Vĩnh Biệt Tugumi

Chương 2: Mùa xuân và chị em nhà Yamamoto

Vào đầu xuân năm ấy; bố chính thức li dị với vợ cũ và gọi 2 mẹ con tôi chuyển lên Tokyo. Lúc đó; tôi vừa dự kì thi vào 1 trường ĐH ở Tokyo và đang chờ kết quả; lại thêm những liên lạc của bố nên cả tôi và mẹ đều trở nên cực kì mẫn cảm với tiếng chuông điện thoại. Đúng thời gian này; Tugumi lại thường hay cố tình gọi điện mỗi ngày 1 vài bận. Toàn là những cuộc điện thoại làm người khác cảm thấy khó chịu kiểu như : “ Chẳng có gì đâu; mày có khỏe kô?” hay “ Hoa anh đào rơi rồi!”… Tuy nhiên; khi đó cả tôi và mẹ đang trong tâm trạng lâng lâng nên mỗi lần Tugumi gọi đến chúng tôi đều có thể vui vẻ đáp lại “ Ái chà; kô phải lại Tugumi đấy chứ… Thế nhé; lần sau lại gọi nhé!”

Vào thời gian đó; cả 2 mẹ con đều vui vẻ; tràn ngập 1 dự cảm tốt lành rằng: “ Cuối cùng; cũng đã sắp chuyển lên Tokyo rồi.” Điều đó nghĩa là tuyết đã tan. Mẹ thực sự đã chờ đợi điều này lâu lắm rồi trong khi vẫn vui vẻ làm việc tại nhà nghỉ Yamamoto. Mẹ hoàn toàn kô có vẻ gì khổ tâm. Nhưng đó chỉ là sự giả vờ trên nỗi đau khổ càng bị kìm nén đến cực độ; tôi nghĩ chính vẻ mặt rạng ngời như kô có gì của mẹ khiến bố lo lắng; hay về hơn và kô bỏ rơi mẹ. Mẹ hoàn toàn kô phải người mạnh mẽ nhưng nhiều khi mẹ cứ cố tỏ ra mạnh mẽ 1 cách vô thức. Thảng hoặc tôi nghe thấy mẹ than thở với dì Masako nhưng thường mẹ vừa mỉm cười vừa nói nên nghe kô có vẻ gì là những lời than thở; còn dì Masako mặc dù gật đầu cười nhưng dường như cũng kô biết nên đáp lại thế nào. Dù những người chung quanh có đối xử tốt đến mấy thì chẳng có gì thay đổi đối với một người tình ăn nhờ ở đậu và hoàn toàn kô có 1 tương lai tốt đẹp. Hẳn là mẹ đã sống trong tâm trạng bất an và có nhiều khi mệt mỏi muốn khóc. Dường như hiểu được nỗi lòng của mẹ nên tôi đã lớn lên mà kô trải qua thời dậy thì chống đối.

2 mẹ con cứ sống và chờ đợi bố như thế. Thị trấn ven biển đã cho tôi thấy nhiều điều.

Gần xuân; tiết trời ngày 1 ấm hơn; cứ mỗi khi nghĩ đến chuyện rời khỏi nơi đây; tất cả những cảnh vật quen thuộc hàng ngày; hành lang cũ kĩ của nhà Yamamoto; ánh đèn đêm của bảng hiệu với những con côn trùng bay xung quanh; bục phơi quần áo với những mạng nhện và ngọn núi nhìn từ bục phơi…lại hiện lên trong quầng sáng mờ nhòe; khiến tôi cảm thấy đau thắt ngực.

Thời gian cuối; hầu như mỗi buổi sáng; tôi thường dắt con chó giống Akita có cái tên thường gọi “Pôchi” cuả bác Tanaka sống ở ngay sau nhà ra bờ biển đi dạo.

Biển lúc sáng sớm vào những hôm đẹp trời bao giờ cũng tỏa ra 1 thứ ánh sáng đặc biệt. Hàng triệu con sóng tản ra lấp lánh; hết đợt này đến đợt khác lạnh lùng xô vào bờ; cảnh tượng đó kô hiểu sao khiến tôi cảm thấy như 1 thứ gì đó vô cùng thần thánh khó lại gần. Tôi đứng trên mỏm đê; nhìn ra biển; còn Pôchi tự do chạy nhảy khắp bờ biển; thỉnh thoảng được những người câu cá âu yếm vuốt ve.

Kô rõ từ lúc nào Tugumi cũng đi dạo cùng. Điều này khiến tôi rất vui. Ngày xưa ; khi Pochi còn là 1 con chó nhỏ; Tugumi đã trêu chọc nó rất nhiều ; khiến nó tức giận và cắn nghiến vào tay. Tôi còn nhớ; lúc đó tôi cùng Yoko; dì Masako và mẹ chuẩn bị ăn trưa. Ngay sau khi dì Masako gọi: “Tugumi đâu rồi?” thì Tugumi mặt tái mét; tay đầy máu bước vào phòng. Dì Masako hoảng hốt bật dậy: “ Con làm sao thế?” còn Tugumi vẫn tưng tửng đáp: “Bị chó cắn”. Cảnh tượng đó buồn cười lắm đến nỗi cả tôi; Yoko và mẹ đều phì cười. Sau lần đó; Tugumi và Pôchi bắt đàu ghét nhau. Mỗi khi Tugumi lè lưỡi ra dọa; Pôchi lại sủa dữ dội; khiến những người khách ở trọ khó chịu. Mọi người đều rất phiền lòng. Tôi yêu quý cả hai nên cảm thấy rất áy náy về điều đó; bởi vậy; tôi rất vui khi thấy Tugumi và Pôchi hòa giải với nhau trước khi tôi rời khỏi nơi này.

Những hôm trời kô mưa; Tugumi thường đi dạo cùng tôi. Buổi sáng khi tôi mở cánh cửa chớp; vừa nghe thấy tiếng mở cửa; Pôchi sung sướng nhảy ngay ra khỏi chuồng. Tôi vội vã rửa mặt; thay quần áo; đi ra ngoài nhẹ nhàng mở cánh cửa gỗ ngăn giữa vườn nhà Yamamoto với nhà bác Tanaka; giữ chặt Pôchi đang chạy vòng quanh làm sợi dây xích kêu xủng xẻng; rồi buộc lại dây cổ cho nó. Khi tôi trở lại chỗ cánh cửa gỗ; kô hiểu từ lúc nào tugumi đã đứng đợi ở đó. Lúc đầu; Pochi có vẻ kô thích còn Tugumi dường như hơi run; lưỡng lự nên buổi đi dạo kô hiểu sao thật buồn tẻ; nhưng khi đã quen; Pochi cũng để cho Tugumi nắm dây cổ. Trong ánh sáng buổi sớm; Tugumi vừa kêu: “chậm thôi” vừa bị Pochi kéo đi với 1 bộ dạng thích thú trông rất đáng yêu. Tôi cảm động; thầm nghĩ “Tugumi cũng thực sự muốn làm lành với Pochi…” Nhưng tôi kô thể yên tâm rời mắt khỏi họ bởi đôi khi Pochi lao nhanh về phía trước; Tugumi giật mạnh dây kéo lại khiến Pochi dựng cả thân hình lên bằng 2 chân sau. Nếu làm chết chó nhà người khác là phiền toái lắm.

Vận động như thế dường như rất tốt với Tugumi. Từ khi Tugumi đi dạo cùng; tôi đã giảm 1 nửa chiều dài đường đi. Dù vậy; tôi vẫn lo cho sức khỏe của Tugumi. Tuy nhiên; tôi cũng yên tâm vì sắc mặt của Tugumi trở nên khá hơn; cũng kô thấy sốt.

Đó là khi đi dạo vào 1 buổi sáng nọ.

Hôm đó; trời trong xanh kô 1 gợn mây; biển và trời đều mang sắc xanh dịu ngọt. Trong ánh nắng; tất cả tạo nên 1 quầng sáng trông chói lọi bởi màu vàng rực rỡ. Trên bờ biển có 1 đài quan sát trông giống như giàn giáo được làm bằng gỗ. Mùa hè; tôi và Tugumi thường leo thang; lên tới đài quan sát nơi các quan sát viên đứng. Lúc đầu; Pochi chạy vòng quanh phía dưới vẻ thèm thuồng nhưng dường như hiểu rằng mình kô thể lên trên đó được nên nó chạy ra tận ngoài bãi cát. Tugumi hét lên đầy ác ý: “Đáng đời; đồ chó chết!” còn Pochi sủa gâu gâu.

- Sao lại nói như thế?- tôi kinh hãi.

- Con chó đó kô hiểu được đâu.- Tugumi cười rồi nhìn ra biển. Những sợi tóc mái nhỏ; mỏng bay lòa xòa trên trán. Những mạch máu trong suốt nổi lên trên đôi gò má ửng đỏ vì đi bộ nhiều; đôi mắt phản chiếu cảnh biển; sáng lấp lánh.

Tôi cũng nhìn ra biển. Biển là 1 cái gì đó thật lạ lùng; khi 2 người hướng về phía biển; dù im lặng hay nói chuyện; kô hiểu sao điều đó chẳng hề gì. Cứ nhìn mãi mà kô chán. Cả tiếng sóng và cả mặt biển; dù dữ dội đến mấy nhưng vẫn kô chút ồn ào.

Tôi đa kô thể tin được rằng mình sẽ chuyển đến 1 nơi kô có biển. Kô đột ngột nhưng lạ lùng đến bất an. Khi vui hay khi buồn; khi nóng nực hay dưới bầu trời sao đêm đông lạnh giá; khi hướng về phía đền thờ Thần đạo đón năm mới; cứ nhìn sang bên là thấy biển ở đó như muôn đời vẫn thế. Dù tôi còn nhỏ hay đã lớn; dù bà hàng xóm qua đời hay bác sĩ vừa đỡ cho 1 đứa trẻ chào đời; dù là lần hẹn hò đầu tiên hay khi thất tình; biển vẫn lặng lẽ ôm trọn lấy thị trấn; thủy triều vẫn đều đặn dâng lên rồi lại rút đi. Vào những ngày trời trong xanh; có thể thấy rõ bờ vịnh phía bên kia. Dù kô cố ý đan xem cảm xúc vào những gì đang nhìn; nhưng dương như biển đang chỉ dạy cho tôi điều gì đó. Chính bởi thế; cho đến bây giờ; tôi chưa từng nghi ngờ về sự tồn tại của biển; về âm vọng của tiếng sóng kô ngừng vỗ bờ; nhưng tôi thường tự hỏi kô biết ở thành phố; người ta hướng tới cái gì để suy nghĩ về “sự cân bằng”. Quả nhiên; trăng ư? Nhưng so với biển; trăng quá xa; quá nhỏ; có cái gì đó như vô vọng.

- Tugumi này; cho đến bây giờ tao vẫn chưa thể tin rằng mình sẽ sống nổi ở 1 nơi kô có biển. – Tôi buột miệng nói. Khi nói ra; sự bất an càng trở nên rõ ràng hơn. Ánh sáng buổi sớm từng khắc từng khắc trắng và mạnh hơn; từ xa vọng tới những âm thanh bắt đầu ngày mới của thị trấn.

- Đồ ngốc!- Tugumi kô nhìn tôi; nói giọng vẻ giận dữ.- Khi có được 1 thứ gì đó cũng là lúc phải quyết định mất 1 thứ khác. Chẳng phải cuối cùng mày có thể sống vui vẻ cùng bố mẹ đó sao? Bố mày đã rũ bỏ được người vợ trước rồi. So với điều đó; biển có là gì đâu. Mày thật là trẻ con!

- Ừ! Thì là vậy…- Tôi đáp.

Tumi đáp lại 1 cách nghiêm túc khác lạ; khiến tôi kô khỏi kinh ngạc. Sau 1 thoáng ngỡ ngàng; sự bất an vụt như bay biến. Vậy là trong lòng Tugumi cũng đang có và mất đi 1 điều gì đó. Tugumi thường thể hiện rõ ràng và chắc chắn “cái tôi”; kô bao giờ cho người khác thấy mình đang được hoặn mất đi 1 điều gì đó; nên đột nhiên tôi cảm thấy nhói đau như thể đồng cảm cùng Tugumi.

Có lẽ Tugumi đã sống và luôn che giấu tâm trạng đó đến tận bây giờ

Cứ như thế; tôi chuẩn bị rời xa quê hương như thể dọn dẹp từng chút 1 những tiếc nuối; gắn bó. Tôi gặp lại những người bạn cấp 2 đã lâu lắm kô gặp; gặp người bạn trai thời trung học trong chốc lát để báo tin mình sắp chuyển nhà. Tôi đã thật tâm nghĩ hay là để mẹ làm những việc xã giao đó. Kô biết có phải bởi cho rằng mình là người tình nên mẹ tôi cố tình cư xử rất đàng hoàng. Thực tâm; tôi định cứ thế rời khỏi nơi này mà kô thông báo cho ai biết nhưng mẹ rất đường hoàng; đi 1 lượt ngậm ngùi chào hỏi những người hàng xóm. Mà trong cái thị trấn nhỏ bé này; tin tức chẳng mấy chốc sẽ lan truyền! Nghĩ vậy tôi thay đổi đường lối; quyết định gặp những người mình muốn gặp; kể cả người bạn trai tôi từng yêu. Tôi cũng bắt đầu đóng gói hành lí trong phòng.

Đó là 1 công việc lấp lánh đẹp đẽ nhưng đau lòng. Nó rất giống sóng biển. Tuy khó lẩn tránh nhưng sự li biệt thông thường cũng kô hẳn là bất hạnh. Hễ bất chợt dừng lại ở bất cứ chỗ nào khi dọn dẹp lúc chia li; ta sẽ biết được kô phải là nỗi cực khổ mà là thứ tình cảm đớn đau; hồi hộp đang kô ngừng dâng lên trong lòng.

---

Yoko và tôi cùng làm thêm ở 1 chỗ. Đó là 1 tiệm bánh ngọt trên con đường chạy qua trung tâm thị trấn. Tiệm bánh này nổi tiếng vì chỉ bán bánh ngọt châu Âu ( có đáng khoe kô nhỉ…).

Tối hôm đó tôi cố tình đến lấy số tiền công cuối cùng vào đúng ca muộn của Yoko. Chúng tôi chia nhau 1 núi bánh còn thừa đúng như mong đợi rồi cùng về nhà.

Yoko nhẹ nhàng đặt 2 phần bánh vào trong giỏ; tay dắt xe đạp. Tôi thong thả đi bên cạnh. Con đường trải sỏi dọc bờ sông dẫn đến nhà nghỉ Yamamoto bị chắn bởi 1 cây cầu lớn. Ở phía bên kia; biển mở ra; sông lặng lẽ chạy vào biển. Trăng và đèn đường chiếu sáng mặt sông và lan can cầu.

- Phía dưới cầu có bao nhiêu là hoa này!

Khi vừa tới cây cầu; Yoko bỗng nhìn xuống nói. Trên khoảnh đất ít ỏi nơi triền đê bên cạnh cây cầu được cố định bằng bê tông; rất nhiều bông hoa màu trắng nở; khẽ lay động trong làn gió đêm.

- Ừ nhỉ.- Tôi thốt lên. Những bông hoa trắng nổi lên trong màn đêm. Mỗi khi những bông hoa đồng loạt lay động theo làn gió; những dư ảnh màu trắng phản chiếu chập chờn như trong 1 giấc mơ. Dòng sông chảy thao thiết; ở tít xa; biển đêm làm cho ánh trăng sáng lên như 1 con đường; trông vừa lấp lánh vừa quanh co đến bất tận trong đêm đen.

Tôi thầm nhủ trong lòng chẳng còn nhiều thời gian để có thể thư thái ngắm khung cảnh đẹp đẽ như thế này. Đừng để cho Yoko mau nước mắt phải buồn. Hai chúng tôi dừng lại 1 chút.

- Đẹp nhỉ!- tôi lên tiếng.

- Ừ;- Yoko mỉm cười đáp.

Mái tóc dài lay động trên bờ vai. So với Tugumi; Yoko hoàn toàn kô có gì nổi bật nhưng cô có 1 gương mặt thanh tao. Cả 2 chị em đều sống ở ven biển nhưng kô hiểu sao lại có làn da rất trắng. Dưới ánh trăng sáng; Yoko trông càng xanh xao.

Ngay sau đó; chúng tôi bắt đầu đi bộ về nhà. Chỉ sau 10 phút nữa; cả 4 người phụ nữ sẽ vui vẻ cùng nhau ăn những chiếc bánh đang rung lách cách trong giỏ xe đạp. Tôi như nhìn thấy trước cảnh tượng đó. Tiếng tivi; mùi thơm của chiếu tatami. Tôi và Yoko sẽ vào căn phòng sáng đèn chỗ mẹ và dì Masako; chào “chúng con đã về!” Tugumi sẽ cáu kỉnh gắt lên: “Ta chán ngấy cái thứ bánh mà các ngươi mang về lắm rồi;” nhưng rồi lại mang vài ba cái nó thích chui vào phòng. Tuýt người kô thích những cuộc chuyện trò vui vẻ trong gia đình như Tugumi bao giờ cũng cư xử như thế.

Dù đã đi vào con đường nhỏ kô còn nhìn thấy biển nhưng vẫn có cảm giác tiếng sóng biển đi theo. Trăng cũng đi theo. Những mái nhà cũ kĩ lại tiếp những mái nhà cũ kĩ.

Dù vẽ ra trước mắt 1 khoảng thời gian vui vẻ; nhưng cả 2 chúng tôi đều trầm tư; mơ hồ bước đi. Hay bởi vì hôm đó tôi đã nghỉ việc ở chỗ làm thêm? Nỗi buồn cho những tháng năm dài hai chị em thân thiết cùng chung sống bên nhau trôi chảy như 1 giai điệu yếu ớt.

Có lẽ tôi đã nghĩ khác về nhân cách của Yoko- người có đường nét như 1 cánh hoa rơi xuống với “vẻ dịu dàng” trong suốt dưới ánh nắng. Kô; lúc đó kô có gì cả. Hai chị em chỉ nói chuyện vẩn vơ; vừa cười vừa bước đi. Tuy nhiên; dù có cố vui vẻ đến thế nào thì sau này; mỗi khi quay nhìn lại kỉ niệm; tôi chỉ thấy đêm tối; hình ảnh cột điện và thùng rác hiện lên bất động; buồn bã. Bây giờ nghĩ lại; đêm hôm đó đúng là như vậy.

- Maria nói sẽ đến trước giờ đóng cửa hàng nên mình nghĩ rằng nhất định bác chủ sẽ cho 2 đứa phần bánh còn lại và mong suốt. Tuyệt quá!- Yoko nói.

- Đúng thế nhỉ, có lúc thừa cũng chẳng cho, lại có lúc chẳng thừa gì cả; mình tốt số thật đấy.- Tôi đáp.

- Về nhà, mọi người cùng ăn bánh nhé!- Yoko cười, khuôn mặt nghiêng nghiêng đằng sau cặp kính tròn.

- À, còn mình, nhất định phải lấy cho được cái bánh táo trước khi bị Tugumi giành mất! Con bé đó thích bánh táo mà!

Cũng xấu hổ nhưng khi đó; tôi đã nói đầy quả quyết.

- Hộp bánh này chỉ toàn bánh táo thôi; chúng mình kô để cho Tugumi thấy nhé!- Yoko lại cười.

Sự ích kỉ đến thế nào và của bất kì ai cũng được Yoko thông minh đón nhận như thể nước thấm vào cát vậy. Ở đó có sự điềm tĩnh tươi tắn do hoàn cảnh tạo ra.

Ngoại trừ Tugumi có chút tính cách đặc biệt; tôi biết 1 vài người bạn học cùng trường cũng là “ con gái của gia đình kinh doanh nhà nghỉ” giống như Yoko. Họ dù là những tuýt người khác nhau nhưng đều có 1 nét chung gì đó. Xét đến cùng là do môi trường; nhưng tôi cảm thấy rằng họ đều quen với cách đối xử lãnh đạm trong quan hệ giữa con người với con người. Có lẽ là vì từ khi còn nhỏ, họ đã thấy có rất nhiều người đến ở trong nhà mình 1 thời gian ngắn ngủi rồi lại ra đi. Mọi người nhẹ nhàng lảng tránh những tình cảm lưu luyến lúc chia tay và có lẽ lớn lên trong sự vờ như kô biết những tình cảm của chính bản thân mình. Tuy kô phải là con gái của 1 gia đình kinh doanh nhà nghỉ nhưng tôi có cảm giác mình cũng có điểm giống họ. Đó là sự khéo léo để tránh nỗi đau lòng xảy ra bất chợt.

Tuy nhiên; đối với sự chia ly Yoko lại hoàn toàn khác.

Khi còn nhỏ; Yoko thường chơi thân với những khách trọ dài ngày ngay khi họ vừa mới bắt chuyện: “ Thế ra là con chủ nhà nghỉ à?” khi thấy Yoko lạch bạch chạy đi chạy lại lúc dọn dẹp phòng. Dù chỉ là biết mặt thôi nhưng chào nhau cũng là niềm vui. Rồi trong số những khách nghỉ trọ; có người khó chịu và cả những người dễ chịu. Dù là nam hay nữ, nếu có người như thế thì họ sẽ được ngay cả những người làm bếp và người làm thêm quan tâm bàn tán như 1 ngôi sao đột nhiên tỏa sáng. Khi người đó ra về, thu dọn hành lý; trèo lên xe, vẫy tay rồi biến mất, còn lại trong căn phòng trống trải là nắng chiều chói chang. Chắc chắn người đó năm sau sẽ trở lại, nhưng năm sau sao xa vời vợi. Rồi những người khách mới lại tới, chúng tôi đã chứng kiến biết bao lần chuyện đó lặp đi lặp lại.

Mùa nghỉ kết thúc, vào đầu thu lượng khách nghỉ giảm hẳn, tôi cố tình cười đùa, âm thầm vượt qua nỗi buồn đó. Nhưng Yoko thường buồn bã, nhìn ngắm những thứ mà bọn trẻ con đã trở nên thân thiết bỏ quên lại, trào nước mắt. Chắc hẳn Yoko kô muốn mất đi những tình cảm đó.

Rẽ ở góc phố là có thể nhìn thấy ánh đèn của biển hiệu NHÀ NGHỈ YAMAMOTO đang tỏa sáng trong lùm cây. Mỗi khi nhìn thấy biển hiệu và dãy cửa sổ phòng nghỉ, tôi luôn thấy lòng nhẹ nhõm. Dù là khi đông khách ánh đèn sáng trưng, hay khi vắng khách tối âm u, tôi luôn cảm thấy mình được đón chào bởi 1 thứ gì đó lớn lao. Vòng ra cửa hậu, Yoko mở cánh cửa tiền sảnh nhà Yamamoto, cất tiếng chào “con đã về”. Khi đó mẹ thường vẫn ở nhà nghỉ hoặc đang ngồi uống trà trong phòng khách của gia đình Yamamoto. Rồi ăn bánh xong, 2 mẹ con sẽ về nhà. Điều này như đã thành 1 thói quen và luôn là như vây.

-À,có chuyện này…- Vừa cởi giày, tôi bỗng sực nhớ.- Mình sẽ tặng Yoko đĩa nhạc mà cậu nói muốn ghi âm lại. Mình sẽ mang sang ngay nhé?

-Làm phiền cậu quá. Nhưng đấy là bộ 2 đĩa. Câu cứ thu vào băng cho mình là được mà.- Yoko mở to mắt ngạc nhiên nói.

-Kô sao đâu, mình cũng định để lại mà. Cậu lấy thì tốt quá!- Ôi, dở rồi, vừa nghĩ vậy thì lời đã thốt ra, kô dừng lại được.- Cứ coi đó là quà chia tay. Nhưng mà, của mình thì kô gọi là quà chia tay đúng kô nhỉ?

Tôi nhìn sang thì thấy Yoko đang trùm tấm phủ lên trên chiếc xe đạp trong bóng tối phía trước tiền sảnh, cúi đầu, mắt đỏ hoe đầm đìa nước mắt. Tôi bối rối trước những giọt nước mắt quá thật lòng, làm như kô chú ý, vội bước vào nhà. Vẫn quay lưng, tôi nói với Yoko.

- Đi nhanh lên nào! Còn ăn bánh chứ!

- Ừ. – Yoko vội lau nước mắt, gật đầu nói bằng giọng mũi. Có lẽ Yoko với tâm hồn trong sáng nghĩ rằng mọi người kô biết mình là cô gái mau nước mắt.

Trong suốt 10 năm, tôi đã được bảo vệ bởi 1 thứ như bức màn lớn được đan kết bởi rất nhiều điều. Nếu ai chưa từng thủ bước ra ngoài thì chắc chắn sẽ kô thể cảm nhận được sự ấm áp của nó. 1 bức màn vừa đủ độ ấm đến mức nếu kô phải là vì kô thể quay lại thì người ta thậm chí sẽ kô hiểu được rằng mình đã từng ở trong đó. Đó là biển, là toàn bộ thị trấn, là gia đình Yamamoto, là mẹ và người bố sống xa tôi. Tất cả mọi thứ, khi đó, đã dịu dàng bao bọc lấy tôi. Tôi lúc nào cũng vui vẻ và hạnh phúc, tuy có đôi lúc nhớ thương khoảng thời gian đó đến mức buồn bã kô thể chịu nổi. Vào những lúc như thế, cảnh Tugumi chơi đùa với con chó trên bờ biển và hình ảnh Yoko mỉm cười dắt xe đạp đi trên con đương đêm thường trở lại trong tôi.