Từ Điển Triệu Chứng Và Chẩn Đoán Bệnh

Bệnh lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng)

Tìm hiểu chung

Lao ruột, phúc mạc, mạc treo các tuyến (lao bụng) là bệnh gì?

Bệnh lao (TB) là bệnh u hạt mạn tính gây ra do Mycobacterium tuberculosis. Khu vực thông thường hay bị nhiễm trùng lao là phổi, nhưng các cơ quan khác có thể bị nhiễm. Lao bụng là dạng lao ngoài phổi đứng thứ 6 sau lao bạch huyết, sinh dục, xương khớp, lao kê và lao màng não.

Mức độ phổ biến của lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng)

Các bệnh lao ngoài phổi liên quan đến 11–16% tất cả các bệnh nhân lao, trong đó có từ 3–4% thuộc về lao bụng. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người lớn trẻ tuổi. Ở trẻ em, dạng lao phúc mạc và lao hạch phổ biến hơn bệnh lao ruột. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng)?

Các triệu chứng phổ biến của bệnh lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng) là:

  • Tiêu chảy mãn tính, rối loạn hấp thu, thủng ruột (thỉnh thoảng). Chảy máu trực tràng hiếm gặp nhưng đôi khi được báo cáo trong lao đại tràng.
  • Tắc ruột hoặc khối u bụng (hồi manh tràng).
  • Tắc ruột bán cấp tái phát (ví dụ như nôn mửa, táo bón, trướng bụng và đau bụng). Có thể có tiếng kêu ùng ục hoặc cảm giác khối khí di chuyển trong bụng và có thể nhìn thấy các vòng ruột phình to theo nhu động ruột. Những triệu chứng này biến mất sau khi trung tiện hoặc đi cầu. Đôi khi, tắc ruột cấp tính có thể xảy ra.
  • Hẹp hoặc lỗ rò hậu môn trực tràng.
  • Loét dạ dày có hoặc không có đoạn tắc nghẽn hoặc thủng dạ dày.
  • Gan lách to thường là một phần của bệnh lao rải rác đi kèm với sốt, ra mồ hôi ban đêm và giảm hoặc mất cảm giác ngon miệng. Dưới kính hiển vi cho thấy viêm gan u hạt.
  • Trướng bụng và cổ trướng, đôi khi có thể có nang mềm.
  • Khối u do cổ trướng chia thành ngăn.
  • Như một khối hoặc chùm khối u các hạch bạch huyết ở chính giữa bụng hoặc đau bụng mơ hồ. Có sốt đi kèm, đổ mồ hôi đêm và khó chịu.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra bệnh lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng)?

Vi khuẩn lao đến đường tiêu hóa bằng cách lan truyền qua đường máu, nuốt đờm bị nhiễm hoặc lây lan gián tiếp từ cơ quan lân cận. Hầu như tất cả các trường hợp lao bụng là do Mycobacterium tuberculosis.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng)?

Cô lập trực khuẩn kháng axit (AFB) là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh lao phổi nhưng có thể không khả thi cho chẩn đoán các dạng lao bụng. Cho đến nay việc chẩn đoán lao bụng được thực hiện bằng nghiên cứu mô học của lao trong các mô (ví dụ như bằng chứng về các nốt lao bị hoại tử hay sự xuất hiện của AFB nơi tổn thương), những phát hiện khi phẫu thuật gợi ý điển hình của lao. Hiện nay, với sự ra đời của các xét nghiệm hình ảnh phóng xạ hiện đại hơn, tiêu chuẩn mới cho việc chẩn đoán được đề xuất bởi Lingenfelser11 như sau:

  • Biểu hiện lâm sàng gợi ý lao
  • Chẩn đoán hình ảnh có biểu hiện của lao bụng
  • Bằng chứng mô học và/hoặc vi sinh của lao
  • Phản ứng với điều trị

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm này có thể hiển thị mức độ khác nhau của thiếu máu, giảm bạch cầu và tăng chỉ số sinh hóa ESR huyết thanh: nồng độ albumin huyết thanh có thể thấp, transaminase huyết thanh bình thường và nồng độ cao phosphatase kiềm trong huyết thanh có thể quan sát thấy trong bệnh lao gan.

Xét nghiệm PPD da/Xét nghiệm Mantoux

Xét nghiệm này cung cấp bằng chứng hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh lao bụng ở khoảng 55–70% bệnh nhân có kết quả dương tính. Tuy nhiên, kết quả thử lao âm tính cũng có thể quan sát thấy ở 1/3 số bệnh nhân. Xét nghiệm này có giá trị hạn chế do độ nhạy và độ đặc hiệu thấp.

Cả hai phản ứng dương tính giả và âm tính giả khá phổ biến. Xét nghiệm Mantoux âm tính ở những bệnh nhân lao có thể do:

  • Suy giảm miễn dịch hoặc suy dinh dưỡng sản xuất kháng thể kém
  • Lao áp đảo gần đây
  • Lao kê
  • Chùm tế bào đơn nhân lưu thông trong máu ngoại vi ức chế sự nhạy cảm của các tế bào lympho T (hiếm gặp)
  • Ức chế PPD – phản ứng tế bào lympho T.

Tuy nhiên, xét nghiệm lao được thực hiện sau (tức là sau 6–8 tuần) sẽ luôn cho kết quả dương tính ở những bệnh nhân này. Phản ứng dương tính cũng rất phổ biến với bệnh lao không hoạt động hoặc người nhạy cảm bởi mycobacteria nontuberculous hoặc sau khi tiêm vắc xin BCG.

Kết quả xét nghiệm kháng thể trong nhóm bị nhiễm HIV không hỗ trợ cho chẩn đoán lâm sàng và việc ra quyết định điều trị phòng ngừa bệnh.

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang bụng và ngực: chụp X-quang bụng đơn thuần (phim chụp thẳng và nằm ngửa) là xét nghiệm đơn giản và hữu ích. Nó có thể cho thấy sự hiện diện dòng khí ở nhiều cấp độ và các vòng ruột bị giãn trong trường hợp tắc ruột cấp hoặc bán cấp. Vôi hóa các hạch bạch huyết ở bụng cũng chỉ ra bệnh lao.

X-quang ngực đơn thuần được thực hiện đồng thời có thể cho thấy bệnh lao phổi đã lành hoặc đang hoạt động ở 22–80% trường hợp. Mặc dù việc tìm thấy tổn thương lao trên phim X-quang ngực hỗ trợ việc chẩn đoán bệnh lao bụng, nhưng hình ảnh X-quang bình thường không thể chẩn đoán được lao bụng.

Chụp có cản quang Bari

Chụp có cản quang Bari rất hữu ích cho việc chẩn đoán bệnh lao ruột. Phương pháp chụp Bari đã được ghi nhận lợi ích chẩn đoán trong 75% số bệnh nhân nghi ngờ lao ruột. Enteroclysis, hỗn hợp bari và methylcellulose được truyền bởi một máy bơm kiểm soát tốc độ vào ruột non, cùng với kiểm tra huỳnh quang sau khi dùng thuốc xổ bari có thể là cách tốt nhất để đánh giá lao ruột.

Chụp cản quang bari, chụp CT, các thủ thuật xâm lấn và xét nghiệm huyết thanh học hiện nay có thể giúp chẩn đoán kịp thời và lên kế hoạch điều trị sớm cho các trường hợp này để giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng)?

Việc điều trị lao bụng tương tự như đối với bệnh lao phổi. Liệu pháp kháng lao thông thường trong vòng ít nhất 6 tháng bao gồm 2 tháng ban đầu sử dụng HREZ (ví dụ isoniazid, rifampicin, ethambutol và pyrazinamid) tiếp theo là 4 tháng HR được khuyến khích với tất cả các bệnh nhân bị bệnh lao bụng. Tuy nhiên, trước đây, các liệu pháp kháng lao được mở rộng tối đa từ 8 đến 12 tháng, nhưng thời gian gần đây, các phác đồ điều trị thuốc 6 tháng cho thấy có hiệu quả như đợt điều trị chuẩn 12 tháng.

Mặc dù vậy, nhiều bác sĩ vẫn kéo dài thời gian điều trị từ 12–18 tháng. Corticosteroid được sử dụng giảm xơ trong quá trình lành bệnh để ngăn chặn sự phát triển tắc nghẽn nhưng hiện nay không được ưa thích vì chúng có thể làm chậm quá trình lành vết thương và dẫn đến thủng hoặc tắc nghẽn hơn nữa. Các nghiên cứu hiện nay đã cho thấy tổn thương ruột gây tắc nghẽn có thể được điều trị thành công với thuốc kháng lao mà không cần phẫu thuật.

Điều trị phẫu thuật được thực hiện để quản lý các biến chứng như tắc nghẽn, thủng (thông hoặc đường vào hoặc lỗ rò) và xuất huyết ồ ạt không đáp ứng với điều trị cổ điển. Thắt hẹp ruột được quản lý bởi phẫu thuật cắt chỗ hẹp hoặc cắt bỏ đoạn ruột. Thủng ruột được giải quyết bởi phẫu thuật cắt bỏ và khâu nối chứ không phải bằng cách vá đơn giản để tránh hình thành lỗ rò. Phẫu thuật bắc cầu như nối ruột, mở thông ruột hồi – kết tràng không được khuyến khích cho các tổn thương tắc nghẽn vì chúng có thể hình thành các vòng mù dẫn đến tắc nghẽn, rò rỉ, kém hấp thu…

Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh sử dụng thuốc kháng lao đơn thuần có thể giảm tắc nghẽn do tổn thương đường ruột.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng)?

Điều trị bệnh lao là một quá trình phức tạp và kéo dài. Tuy nhiên, cách duy nhất để chữa căn bệnh này là kiên trì tuân thủ điều trị. Bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và chuyên viên y tế. Ngoài ra, cố gắng duy trì hoạt động và sở thích bình thường, duy trì kết nối với gia đình và bạn bè.

Hãy ghi nhớ rằng sức khỏe thể chất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Thái độ từ chối, tức giận và thất vọng là bình thường khi bạn phải đối phó với vấn đề khó khăn và bất ngờ. Đôi khi, bạn có thể cần thêm hỗ trợ để đối phó với những cảm xúc khác. Chuyên gia trị liệu hoặc nhà tâm lý học hành vi có thể giúp bạn phát triển các chiến lược đối phó tích cực.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 13 liệu pháp thảo mộc hữu ích cho bệnh lao ở trẻ em
  • Nhận biết và phòng ngừa bệnh lao
  • Tiêm dưới da xác định bệnh lao