Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng

CHƯƠNG VIII: QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI VÀ NGƯỜI

 Chúng ta thường quá vội vàng khi có ý phê phán hay kết luận về người khác. Vì điều này làm cho bản ngã của bạn được thoả mãn khi bạn dán nhãn hiệu cho người khác, gán cho họ một tấm căn cước của khái niệm, để bạn có thể hiển nhiên phán xét về người đó.

 Mỗi con người khi sinh ra, cách suy tư và hành xử, trong một khía cạnh nào đó, đã bị tiêm nhiễm những thói quen và cách suy nghĩ tiêu cực - bởi di truyền cũng như kinh nghiệm sống thuở ấu thơ cũng như môi trường văn hoá của người đó.

 Nhưng đó không phải là bản chất chân thực của họ, mà chỉ là những biểu hiện đã bị tha hoá. Cho nên khi bạn có ý phán xét một người, bạn đã nhẫm lẫn những khuôn mẫu, thói quen trong cách cư xử đã bị tha hoá của họ với bản chất chân thực của họ.Khi bạn hành xử như thế thì chính bạn cũng rơi vào lối cư xử vô thức theo một thói quen đã bị tha hoá lâu đời. Bạn dã tạo ra cho người đó một tấm căn cước của khái niệm, và tấm căn cước giả tạo đó trở thánh ngục tù, không những cho người kia mà cả cho chính bạn.

 Buông bỏ sự phán xét về người khác không có nghĩa là bạn không còn nhìn thấy những gì người đó làm. Điều này có nghĩa là bạn nhận ra lối hành xử của họ như là biểu hiện của sự tha hoá mà bạn đã nhìn rõ và chấp nhận. Và trong tình trạng djdó, bạn sẽ không tạo nên một nhân cách nào cho người đó cả.

 Điều này giải thoát bạn và cả người kia khỏi sự đồng hoá mình với tình trạng, với hình tướng, và với suy tư. Từ đó bản ngã bạn không còn không chế quan hệ của bạn.

 Lúc nào bản ngã của bạn còn khống chế cuộc đời bạn, thì hầu hết những suy tư, tình cảm và cách hành xử của bạn đều sẽ phát sinh từ những thèm khát và sợ hãi. Do đó trong quan hệ, bạn sẽ có nhu yếu hoặc e ngại một điều gì từ phái người kia.

 Có thể là bạn cần những lạc thú trong cảm xúc hoặc sự lợi lộc về vật chất, được công nhận, ngợi khen hay gây được chú ý hoặc cảm nhận về chính mình đượccủng cố thêm qua sự so snáh, qua thành đạt cá nhân, rằng bạn có nhiềi tài sản, địa vị, hoặc kiến thức hơn người kia. Nhưng nhiêu khi bạn lo sợ rằng sự thật có thể lại là điều trái ngược (tài sản, địa vị, kiến thức…của bạn không bằng người kia), và trong một khía cạnh nào đó sẽ lảm giảm thiểu cảm nhận về tự thân của bạn.

 Khi bạn để cho phút giây hiện tại làm tâm điểm của sự chú tâm của bạn – thay vì chỉ là một phương tiện để cho bạn đạt được một mục đích nào đó - bạn sẽ vượt qua bản ngã của mình và vượt lên trên sự thôi thúc muốn lợi dụng người khác như một phương tiện để bạn đạt được mục đích riêng tư của bạn, cứu cánh ấy chỉ là để làm mạnh thêm bản ngã, làm mạnh hơn cảm nhận về tự thân mình trên sự mất mát, thua thiệt…của người khác. Chỉ khi nào bạn để sự chú tâm toàn diện của mìnhvào bất kỳ một người nào mà bạn tiếp xúc, bạn sẽ loại trừ được quá khứ và tương lai ra khỏi mối quan hệ của bạn. Khi nào bạn hoàn toàn có mặt với bất kỳ một người nào mà bạn tiếp xúc, bạn sẽ loại trừ tấm căn cước của khái niệm mà bạn dã tạo ra cho người đó - tức là những suy diễn của bạn về bản chất của họ và những gì người đó đã làm trong quá khứ - và từ đó bạn có khả năng giao tiếp với người đó mà không bị sự chi phối của tâm thức tự ngã của sự hãi hay mong cầu ở trong bạn. Chìa khoá trong chuyện này chính là sự chú tâm tức là sự im lắng một cách tỉnh táo.

 Thật tuyệt vời biết bao khi bạn vượt lên trên những ham muốn và sợ hãi trong quan hệ luyến ái của bạn (55). Tình yêu chân chính không hề ham muốn hay sợ hãi bất kỳ một cái gì.

 Nếu bạn có một quá khứ giống như người bạn của mình, một mối khổ đau như thế, một tâm thức như thế, bạn sẽ suy nghĩ và hành xử giống hệt như người ấy. Khi nhận thức được điều này, bạn sẽ phát sinh lòng tha thứ, cảm thương và tìm lại được sự an ổn trong tâm hồn mình.

 Tự ngã của bạn không bao giờ muốn nghe điều tôi vừa nói này, vì khi tự ngã không còn phản ứng và luôn cho mình là đúng, tự ngã của bạn sẽ dần dần bị suy yếu.

 Khi bạn tiếp đón bất kỳ một người nào đó đi vào trong Phút Giây Hiện Tại như một vị khách quý, khi bạn cho phép mỗi người được tự nhiên, người đó sẽ bắt đầu thay đổi.

 Tìm hiểu bản chất của một người khác, bạn đầu cần phải biết gì về người đó – như quá khứ, lịch sử cá nhân hay những câu chuyện về cuộc đời của họ. Chúng ta nhầm lẫn những điều ta biết về người đóo với sự hiểu biết sâu xa về bản chất của họ - một cái Biết không thuộc về khái niệm thông thường. Biết bề ngoài về một cái gì và sự hiểu sâu, thấu triệt là hai điều hoàn toàn khác nhau. Một cái thì thuộc về hình thức, còn cái kia thì thuộc về bản chất. Một cái thì vận hành bằng suy tư, cái kia thì vận hành qua sự im lặng.

 Sự hiểu biết có tính chất tri thức về một khía cạnh nào đó của một người thì rất hữu ích cho những gì có tính thực tiễn. Trong lĩnh vực này, chúng ta không thể không cần sự hiểu biết sự hiểu biết có tính chất tri thức đó. Nhưng khi loại hiểu biết bề ngoài này trở thành phương thức chính trong khi giao tiếp thì không những nó sẽ trở nên một cái gì đó rất giới hạn, mà có khi còn trở nên nguy hại cho mối quan hệ của bạn nữa. Suy tư và khái niệm tạo nên một bức tường giả tạo, một sự ngăn cách không cần thiết giữa người với người. Khi đó quan hệ của bạn với người khác sẽ không còn cắm rễ vào trạng thái an nhiên tự tại nữa, mà đã trở thành bị điều kiện hoá bởi trí năng. Khi không bị che chắn bởi hàng rào của khái niệm, lòng xót thương sẽ có mặt một cách tự nhiên trong tất cả những quan hệ của bạn.

 Hầu hết những quan hệ giữa người với người đều bị trói buộc trong sự trao đổi của ngôn từ - thế giới của suy tưởng. Điều cần thiết là làm sao để mang sự trong lắng vào trong những quan hệ thân mật của bạn.

 Không mối quan hệ nào có thể lớn mạnh mà không có cảm nhận rộng thoáng của không gian khi có sự hiện diện của sự yên tĩnh. Hãy tập ngồi  Thiền với nhau, hoặc có nhiều thì giờ để ngồi yên với nhau giữa thiên nhiên.   Khi đi dạo hay ngồi ở trên xe, hay ở nhà, bạn thực tập thế nào để giúp cho mình trở nên thoải mái khi ngồi với nhau trong tĩnh lặng. Ta không thể và cũng không cần tạo ra sự tĩnh lặng. Mà chỉ cần cởi mở để cảm nhận rằng sự tĩnh lặng vốn đã có sẵn ở đó rồi, nhưng thường bị che lấp bởi sự ồn ào của dòng suy nghĩ ở trong đầu ta.

 Nếu sự rộng thoáng của tĩnh lặng đã không có, thì quan hệ luyến ái của bạn dễ bị chiếm hữu bởi suy tư và lo sợ vẩn vơ của trí năng, và dễ dàng bị vấn đề và những bất đồng chế ngự. Khi sự tĩnh lặng có mặt thì năng lượng ấy sẽ giúp bạn bao bọc lấy những gì không hay phát sinh ở trong đó.

 Sự lắng nghe sâu sắc là một cách khác giúp bạn mang sự tĩnh lặng vào trong nhnữg quan hệ của bạn. Khi bạn thực sự lắng nghe người khác, một chiều không gian tĩnh lặng được phát sinh và sự tĩnh lặng sẽ trở thành một phần chính yếu trong quan hệ của bạn. Nhưng nghệ thuật lắng nghe là một khả năng rất hiếm hoi. Vì thông thường, phần lớn sự chú tâm của mỗi người thường bị cuốn hút bởi dòng suy tư, lo sợ không-có-chủ-đích ở trong đầu. Cùng lắm thì họ chỉ có thể đánh giá những gì bạn nói hay chuẩn bị để đáp lại lời bạn. Hoặc họ chẳng nghe ra được bạn đã nói gì, vì họ đã đánh mất mình trong những dòng suy tư, lo sợ vẩn vơ của chính họ.

 Sự lắng nghe sâu sắc là một cái gì còn sâu sắc hơn là những cảm nhận thuộc về nhĩ căn. Mà đó chính là sự phát sinh của sự chú tâm một cách cảnh giác, đó là không gian của sự hiện hữu trong đó từng lời nói được tiếp nhận. Ngôn từ lúc đó chỉ còn là thứ yếu. Ngôn từ có thể có ý nghĩa hoặc vô nghĩa. Khi bạn lắng nghe, hành động chuyên chú để lắng nghe còn quan trọng hơn là những gì bạn nghe được, vì đó chính là không gian của một sự hiện hữu đầy ý thức khi bạn đang chuyên chú lắng nghe. Không gian đó chính là một trường ý thức đồng nhất trong đó bạn tiếp xúc với người kia mà không bị phân cách bởi những hàng rào của khái niêmj, của suy tư ở trong bạn. Và nguời kia không còn là một cái gì “khác với bạn”. Vì trong chiều không gian đó, bạn nối kết với nhau thành một trường ý thức, một tâm thức đồng nhất (56).

 Bạn có thường gặp phải và hay lặp lại những tấn tường gây gổ trong quan hệ luyến ái của mình? Có phải những bất đồng chẳng đáng gì những thường gây nên những tranh luận gay gắt và những khổ đau trong tình cảm?

 Gốc rễ của những kinh nghiệm này chính là những thói quan trong cách bạn phản ứng và cư xử rất thông thường của bản ngã ở trong bạn: Đó chính là nhu yếu giành phần đúng (57) trong chuyện tranh cãi và dĩ nhiên cho ngưòi kia là sai; đó là thái độ đồng hoá mình với những quan điểm, những vị thế trong cách suy nghĩ của mình. Ngoài ra bản ngã ở trong ta còn có thêm một nhu yếu thường trực: thích tạo nên những vấn đề, những xung đột với ai đó, hay với một chuyện gì, để củng cố thêm cảm nhận về sự cách biệt giữa mình và “những người khác”, vì nếu không có sự phân biệt này thì bãn ngã của bạn sẽ không thể tồn tại được.

 Hơn nữa, còn một mối khổ đau trong tình cảm  đã tích luỹ từ quá khứ mà bạn và mỗi người vẫn còn cưu mang ở trong mình, vừa là nghiệp báo (58) của cá nhân vừa là nghiệp báo của tập thể của con người nói chung, nếu ta đi ngược lại từ thuở xa xưa. KHối khổ đau sâu nặng (59) này là một trường năng lượng ở trong bạn thỉnh thoảng lại chiếm hữu lấy bạn vì khối khổ đau sâu nặng ấy cần được nuôi dưỡng và bổ sung thêm những khổ đau mới. Khối khổ đau này sẽ cố tìm cách điều khỉển, chi phối những suy nghĩ của bạn và làm cho những suy tư đó nhuốm màu tiêu cực. Khối khổ đau này rất thích những ý tưởng tiêu cực ở trong bạn, vì những ý nghĩ này có cùng tần số và vì khối khổ đau đó của bạn được nuôi sống bằng những suy nghĩ tiêu cực ấy. Khối khổ đau đó cũng sẽ khích động những phản ứng có tính chất rập khuôn (60) ở những người thân của bạn, đặc biệt là người bạn gối chăn của bạn, nhằm mục đích là để được nuôi sống bằng những bi kịch và khổ đau xảy ra sau đó.

 Làm sao để bạn có thể thoát ra được thói quen đồng hoá mình một cách vô thức với những khổ đau sâu nặng  đã tạo nên những khốn đốn trong đời bạn?

 Chỉ có cách là trở nên ý thức về khối khổ đau sâu nặng này. Là nhận thức rằng bạn không phải là những khổ đau này, và nhận rõ chân tướng của nó. Đây chỉ là những khổ đau cũ còn sót lại từ quá khứ mà thôi. Làm một chứng nhân yên lặng (61)  khi khối khổ đau này đang phát sinh ở trong mình hay trong người bạn gối chăn của mình. Khi thói quen vô thức đồng hoá mình với khối khổ đau sâu nặng ấy ở trong bạn đã bị phá vỡ, khi bạn có khả năng quan sát trong yên lặng lúc khối khổ đau sâu nặng ấy đang hoành hành ở trong bạn, và bạn không nuôi nấng hay làm cho nó mạnh hơn, thì khối khổ đau ấy sẽ dần dần suy yếu đi.

 Quan hệ giữa người và người có thể giống như ở địa ngục (62). Hoặc có thể là một thực tập tâm linh sâu sắc (63).

  Khi nào bạn nhìn người khác với cặp mắt yên thương vô hạn, hoặc khi bạn chiêm nghiệm nét đẹp của thiên nhiên và sâu thẳm trong bạn rung cảm sâu sắc với vẻ đẹp ấy thì bạn hãy thử nhắm mắt lại một chút để cảm nhận cái tinh tuý của tình thương hay vẻ đẹp đó ở trong bạn, thì bạn sẽ nhận thức rằng tình thương và vẻ đẹp này không thể tách rời với chính bạn, vì đó chính là bản chất chân thực của bạn. Những gì bạn trông thấy ở ngoài kia chỉ là sự phản ánh rất chóng tàn của những gì chân thực của bạn ở bên trong. Đó à lý do để bạn biết rằng tình thương và sự cao đẹp ở trong bạn sẽ không bao giờ tách rời được, dù những hình tướng bên ngoài của bạn có thể phôi pha.

Quan hệ của bạn với thế giới hình tướng (64), muôn vàn vật thể chung quanh bạn mà bạn tiếp xúc hằng ngày là quan hệ gì? Chiếc ghế mà bạn đang ngồi lên, cây bút, chiếc xe, cái ly nước…Chúng chỉ là những phương tiện cho bạn sử dụng, hay thỉnh thoảng bạn cũng côn nhận sự hiện hữu của chúng, bản chất của những đồ vật này, cho dù đó chỉ là những giây phút rất ngắn ngủi trogn đó bạn dành hết sự chú tâm của mình vào những vật này?

 Bạn sẽ trở nên vướng mắc (65) khi nào bạn sử dụng những thứ này để làm tăng thêm giá trị của bạn đối với chính mình hay với người khác, hay những quan tâm của bạn về những điều đó chiếm hữu hoàn toàn cuộc đời của bạn. Khi bạn có sự đồng hoá mình với những thứ mà bạn sở hữu, bạn sẽ không còn biết quý trọng những thứ đó, vì bạn mải bận đi tìm chính mình qua những vật sở hữu đó.

 Khi bạn biết quý trọng tự thân một vật gì, khi bạn xác nhận sự hiện hữu của vất ấy mà không có sự phóng chiếu của trí năng, bạn sẽ không thể không biết ơn sự có mặt của vật ấy. Bạn cũng sẽ cảm thấy rằng vật ấy rất linh động, chứ không phải là một cái gì chết cứng, vô tri…như cảm nhận sai lầm của giác quan của bạn. Các nhà vật lý học đã xác minh rằng ở cấp độ phân tử, mọi vật quả thực là một trường năng lượng rung động một cách rộn ràng (66).

 Qua sự biết ơn một cách vô ngã  thế giới của vật thể, đời sống chung quanh bạn sẽ trở nên sinh động trong nhiều khía cạnh mà bạn sẽ không thể hiểu được qua trí năng của mình.

  Khi gặp một người nào, dù chỉ trong chốc lát, bạn có thừa nhận sự có mặt của người đó bằng cách dành trọn vẹn sự chú tâm của bạn trong khi gặp mặt nhau? Hay là bạn biến người đó thành một phương tiện của bạn, hoặc bạn đang thực thiện một chức năng hay vài trò nào đó mà bạn phải đóng?

 Quan hệ của bạn như tehé nào với một chị bán hàng, một em nhỏ bán vé số, hay một bác đạp xích lô?

 Chỉ cần một giây phút bạn để tâm đến người đó là đủ. Khi bạn nhìn hay lắng nghe họ, có một sự yên lắng một cách tỉnh giác – dù chỉ là hai, ba giây thôi. Chừng đó cũng đủ cho một cái gì đó thực hơn được phơi bày, hơn là những vai trò mà chúng ta thường đóng và tự đồng hoá mình với những vai trò đó. Mọi vai trò chỉ là một phần của thứ tâm thức đã bị tha hoá, tức cũng là trí năng của con người. Còn những gì xuất hiện qua sự chú tâm của bạn thuộc về thứ tâm thức chưa bị điều kiện hoá – đó cũng chính là bản chất của bạn bên dưới những tên họ, hình thức bên ngoài. Lúc đó bạn không còn hành xử từ một rãnh mòn của thói quen nữa mà bây giờ bạn đã trở nên chân thực hơn. Khi chiều không gian đó xuất hiện ở trong bạn, nó giúp cho chiều không gian tương tự ở phía người kia được phơi bày.

 Dĩ nhiên, trong mỗi quan hệ, điều tối hậu mà bạn cần nhớ là sẽ chẳng bao giờ có ai khác cả, ngoài chính bạn (67). Vì trong quan hệ ấy, bạn chỉ  đang gặp gỡ chính mình.