Thuật Đọc Nguội

Chương 5.  Bí Mật Của Người Hướng Ngoại Và Người Hướng Nội

Nhà tâm lý học Gustav Jung chia tính cách con người thành hai loại: hướng nội và hướng ngoại. Ông cho rằng người nào có điểm thu hút sự chú ý hướng ra bên ngoài sẽ thuộc tuýp hướng ngoại; ngược lại, người có điểm thu hút sự chú ý hướng vào nội tâm sẽ thuộc tuýp hướng nội. Hiểu rõ đặc điểm tính cách hướng nội hoặc hướng ngoại của con người, kết hợp với kỹ năng đọc nguội, chúng ta có thể gây dựng quan hệ giao tiếp tốt đẹp.

Bài 1: Phương pháp giao tiếp với hai tính cách

Quá trình hình thành tính cách chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, ví dụ như: di truyền, gia đình, giáo dục và môi trường xã hội...; Đồng thời, ở một chừng mực nào đó, tính cách cũng ảnh hưởng tới phương thức hành vi của con người.

Khi thực hiện thuật đọc nguội, chúng ta sẽ hiểu rõ nhân tố tạo nên tính cách của con người. Do vậy, tùy từng người mà chúng ta áp dụng những biện pháp khác nhau, từ đó dẫn dắt hành vi người khác chính xác, hiệu quả.

Bí mật của hai loại hình tâm lý

Thầy Hiroyuki Ishii dựa theo quan niệm giá trị của cá nhân để tóm tắt tính cách con người thành hai loại: lấy “tôi” làm trung tâm và lấy “chúng tôi” làm trung tâm; đồng thời cung cấp sách lược đọc nguội mang tính hệ thống.

Nếu so sánh, những người lấy “tôi” làm trung tâm dựa trên quan niệm giá trị của cá nhân, phần nhiều có tính cách hướng nội, những người lấy “chúng tôi” làm trung tâm dựa trên quan niệm giá trị của cá nhân, phần nhiều có tính cách hướng ngoại. Trên cơ sở đó, xây dựng một hệ thống ngôn ngữ đọc nguội cũng là cách làm hiệu quả cao.

Các chuyên gia tâm lý phát hiện, khi giao tiếp với người khác, khu vực hoạt động tích cực của não bộ, tương tự như phần não bộ hoạt động tích cực sau khi có sự kích thích của nước chanh, vậy là họ bèn làm một thí nghiệm. Tìm hai nhóm người tham gia thí nghiệm, một nhóm là người hướng nội, nhóm còn lại là người hướng ngoại. Chuyên gia tâm lý nhỏ vài giọt nước chanh vào phần lưỡi của người tham thí nghiệm, bị kích thích bởi nước chanh, bọn họ sẽ tiết nước bọt.

Chuyên gia tâm lý phát hiện, những người hướng nội sẽ tiết nước bọt nhiều hơn người hướng ngoại. Do đó, các chuyên gia tâm lý cho rằng người hướng nội phản ứng mạnh mẽ hơn trước sự kích thích. Trong trường hợp lạ lẫm, khi giao tiếp với người khác, họ càng dễ cảm thấy lúng túng; trong khi người hướng ngoại không phản ứng mạnh như thế và họ thích môi trường sôi động.

Con người không thể biểu hiện đơn thuần với tính cách hướng nội hoặc hướng ngoại duy nhất. Trên thực tế, con người đều là thực thể phức tạp. Điều chúng ta cần làm chẳng qua là tìm ra đặc trưng tính cách rõ nét hơn trên cơ thể đối tượng giao tiếp.

Thông qua biểu 5 – 1 dưới đây, chúng ta ngay lập tức có thể phán đoán thiên hướng hướng nội hoặc hướng ngoại của một người.

Biểu 5 – 1: Một bảng hỏi đáp đơn giản 6

9

Đối với các vấn đề 2, 4, 7, 8, 10 và 12, nếu trả lời “đúng,” sẽ được cộng một điểm, nếu trả lời “sai,” sẽ bị trừ một điểm. Kết quả cuối cùng sẽ là điểm số “hướng ngoại” của người tham gia thí nghiệm, phạm vi điểm số của nó trong khoảng từ - 6 đến + 6. Nếu không có câu trả lời rõ ràng “đúng” hay “sai” cho một vấn đề nào đó, người tham gia sẽ không được tính điểm.

Đối với các vấn đề 1, 3, 5, 6, 9 và 11, nếu trả lời “đúng,” sẽ được cộng một điểm, nếu trả lời “sai,” sẽ bị trừ một điểm. Kết quả cuối cùng sẽ là điểm số “hướng ngoại” của người tham gia thí nghiệm, phạm vi trong khoảng từ - 6 đến + 6. Nếu không có câu trả lời rõ ràng “đúng” hay “sai” cho một vấn đề nào đó, người tham gia sẽ không được tính điểm.

Điểm số tương đối cao của người hướng ngoại (ví dụ + 6 hoặc gần + 6), phản ánh tự đánh giá hướng ngoại tương đối cao của một người; trong khi điểm số tương đối thấp (ví dụ - 6 hoặc gần - 6), lại phản ánh tự đánh giá hướng nội tương đối cao của một người. Quy luật tương tự, điểm số tương đối cao của người hướng nội (ví dụ + 6 hoặc gần + 6), phản ánh tự đánh giá hướng nội tương đối cao của một người; trong khi điểm số tương đối thấp (ví dụ - 6 hoặc gần - 6), lại phản ánh tự đánh giá hướng ngoại tương đối cao của một người.

Thông qua một số vấn đề như vậy, về cơ bản, chúng ta có thể hiểu rõ đối phương theo khuynh hướng tính cách nào. Nhưng trong quá trình thực hiện đọc nguội, nếu chúng ta không thể tiến hành một cuộc trắc nghiệm tâm lý với đối phương thì phải thông qua phương pháp khác để nhìn thấu đặc trưng tính cách của đối phương.

Nhìn thoáng qua đã biết đối phương là người hướng nội hay người hướng ngoại

Như người ta thường nói tướng do tâm sinh(7), do đó, chúng ta có thể dễ dàng phán đoán đặc trưng tâm lý hướng nội hoặc hướng ngoại thông qua đặc trưng hành vi con người, chỉ cần chú ý quan sát là được, như biểu 5 - 2.

Biểu 5 – 2: Đặc trưng tâm lý và đặc trưng hành vi của con người

10

Sau khi quen biết một người, chúng ta có thể thông qua một số phương pháp để dễ dàng phán đoán đối phương có tính cách hướng nội hay hướng ngoại.

Trong nhiều trường hợp, những người hướng ngoại khá nhanh nhẹn, chỉ cần chúng ta để ý một chút là phân biệt được ngay. Thông thường, bọn họ đều có một số đặc điểm hành vi điển hình như sau:

- Không đứng theo tư thế cố định, luôn nghiêng bên nọ ngả bên kia.

- Rất nhiều động tác tay, ngôn ngữ cơ thể phong phú.

- Thường nhìn phía trước hoặc bên trên, rất ít khi chú ý dưới chân, mắt luôn liếc ngang, liếc dọc.

- Ăn mặc tùy thích, màu sắc nổi bật, tươi sáng và đa dạng.

- Nét mặt rạng rỡ, lộ ra hàm răng trắng và đẹp.

- Nói to hoặc cười sảng khoái nhất trong một đám người.

Trong khi người hướng nội thường tự đánh giá bản thân, thích làm việc một mình, bằng việc quan sát biểu hiện bên ngoài của họ ngay lập tức phán đoán được. Tóm lại, nhóm người này có một số đặc trưng bên ngoài như dưới đây:

- Dáng người hơi gầy gò.

- Đầu tóc gọn gàng, nếu phát hiện thấy rối cũng bỏ thời gian trải chuốt lại.

- Ăn mặc gọn gàng, sẽ dùng tay vuốt phẳng phiu từng nếp gấp của quần áo.

- Khi đi, bước đi cân đối, không nhanh, không chậm, hai cánh tay đánh đều.

- Nét mặt nghiêm túc, có chút buồn rầu, thường cúi mặt, phần đầu cơ bản ngẩng thẳng.

Nắm vững những đặc trưng kể trên giúp chúng ta nhanh chóng hình thành ấn tượng về đối phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thuật đọc nguội.

Quan niệm giao tiếp xã hội của người hướng ngoại

Quan niệm giao tiếp xã hội của người hướng ngoại và người hướng nội có những đặc trưng cụ thể nào, khi thực hiện đọc nguội nên phân biệt ra sao? Trước tiên, chúng ta hãy bắt đầu từ người hướng ngoại.

Người có tính cách hướng ngoại, nói đơn giản đều coi “thế giới bên ngoài” là suy nghĩ trung tâm. Hay nói cách khác, ánh mắt của họ luôn hướng về thế giới bên ngoài, quan tâm những sự vật, sự việc xung quanh, đồng thời họ cũng rất dễ chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Những người như vậy thích giao tiếp, do đó, họ thường là những nhân vật nổi trội trong hoạt động giao tiếp. Đối với bạn bè không phân biệt thân sơ, xa gần, khi giao tiếp, họ có thể tự tạo được giá trị và sự tự hào về bản thân.

Tôi là người không thể tách rời bạn bè, có bọn họ, tôi sẽ có động lực sống và sẵn sàng làm tất cả mọi việc (Người hướng ngoại tự nói về bản thân).

Ngoài ra, trong trường hợp hội đàm thương mại, người hướng ngoại có tư duy năng động, phản ứng nhanh nhạy, giàu trí sáng tạo. Bọn họ sẽ không để buổi hội đàm trở nên tẻ nhạt, mà dám ăn to nói lớn, hơn nữa còn phụ họa thêm bằng nét mặt và ngôn ngữ cơ thể. Trong công việc, người hướng ngoại giỏi làm việc theo nhóm.

Nếu có một loại giường, vừa có thể làm giường đơn, lại có thể làm giường đôi thì tốt biết mấy. Có lẽ thật sự có thể làm như vậy, chúng ta thử xem sao (Người hướng ngoại nghĩ trong đầu).

Bất cứ sự vật nào cũng có tính hai mặt, vì vậy, người hướng ngoại cũng có khuyết điểm. Họ mau mồm mau miệng, đôi khi khiến người đối diện có cảm giác bị “cướp lời;” họ là tiêu điểm trong bất kỳ tình huống nào, vì vậy đôi khi sẽ phô trương quá mức; họ xử lý công việc nhanh nhưng lại có chút không hoàn hảo và cẩu thả.

Chúng ta hãy xem xét một ví dụ:

Nam: “Tớ hỏi cậu nhé, cậu thích những nơi nhộn nhịp hay muốn yên tĩnh một mình?”

Nữ: “Tớ thích bầu không khí nhộn nhịp vây quanh, sao vậy, cậu muốn làm trắc nghiệm à?”

Nam: “Vậy cậu sẽ thích tham gia một số hoạt động đông người, nhưng cũng vì lý do này, đôi khi nói chuyện cậu cũng đắc tội người khác.”

Nữ: “Uhm, tớ thích chơi với bạn bè, nhưng có một số người cứ né tránh, vì vậy, tớ tự nhắc nhở bản thân đừng tham gia nữa. Nhưng tại sao lại như vậy nhỉ?”

Nam: “Vì cậu quá thẳng thắn. Hay nói cách khác, cá tính của bạn thiên về hướng ngoại, có gì nói đấy, cũng thường lỡ miệng, khiến người khác hiểu lầm. Tớ cảm thấy chỉ cần chú ý một chút, bạn bè sẽ ngày càng thích cậu.”

Từ ví dụ này, bạn biết phán đoán người có tính cách hướng ngoại rồi chứ.

Phương pháp giao tiếp với người hướng ngoại

Người hướng ngoại coi “thế giới bên ngoài” là trọng tâm, vì vậy, trong những tình huống thông thường, chỉ cần bạn lên tiếng nhờ, người ta sẽ đồng ý giúp đỡ. Điều này cũng khiến người hướng ngoại không mấy bận tâm tới “tiếng lòng” mình, thường khiến người khác có cảm giác qua loa, đại khái, rất lạc quan, rất kiên cường. Thực ra, trong lòng họ cũng tồn tại sự yếu đuối, khi phải đưa ra quyết định quan trọng hoặc áp lực quá lớn, có thể họ sẽ bị đánh gục.

Vì trong suy nghĩ của người hướng ngoại đã có một phương diện như vậy nên khi giao tiếp với họ, phương pháp tốt nhất là dùng tình cảm lay động trái tim, thông qua việc thổ lộ tình cảm để có tiếng nói chung. Ví dụ nói “vì có cậu ở đây, cuộc sống của mọi người mới đa dạng, nhiều màu sắc như vậy, mọi người đều rất biết ơn cậu”... như vậy, anh ấy/cô ấy sẽ cảm thấy rất mãn nguyện, cũng sẵn sàng giúp bạn làm bất cứ chuyện gì.

Khi trò chuyện với người hướng ngoại, một số chủ đề trò chuyện chiếu lệ sau đây có thể phát huy tác dụng tích cực:

Cậu có khả năng hành động tốt, sự việc chẳng qua bị người khác thổi phồng về mức độ khó khăn, thà hành động trước còn hơn ngồi suy nghĩ đắn đo.

Trong mọi trường hợp, cậu đều được người khác yêu thích, cho dù là người mới gặp mặt lần đầu cũng có thể nhanh chóng kết thân với cậu.

Cãi nhau với bạn bè hoặc người khác cũng chỉ là chuyện nhỏ, cơn giận dữ của cậu sẽ nhanh chóng tan đi, chắc chắn cậu vẫn là chính mình – cởi mở và vui vẻ.

Trong công việc, dù quan hệ tốt với nhiều người, cậu vẫn gặp phải thành phần khó sống, người đó bụng dạ hẹp hòi, hay so bì với cậu kể cả chuyện cỏn con.

Khi gặp chuyện rắc rối, cậu thường tìm người bàn bạc, thu thập một số thông tin bên ngoài, hơn nữa, cậu luôn nhanh chóng tìm được người có thể giúp mình đưa ra nhiều sáng kiến hay.

Đó đều là những chủ đề trò chuyện chiếu lệ có thể áp dụng với người hướng ngoại. Khi cần, bạn có thể dùng thử xem sao.

“Hồi bé, cậu từng bị thương nặng phải không?”

“Uhm, tớ bị gãy chân trái khi còn học lớp ba.”

“Ồ, vậy sao? Khó chịu lắm phải không?”

“Đúng, khi mới tập đi trở lại vô cùng khó chịu. Sau đó, căn bệnh viêm mũi khi học cấp hai lại khiến khả năng nghe của tai trái bị giảm đi.”

“Tớ rất khâm phục cậu. Nhiều người khi đối mặt với khó khăn, thử thách như vậy đều sa sút ý chí, cảm thấy tự ti. Tớ thấy cậu rất lạc quan, là tuýp người ai nấy đều yêu thích, dù là người mới gặp mặt lần đầu cũng có thể thân thiết với cậu.”

“Tớ cũng có cảm giác như vậy, vì tớ chấp nhận sự thật, thản nhiên bỏ qua những chuyện không may mắn, không có gánh nặng. Dĩ nhiên, tớ thích tụ tập rôm rả với bạn bè rồi.

Trong cuốn kỹ năng đọc nguội của mình, thầy Hiroyuki Ishii từng nhắc tới việc nửa phần thân bên trái của người hướng ngoại dễ bị tổn thương (chưa biết thật giả ra sao). Khi thực hiện việc đọc nguội, mọi người hãy thử nghiệm và kiểm chứng xem sao.

Người hướng ngoại coi trọng mối liên hệ tình cảm trong giao tiếp xã hội, hy vọng giữa con người với con người có hàng ngàn hàng vạn nguyên tố tình cảm. Nếu cần soạn thảo một bức thư hẹn gặp mặt gửi đối phương, chúng ta hãy mào đầu bằng một số câu thăm hỏi chân tình, sau cùng mới đề cập tới vấn đề trọng tâm, tức thể hiện rõ mục đích viết thư. Làm như vậy mới khiến đối phương cảm thấy đó là một bức thư dạt dào tình cảm, ngoài ra, sử dụng biểu tượng cảm xúc hoặc chữ viết nhiều màu sắc, hoặc thêm vào một số từ ngữ mang sắc thái tình cảm như “tim đập thình thịch” “tốt quá” “vui quá” hiệu quả sẽ tốt hơn.

Mục đích chính: Lý đại ca, em muốn làm quen với anh, muốn tới thăm anh.

Lý đại ca:

Xin chào? Em tên là X, nhân viên công ty Y. Nghe Z nói anh Lý là bậc đàn anh chung sống hòa đồng, quan tâm người khác, trong bức thư này, hãy cho em gọi anh là Lý đại ca, hy vọng anh sẽ không chê trách cậu em này.

Hôm nay, em viết thư gửi anh, là vì....

Sau đây, em sẽ nói ra suy nghĩ của mình.

Công ty chúng em chủ yếu kinh doanh...., trong khi công ty anh...., sản phẩm (dịch vụ) của công ty em chắc chắn trên một số phương diện có thể giúp ích cho công ty anh.

Lý đại ca, vài ngày trước, em còn đang đọc bài viết của anh, không ngờ người anh cả trong tâm trí em không những giỏi làm ăn kinh doanh, mà còn văn hay chữ tốt. Nếu có cơ hội, nhất định sẽ nhờ anh chỉ giáo. Ngoài ra, nếu Lý đại ca thấy hứng thú với sản phẩm... nhớ liên hệ với em nhé.

Nếu có thể nhận được hồi âm của anh, em sẽ vui mừng khôn xiết!

Một lần nữa, em được xin được gửi lời chào trân trọng! Rất mong nhận được hồi âm của anh!

Quan niệm giao tiếp xã hội của người hướng nội

Người hướng nội coi cá nhân “tôi” là trung tâm. Tuýp người này không phản ứng tích cực với sự vật sự việc xung quanh bằng người hướng ngoại, thậm chí có chút tiêu cực, cũng rất hiếm khi chịu ảnh hưởng từ bên ngoài.

“Nghe nói cả kỳ nghỉ cậu đều giam mình trong nhà hoặc hiệu sách, sao vậy? Chắc không phải sợ bị cháy nắng giống con gái đấy chứ?

“Làm gì có chuyện đó, xem da tớ có trắng bằng da cậu đâu? Tớ không thích đi chơi, cũng không thích tụ tập. Ai giống cậu vẫn thích chơi bóng rổ này kia, tớ cũng đọc sách, lướt web, ngoài ra còn chơi Board Game.”

“Tuyệt nhỉ, tớ lại nghĩ cậu đi tu rồi cơ, may là còn biết chơi Board Game, chắc chắn là kiểu chơi tay đôi đúng không?”

“Uhm, cậu thật thông minh.”

Tuy bình thường người hướng nội không thích nói chuyện, nhưng nếu là kiểu trò chuyện tay đôi với bạn bè, họ sẽ trở nên thoải mái, tự tin.

Tóm lại, người hướng nội không thích nói chuyện, luôn giữ khoảng cách nhất định với người khác, thường bị hiểu lầm là lạnh nhạt. Thực ra, những người như vậy cũng dễ cảm thấy cô đơn, hy vọng có người hiểu thấu tâm tư. Chính vì vậy, người hướng nội thích làm những công việc mang tính độc lập. Trong giao tiếp xã hội, vì coi bản thân là trung tâm nên họ không muốn làm việc theo sự chỉ đạo của người khác, chỉ khi nào hiểu thấu vấn đề mới chịu thực hiện.

Phương pháp giao tiếp với người hướng nội

Khi giao tiếp với người hướng nội, bạn cần dùng đạo lý để giúp họ hiểu rõ, cần giải thích cặn kẽ cho họ về nguyên nhân và kết quả của sự việc, giao tiếp một cách sáng suốt.

Đồng thời, người hướng nội khá quan tâm tới cái tôi, tính tự tôn cao, vì vậy, chúng ta cần nắm bắt điều này để tiến hành trò chuyện. Ví dụ: “Đây là món quà chúng tớ chọn riêng cho cậu, những người khác không được như vậy đâu, “ và “Công việc này cậu làm là phù hợp nhất, vì chỉ có cậu mới hiểu rõ”... Bạn cần thỏa mãn lòng tự tôn, kích thích động lực làm việc của họ.

Khi giao tiếp với người hướng nội, một số chủ đề trò chuyện chiếu lệ dưới đây có thể phát huy tác dụng tích cực.

Cậu là người tự lấy mình làm gương, chỉ cần nhìn vào những việc cậu yêu cầu người khác phải làm được, chắc chắn cậu cũng đòi hỏi bản thân phải làm được hoặc yêu cầu với chính mình còn nghiêm khắc hơn.

Cậu có yêu cầu khắt khe về mặt thời gian, vì vậy, đôi khi sự chậm trễ của đối phương sẽ khiến cậu cảm thấy khó chịu.

Cậu là người theo chủ nghĩa hoàn mỹ, cho dù một số việc không muốn làm, nhưng chỉ cần bắt tay vào, cậu sẽ cố gắng làm tốt nhất.

Cậu thích nói chuyện riêng với người khác, chứ không phải theo kiểu túm năm tụm ba.

Cậu cảm thấy bản thân có sức mạnh phi thường, cảm giác chưa phát huy hết khả năng, cho rằng đến một ngày nào đó bản thân sẽ phát huy tối đa.

Cậu là người nóng vội, hấp tấp, vì vậy, khi trò chuyện với người khác, nếu đối phương nói năng chậm rãi, cậu sẽ cảm thấy sốt ruột.

Đó là những chủ đề trò chuyện chiếu lệ có thể áp dụng với người hướng nội, khác biệt nhiều so với người hướng ngoại, chúng ta thử vận dụng xem sao.

A và B lần đầu gặp mặt, A nói: “Nói với tớ trong điện thoại của cậu có bài hát gì, tớ sẽ biết cậu là người có tính cách ra sao.”

B nói: “Thật sao? Cậu xem đi, ở đây cả.” B đưa điện thoại cho A.

Xem xong A nói: “Xem ra cậu là người lạc quan vui vẻ, thực ra trong vẻ bề ngoài lạc quan vẫn ẩn chứa một trái tim tĩnh lặng, trái tim này thích cô độc, hơn nữa có sức mạnh phi thường, luôn theo đuổi sự hoàn mỹ không biết mệt mỏi.”

B: “Vậy sao? Rất nhiều người thích những bài hát này.”

A: “Có lẽ cậu chưa phát hiện ra. Chúng ta đều nói con mắt là cửa sổ tâm hồn, mà những bài hát này, ví dụ trong điện thoại, trong máy MP3 và âm nhạc trên mạng cậu thường nghe, đều giống như chiếc chuông gió treo trên cửa sổ tâm hồn, hình tượng hóa tiếng lòng của cậu, vì vậy, tớ có thể nghe được.”

B: “Tớ không phủ nhận thích sống một mình, nhiều khi cũng thích tụ tập với bạn bè, nhưng tớ cảm thấy mình nhỏ bé và không được mọi người để mắt tới.”

A: “Có lẽ, cậu chưa chú ý, cậu cũng là người đặc biệt nhất.”

Cho dù đôi khi không nắm được bất cứ thông tin nào về đối phương, chúng ta cũng có thể thông qua một vật trung gian như bài hát để thu được thông tin “giấu kín” của đối phương, chủ đề trò chuyện tiếp theo cũng trở nên đơn giản hơn.

Nếu phải viết thư cho một khách hàng hướng nội, chúng ta cố gắng viết đơn giản, ngắn gọn, nêu bật nội dung chính, tránh việc dài dòng sẽ để lại ấn tượng không tốt trong lòng đối phương.

Mục đích chính: Hy vọng được trao đổi trực tiếp với ngài, được phục vụ ngài.

Tổng giám đốc Từ:

Chào ngài! Tôi là X của công ty Y.

Công ty chúng tôi chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực..., trong khi hiện nay, công ty của ngài..., sản phẩm (dịch vụ) của công ty chúng tôi chắc chắn sẽ giúp ích cho công ty ngài trên phương diện....

Tổng giám đốc Từ, thành tựu ngài đạt được trong lĩnh vực ... khiến tôi không khỏi ngưỡng mộ, tôi cũng mong mỏi được gặp mặt ngài, điều đó sẽ khiến tôi cảm thấy vô cùng vinh hạnh. Đồng thời, nếu ngài có nhu cầu đối với sản phẩm .... chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ.

Rất mong nhận được hồi âm của ngài!

Bài 2: Hệ thống đọc nguội của hai tính cách

Trong phần kỹ năng bộ khung ngôn ngữ, tôi đã giới thiệu qua về một dạng kỹ năng ngôn ngữ “giống như bộ khung,” dùng để chỉ việc thể hiện trải nghiệm chưa được thực hiện “giống như” trải nghiệm đã được thực hiện. Khi đứng trước đối tượng giao tiếp là người hướng nội hoặc hướng nội, chúng ta cũng có thể vận dụng mô thức trải nghiệm bộ khung này miêu tả đặc trưng tính cách của đối tượng giao tiếp “giống như” đặc điểm của thần tượng nào đó mà bạn hâm mộ.

Thuật đọc nguội “giống như bộ khung”

Trong quan niệm đọc nguội của thầy Hiroyuki Ishii, kỹ năng đọc nguội được ông gọi dưới cái tên hệ thống tay phải và hệ thống tay trái. Trên thực tế, đó là một mô thức trải nghiệm chủ động miêu tả đặc trưng tính cách của đối phương “giống như bộ khung,” cũng tương tự như kỹ năng tự ám thị được giới thiệu ở phần trước.

Khi đứng trước người có tính cách hướng ngoại và hướng nội, chỉ cần chúng ta nắm vững kỹ năng “giống như bộ khung” cụ thể sẽ có thể khai thông lối vào tâm hồn của họ, đồng thời quan sát, hiểu thấu những điều họ suy nghĩ, từ đó có biện pháp trò chuyện với đối phương.

Vật truyền dẫn “giống như bộ khung” được thầy Hiroyuki Ishii sử dụng là mười ngón tay, đây cũng là phương pháp tương đối trực tiếp và đơn giản. Vì trong bất cứ tình huống giao tiếp nào, chỉ có duy nhất hai bàn tay luôn là vật truyền dẫn ám thị gần tầm mắt mình nhất. Sau khi gắn cho mỗi ngón tay một đối tượng tình cảm cố định, lại dựa trên trải nghiệm “giống như bộ khung” mang tính ám thị để trò chuyện với đối phương, lập tức có thể đạt tới trình độ điêu luyện.

Ví dụ, trong “hệ thống tay phải” của Hiroyuki Ishii, tay phải đại diện cho những người có đặc trưng tính cách lấy “chúng tôi” làm trung tâm, đồng thời ngón tay trái trên bàn tay phải đại diện cho “phong thái đàn anh,” ngón trỏ đại diện cho “yêu mến đám đông,” ngón giữa đại diện cho “hiện tại,” ngón áp út đại diện cho “tâm trạng,” ngón út chỉ “trẻ con.” Trong mỗi định hướng cụ thể được đại diện, chúng ta lại xây dựng một số chủ đề trò chuyện chiếu lệ chuẩn xác, cuối cùng hình thành một bộ kỹ năng ngôn ngữ đọc nguội thường dùng để áp dụng với số người trên.

Trong phần này, điều tác giả muốn tiếp tục mở rộng là chúng ta không những có thể dùng hai tay làm vật truyền dẫn ám thị “giống như bộ khung,” mà còn có thể mượn đôi tay đối phương làm vật truyền dẫn ám thị “giống như bộ khung.”

Như đã đề cập trong một số chương trước, khi trò chuyện với đối phương, chúng ta cố gắng xòe lòng bàn tay cho họ xem, thể hiện sự thẳng thắn và đón nhận của bản thân, là một tín hiệu giao tiếp tích cực. Trong tình huống đó, việc dùng lòng bàn tay mình làm vật truyền dẫn “giống như bộ khung” có thể chấp nhận được. Nhưng nếu chúng ta cứ nhăm nhăm nói chuyện với bàn tay mình, chắc chắn sẽ khiến người khác buồn cười, khi đó, chúng ta hãy mượn bàn tay đối phương làm vật truyền dẫn ám thị, để hoàn thành nhu cầu trải nghiệm “giống như bộ khung.”

Suy rộng ra, nếu trong đầu chúng ta có thể cố định một nhóm người hoặc sự vật mang tính tình huống, coi đó là vật truyền dẫn ám thị “giống như bộ khung” thì cũng không có gì là bất khả thi.

Hệ thống đọc nguội của người hướng ngoại

Căn cứ vào kỹ năng đọc nguội “giống như bộ khung”, chúng ta bắt buộc phải đưa ra vật truyền dẫn ám thị cho tính cách của đối tượng trò chuyện, cũng giống như hệ thống tay phải được nhắc tới trong phần trước. Để tránh việc những người yêu thích đọc nguội nhầm lẫn vật truyền dẫn ám thị, trong phần này, chúng tôi thống nhất giữa vật truyền dẫn ám thị “giống như bộ khung” và “hệ thống tay phải tay trái” của Hiroyuki Ishii. Đồng thời, chúng tôi cố gắng thông qua việc cải thiện các tình huống để nâng cao “tính hình tượng” của kỹ năng đọc nguội “giống như bộ khung này”, nhằm giúp mọi người ghi nhớ và vận dụng dễ dàng hơn.

Ví dụ, với hệ thống đọc nguội của người hướng ngoại, chúng ta có thể tiếp tục thiết kế như sau:

1, Ngón tay cái à “phong thái đàn anh” à Châu Nhuận Phát, Mai Diễm Phương.

2, Ngón trỏ à”yêu mến mọi người” à Ngô Tôn Hiến, Từ Hy Đệ.

3, Ngón giữa à “hiện tại” à Hàn Hán, Vương Lạc Đơn.

4, Ngón áp út à “tâm trạng” à Thôi Kiện, Tạ Na.

5, Ngón út à “trẻ con”à Tiểu Tiểu Bân, Từ Kiều.

Nếu định nghĩa vật truyền dẫn ám thị và nhân vật hình tượng trong hệ thống đọc nguội của người hướng ngoại, chúng ta có thể minh họa như hình 5 - 1 sau:

Hình 5 - 1

Từ hình 5 - 1 có thể thấy, những người tương ứng với mỗi ngón tay đã hết sức rõ ràng, người đọc nguội căn cứ vào sở thích của bản thân (ví dụ dùng thần tượng của mình) để tiếp tục thay thế. Thông qua việc thiết kế thành một nhóm người mà mình yêu thích, dựa trên thiết kế theo tuần tự như vậy, chúng ta sẽ khiến chủ đề trò chuyện chiếu lệ trở nên thoải mái và thú vị hơn. Như vậy, chỉ cần ghi nhớ ý nghĩa và tính cách đặc trưng được đại diện bởi mỗi ngón tay, sau đó có thể dễ dàng nói ra những lời ca ngợi.

11

Giơ ngón tay cái lên, người bình thường đều hiểu nó biểu thị sự tôn trọng, vì thế, khi nói về ngón tay cái rất, chúng ta dễ nghĩ tới những đặc điểm, cá tính như: được người khác tôn trọng, không câu nệ tiểu tiết, độ lượng, khẳng khái, đáng tin cậy, vui vẻ giúp đỡ người khác, bao dung…Trong quá trình đọc nguội, bạn có thể lựa chọn một số từ khóa miêu tả cá tính để khen ngợi một người nào đó mà mình tưởng tượng. Những chủ đề trò chuyện chiếu lệ hoàn toàn xuất phát từ những lời nói trong tâm khảm, dĩ nhiên dễ dàng khiến đối phương cảm động. Khi đọc nguội như vậy, nếu như quả thật không tìm thấy chủ đề trò chuyện chiếu lệ, bạn chỉ cần liên tưởng tới một minh tinh tương ứng mà mình thích, tự nhiên sẽ có lời hay ý đẹp để thao thao bất tuyệt.

Thực tiễn đọc nguội của người hướng ngoại

Phần dưới đây sẽ giúp chúng ta thử dựa trên việc thiết kế cấu trúc hóa hệ thống đọc nguội của người hướng ngoại để xây dựng chủ đề trò chuyện chiếu lệ khiến đối tượng giao tiếp là người hướng ngoại cảm động. Khi thực hiện đọc nguội, chúng ta xòe bàn tay ra, bắt đầu thực hiện thói quen đọc nguội từ ngón tay cái.

Chủ đề trò chuyện chiếu lệ của ngón cái.

“Trải nghiệm khung” của ngón tay cái bắt đầu từ “phong thái đàn anh” đã được hình tượng hóa thành những thần tượng mang khí chất đàn anh hoặc đàn chị như Chuân Nhuận Phát và Mai Diễm Phương. Khi đó, chúng ta dễ dàng dựa vào tính cách đặc trưng của họ để xây dựng chủ đề trò chuyện chiếu lệ.

Điều chúng ta cần làm là đứng trước đối tượng giao tiếp, nếu anh ta là một người thuộc tuýp “đàn anh”, có thể lấy Châu Nhuận Phát là vật truyền dẫn “giống như bộ khung” để tiến hành đọc nguội.

Bạn là một nhân vật bề trên được người khác tôn trọng và rất có sức ảnh hưởng.

Bạn là người không thích ỷ lớn hiếp bé mà nhất định thích lấy nhu thắng cương, giúp đỡ những kẻ yếu đuối.

Trong con mắt bạn bè, bạn là một người trượng nghĩa, rất rộng lượng, thường bao dung những khuyết điểm của người khác.

Bạn gái có cảm giác an toàn khi ở bên bạn, bạn cũng rất biết cách quan tâm người khác.

Bạn là người quyết đoán, dứt khoát, bạn bè cảm thấy bạn rất đáng tin cậy.

Tóm lại, bạn có thể phát huy và liên tưởng tối đa tới các câu văn để miêu tả vị “đàn anh” này. Nếu đối phương phủ nhận sự khen ngợi của chúng ta, trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ giảng giải cho bạn về sách lược đối phó.

Dĩ nhiên, nếu đối phương là một bạn nữ, chúng ta có thể dựa vào thần tượng nữ được thiết kế qua việc kết cấu hóa hệ thống đọc nguội của người hướng ngoại để xây dựng chủ đề trò chuyện chiếu lệ, ví dụ “là một đàn chị hào phóng, bạn luôn khẳng khái, độ lượng, vui vẻ giúp đỡ người khác nên được rất nhiều người tôn trọng”.

Chủ đề trò chuyện chiếu lệ của ngón trỏ.

“Trải nghiệm khung” của ngón trỏ bắt đầu từ việc “yêu mến người khác” đã được hình tượng hóa thành những minh tinh giỏi giao tiếp, sôi nổi, thường xuyên tụ tập vui vẻ với bạn bè như Ngô Tôn Hiến, Từ Hy Đệ. Khi đó chúng ta dễ dàng dựa vào tính cách đặc trưng của họ để xây dựng chủ đề trò chuyện chiếu lệ.

Từ những người này, chúng ta rất dễ nghĩ tới những đặc điểm, cá tính như: thích vận động, yêu mến bạn bè, thích giao lưu, có khiếu hài hước…

Điều chúng ta cần làm là, đứng trước đối tượng giao tiếp là một bạn nam, có thể coi Ngô Tôn Hiến là vật truyền dẫn “giống như bộ khung” để tiến hành đọc nguội.

“Bạn là một người quan hệ rộng. Dù quan hệ trên thế giới ảo như mạng Internet hay trong cuộc sống thực, bạn đều thích bạn bè làm nhiều việc thiện, vì như vậy mới sôi nổi. Trong hoàn cảnh mới, bạn cũng có thể thân thiết với những người mới làm quen, đó mới là cá tính thẳng thắn của bạn”.

“Bất luận hiện nay bạn đang làm công việc gì, thực ra trong lòng bạn luôn coi mình là một chuyên gia quan hệ xã hội toàn năng, yêu mến bạn bè, giỏi giao tiếp, có khiếu hài hước. Có lẽ, đó mới là trạng thái sống mà bạn thực sự mong muốn hướng tới”.

Chủ đề trò chuyện chiếu lệ của ngón giữa.

Nếu chúng ta thu nhỏ tất cả kinh nghiệm cuộc đời trong ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai trong lòng bàn tay, phải chăng trước và sau ngón giữa lần lượt là ngày hôm qua và ngày mai, ngón giữa chính là giới tuyến, là tình cảnh hiện tại của chúng ta. Tất cả những gì thuộc về trước đó bao gồm ngày hôm qua chẳng phải là quá khứ hay sao? Tất cả những gì thuộc về sau này bao gồm ngày mai chẳng phải là tương lai sao?

“Trải nghiệm khung” của ngón giữa bắt đầu từ “chuyên tâm vào hiện tại” đã được hình tượng hóa thành những minh tinh như Hàn Hán, Vương Lạc Đan. Từ những con người này, chúng ta dễ nghĩ tới những đặc điểm, tính cách như: sống trong thực tại, chuyên tâm làm tốt công việc hiện nay, không thích nhìn trước, ngó sau, ưu tiên hành động, đôi lúc hơi hấp tấp…

Điều chúng ta cần làm là đứng trước đối tượng giao tiếp nếu là nam giới, có thể coi Hàn Hán là vật truyền dẫn “giống như bộ khung” để tiến hành đọc nguội.

Bạn rất hài lòng với cảm giác hiện nay, chuyên tâm làm tốt những việc hiện tại, không quan tâm trước đó ra sao và sau đó sẽ như thế nào, chỉ muốn thể hiện con người thật của mình, đúng không?

Bạn là một người theo quan điểm hành động, không lo lắng sau này sẽ xảy ra chuyện gì, cảm thấy chỉ cần hành động ngay bây giờ, cho dù ngày mai trời sập xuống cũng không bận tâm.

Nếu đối phương là nữ, có thể coi Vương Lạc Đan (đóng vai Đỗ La La) là vật truyền dẫn “giống như bộ khung” để tiến hành đọc nguội.

Bạn là người con gái theo chủ nghĩa hiện thực, chỉ muốn phát huy toàn bộ sức mạnh của bản thân, là chính mình một cách tốt nhất, cho dù phải chịu ấm ức, cũng không bận tâm quá lâu, bạn vẫn giữ quan điểm ưu tiên hành động, chỉ có điều đôi khi bạn hay hấp tấp, đúng không?

Chủ đề trò chuyện chiếu lệ của ngón áp út

Ngón áp út là phương thức biểu đạt tình cảm, người ta thường đeo nhẫn trên ngón tay này, đặc biệt là nhẫn cưới trên tay trái.

Điều này khiến chúng ta dễ nghĩ tới những đặc điểm, tính cách như: trọng tình cảm, dễ vui mừng ra mặt, đôi lúc hay tâm trạng. Chúng ta có thể tiếp tục hình tượng hóa “trải nghiệm bộ khung” của ngón áp út qua những minh tinh như Thôi Kiện, Tạ Na. Khi đó, chúng ta dễ dàng dựa vào tính cách đặc trưng của họ để xây dựng chủ đề trò chuyện chiếu lệ.

Bạn là người coi trọng tình cảm, sẽ dành toàn bộ tình cảm cho một người hoặc một việc, tới mức quên mình. Đôi lúc, bạn có chút biểu hiện tâm trạng, khiến đối tượng giao tiếp không biết phải làm sao, nhưng đó hoàn toàn không phải là chủ ý của bạn.

Tất cả những cung bậc cảm xúc như vui mừng, tức giận, đau thương, yêu thương, thù ghét đều thể hiện trên khuôn mặt bạn, vì vậy, khi quan sát biểu cảm của bạn, người khác có thể biết khi nào có thể tiếp cận, khi nào tốt nhất không nên chọc giận bạn, đúng không nào?

Chủ đề trò chuyện chiếu lệ của ngón út

Giống như tên gọi của ngón út, những người như vậy thường có tính cách như trẻ con. Thế nhưng, bạn cần hết sức lưu ý là tuyệt đối không được vì lý do đó mà có những lời lẽ coi thường khi tìm hiểu đối phương. Vì những người như vậy thường hồn nhiên và đáng yêu như trẻ nhỏ, cũng thẳng thắn, non nớt thậm chí nhẹ dạ cả tin như trẻ con.

Điều này dễ khiến chúng ta liên tưởng tới những đặc điểm, cá tính như ngây thơ, trong sáng, dễ tổn thương, ham ăn, ham chơi, tính ỷ lại cao. Có thể tiếp tục hình tượng hóa “trải nghiệm bộ khung” của ngón út thông qua những ngôi sao nhí dễ thương như Tiểu Tiểu Bân, Từ Kiều, khi đó, chúng ta dễ dàng dựa vào tính cách đặc trưng của họ để xây dựng chủ đề trò chuyện chiếu lệ.

Tuy bạn có rất nhiều bạn bè, nhưng quả thực, bạn rất sợ sự cô đơn đúng không? Nếu đối phương đột nhiên không quan tâm tới bạn nữa, có thể bạn sẽ nũng nịu như trẻ con, xem ra vẫn rất đáng yêu phải không? Thực ra, bạn bè vẫn thích một người đáng yêu như bạn.

Đôi khi suy nghĩ của bạn có chút ngây thơ, cho dù không thể thực hiện, bạn cũng sẽ vui mừng vì bản thân mình như vậy, phải không?

Khi thực hiện đọc nguội, ngoài việc có thể dựa vào chủ đề trò chuyện chiếu lệ (được cung cấp bởi thiết kế kết cấu hóa hệ thống đọc nguội của người hướng ngoại), coi đó là từ khóa, chúng ta còn có thể phát huy linh hoạt. Một mũi tên trúng nhiều đích.

Toàn bộ chủ đề trò chuyện chiếu lệ của người hướng ngoại

Đặc trưng cá tính của con người phong phú và hay thay đổi, chúng ta buộc phải tổ hợp và vận dụng thành thục các chủ đề trò chuyện chiếu lệ khác nhau mới có thể cùng đối phương xây dựng mối quan hệ tâm lý sâu sắc hơn.

Đối với những người hướng ngoại, chúng ta nên dựa vào sơ đồ triển khai chủ đề trò chuyện chiếu lệ của người hướng ngoại (như minh họa tại hình 5 - 3), theo thứ tự từ trái qua phải (cũng có thể xáo trộn tổ hợp) để nói lên chủ đề trò chuyện chiếu lệ của mình:

Hình 5 - 3: Sơ đồ triển khai chủ đề trò chuyện chiếu lệ của người hướng ngoại

12

Khi đứng trước một người, dù là nam hay nữ, bạn cũng có thể triển khai câu chuyện cho cuộc giao lưu như sau:

Trong cuộc sống, bạn luôn khẳng khái, rộng lượng, vui vẻ giúp đỡ người khác nên được nhiều người tôn trọng (ngón cái/Châu Nhuận Phát). Nếu nói từ điểm này, bạn là một người mà bạn bè không thể rời xa, bạn cũng là một người tốt từ đầu chí cuối luôn yêu mến bạn bè, nói chuyện vui vẻ, thường xuyên phát huy tính hài hước của bản thân (ngón trỏ/Ngô Tôn Hiến), chính vì vậy, bạn luôn sống với thực tại, dám làm dám chịu, hưởng thụ ngay (ngón giữa/Hàn Hán). Trong thế giới tình cảm phong phú của bạn, bạn thà thể hiện tâm trạng hỉ nộ ái ố trên khuôn mặt, cũng không muốn giấu kín tâm sự trong lòng, cho dù bị người khác hiểu lầm là một người dễ suy tư cũng không thấy hối tiếc (ngón áp út/Thôi Kiện), vì đó mới chính là con người thực của bạn. Đó là sự thể hiện thẳng thắn, bản tính của bạn (ngón út/Tiểu Tiểu Bân).

Chủ đề trò chuyện chiếu lệ kể trên hoàn toàn được tiến hành dựa theo sơ đồ triển khai, những từ khóa dùng đến đều được gạch chân. Khi đối phương nghe thấy những lời đọc nguội như vậy, tự khắc vô cùng vui mừng, vì khi đó, đối phương cảm nhận được mỗi lời bạn nói đều chạm tới tâm can họ.

Trên thực tế, chúng ta cũng có thể tổ hợp linh hoạt một số từ khóa trong đó để xây dựng chủ đề trò chuyện chiếu lệ, dưới đây là một thử nghiệm:

Nhân viên hai phía đối tác muốn bàn về dự án, khi mới bắt đầu không thể thiếu câu chuyện hàn huyên. Bên A nhìn thấy đại biểu bên B sau khi ngồi xuống, ngón cái (trên bàn tay trái) ghì chặt lên bàn tay phải, bèn nói: “Trong cuộc sống hàng ngày, ngài nhất định được rất nhiều người tôn trọng, được người khác nhờ vả, thấy người khác gặp khó khăn, cho dù người ta còn chưa mở lời, ngài đã muốn nghĩ cách giúp đỡ. Tôi nghĩ, trong công việc, ngài cũng là một người không câu nệ tiểu tiết, đúng không?” Bên B nghe bên A nói, thầm nghĩ: “Mình chưa từng tiếp xúc với ông ta, tại sao ông ta lại biết nhỉ?” Bèn nói: “Ngài thật biết nhìn người, lẽ nào trên khuôn mặt tôi lại viết lên những lời đó sao?” “Ồ, dĩ nhiên không, chỉ là khi ngài vừa bước vào tôi đã cảm giác ngài có phong thái đó, khiến tôi bất giác ngưỡng mộ ngài!” Bên A khéo léo nói. “Xem ra lần này chúng ta hợp tác thật vui vẻ rồi! Ha ha, chúng ta bắt đầu thôi!” “Được thôi, tôi cũng hy vọng như vậy!”

Hệ thống đọc nguội của người hướng nội

Sau khi tìm hiểu hệ thống tay phải, bạn sẽ phát hiện những điều đó chủ yếu có thiên hướng miêu tả những người có tính cách hướng ngoại. Tiếp theo đây chúng ta sẽ nghiên cứu bí mật của tay trái, cũng chính là chiến thuật đọc nguội phù hợp khi gặp người có tính cách hướng nội.

Thực ra, thành thục với hệ thống tay phải, cũng tương đương với việc hiểu rõ hệ thống tay trái. Vì hệ thống tay phải và tay trái hoàn toàn trái ngược với nhau. Tương tự, để đảm bảo tính thống nhất với hệ thống tay trái của Hiroyuki Ishii và giúp mọi người dễ dàng ghi nhớ hơn, chúng tôi cố gắng tối đa thông qua việc cải thiện tình huống để nâng cao tính hình tượng của loại hình đọc nguội “giống như bộ khung” này.

1. Ngón cái – “khí chất chuyên gia” – Einstein, Marie Curie

2. Ngón trỏ – “sợ đám đông” – Thôi Vĩnh Nguyên, Trương Ái Linh

3. Ngón giữa – “quá khứ hoặc tương lai” – Buffet, Đổng Minh Châu.

4. Ngón áp út – “lý luận và nguyên tắc” – Phương Chu Tử, Dương Lan

5. Ngón út – “độc lập tự chủ” – Vương Tiểu Ba, Tam Mao

Định vị vật truyền dẫn ám thị và hình tượng nhân vật hệ thống đọc nguội của người hướng nội, chúng ta xem hình minh họa 5 - 4.

Xxx

Hình 5 - 4: Minh họa tín hiệu “giống như bộ khung” của tay trái

Từ hình 5 - 4 chúng ta thấy những người tương ứng với mỗi ngón tay rất rõ ràng. Như vậy, chỉ cần ghi nhớ ý nghĩa và tính cách đặc trưng được đại diện bởi mỗi ngón tay là dễ dàng nói ra những lời khen ngợi.

Thiết kế kết cấu hóa hệ thống đọc nguội của người hướng nội giống như minh họa tại hình 5 - 5.

13
Hình 5 - 5: Sơ đồ thiết kế kết cấu hóa hệ thống đọc nguội của người hướng nội

Thực tiễn đọc nguội của người hướng nội

Sau đây, chúng ta thử căn cứ vào sơ đồ thiết kế kết cấu hóa hệ thống đọc nguội của người hướng nội để tổng kết những chủ đề trò chuyện chiếu lệ lay động đối tượng giao tiếp là người hướng nội. Khi thực hiện đọc nguội, chúng ta xòe bàn tay ra bắt đầu thực hiện từ ngón cái.

Chủ đề trò chuyện chiếu lệ của ngón cái

“Trải nghiệm bộ khung” của ngón cái trên bàn tay trái bắt đầu từ “khí chất chuyên gia” đã được hình tượng hóa thành những nhà khoa học hoặc chuyên gia có tinh thần nghiên cứu như Einstein và Marie Curie. Khi đó, chúng ta dễ dàng căn cứ vào đặc điểm của họ để tổ chức chủ đề trò chuyện chiếu lệ. Thông thường, chúng ta rất dễ nghĩ tới những đặc điểm và cá tính như tinh thần nghiên cứu, chịu trách nhiệm độc lập, không muốn tùy tiện làm phiền người khác, vui vẻ giải quyết vấn đề, không từ bỏ khi chưa đạt mục đích.

Điều chúng ta cần làm là, khi đứng trước đối tượng giao tiếp tương tự (lấy nam giới làm ví dụ), có thể coi Einstein là vật truyền dẫn “giống như bộ khung” để tiến hành đọc nguội.

Bạn là một người sống có mục tiêu, hơn nữa, để theo đuổi mục tiêu, bạn sẽ kiên trì không biết mệt mỏi, thậm chí khiến người khác không thể lý giải.

Bạn thích có thành tích xuất sắc trên một lĩnh vực hơn là mỗi thứ hiểu một tí.

Nếu chung sống với một đám người, đặc biệt là trẻ con, bạn sẽ cảm thấy đầu óc quay cuồng.

Chủ đề trò chuyện chiếu lệ của ngón trỏ

“Trải nghiệm bộ khung” của ngón trỏ trên bàn tay trái bắt đầu từ tính cách “sợ đám đông” đã được hình tượng hóa thành những nhân vật nổi tiếng như Thôi Vĩnh Nguyên, Trương Ái Linh. Khi đó, chúng ta dễ dàng căn cứ vào đặc điểm trên cơ thể họ để tổ chức chủ đề trò chuyện chiếu lệ. Thông thường, chúng ta dễ nghĩ tới những đặc điểm và cá tính như không giỏi giao tiếp, muốn cô độc một mình, chỉ nói chuyện với bạn tâm giao…

Điều chúng ta cần làm là, khi đứng trước đối tượng giao tiếp tương tự (lấy nam giới làm ví dụ), có thể coi Thôi Vĩnh Nguyên là vật truyền dẫn “giống như bộ khung” để tiến hành đọc nguội.

Bạn thường suy nghĩ vu vơ về những vấn đề như giá trị cuộc sống, hơn nữa thường xuyên cảm thấy đơn độc phải không?

Bạn cảm thấy nói chuyện với người khác là chuyện phiền phức, những người không hiểu rõ nội tình thường khiến bạn tổn thương.

Tuy cũng thích tụ tập với bạn bè, nhưng bạn cảm thấy rất mệt mỏi, chi bằng một mình tự do tự tại.

Nếu đối phương là nữ giới, lấy Trương Ái Linh là vật truyền dẫn ám thị, có thể thiết kế chủ đề trò chuyện chiếu lệ như sau:

Bạn thích cô độc một mình, cho dù tình yêu trong sâu thẳm trái tim cũng rất khác người.

Tuy thường xuyên cảm thấy cô đơn, nhưng bạn lại thích tận hưởng cảm giác cô đơn đó, làm một người có một không hai.

Chủ đề trò chuyện chiếu lệ của ngón giữa

“Trải nghiệm bộ khung” của ngón giữa trên bàn tay trái bắt đầu từ “quá khứ hoặc tương lai” đã được hình tượng hóa thành những nhân vật nổi tiếng như Buffet, Đổng Minh Châu. Khi đó, chúng ta dễ dàng căn cứ vào đặc điểm của họ để tổ chức chủ đề trò chuyện chiếu lệ. Thông thường, chúng ta dễ nghĩ tới những đặc điểm, cá tính như: coi trọng kinh nghiệm, suy nghĩ sâu sắc, xác định rõ mục tiêu rồi mới hành động…

Điều chúng ta cần làm là, đứng trước đối tượng giao tiếp tương tự (lấy nam giới làm ví dụ), có thể coi Buffet là vật truyền dẫn “giống như bộ khung” để tiến hành đọc nguội.

Bất luận là lựa chọn của đời người hay đầu tư tài chính, bạn không những vô cùng coi trọng kết quả cuối cùng, mà còn không ngừng tham khảo bài học kinh nghiệm trước đó, cố gắng đưa ra lựa chọn chính xác nhất.

Bạn sẽ không làm những việc không có kế hoạch, không có sự chuẩn bị, những việc bạn muốn làm chắc chắn đã được cân nhắc kỹ càng.

Chắc chắn bạn có rất nhiều dự định cho tương lai?

Khi gặp khó khăn, bạn có thể dự tính khả năng xấu nhất, đồng thời chấp nhận và đối mặt với nó.

Chủ đề trò chuyện chiếu lệ của ngón áp út

“Trải nghiệm bộ khung” của ngón áp út bắt đầu từ “lý luận và nguyên tắc” đã được hình tượng hóa thành những nhân vật như Phương Chu Tử, Dương Lan. Khi đó, chúng ta dễ dàng căn cứ vào đặc điểm của họ để tổ chức chủ đề trò chuyện chiếu lệ. Thông thường, chúng ta dễ nghĩ tới những đặc điểm, cá tính như: bình tĩnh, khách quan, kiên trì nguyên tắc, không chịu tác động của hoàn cảnh, lý trí mạnh hơn cảm tính…

Điều chúng ta cần làm là, khi đứng trước đối tượng giao tiếp tương tự (lấy nam giới làm ví dụ), có thể coi Phương Chu Tử là vật truyền dẫn “giống như bộ khung” để tiến hành đọc nguội.

Vì bạn luôn biết cách đưa ra câu trả lời chính xác nhất trong nhiều sự việc nên cũng để lại ấn tượng rõ ràng, sâu sắc trong lòng mọi người.

Khi phải lựa chọn, bạn luôn phán đoán bình tĩnh và tỉnh táo.

Vì bạn khiến người khác cảm thấy mình là người sống quá lý trí, không bộc lộ cảm xúc, cho nên người khác sẽ cảm thấy không gần gũi và muốn giữ khoảng cách với bạn.

Đôi khi, bạn có sự hiểu biết độc đáo, nhưng trong thực tế cuộc sống lại không được người khác tôn trọng, điều này khiến bạn cảm thấy buồn lòng đúng không?

Chủ đề trò chuyện chiếu lệ của ngón út

“Trải nghiệm bộ khung” của ngón út bắt đầu từ “độc lập tự chủ” đã được hình tượng hóa thành những nhân vật nổi tiếng như Vương Tiểu Ba, Tam Mao. Khi đó, chúng ta dễ dàng căn cứ vào đặc điểm của họ để tổ chức chủ đề trò chuyện chiếu lệ. Thông thường, chúng ta dễ nghĩ tới những đặc điểm, cá tính như độc lập, tự chủ, dám yêu, dám hận, kiên trì cách suy nghĩ, không ngừng theo đuổi…

Điều chúng ta cần làm là, khi đứng trước đối tượng giao tiếp tương tự (lấy nam giới làm ví dụ), có thể coi Vương Tiểu Ba là vật truyền dẫn “giống như bộ khung” để tiến hành đọc nguội.

Mọi người thấy bạn là người kiên cường, thực ra bạn cũng yếu đuối trong một số vấn đề, chỉ có điều không bộc lộ mà thôi.

Trong công việc, đôi khi bạn bận rộn tới mức quên ăn, quên ngủ chứ?

Bạn tin tưởng dựa vào khả năng của bản thân nhất định sẽ trụ vững.

Bạn mãi mãi luôn là người dám yêu, dám hận, không ngừng theo đuổi nhỉ?

Trọn bộ chủ đề trò chuyện chiếu lệ của người hướng nội

Đứng trước người hướng nội, chúng ta có thể tuân theo thứ tự từ trái sang phải (cũng có thể thay đổi tổ hợp) để nói ra những chủ đề trò chuyện chiếu lệ của bản thân.

Trong hệ thống đọc nguội của người hướng ngoại, chúng ta đã lấy ví dụ coi nam giới là đối tượng giao tiếp để thiết kế một bộ chủ đề trò chuyện chiếu lệ. Bây giờ, hãy thay đổi góc độ, trong sơ đồ triển khai chủ đề trò chuyện chiếu lệ của người hướng ngoại, chúng ta coi nữ giới là đối tượng giao tiếp để thiết kế một bộ chủ đề trò chuyện chiếu lệ.

14

Hình 5 – 6: Sơ đồ triển khai chủ đề trò chuyện chiếu lệ của người hướng nội

Trong cuộc sống, bạn luôn dũng cảm, dám chịu trách nhiệm, cho dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bạn cũng sẽ phát huy tinh thần nghiên cứu, đồng thời cuối cùng giải quyết được vấn đề (ngón cái/Marie Curie.) Điều này cũng khiến người khác nhận thấy bạn là người khách bộ hành cô độc quẩn quanh với chính mình, không giỏi giao tiếp. Có lẽ chỉ có những người bạn tri kỷ mới thấu hiểu cảm xúc trong sâu thẳm tâm hồn bạn (ngón trỏ/Trương Ái Linh), đồng thời bị khuất phục bởi chí hướng lớn lao của bạn, bởi vì cũng chỉ có bọn họ mới hiểu được bạn suy nghĩ kỹ lưỡng rốt cuộc để làm gì, hiểu rõ đằng sau mục tiêu rõ ràng của bạn (ngón giữa/Đổng Minh Châu). Ngoài việc giữ ý thức tư duy khách quan, bình tĩnh, bạn còn giữ vững quyết tâm kiên trì nguyên tắc, thật sự cầu thị (ngón áp út/Dương Lan). Bọn họ sẽ khâm phục người con gái thế hệ mới độc lập tự chủ, dám yêu, dám hận giống như bạn.

Chủ đề trò chuyện chiếu lệ kể trên, hoàn toàn được tiến hành dựa trên sơ đồ triển khai, trong đó những từ khóa đều được nhấn mạnh và gạch chân. Mọi người có thể dựa theo phương pháp này để phát triển và thiết kế chủ đề trò chuyện chiếu lệ rồi tiến hành luyện tập.

Bài 3: Mở cửa ngõ tâm hồn của người khác

Đứng trước người lạ mặt, hai bên chưa từng tiếp xúc, liệu những kiến thức liên quan hệ thống đọc nguội của người hướng ngoại, hướng nội được diễn giải ở phần trước có thể tiến hành hiệu quả hay không? Khi nói không phù hợp hoặc không chuẩn xác, chúng ta nên xử lý như thế nào? Phần dưới đây sẽ giới thiệu với các bạn phương pháp chuyển đổi ngẫu nhiên trong hai hệ thống đọc nguội.

Bắt đầu từ tay phải

Phần trước đã giới thiệu hệ thống đọc nguội của người hướng ngoại, hướng nội, bạn đã biết kỹ năng đọc nguội để ứng phó với đối tượng giao tiếp có tính cách hướng nội hoặc hướng ngoại. Có lẽ bạn sẽ nghĩ, thực ra rất nhiều người không mang tính cách hướng nội hoặc hướng ngoại tuyệt đối.

Đúng vậy! Vì không có người hướng nội hoặc hướng ngoại tuyệt đối, cho nên khi chúng ta bắt đầu sử dụng hệ thống đọc nguội hướng nội, hướng ngoại, có thể không cần quan tâm đối phương là người có tính cách ra sao, đều bắt đầu từ tay phải. Mỗi người đều có thiên hướng hướng ngoại hoặc hướng nội. Hãy nghĩ về hệ thống đọc nguội của chúng ta, ngón cái trên bàn tay phải là “khí chất đàn anh, được người khác tôn trọng,” nói về một người có khí chất được người khác tôn trọng dễ dàng hơn nói về một người thích đơn độc. Như vậy, cho dù câu nói trên không được đối phương chấp nhận, chúng ta cũng có thể dễ dàng bổ sung.

Như vậy, không cần cố gắng phán đoán đối phương là người hướng nội hay hướng ngoại, chúng ta vẫn có thể bắt đầu từ tay phải dùng chủ đề trò chuyện chiếu lệ để thực hiện đọc nguội.

“X à, có lẽ cậu thuộc tuýp người có chính kiến, cá tính tương đối cởi mở, khi mới quen cậu tớ đã có cảm giác như vậy. Thấy người khác gặp khó khăn, chắc chắn cậu sẽ không khoanh tay đứng nhìn chứ?”

“Uhm, sông có khúc người có lúc, có thể giúp được thì hãy giúp người ta vậy.”

“Có câu nói vừa rồi, tớ làm bạn với cậu đúng là không uổng công vô ích.”

Những lời nói quả quyết hết sức đơn giản đó lại có sức lay động đối phương. Nếu nói trực tiếp: “Cậu là người có chính kiến, cá tính cởi mở.” Nghe kiểu gì đều thấy cụt lủn, tán dương phô, vì vậy, nói chuyện cũng cần khéo léo, trơn tru, mới khiến người khác vui vẻ chấp nhận.

Luôn thể hiện sự tán thưởng

Bắt đầu từ ngón cái trên bàn tay phải, nếu đối phương vẫn có phản ứng tích cực thì hãy tiếp tục chuyển sang ngón trỏ, ngón giữa để bắt đầu lần lượt giải thích chủ đề trò chuyện chiếu lệ.

Để giúp mọi người hiểu rõ quy luật đơn giản này, trong phần trước, chúng tôi đã lần lượt liệt kê thiết kế chủ đề trò chuyện chiếu lệ trong hệ thống đọc nguội của người hướng ngoại. Giải thích giống như vậy phải chăng rất dễ lay động đối phương.

  • (Ngón cái trên bàn tay phải/Châu Nhuận Phát): Cậu là nhân vật anh chị được người khác tôn trọng và có ảnh hưởng lớn.
  • (Ngón trỏ trên bàn tay phải/ Ngô Tôn Hiến): Cậu là người quan hệ rộng. Dù là giao thiệp trên thế giới ảo – mạng Internet hay cuộc sống thực, cậu đều thích có nhiều bạn bè, vì như vậy mới rôm rả. Cho dù là tình huống mới, cậu cũng có thể thân thiết với người bạn mới quen, đó mới là cá tính thẳng thắn của cậu.
  • (Ngón giữa trên bàn tay phải/ Hàn Hán): Cậu rất thích thú với cảm giác hiện nay, chuyên tâm làm tốt những chuyện hiện tại, không bận tâm trước và sau đó ra sao, chỉ hy vọng được thể hiện là chính mình, phải vậy không?
  • (Ngón áp út trên bàn tay phải/ Thôi Kiện): Cậu là người coi trọng tình cảm, sẽ dốc toàn tâm, toàn lực cho một người hoặc một việc gì đó, đến mức quên mình, cho dù đôi khi cũng có biểu hiện bực dọc, khiến đối tượng giao tiếp không biết phải làm sao, nhưng đó không phải chủ ý của cậu.
  • (Ngón út trên bàn tay phải/ Tiểu Tiểu Bân): Đôi khi, cách suy nghĩ của cậu hơi ngây thơ, cho dù không thể thực hiện, cậu cũng cảm thấy vui mừng vì bản thân mình như vậy, đúng không?

Khéo léo thay đổi hoàn cảnh

Trong giao tiếp thường ngày, bắt đầu chủ đề trò chuyện chiếu lệ dựa theo ngón cái trên bàn tay phải chắc chắn sẽ có khả năng bị đối phương phủ định, khi đó, chỉ cần chúng ta học được cách khéo léo thay đổi thành “bộ khung trải nghiệm” của một ngón tay tương ứng khác, ngay lập tức có thể giành lại quyền chủ động trong cuộc trò chuyện.

  • J (Ngón giữa trên bàn tay phải/Hàn Hán): Cậu rất thích thú với cảm giác hiện nay, chuyên tâm làm tốt những chuyện hiện tại, không bận tâm trước đó thế nào và sau đó ra sao, chỉ hy vọng được thể hiện là chính mình, phải vậy không?

Đối phương: Không đúng, tớ lo nghĩ cho tương lai, cho dù bây giờ rất mệt mỏi, tớ cũng phải chuẩn bị tốt cho tương lai.

Khi chúng ta giải thích hệ thống đọc nguội của người hướng ngoại, nếu đối phương thể hiện ý kiến trái ngược với chủ đề trò chuyện chiếu lệ của ngón giữa trên bàn tay phải, lấy Hàn Hán làm trải nghiệm bộ khung, chúng ta ngay lập tức có thể thay đổi sang hệ thống đọc nguội của người hướng nội mang tính đối lập, coi ngón giữa trên bàn tay trái (W.Buffet) làm trải nghiệm bộ khung để triển khai chủ đề trò chuyện chiếu lệ. Như vậy, cả hai mặt tích cực và tiêu cực đều được nói đến, tự khắc sẽ đánh trúng suy nghĩ của đối phương.

  • (Ngón giữa trên bàn tay trái/W.Buffet): Phải nói rằng, bất luận là lựa chọn trong cuộc đời, hay đầu tư tài chính, cậu không chỉ hết sức coi trọng kết quả cuối cùng, mà còn không ngừng tham khảo bài học kinh nghiệm trước đó, cố gắng đưa ra sự lựa chọn chính xác nhất.

Rất đơn giản phải không? Chỉ cần một động tác, chúng ta đã thay đổi sang chủ đề trò chuyện mà đối phương thích nghe rồi. Sau đó, chúng ta chỉ cần tiếp tục nói theo hệ thống đọc nguội của người hướng nội là được.

  • (Ngón áp út trên bàn tay trái/ Phương Chu Tử): Khi đứng trước sự lựa chọn, cậu luôn đủ khả năng bình tĩnh, sáng suốt để đưa ra phán đoán nhỉ?
  • (Ngón út trên bàn tay trái/Vương Tiểu Ba): Mọi người cũng đều tin rằng cậu luôn là người dám yêu, dám hận, không ngừng theo đuổi mục tiêu.

Thông qua việc trò chuyện như vậy, đối phương nhất định sẽ coi bạn như người tri kỷ. Điều cần chú ý là, trong quá trình đọc nguội, một khi chủ đề trò chuyện chiếu lệ nào đó bị phủ định, chỉ cần lặng lẽ thay đổi bằng một chủ đề khác mang tính đối lập, sau đó tiếp tục trình bày chủ đề trò chuyện chiếu lệ thuộc hệ thống đọc nguội đó. Bằng việc sử dụng kỹ năng chủ đề trò chuyện chiếu lệ hình zig-zag, chúng ta sẽ dễ dàng nói trúng suy nghĩ và giành lấy lòng tin của đối phương.

Thay đổi vừa phải

Tuy hệ thống đọc nguội như vậy rất có hiệu quả, nhưng không thể áp dụng cứng nhắc trong mọi chuyện. Khi thực hiện chủ đề đọc nguội, cần cố gắng biểu hiện mềm dẻo, linh hoạt một chút, tùy hoàn cảnh, thời điểm phù hợp mà thay đổi trật tự hệ thống đọc nguội được xác định từ trước để giải thích chủ đề trò chuyện chiếu lệ.

Còn nữa, trong quá trình triển khai chủ đề trò chuyện chiếu lệ, khi cần thiết, chúng ta có thể lồng ghép thêm một số chủ đề trò chuyện chiếu lệ khác nhằm duy trì tính phong phú và sinh động của buổi nói chuyện.

“Uhm, rốt cuộc có một số việc không thể kiểm soát nổi!”

“Có lẽ vậy. Đôi khi làm tốt thế tốt nữa cũng có điểm khiến bản thân cảm thấy không vừa ý. Cũng vì lý do như thế mà cậu cảm thấy bị tổn thương đúng không?”

“Khi có cảm giác như vậy, tớ giống hệt một đứa trẻ con, không muốn để ý tới ai, bằng không sẽ giận dỗi đối phương, trút giận lên đầu người khác.”

“Cho nên, ấn tượng của tớ về cậu là một người rất nghiêm túc, tớ cũng hy vọng có thể nói chuyện với cậu giống như bây giờ. Nói ra những điều không vui nhất định sẽ có ích cho cả hai bên.”

Bất cứ ai cũng có đặc điểm hướng nội hoặc hướng ngoại, điều đó giúp cho việc đọc nguội của chúng ta có thể chuyển đổi qua lại, chẳng bao giờ cảm thấy nhàm chán.