Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng

Chương III: BẢN NGÃ

 Tâm trí bạn luôn luôn tìm kiếm không ngừng những đề tài để cho bạn suy tư một cách điên cuồng, đó cũng là một cách tâm trí bạn đi tìm những thứ để cung cấp cho chính nó một sự xác minh, một cảm nhận về tự thân (22). Đây cũng là phương cách để bản ngã của bạn trở thành hiện hữu và tiếp tục được tồn tại ở trong bạn.

 Khi bạn suy nghĩ hay nói về chính mình, khi bạn nói “Tôi”, là thực ra điều bạn muốn nói là: “Tôi và những câu chuyện của tôi” (23). Đây chính là “cái Tôi” của những cái thích, hoặc không thích, sợ hãi và ham muốn, “cái Tôi” không bao giờ cảm thấy thoả mãn được lâu. Đó là cảm nhận về tự thân của bạn được làm nên bởi trí năng, thưòng bị tha hoá bởi quá khứ và luôn muốn tìm sự thoả mãn ở tương lai.

 Bạn có nhận ra rằng “cái Tôi” này rất dễ phôi pha, vì nó chỉ là một sự hình thành rất tạm bợ như một đợt sóng biểu hiện trên mặt nước.

 Cái gì ở trong bạn nhận thức được điều này? Cái gì ở trong bạn nhận thức được sự phôi pha của những biểu hiện hình hài và tâm lý này của bạn? Đó chính là Bạn. Đó chính là Tâm, một cái gì rất chân thật, sâu xa, vượt thoát cả quá khứ và tương lai.

 Cái gì sẽ còn lại sau những sợ hãi, ham muốn của đời sống nhiều rối rắm đang ngày càng chiếm hết sự chú tâm của bạn? Chỉ là một gạch ngang ngắn ngủi - khoảng một, hai phân giữa ngày sinh và ngày mất – trên mộ bia của bạn.

 Đối với tự ngã, đây là một ý nghĩ rất kinh khủng. Nhưng đối với bạn thì đó thực là một sự giải thoát (24).

 Khi một ý tưởng khởi lên ở trong đầu chiếm lấy toàn bộ sự chú tâm của bạn, điều này có nghĩa là bạn đã hoàn toàn đồng nhất mình với tiếng nói vang vang ở trong đầu mình. Ý tưởng của bạnđã được đầu tư với một cảm nhận về chính mình. Đây chính là bản ngã, “cái Tôi” được làm nênbởi suy tư và những cảm xúc miên man ở trong đầu bạn.  Cái Tôi luôn luôn cảm thấy bất toàn và mong manh. Do đó bạn thường cảm thấy sợ hãi và ham muốn (25), đây là hai cảm giác luôn thống trị và thúc đấy của bản ngã ở trong bạn.

 Khi bạn nhận ra rằng có một giọng nói ở trong đầu bạn (26) luôn giả vờ là bạn và giọng nói ấy luôn lảm nhảm, đó là lúc bạn tỉnh thức và ra khỏi sự đồng hoá một cách vô thức với dòng suy tư ơ rtrong mình. Khi bạn nhận ra giọng nói vang vang đó, bạn sẽ nhận ra rằng bạn không phải là giọng nói ồn ào đó- cái phần hay suy tư ở trong bạn – nhưng bạn chính là người nhận ra giọng nói ấy.

 Khi bạn nhận ra rằng bạn chính là Cái Biết, là nhận thức nằm ở đằng sau giọng nói luôn lảm nhảm đó: Đó chính là sự giải thoát.

 Bản ngã ở trong bạn luôn có nhu yếu đi tìm, tích luỹ thêm cái này hoặc cái kia để vun bồi cho cảm nhận về tự thân, chỉ là đẻe giúp cho bản ngã của bạn cảm thấy toàn vẹn hơn. Điều này giải thích sự bận tâm về tương lai không thể cưỡng lại được của tự ngã.

 Khi nào bạn chợt nhận ra rằng: “Ồ mình lại sắp rơi vào thói quen chỉ lo nghĩ đến phút giây sắp tới, luôn bận tâm đến những gì chưa xảy ra”, đó là lúc bạn bắt dầu bước ra khỏi những thói quen lâu đời trong tình cảm hay trong cách bạn suy nghĩ  và đồng thời có khả năng chọn lựa để đặt sự chú tâm của mình hoàn toàn vào giây phút này.

 Bằng cách đặt sự chú tâm của mình hoàn toàn vào phút giây này, có một sự thông thái, vượt xa hơn trí năng, đi vào đời sống của bạn.

 Khi bạn sống trong sự kiềm chế của tự ngã, bạn sẽ luôn giảm thiểu phút giây hiện tại thành một phương tiện để bạn đạt được một cái gì đó. Bạn luôn sống cho tương lai, và ngay cả khi bạn đạt được mục tiêu của mình, bạn vẫn không cảm thấy hài lòng, hay cùng lắm thì sự hài lòng ấy cũng chóng phôi pha.

 Khi bạn để tâm vào những gì bạn đang làm, thay vì để tầm vào kết quả bạn sẽ gặt hái được trong tương lai, bạn sẽ phá vỡ điều kiện,  thói quen lâu đời của tự ngã. Những chuyện bạn làm không những sẽ có hiệu quả hơn mà nó còn mang lại cho bạn niềm vui và sự thoả mãn.

 Hầu hết mỗi bản ngã đều có cái thường được gọi là tầm thức nạn nhân.  Nhưng có một số người mang trong lòng một “tâm thức nạn nhân” rất mạnh đến độ tâm thức nạn nhân chính là tiêu đề cốt lõi của tự ngã ở trong họ. Lòng oán hận và trách móc ở trong họ tạo thành một phần chính yếu trong cảm nhận của họ về tự thân.

 Ngay cả khi sự trách móc là hoàn toàn “xác đáng”, bạn vẫn tạo ra một xác minh cho chính mình như là một ngục tù mà những thanh xà lim được làm nên bởi những ý nghĩ lưu chuyển ở trong đầu bạn.  Hãy nhìn cho rõ những gì bạn đang gây ra cho chính bạn, hay nói đúng hơn là trí năng bạn đang gây ra cho bạn. Hãy cảm nhận bám víu tình cảm của bạn vào những câu chuyện bất hạnh về cuộc đời của mình và hãy chú ý về sự thôi thúc ở trong bạn khi nghĩ về những mẩu chuyện ấy, nhu yếu cần phải kể đi kể lại câu chuyện này với một người khác. Hãy có mặt ở đó như một chứng nhân về tình trạng tâm lý ấy ở trong bạn. Và bạn không thực sự cần phải làm gì cả. Vì khi đã nhận thức được tình trạng này, tự nhiên bạn sẽ biết mình phải làm gì để mang lại sự chuyển hoá và tự do cho chính mình.

 Than phiền và phản kháng là hai thói quen cư xử khá phố biến của trí năng (27), qua đó, tự ngã ở trong bạn được củng cố. Đối với nhiều người thì hoạt động tâm lý và suy tư của họ chỉ bao gồm những than phiền hoặc phản ứng lại với chuyện này hoặc chuyện kia. Làm như thế, bạn sẽ cho rằng người khác là “sai” là bạn luôn luôn là “đúng”. Qua sự kiện khi tự cho rằng mình luôn luôn đúng (28), bạn sẽ cảm thấy mình vượt trội hơn người khác, do đó bạn càng củng cố thêm cảm nhận về chính mình. Nhưng trong thực tế, bạn chỉ làm mạnh thêm ảo tưởng về một cái Tôi ở trong mình (29),

 Bạn có muốn quan sát những thói quen cư xử đó trong bản thân mình và nhận ra được thực chất của cái giọng nói vang vàng, thường hay than vãn về điều này, điều khác…ở trong đầu mình?

 Cảm nhận về một Cái Tôi - bản ngã ở trong bạn – luôn cần những xung đột, bất đồng…với người này hay người khác, vì cảm nhận về một-con-người-bị-cách-biệt-với-thế-giới-chung-quanh ở trong bạn sẽ được làm mạnh thêm khi bạn phải đấu tranh với cái này, hay cái kia…và trong khi gián tiếp xác minh rằng “dây” mới thực là tôi, còn “bên kia” thì không phải là tôi.

 Thông thường, các bộ tộc, quốc gia và tôn giáo thường thấy cá tính tập thể của họ được làm mạnh thêm khi họ tạo được ra những đối thủ, hay kẻ thù của mình. Họ đầu còn được gọi là “tín đồ” nữa nếu trên cõi đời không còn những kẻ được họ gọi là “bất tín” – không tin vào những điều mà họ tôn thờ?

 Trong khi cư xử với người khác, bạn có thể phát hiện ở trong bạn một cảm giác ưu việt hoặc một mặc cảm thua thiệt rất vi tế đối với người kia không? Đó là khi bạn nhìn qua cặp mắt của tự ngã, bản ngã đó thường sống trong sự so sánh của chuyện được/mất, hơn/thua.

 Ganh tị là một phó sản của tự ngã ở trong bạn, tự ngã ấy sẽ cảm thấy bị thua thiệt khi một điều gì đó tốt đẹp xảy ra cho người khác, hoặc có ai đó giàu hơn bạn, có kiến thức hơn bạn hoặc làm được nhiều điều hay hơn bạn. Sĩ diện của tự ngã tuỳ thuộc vào sự so sánh mình với người khác, và sĩ diện thích được nuôi lớn thêm bằng sự tích luỹ của cải, hoặc kiến thức…Bản ngã của bạn sẽ bám víu vào bất kỳ một thứ gì. Ngay cả khi bạn đã thất bại trong những cách tôi đã nêu trên, bạn vẫn cố làm mạnh thêm cái bản ngã giả tạo ấy bằng cách cho rằng bạn đã bị cuộc đời đối xử tệ bạc hơn những người khác, hoặc khi không may mắc phải một cơn bệnh ngặt nghèo, bạn sẽ tự cho là căn bệnh của bạn nặng hơn  của bất kỳ căn bệnh nào của người khác.

 Thế bây giờ bạn đang tạo ra cảm nhận gì về chính mình qua những mẩu chuyện, những “huyền thoại” về đời bạn?

 Có sẵn trong cấu trúc của mỗi bản ngã là một nhu yếu chống trả, kháng cự và loại bỏ để bảo tồn cảm nhận về sự cách biệt của bạn, trong đó sự sinh tồn của tự ngã bạn phụ thuộc vào. Do đó, trong bạn luôn có sự phân chia một cách rạch ròi: “Tôi” và “thế giới”, “chúng ta” và “chúng nó”.

 Tự ngã của bạn rất cần có sự bất đồng với một cái gì đó hay một ai đó. Đó là lý do bạn luôn muốn đi tìm sự an bình, niềm vui và tình thương nhưng đồng thời bạn không thể chịu được khi có được những niềm vui này. Bạn nói rằng bạn muốn được hạnh phúc, nhưng bạn lại rất ghiền những cảm giác khổ đau.

 Khổ đau của bạn rốt cùng không phải gây ra bởi những tình huống khó khăn mà bạn gặp phải, mà chính là do những điều kiện rất tiêu cực trong tâm thức bạn.

 Bạn có đang một mặc cảm tội lỗi về một chuyện gì mà bạn đã làm hay không làm, trong quá khứ? điều chắc chắn là bạn đã hành đồng từ một mức độ ý thức, hoặc thiếu ý thức, vào lúc đó. Nếu bạn đã có hiểu biết hơn, hay có ý thức hơn như bây giờ thì bạn đã không làm như vậy.

 Cảm giác phạm tội là một cố gắng của tự ngã của bạn nhằm tạo nên một tư cách, một cảm nhận về chính mình. Đối với tự ngã, cái Tôi là tích cực hay tiêu cực là chuyện không thành vấn đề. Những gì bạn lầm lỗi chỉ là một biểu hiện của vô thức – vô thức của con người. Tuy nhiên bản ngã của bạn thích bám lấy đó làm thành một vấn đề của riêng bạn và thích tuyên bố: “Chính tôi đã tạo nên lầm lỗi ấy!” khiến bạn tự mang cho mình một mặc cảm “xấu xa” ở trong lòng.

 Trong lịch sử của nhân loại từ xưa đến nay, con người đa gieo rắc không biết bao nhiêu bạo động, tàn ác…gây tổn thương cho nham và vẫn còn đang tiếp tục gây thêm những khổ đau cho người khác. Những người này có nên bị lên án không? Hay những hành động đó chỉ đơn thuần là một sự biểu hiện của vô thức, của một giai đoạn phát triển trong tâm thức nhân loại mà chúng ta đang bắt đầu vượt qua?

 Chú Jesus đã nói, khi Ngài vẫn còn đang bị gia hình trên cây thập tự giá: :Xin Cha (30) hãy tha thứ cho những kẻ ấy, vì họ không hề biết những gì họ đang làm. Câu nói này cũng áp dụng cho chính bạn (3i).

 Nếu bạn đặt ra những mục tiêu vị kỷ, ngay cả đó là để mong được tự do hơn, cải thiện cho mình hay làm cho mình quan trọng hơn, bạn vẫn không cảm thấy thoải mãn khi đạt được những mục tiêu này.

 Bạn có thể đề ra những mụctiêu, nhưng hãy nhớ rằng đạt được mục tiêu không phải là điều tối quan trọng. Khi mọi thứ được phát sinh từ sự có mặt của bạn thì giây phút này sẽ không bị biến thành một phương tiện bạn dùng để đạt tới cứu cánh: Những gì bạn làm sẽ cho bạn cảm giác thoả mãn trong từng phút, từng giây. Bạn sẽ không còn giảm thiểu Phút Giây Hiện Tại thành một phương tiện như cách cửa tâm thức tự ngã của bạn vẫn làm.

 “Vô Ngã ư? Nếu không còn thấy có một cái Tôi riêng biệt nữa thì người ta sẽ không có vấn đề gì để phải lo lắng, để phải khổ đau nữa cả!”. Đó là câu trả lời của một Thiền sư khi có người hỏi ngài về ý nghĩa thâm sâu của đạo Phật (32).