khi ngửi mùi thơm dịu như ngửi chính cơm dừa tươi, ai cũng thốt lên: “À, ra cái mùi dầu tươi lạnh nó phải thế này, chứ không khen khét hoặc bốc mùi thơm lừng như mùi kẹo của các loại dầu bán trên thị trường mà mình vẫn biết, vẫn quen thuộc”.

Chỉ đến lúc đó tôi mới hiểu tại sao những chai dầu dừa tinh khiết lạnh tôi mua ở nước ngoài cũng không có mùi thơm dịu nhẹ như vậy? Đó là do công nghệ sản xuất. Hầu hết các loại dầu lạnh tinh khiết được bán trên thị trường thế giới (chưa nói đến ở Việt Nam), vẫn chủ yếu được sản xuất bằng cách ép dầu từ cơm dừa nạo sấy khô, riêng khâu ép dầu được kiểm soát ở nhiệt độ dưới 50 độ C. Tất nhiên, họ có những yêu cầu ngặt nghèo về chất lượng cơm dừa sấy để cho ra dầu dừa lạnh tinh khiết. Việc sấy khô cơm dừa (coi là đã được rang chín), ngoài việc làm mất đi các vitamin và enzyme, thì còn làm mất luôn vị thơm dịu nhẹ của cơm dừa thực sự tươi sống. Nhưng ép theo công nghệ này thì được nhiều dầu hơn một cách đáng kể, máy móc giá cũng rẻ, nên giá thành của dầu rẻ hơn nhiều so với chiết và tách từ sữa dừa tươi. Mấy tháng nay, khi có dịp đi nhiều siêu thị ở nước ngoài, tôi đều cố tìm loại dầu dừa làm bằng phương pháp lên men thủ công, hoặc ép ly tâm (centrifuge) từ sữa dừa, mà không hề có.

Sau khi gặp và được ông Keith Chapman “giáo huấn” 3 – 4 ngày, chúng tôi có thể tự hào khi nghĩ rằng: trong những người quan tâm đến dầu dừa, vì hiểu những tác dụng tuyệt vời của nó với sức khỏe con người – chúng tôi có hiểu biết khá rõ về các phương pháp sản xuất dầu dừa, cũng như chất lượng dầu.

Vì vậy, từ nay, khi nào bạn bè muốn hỏi tôi là dầu của hãng A, xưởng sản xuất B…, chất lượng có tốt không, thì tôi cần làm như sau, mới có thể có nhận xét chính xác về chất lượng dầu:

·         Tận mắt xem và ngửi sản phẩm.

·         Biết rõ về phương pháp tách ép dầu, cũng như công nghệ họ áp dụng.

·         Chất lượng đầu vào của cơm dừa hoặc sữa dừa.

Tôi xin tóm tắt lại quy trình làm dầu dừa mà tôi đã thực hiện. Đây là phương pháp làm dầu dừa ít dùng nhiệt, vừa nhanh vừa đỡ tốn kém, được nhiều dầu, lại vừa cho dầu tốt hơn kiểu dùng nhiệt.

Mua dừa nạo về (nhớ là dừa phải thật già), cho nước lấp xấp (nước đun sôi để nguội), bóp kỹ, rồi lọc lấy nước. Cho nước đó vào nổi thủy tinh hoặc nồi inox, đậy vung kín lại, để 24 tiếng ở nhiệt độ bình thường. Sau đó, nhẹ nhàng bê nồi để vào tủ lạnh (để ngăn mát, KHÔNG để ngăn đá nhé), giữ trong tủ lạnh 24 tiếng. Khi lấy ra, bạn sẽ được một tảng đông cứng trên bề mặt, đó là dầu. Phần dưới là nước, đã có vị chua vì lên men.

Với tảng đông cứng này: bạn dùng dao gọt hết lớp màng bám bên trên, cắt những phần xốp ở hai bên và phía dưới (tiếp giáp với nước). Phần ở giữa (cứng như cục xà phòng), bạn cắt nhỏ ra, cho vào nồi hấp cách thủy (đun thật nhỏ lửa, cố giữ nhiệt độ dầu ở mức trên dưới 90 độ C). Dầu sẽ nổi lên sau độ 20–30 phút, bạn bắc ra và từ từ múc dầu. Dầu sẽ nổi lên gần hết sau độ 1–2 tiếng. Phần bã còn lại bạn trộn với phần gọt ra ở trên và dưới, cho vào nấu trực tiếp, dùng bếp ga nhỏ nhất, lửa ở mức tối thiểu, sau độ 30 – 40 phút dầu sẽ ra hết (nhớ là cứ có dầu nổi lên thì múc ra ngay). Bạn đã có 2 loại dầu dừa: lọc qua lưới inox, để nguội, cho vào thẩu cất ăn dần. Nhớ là phải để vào thẩu thủy tinh, không dùng thẩu nhựa nhé. Phần bã đọng dưới đáy nồi, bạn có thể dùng để massage da trước khi tắm, da sẽ mịn và săn hơn.

Hồi đầu, khi làm theo phương pháp truyền thống, để có 1 kg dầu dừa, phải đun tới 2–3 tiếng, tốn mất hơn nửa bình ga. 4 kg dừa nạo mới được 750ml dầu. Giá thành 1 lít dầu nấu theo kiểu này phải quãng hơn 350.000 – 400.000 VND. Tôi hy hoay tìm trên mạng để lấy công thức làm theo kiểu “lạnh” – và kết quả là kiểu này, cứ 4,5 kg dừa nạo được quãng 1 lít dầu, lại chỉ phải đun trong quãng 30 phút. Giá thành hạ được một ít.

12. Thực phẩm chức năng

Những năm gần đây, thực phẩm chức năng đã trở thành cụm từ quen thuộc của mỗi người, trong mỗi gia đình. Tại Việt Nam, khi có sự việc một công ty đa cấp nào đó lừa đảo về tiền nong, thì cái tên dính đến lừa đảo lập tức được gắn với chất lượng xấu của sản phẩm họ bán.

Vì vậy, để rõ ràng hơn về các khái niệm khác nhau, tôi muốn làm rõ các khái niệm:

·         Hình thức bán hàng đa cấp: nói ngay là tôi không thích và không tán thành hình thức bán hàng này. Tôi nghĩ nhà nước cần phải cấm luôn hình thức phân phối hàng đa cấp. Nó dạy cho mọi người lừa đảo lẫn nhau – con cái lừa bố mẹ, anh chị em và bạn bè lừa nhau, chỉ vì cái từ “tiền”. Mà có vẻ họ đào tạo rất bài bản, nấp sau hai chữ “lừa đảo” – là cái triết lý sống chỉ biết đến tiền, kiếm tiền bằng mọi giá. Chính tôi đã chứng kiến những em ở lứa tuổi mười tám đôi mươi bị dạy dỗ để về lừa bố mẹ và gia đình mua những sản phẩm mà các cháu là kênh phấn phối, để được chia lời.

·         Còn chất lượng hàng các kênh đa cấp phân phối, thì có thể tốt, có thể dở. Trong mọi trường hợp, giá bán của họ là “trên trời”. Sở dĩ giá cao như vậy, vì các tầng lớp phân phối đã đội giá lên phải tới hàng vài trăm phần trăm. Ví dụ, chồng của cô bạn tôi, mua một lọ vitamin tổng hợp từ một công ty đa cấp đang rất nổi tiếng ở Việt Nam, giá đâu “chỉ” quãng gần 1,5 triệu/lọ vitamin tổng hợp, uống được 1 tháng. Chai dầu gội đầu cũng quãng xấp xỉ 1 triệu, dùng chắc quãng 1 tháng. Tôi bèn tìm ngay sản phẩm này trên mạng (http://www.vitaminlife.com/), giá loại vitamin tổng hợp với đầy đủ các thành phần vitamin và khoáng chất ở tỉ lệ cao so với các loại khác, lại còn có bao nhiêu loại rau và trái cây tốt được bổ sung, giá chỉ 25USD – tức là gần 600.000 VND, uống được 2 tháng (lọ 180 viên, ngày uống 3 viên). So thẳng thừng thì giá của công ty đa cấp bán đắt hơn gấp 5 lần. Nếu bạn đặt dùng cho gia đình, thêm tiền vận chuyển và tiền thuế 10%, giá cũng còn rẻ hơn độ 3 – 4 lần.

·         Không phải cứ mua online là an toàn: tôi cũng đã từng bị “lừa một nửa”. Từ 2009, tôi mua của Vitaminlife được quãng 1–2 năm, nhưng vì lúc đó họ chưa có dịch vụ vận chuyển về Việt Nam, nên cứ phải nhờ bạn bè nhận hộ rồi mang về. Tôi bèn tìm được một địa chỉ bán hàng online khác là http://www.herbalremedies.com/. Tôi khoái lắm vì giá của lọ vitamin tương tự họ chỉ bán 12,95USD/lọ (http://www.herbalremedies.com/multivitamin.html). Nhưng lần nào nhận hàng cũng thiếu mất vài lọ, email họ không thèm trả lời. Mất thời gian, mất tiền, thấy mình như bị lừa, tôi quay lại mua của Vitaminlife cho an toàn. Mới ngẫm ra là một lọ vitamin tốt thế, uống được 2 tháng mà giá có chưa đến 300.000 VND thì chắc phải có khuất tất. Nhưng đắt quá như các công ty đa cấp bán ở Việt Nam thì “thậm vô lý”. Với các bạn sống ở Mỹ, thì mua của Herbalremedies sẽ ổn, vì nếu họ gửi thiếu, có thể kiện um thì họ phải trả. Nhiều lúc bạn bè hỏi, tôi khuyên mua online ai cũng ngại, lại còn thủ tục nhận hàng ra sao. Tôi đành khuyên là nếu có ai quen thì nhờ họ nhận, rồi gửi về. Hoặc thuê các công ty đang làm dịch vụ đặt thực phẩm chức năng hộ, họ có lấy thêm 10% giá dịch vụ thì cũng còn rẻ được tới 3–4 lần là mua ở Việt Nam.

·         Còn về chất lượng: tôi hay xem nhận xét của các bác sĩ hoặc những người mua trên các mạng độc lập. Ví dụ: bác sĩ Steven Masley (tác giả cuốn Smart Fat) thì nhận xét các hãng sau có chất lượng tốt: Design for Health, Metagenics, ProThera, Barlean’s, Reserveage, Ocean Blue, Garden of Life.

·         Bản thân tôi, ngoài các hãng trên, tôi còn hay mua của Nuture’s Way, Solaray, New Chapter, Jarrow Formular, Now Foods...

Cách chọn sản phẩm đúng với giá trị đồng tiền bỏ ra

– Lấy ví dụ là loại vitamin tổng hợp 180 viên không có bổ sung sắt (Alive Whole Food Energizer Multi-Vitamin), khi xem kỹ nhãn mác, thì trong đó có 15.000 IU vitamin A, 67% là beta carotene, Vitamin C là 1.000 mg (tức 1 gam), Vitamin D–1.000 IU... Ngoài các vitamin và khoáng chất cơ bản, nó còn có đầy đủ thành phần của các loại tảo biển, các thảo dược thải độc gan và các bộ phận khác, rồi chiết xuất của các loại trái cây tốt. Kể cả khi so sánh thành phần của các sản phẩm khác nhau của hãng này, thì sản phẩm 180 viên là loại nhiều thành phần đa dạng, mỗi loại thành phần lại cao, và suy ra giá là rẻ nhất.

– Khi mua loại nào, bạn nên chọn loại có thành phần cao nhất của thứ mình cần, chứ không so theo số viên trong lọ. Điều nữa, là bạn mua lọ càng to, thì số tiền trên 1 viên cùng thành phần càng rẻ (tiết kiệm công đóng gói và tiền lọ).

– Và nhớ xem thật kỹ thời hạn sử dụng. Khi đặt online cũng nhớ ghi chú là họ phải chọn cho mình sản phẩm có thời hạn sử dụng dài nhất. Còn nhớ vào năm 2011, tôi mua mấy lọ trà Essiac Tea, giá quãng 30USD/lọ một lít (thực ra tại hồi đó “ngu lâu”, chưa biết là mua gói trà khô về nấu rẻ hơn gấp 6 – 7 lần). Nhận hàng xong, tôi thấy cả mấy lọ chỉ còn thời hạn 6 tháng, thế là tôi email kêu ầm ĩ. Họ nói tôi đọc số sản xuất, rồi gửi ngay cho tôi hàng mới. Tôi bảo họ là tôi có thể gửi trả hàng cũ, nhưng họ phải trả tiền vận chuyển. Họ nói là không cần, còn khuyên tôi dùng hết số chai hạn 6 tháng đi, rồi hãy dùng mấy chai mới. Thế là “tự nhiên” được lời ra hơn 100USD.

Thường tôi hay nghe bạn bè nói: “Chị ơi, có loại thực phẩm chức năng này tốt lắm, em cho chị một lọ”. Thường thì tôi phải xem thật kỹ những gì ghi trên bao bì (tôi chỉ đọc được tiếng Anh hoặc tiếng Việt). Vì vậy, ai cho tôi cái gì mà tiếng “sù sì” là tôi không dùng. Tốt lắm theo tôi là phải tốt cho cái gì, bộ phận nào của cơ thể, và cho ai. Chứ cứ đồn nhau, ví dụ là “cái này, cái kia” tốt lắm, rồi uống quanh năm suốt tháng, thì tốt bao nhiêu cũng thành có hại.

Tôi chẳng biết tí gì về tình hình buôn bán thực phẩm chức năng ở Việt Nam, nên ở đây chỉ có thể cung cấp thông tin về từng loại, rồi mọi người tự tìm mua theo các tiêu chí trên. Nếu ai hỏi là mua ở đâu, thì nói thật là tôi “chỉ ngay” vào mạng online tôi hay mua để dùng là Vitaminlife, vì tôi mua ở đó từ năm 2009 đến giờ.

Các loại thực phẩm chức năng

Tiếng Việt, ta gọi là thực phẩm chức năng (tức là Functional Food – đồ ăn có mục đích hỗ trợ chữa bệnh). Còn thông dụng trong tiếng Anh, họ gọi là “bổ sung” – supplements. Các bạn nên hiểu, bổ sung nghĩa là không phải để chữa bệnh hoặc thay thế thực phẩm chính, mà chỉ là để bổ sung cho những gì cơ thể thiếu từ nguồn cung cấp chính là thực phẩm. Vì vậy, xin mọi người đừng nghĩ hễ cứ uống thực phẩm chức năng đều đặn, thì ăn uống thế nào cũng được. Muốn khỏe mạnh, thì chế độ ăn uống phải lành mạnh, đủ chất. Điều tôi muốn nhấn mạnh là: cơ thể như một bộ máy, cái ô tô đi vài ngàn cây số còn phải bảo dưỡng làm sạch, cho dầu nhớt…, vậy mà hầu hết chúng ta cứ coi cơ thể mình là một cỗ máy có thể hoạt động 24/24, ngày này qua tháng khác, chẳng cần làm gì để “bảo dưỡng, đại tu” nó cả? Vì vậy để khỏe mạnh, thì các đợt thải độc và bổ trợ thêm những dinh dưỡng cơ thể hay bị thiếu, là cực kỳ cần thiết để bạn có thể trẻ, khỏe, xinh đẹp (đàn bà) và lực lưỡng (đàn ông).

Có một số thực phẩm chức năng mà ai cũng cần, bạn có thể uống thường xuyên, nhưng cứ sau độ 3–4 tuần, cũng nên nghỉ một tuần để cơ thể có thời gian thải hết những thứ thừa, không hấp thụ hết. Từ xưa đến nay, chúng ta hay lấy tiêu chuẩn RDA (Recommended Dietary Allowance) – nghĩa là lời khuyên về dinh dưỡng con người. Theo quan điểm của Giáo sư Steven Masley và Jonny Bowden (tác giả cuốn Smart fat) – thì đó là những tiêu chuẩn tối thiểu một con người cần có để tránh các rủi ro xấu nhất đối với sức khỏe. Còn nếu bạn muốn cơ thể luôn đủ chất và khỏe mạnh, thì liều lượng tối thiểu ít nhất phải gấp 3 lần lời khuyên của RDA. Các loại cơ thể con người cần nhất là:

·         Vitamin tổng hợp: nên mua loại vitamin tổng hợp thuộc dạng thực phẩm chức năng, chứ không phải loại synthetic (http://www.globalhealingcenter.com/…/synthetic–vs–natural–…/), tức là loại dùng hóa chất để tổng hợp. Khi mua vitamin tổng hợp, bạn nên tìm loại có các thành phần cơ bản là vitamin (A, B, C, D, E) cao nhất, là loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, thì sẽ ít phải uống bổ sung thêm từng loại. Khi bị ốm, cơ thể bạn sẽ cần lượng vitamin C cao hơn để nâng cao khả năng miễn dịch.

·         Vitamin C và D3 rất quan trọng với sức khỏe. Thường thì cơ thể con người cần lượng vitamin C và D cao hơn thành phần trong vitamin tổng hợp. Nếu bạn cần 2 gr/ngày, mà trong liều vitamin tổng hợp chỉ có 1 gr, nghĩa là bạn nên mua thêm 1 gr loại vitamin đó. Theo một số tài liệu tôi tham khảo, thì trung bình, cơ thể cần quãng 3.000 mg vitamin C và quãng 2.000 – 3.000 IU vitamin D/ngày. Bạn cần quãng 250 – 1.000 mcg vitamin K/ngày. Magnesium là loại khoáng chất quan trọng, bạn cần 400 – 800 mg/ngày.

·         Omega-3: lưu ý là ban cần Omega-3 chứa trong viên dầu cá, nên khi xem trên nhãn, bạn phải chọn loại có lượng EPA và DHA cao nhất. Thường thì mỗi viên chứa tổng số Omega-3 (EPA + DHA) quãng 300 mg. Cơ thể con người cần 1.000 – 2.000 mg Omega-3, nên nếu mua loại chứa 300 mg, bạn cần 5 – 6 viên/ngày. Do vậy, nên mua loại chứa lượng EPA + DHA quãng 1000 mg, thì bạn chỉ phải uống 2 viên/ngày.

·         Thỉnh thoảng, bạn cần bổ sung men tiêu hóa (probiotic).

·         EGCG là chiết xuất từ lá trà xanh, có khả năng trung hòa sự oxy hóa trong cơ thể. Trà xanh còn giúp cơ thể đốt calorie nhanh hơn.

·         Curcumin (chiết xuất từ nghệ), cũng nên là lựa chọn để bổ sung quãng 500 mg/ngày.

·         Một số loại khác cũng rất cần cho cơ thể như: Coenzyme Q10, 60 – 200 mg/ngày, resveratrol: 120 – 250 mg/ngày.

·         Nếu thấy hay mệt mỏi, uống rong biển (Chlorella và Spirulina).

·         Mỗi năm, bạn có thể uống thêm một hai đợt các loại sau:

·         Modiefied Citrus Pectin để giúp cơ thể thải độc kim loại nặng.

·         Astaxanthin: có khả năng chống oxy hóa gấp 600 lần Vitamin C.

·         Ginkgo Biloba: Ai bị bệnh tim mạch hoặc tiền đình, nên thường xuyên dùng loại này.

·         Các loại chế từ tảo biển như: Chlorella và Spirulina có tác dụng rất tốt cho sức khỏe.

Thực ra, danh sách thực phẩm chức năng có ích cho cơ thể có thể rất dài, nếu bạn quan tâm. Ngoài vitamin tổng hợp, Omega-3, vitamin C và D, magnesium, các loại khác bạn nên uống vài đợt mỗi năm, chứ không uống thường xuyên.

13. Những lưu ý khi uống các loại thực phẩm chức năng chế từ nấm

Một số bạn hỏi về tác dụng của Đông trùng hạ thảo và các loại nấm khác, tôi có lời khuyên như sau:

·         Khi uống bất cứ cái gì, phải biết là uống bao nhiêu, vào lúc nào, sẽ có những tác dụng phụ gì, cần có những lưu ý gì về chế độ ăn uống, phối hợp các loại... Tôi chưa bao giờ dám uống các loại còn nguyên dạng củ, không phải vì nghĩ nó không tốt, mà vì không đọc được hướng dẫn sử dụng (toàn bằng Tiếng tàu – có muốn cũng khó tìm ra người để nhờ dịch). Ở mình, hay xảy ra tình trạng; thấy ai ca ngợi cái gì tốt, là nhờ mua, rồi cứ thế uống, ngày nào cũng uống rất nhiều. Ví dụ một trong những tác dụng của Đông trùng hạ thảo là giúp người bệnh kiệt sức tăng cân. Vậy thì nếu uống đúng liều, sẽ cung cấp năng lượng rất tốt cho cơ thể. Nhưng nếu quá liều: sẽ gây béo phì và tăng huyết áp. Tôi đã chứng kiến việc một anh sau 1 năm uống Đông trùng hạ thảo liên tục (với hy vọng cải thiện sinh lý), thì lên cân vù vù, và bị áp huyết cao (chắc tịt luôn thay vì được cải thiện). Thế là quay ra chữa mấy chục năm nay, bệnh áp huyết vẫn cao ngất ngưởng. Vậy thì: chỉ nên uống những gì mình hiểu rõ tác dụng, đọc được hướng dẫn sử dụng (hoặc có người tin cậy, đủ kiến thức và hiểu biết đọc hộ).

·         Tại sao tôi dùng viên thực phẩm chức năng, thay vì uống “nguyên dạng”. Hiện nay, tất cả các loại “thần dược” được truyền bá từ Trung Quốc và Nhật Bản, đều đã được các hãng sản xuất thực phẩm chức năng của Mỹ làm thành dạng viên, với liều lượng và hướng dẫn sử dụng rất chi tiết. Do vậy, tôi thấy tự tin khi có trong tay đầy đủ thông tin trước khi dùng. Tôi thật sự không quen kiểu cứ làm bừa, vì “nghe người ta nói là tốt lắm”. “Người ta” đó sẽ phải đưa tôi đủ tài liệu để chứng minh tác dụng, cách sử dụng, các tương tác thuốc và tác dụng phụ để chính tôi đọc, rồi tìm tiếp các nguồn tài liệu khác nhau nhằm so sánh thông tin. Ví dụ, mọi người hay nói Omega tốt. Nhưng thực sự, mình chỉ nên uống Omega–3, không nên uống Omega-6 và 9. Vì sao vậy? Tỉ lệ Omega-3 và Omega-6 , 9 trong cơ thể tốt nhất là 1:1:1, hoặc cùng lắm là 1: 2: 2. Trong thức ăn hàng ngày bình thường của chúng ta, đã cung cấp lượng Omega-6 và 9 nhiều gấp mấy lần so với mức cơ thể cần. Ví dụ một nghiên cứu của Mỹ công bố chế độ ăn của một người Mỹ bình thường làm cho tỉ lệ hiện nay trở thành: 1 (Omega-3) : 20 (Omega-6): 20 (Omega-9). Omega-6 và 9 kích thích khối u phát triển (cả u lành tính và u ác tính). Vậy nên chỉ cần bổ sung Omega-3. Bổ sung Omega-6 và 9 sẽ có hại, càng làm lệch thêm tỉ lệ cần có.

Mong thông tin trên có ích cho các bạn.

14. Astaxanthin − nữ hoàng chống lão hóa

Astaxanthin là gì và hoạt động của nó ra sao?

Astaxanthin là một carotenoid, họ hàng với beta–carotene, lutein và canthaxanthin, nhưng nó có một cấu trúc độc đáo, và hoạt động theo những cách độc đáo. Khi vô hiệu hóa các gốc tự do, hầu hết các chất chống oxy hóa bị cạn kiệt sau khi chuyển hóa thành các electron tự do nhưng astaxanthin với mật độ lớn sẽ tiếp tục “hoạt động” lâu hơn hoặc với cường độ mạnh hơn so với các chất chống oxy hóa khác. Trong quá trình hoạt động, Astaxanthin loại bỏ những nguồn năng lượng dư thừa dưới dạng nhiệt nhưng không bị phá huỷ bởi bất cứ phản ứng hoá học nào – điều mà không thể xảy ra ở những chất chống oxy hóa khác.

Điểm khác biệt lớn nữa là số lượng gốc tự do mà Astaxanthin có thể vô hiệu hóa tại bất kỳ thời điểm nào. Hầu hết các chất chống oxy hóa như vitamin C, E và những chất khác chỉ có thể xử lý một loại gốc tự do tại một thời điểm nhưng Astaxanthin có thể xử lý nhiều loại gốc tự do cùng một lúc (đôi khi lên tới 19 loại). Nó làm được việc này bằng cách tạo ra một đám mây electron xung quanh phân tử. Khi các gốc tự do cố gắng lấy electron từ phân tử Astaxanthin, chúng sẽ bị kéo vào và bị vô hiệu hóa cùng một lúc bởi đám mây electron.

Astaxanthin cũng có thể vượt qua hàng rào máu trong não và hàng rào máu võng mạc, và cung cấp tác dụng chống oxy hóa và chống viêm cho cả não và mắt.

Về tác dụng chống lão hóa, astaxanthin mạnh gấp 550 lần so với Vitamin E, gấp 6000 lần so với vitamin C.

Astaxanthin có lợi gì cho sức khoẻ?

Nghiên cứu của Tiến sĩ Gerald Cysewsky tại trường Đại học Santa Barbara, Mỹ cho thấy:

– Astaxanthin có thể tích tụ trong võng mạc và bảo vệ võng mạc, chống lại sự thoái hóa điểm vàng do tuổi tác – nguyên nhân gây mù lòa (nghiên cứu của Tiến sĩ Tso tại trường Đại học Illinois – Mỹ).

– Astaxanthin bảo vệ nơ ron thần kinh, và có thể làm chậm lại tác động của tuổi tác (giảm các triệu chứng như giảm trí nhớ, suy giảm chức năng thần kinh). Người sử dụng Astaxanthin thường xuyên sẽ giảm đáng kể sự tích tụ hydroperoxide phospholipid, một hợp chất được chứng minh là được tích tụ ở những người bị bệnh mất trí nhớ, hay quên ở người lớn tuổi. Do đó, nó có thể chống lại bệnh Alzheimer.

– Astaxanthin giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm huyết áp. Nó rất có lợi cho màng tim, có tác động tốt lên máu, tăng lượng HDL (cholesterol có lợi), và giảm triglycerides.

– Một số nghiên cứu của Nhật đã chứng minh rằng Astaxanthin có tác dụng tích cực đối với da như: giảm nếp nhăn, tăng độ ẩm, độ đàn hồi… Astaxanthin có thể bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím bằng cách vô hiệu hóa hoặc phá hủy các gốc tự do do tia cực tím sản sinh ra và ngăn chặn những tác hại như cháy nắng hoặc viêm da. Tuy nhiên điểm khác biệt quan trọng so với các chất chống tia cực tím khác là Astaxanthin không khóa tia cực tím, vì vậy nó không ngăn cản tia cực tím chuyển hóa thành Vitamin D trong da.

– Là một chất chống oxy hóa, Astaxanthin đem lại những lợi ích chống viêm cực mạnh, điều này rất có ích cho một loạt những bệnh liên quan đến viêm nhiễm. Astaxanthin hoạt động ít nhất theo năm cách chống viêm khác nhau.

– Astaxanthin hỗ trợ việc hồi phục thể lực, đặc biệt là sau khi lao động hoặc tập luyện nặng nhọc.

Astaxanthin có tác dụng phụ nào không?

Không giống như những chất chống oxy hóa khác, đặc biệt là những carotenoids tổng hợp, Astaxanthin không có khả năng chuyển hóa thành chất tiền oxy hóa, kể cả ở mức độ cao (quá liều). Nguyên nhân chính là do cấu trúc phân tử của Astaxanthin không bị biến đổi bởi bất kỳ phản ứng hoá học nào trong cơ thể con người.

Nghiên cứu về độc tính của Tiến sĩ Cysewski đã được tiến hành với hàm lượng Astaxanthin lên đến 50 – 70mg mỗi ngày (gấp 5 – 7 lần liều tối đa khuyến nghị) nhưng vẫn không thấy có tác dụng phụ nào.

Điều người tiêu dùng phải đặc biệt lưu ý là độc tính của sản phẩm còn phụ thuộc vào việc nguồn cung cấp Astaxanthin có sạch, tinh khiết hay không. Tất cả các nghiên cứu về độc tính kể trên đều được thực hiện với Astaxanthin tự nhiên, hay nói cách khác là Astaxanthin được chiết xuất từ các nguồn cung là động, thực vật hoang dã sống trong môi trường sạch, không bị ảnh hưởng bởi hoá chất hay chất thải công nghiệp.

Astaxanthin có ở đâu?

Cơ thể con người không thể tự sản sinh ra Astaxanthin. Tuy vậy chúng ta có thể tìm nguồn Astaxanthin trong tự nhiên từ các loài tôm, cua và tảo biển.

Những nghiên cứu đầu tiên về tác dụng của Astaxanthin tự nhiên chiết xuất từ Dầu tôm (krill oil) đối với cơ thể con người đã được Cyanotech – công ty đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất Astaxanthin từ tự nhiên tìm kiếm và chú ý. Sự kết hợp của tính chống lão hóa và chống viêm của nó cho phép nó giải quyết một loạt các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Tôm trắng Bắc Cực (Krill) được coi là nguồn Astaxanthin tự nhiên chất lượng cao.

Vi tảo Haematococcus pluvialis cũng là nguồn cung cấp Astaxanthin tự nhiên được nhiều người biết đến và đã trở thành nguồn nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng chứa Astaxanthin tại Mỹ.

Dùng Astaxanthin như thế nào?

Với tính chất chống lão hoá cực mạnh của mình, Astaxanthin sẽ giúp bạn cảm nhận được sự cải thiện đáng kể từ sức khỏe bên trong đến dáng vẻ bên ngoài. Tuy nhiên, thông thường người dùng phải mất khoảng 2 tuần đến 2 tháng mới thấy được sự cải thiện đó.

Để duy trì sức khỏe và sự dẻo dai của cơ thể, một người trưởng thành nên sử dụng liều tối thiểu là 2mg Astaxanthin/ngày (tương đương với 113 gram cá hồi tươi). Đối với vận động viên, người mắc các chứng bệnh viêm mãn tính, giảm trí nhớ và thị lực, người làm việc trong môi trường độc hại, người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, ung thư..., liều khuyên dùng là 8 – 12 mg/ngày.

Một yếu tố khác nên lưu ý đó là Astaxanthin là dưỡng chất tan trong chất béo. Vì vậy cùng với việc bổ sung Astaxanthin, người sử dụng nên ăn một ít chất béo để cơ thể hấp thu dưỡng chất này một cách tốt nhất. Bơ, dầu dừa, dầu olive extra virgin hoặc trứng là những thực phẩm lý tưởng đối với việc hấp thụ Astaxanthin

15. Vitamin và khoáng chất. Vai trò quan trọng của Vitamin D3 và Vitamin K2 đối với cơ thể

Canxi là loại khoáng chất cơ thể rất khó hấp thụ. Canxi chỉ được hấp thụ và đến được nơi cơ thể cần khi:

·         Cơ thể được cung cấp đủ Vitamin D3. Đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Cơ thể có thể hấp thụ canxi, nhưng rồi nó được đưa đến những nơi không cần thiết, thậm chí gây nguy hiểm cho bạn như: thận (gây sỏi thận), cột sống (gây vôi hóa đốt sống, hoặc nguy hiểm hơn – gây xơ vữa động mạch. Vì thế, những người bị các bệnh này thường là thiếu canxi ở những nơi cần, do canxi “đi nhầm đường” đến nơi không cần thiết.

·         Để canxi đến được đúng nơi cần thiết, cơ thể cần Vitamin D3 làm vật dẫn. Để dễ hiểu hơn, bạn hãy tưởng tượng Vitamin D3 là người gác cổng, cho phép canxi vào cơ thể. Còn Vitamin K2 là cảnh sát dẫn đường, dẫn canxi đến đúng vị trí cần thiết.

Do vậy, khi bác sĩ nói bạn thiếu canxi – hãy nghĩ đến là bạn có thể thiếu Vitamin D3 và Vitamin K2. Chỉ uống bổ sung canxi cùng với hai loại vitamin đó, KHÔNG BAO GIỜ nên uống canxi một mình. Hiện nay, rất nhiều thực phẩm chức năng có đủ thành phần cả 3 loại, nếu cần, bạn nên mua các loại đó.

16. Một số thảo dược

Củ gừng

Một số bạn hỏi tôi gừng có tác dụng ra sao, tại sao trong các công thức thải độc, tôi hay khuyên cho gừng. Tôi xin trả lời câu hỏi đó – gừng có các tác dụng như sau:

·         Gừng chứa chất gingerol – có tác dụng rất tốt giúp cho hệ thống tiêu hóa, giảm buồn nôn, giúp chống chọi với cảm, cúm... Gingerol cũng có tác dụng cao trong việc chống nhiễm trùng, cũng như trung hòa các phân tử tự do trong cơ thể

·         Gừng có tác dụng chữa các chứng buồn nôn, đặc biệt là những người bị bệnh mệt mỏi vào buổi sáng. Đã từ lâu, gừng được sử dụng để chống say sóng, những người bị buồn nôn do có thai, sau khi mổ, hoặc dưới tác dụng của hóa trị và xạ trị.

·         Gừng làm giảm đau cơ đối với những người bị đau cơ.

·         Gừng có tác dụng chống viêm và chống sưng, đặc biệt là đối với những người bị đau khớp: trộn gừng giã nhỏ, bột quế và dầu mè rồi bôi vào khớp bị đau, sẽ có tác dụng giảm đau và giảm sưng.

·         Gừng giúp giảm lượng đường trong máu (với người bị tiểu đường), và làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

·         Gừng giúp chữa các bệnh mãn tính về đường tiêu hóa, đặc biệt là chứng khó tiêu. Gừng giúp tăng nhanh sự chuyển hóa chất của cơ thể.

·         Gừng làm giảm đau với những phụ nữ hay bị đau bụng trong kỳ kinh nguyệt.

·         Gừng giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

·         Chất gingerol trong gừng có tác dụng chữa và phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư tụy, ung thư vú và tử cung.

·         Gừng bảo vệ hoạt động của hệ thần kinh, và giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

·         Chất gingerol trong gừng có tác dụng diệt virus, vi khuẩn trong cơ thể.

Phối hợp tất cả các tác dụng trên, củ gừng quả thật là một loại thực phẩm rất đáng quý, và vì nó rất rẻ – chúng ta nên dùng hàng ngày.

Lưu ý nếu gừng bị hỏng ở một chỗ, thì bạn phải vứt hết củ đó đi. Gừng hỏng sinh ra một chất rất độc cho cơ thể, và chất đó lan ra khắp củ gừng, kể cả ở những vị trí mà ta tưởng nó không hề bị ảnh hưởng.

Tác dụng và cách làm giấm táo

Giấm táo có cực kỳ nhiều tác dụng với sức khỏe. Tôi vẫn tự làm giấm táo để pha với nước uống vào buổi sáng hàng ngày. Để đảm bảo không dùng phải “giấm độc” pha chế bằng hóa chất và hương táo, chị em có thể tự làm tại nhà, sử dụng táo mèo. Giấm táo có rất nhiều tác dụng:

·         Giấm táo chứa nhiều axit axetic, và các loại vitamin, khoáng chất của táo, và các enzyme có lợi cho hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

·         Axit axetic tiêu diệt một số virus, vi khuẩn có hại cho cơ thể.

·         Giấm tao giúp giảm lượng đường trong máu, và rất có ích cho những người bị tiểu đường.

·         Giấm táo giúp giảm cân rất hiệu quả.

·         Giấm táo có tác dụng trong việc duy trì một hệ thống tim mạch khỏe mạnh.

·         Giấm táo có thể có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh ung thư: do tác dụng giúp cơ thể diệt trừ virus, vi khuẩn, và thải độc.

Giấm táo có tác dụng rất tốt với sức khỏe. Trước bữa ăn độ 30 – 60 phút, bạn hãy uống một cốc nước pha với 2 thìa canh giấm táo, hệ thống tiêu hóa sẽ được trợ giúp để làm việc tốt hơn. Ai đau dạ dày hoặc hay bị trào ngược, có thể thấy ngay tác dụng của cốc nước này.

Sau gần 2 tháng thử nghiệm, tôi đã làm được 1 lít giấm táo ngon lắm. Cách làm như sau:

DỤNG CỤ: Bạn sẽ cần mấy cái thẩu thủy tinh (càng to càng tốt, lọại 2 lít là tốt nhất), cái lọc bằng inox, cùng với nhiều vải màn sạch. Bạn cần thêm các loại chai thủy tinh 1 lít để đựng giấm thành phẩm

NGUYÊN LIỆU: – Táo Tây đủ loại (có người hỏi táo mèo có được không, nhưng tôi không biết quả táo mèo nó thế nào). Sẽ chỉ cần vỏ và toàn bộ phần bỏ đi trong ruột quả táo (kể cả hạt). Nếu làm cả phần thịt, bạn nên tách riêng thành 2 lọ, vì phần thịt sẽ cần nhiều thời gian hơn để thành giấm.

– Nước đun sôi để nguội (nếu dùng nước tinh khiết thì khỏi cần đun).

– Đường mía.

CÁCH LÀM: Để làm 2 lít giấm, bạn cần vỏ và ruột của 8 – 10 quả táo to, nếu táo nhỏ cần nhiều hơn. Bạn nên mua 2 đến 3 loại khác nhau, để giấm có nhiều chất, và mùi thơm đậm đà, vị cũng thanh hơn. Rửa táo thật sạch, gọt vỏ táo (nhớ để lại phần vỏ hơi dày hơn khi bạn gọt bình thường), lấy toàn bộ phần vỏ và phần ruột (bạn vẫn hay bỏ đi), cho vào cái thẩu 2 lít (đến khi vỏ và ruột táo chiếm độ 2/3 thẩu). Lấy nước đã đun sôi để nguội, mỗi cốc 250ml pha vào độ 1 thìa canh đườngmía, khuấy tan đường, cho vào thẩu, cho đến khi nước gần đầy (nhớ đừng cho nước đầy quá, khi lên men sẽ bị tràn). Lấy đũa ấn cho vỏ và ruột táo ngập hết xuống nước. Chập 2 lớp vải màn trùm lên để đậy, buộc dây thun giữ cho vải cố định (không được đậy nắp kín nhé). Để thẩu vào chỗ tối (không có mặt trời chiếu vào), lưu ý làm sao để kiến không vào được. Sau độ 1 tháng, lấy vải màn (2 – 3 lớp) lọc lấy phần nước, còn xác bỏ đi. Nếm thử, nếu thấy chua vừa với vị của bạn, lọc kỹ lại, cho vào chai để tủ lạnh dùng dần. Nếu thấy chưa đủ chua, bọc vải màn để thêm độ 2 – 4 tuần. Còn phần thịt táo thì cả nhà phải xúm nhau ăn cho hết thôi, nếu làm bằng phần thịt, vị giấm sẽ không ngon.

Sáng nay, tôi đã cho thêm vào cốc nước thải độc hàng ngày 2 thìa giấm táo, thơm và ngon lắm. Tự làm, vừa đảm bảo vệ sinh, lại ngon, bổ, rẻ, chịu khó nhé các bạn.

Tác dụng của cây nha đam

·         Nha đam phát huy tác dụng tốt nhất khi bạn dùng tươi. Cách sử dụng rất đơn giản:

o   Cắt 1 khúc quãng 5 – 10 cm (tùy là miếng ở đầu nào của lá), liều đủ cho một lần uống là quãng 30 ml (2 thìa canh – loại thìa sứ).

o   Gọt sâu lớp vỏ xanh bên ngoài (phải dùng dao thật sắc, tránh làm nát lớp gel).

o   Dùng dao cạo hết lớp gel màu hơi vàng (nếu bạn gọt sâu lớp vỏ, thì có thể lớp gel vàng không còn), sau đó có thể rửa lại bằng nước sạch pha vào chút chanh.

o   Vậy là bạn đã có lượng nha đam đủ cho 30 ml nước cốt: bạn bỏ chỗ nha đam đó vào 1 cốc nước trắng, hoặc bất cứ loại nước trái cây nào (dưa hấu, cam, quýt, bưởi...), hoặc rau ép, rau xay (su hào, rau lá xanh, cà rốt, dưa leo...), cho vào máy xay sinh tố xay đều. Uống ngay sau khi xay (nhớ là uống trước khi ăn 30 phút sẽ có tác dụng tốt nhất).

o   Mỗi ngày bạn uống tối đa 2 lần nha đam thôi nhé. Mỗi lần không quá 30 ml. Uống 10 ngày phải dừng 10 ngày, chứ không được uống liên tục

·         Tác dụng của nha đam:

o   Chứa rất nhiều Vitamin và khoáng chất, bao gồm Vitamin A, C, E, axit folic, B1, B2, B3, B6, và đặc biệt là B12. Có quãng 20 loại khoáng chất chứa trong nha đam, bao gồm: calcium, magnesium, zinc, chromium, selenium, sodium, iron, potassium, copper, manganese.

o   Nha đam chứa hàm lượng cao của Amino Acids & Fatty Acids Amino. Cơ thể cần 22 loại Amino Acid, trong đó có 8 loại không thể thiếu. Nha đam chứa 18 – 20 loại (tức chỉ thiếu 2 loại), và có đầy đủ cả 8 loại tối thiểu cần thiết không thể thiếu. Nha đam cũng chứa nhiều loại axid béo Fatty Acids cần thiết. Vì vậy, nha đam có tác dụng rất tốt cho hệ thống tiêu hóa, giúp điều hòa đường huyết, giảm cholesterol...

o   Nha đam giúp cho cơ thể cân bằng khi có tác động của môi trường (bên ngoài và trong cơ thể). Nó giúp bạn giảm stress (cả stress về vật lý, tâm lý và môi trường).

o   Nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa, dù nguyên nhân là gì, thì nha đam cũng có tác dụng tốt. Làm sao cho hệ thống tiêu hóa làm việt tốt nhất trong khả năng của nó, là vấn đề tối quan trọng cho sức khỏe mỗi người. Nha đam giúp làm sạch và dịu hệ thống tiêu hóa, cải thiện việc tiêu hóa đồ ăn. Nó giúp cho những người bị táo bón hoặc tiêu chảy. Đặc biệt, nó có tác dụng rất tốt để cải thiện tình trạng trào ngược. Nó cũng diệt các loại virus, vi khuẩn độc hại, và một số loại giun sán trong đường ruột.

o   Nha đam là loại thảo dược giúp cơ thể thải độc rất tốt (tác dụng tương tự rong biển hoặc hạt Chia). Các loại gel này chuyển động quanh đường tiêu hóa, như một cái chổi quét sạch các chất độc hại bám lâu ngày ở đó.

o   Nha đam có tính kiềm rất cao, nên sẽ tạo môi trường kiềm hóa cho cơ thể. Hầu hết các thức ăn ta ăn hàng ngày đều có tính axid cao, bạn cần phải tiêu thụ ít nhất 80% thức ăn có tính kiềm, và 20% thức ăn có tính axid, thì cơ thể mới khỏe mạnh. Hầu hết các loại bệnh tật đều phát triển ở môi trường acid cao trong cơ thể.

o   Nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng: nha đam có khả năng thấm vào máu, giúp cho máu vận chuyển nhiều oxy hơn. Nó cũng giúp giảm cholesterol, điều hòa áp huyết, Và làm cho máu đỡ đặc – giảm tai biến.

o   Nha đam giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

o   Nha đam cải thiện tình trạng của da: giúp cho da căng, hồng hào, giảm mụn nhọt.

o   Nha đam là loại kháng sinh tự nhiên, diệt được nhiều loại virus, vi khuẩn, nấm, sống ký sinh trong cơ thể.

o   Nha đam làm giúp giảm nhiễm trùng và sưng tấy.

o   Nha đam giúp bạn giảm cân.

Nước bồ kết gội đầu, nước bồ hòn giặt quần áo và dọn vệ sinh.

Nước bồ kết: Nhờ chia sẻ của mấy bạn trên Facebook, tôi thực hiện luôn việc nấu nước bồ kết để gội đầu, tắm, rửa tay. Sau một tháng dùng, tôi nhận thấy:

·         Tóc rất mượt, nhưng không hề bị bết, cũng không bung xù ra, không khô như khi dùng dầu gội và dầu xả. Lúc nào tóc cũng có mùi thơm thoang thoảng của vỏ bưởi, bồ kết và hương nhu. Tóc có vẻ mọc nhanh và dày hơn, đặc biệt là “tốc độ bạc” chậm hơn nhiều.

·         Từ khi dùng nước này tắm và rửa tay, tôi gần như hết hẳn hiện tượng bị khô da, nhất là mấy đầu ngón tay.

·         Mỗi mẻ tôi nấu vào cái nồi to nhất có thể (khoảng 5, 6 lít), thu được trên dưới 5 lít nước, đủ cho cả nhà dùng quãng 2 tuần.

·         Tôi nấu như sau: Mỗi mẻ, tôi cho độ 15 quả bồ kết, vỏ xanh của bưởi, vỏ cam, chanh (tươi hoặc khô đều được). Lần vừa rồi tiện tay, tôi hái thêm ít lá bưởi, lá tắc, lá hương nhu. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước ngập hết cái, rồi đun. Sau khi sôi, hạ lửa đun tiếp độ 40 phút, sau đó bắc ra đậy vung để nguội (nhớ đậy vung để cho các chất trong bồ kết và vỏ ra tiếp). Tiện nhất là nấu buổi tối, rồi để qua đêm. Khi đã nguội, lọc nước để riêng, dùng tay bóp kỹ phần bã (sẽ ra nhiều nước đặc sánh, càng tốt). Cho nước 1 vào để lọc lại, hoặc nếu đặc quá thì bạn cho thêm ít nước đun sôi lại, lọc và trộn 2 nước vào nhau. Nếu bạn muốn nước sánh hơn cho dễ sử dụng, có thể ngâm quãng 10 miếng mủ trôm qua đêm, sáng hôm sau đun sôi lên trộn với nước kia (mỗi miếng bằng nửa đốt trên đầu ngón tay út). Trộn cả nước lá và nước mủ trôm, tôi thu được 5 – 6 lít sản phẩm. Mẻ đầu tôi nấu ngày 20/1, để thử đến ngay trước tết (quãng 7/2) vẫn thấy không bị hỏng. Vậy là yên chí có thể để được 2 tuần, với điều kiện mọi thứ đều phải nấu ít nhất là sôi.

Nước bồ hòn: tôi mới nấu một lần. Tôi dùng 30 vỏ quả, nấu với 3 lít nước trong khoảng 40 phút. Sau khi lọc và để nguội, tôi cũng bóp vỏ ra và lọc lại, rồi cho vào nước cốt của 1 quả chanh (đã lọc hết bã). Nếu muốn thơm, có thể cho thêm vài cọng sả chặt nhỏ. Tôi dùng nước này giặt quần áo, lau sàn, cọ toilet, cọ kính, lau bàn ghế, giặt thảm...(tóm lại là làm sạch tất tần tật mọi thứ trong nhà).

Và từ đó đến nay, tôi thực sự yên tâm là trong nhà mình không còn bóng dáng của bất cứ loại hóa chất tẩy rửa nào, dù đó là sữa tắm, sữa gội đầu, xà bông giặt hoặc nước rửa bát, nước rửa tay. Tôi cũng tuyệt đối yên tâm khi không còn bị tâm lý lo lắng là bát phải cọ đi cọ lại cho hết hóa chất nằm trong nước rửa bát. Rửa bát với loại nước này, chỉ 2 nước rửa là sạch bong.

Vậy thì sao chúng ta không cùng nhau trở lại với “cuộc sống xanh”, không những tự bảo vệ mình khỏi các hóa chất độc hại trong các loại xà bông và nước tẩy rửa độc hại, mà còn tham gia bảo vệ môi trường, giúp đỡ cho bà con nông dân có thêm thu nhập từ bồ hòn, bồ kết, bưởi, cam, chanh… Thêm nữa, tăng cường ăn các loại trái cây này để có vỏ, cũng là cách ta bảo vệ sức khỏe đấy.