Bướm trắng

Bướm trắng

Tác giả: Nhất Linh
Thể loại: Văn Học Việt Nam
Số chương: 8
Lượt xem: 2739

“Bướm Trắng” là một cuốn tiểu thuyết phân tích tâm lý hay nhất của Nhất Linh thể loại văn học Việt nam đi sâu vào khía cạnh triết lý. Cốt truyệt kể về nhân vật Trương, khi biết mình bị lao, chỉ còn sống được có một năm, bập bềnh giữa sống và chết. Tâm trạng, nội tâm của Trương được Nhất Linh phân tâm con người trước cái chết. Bằng một lối nhìn trầm lặng, ngòi bút Nhất Linh bình thản đi vào các cửa ngõ nội tâm biến dạng và bối rối của Trương, không phải để tìm kiếm một lối thoát cho Trương, mà để cùng nhập cuộc phiêu lưu không định hướng của dòng đời.

Đọc “Bướm trắng” như một cuốn sách đang viết, đang hoàn tất trong toàn bộ một tác phẩm dường như cũng không ngớt tìm kiếm cho nó một định mệnh. Đọc “Bướm trắng” không chỉ là tìm đến một câu trả lời mà là lắng nghe lời hứa hẹn của một tác gia đang lên tiếng. Vâng, một tác giả vẫn không ngừng lên tiếng trong tác phẩm của mình, lên tiếng với từng độc giả một tìm đến, trong từng một lần đọc đang diễn ra, lên tiếng từ những bến bờ xa lạ, nhưng lại thân mật gần gũi bao nhiêu.

Trích dẫn :

Trương chậm bước lại vì chàng vừa nhận thấy mình đi nhanh quá tuy không có việc gì và cũng không nhất định đi đến đâu. Từ lúc này, vô cớ chàng thấy lòng vui một cách đột ngột khác thường tự nhiên chàng đi nhanh làm như bước đi cần phải đi nhịp với nỗi vui trong lòng.
Đường phố vắng, trời mờ sáng như trong một ngày mùa đông. Hai bên toàn những gian nhà tiều tụy của những người ít tiền phải ra vùng ngoại ô trú ngụ, mấy rặng bồ kếp dai đã trụi lá còn trơ lại những chùm quả đen, héo quăn. Nhưng hôm nay Trương nhìn không thấy cảnh buồn như mọi lần, chàng thấy đời người ta dầu khốn khó đến đâu cũng có những thú vị riêng ở trong. Một cụ già ngồi cạnh cột đèn đương bán mấy quả táo cho cậu bé, Trương tự nhiên thấy vui thích khi nhìn bà hàng bỏ mấy đồng trinh vào túi và cậu bé nhăn mặt cắn sâu vào quả táo. Trong một căn nhà chật hẹp và bẩn thỉu, một thiếu phụ bế con nhìn ra, nét mặt thiếu thụ trong bóng tối, Trương đoán là đẹp và có duyên: cạnh gường vì nhà chật để mấy cái hòm cũ, một đôi gối và một cái chăn bông bọc vải đỏ lấm tấm hoa. Trương đoán người thiếu phụ đợi chồng về và không hiểu sao Trương lại đoán chồng là một người thợ máy. Chàng nghĩ tới chăn bông mới lấy ra được vài hôm từ khi trời trở rét vào cái đời thân mật, đầm ấm của một đôi vợ chồng nghèo, lát nữa khi buổi chiều buồn về.
Trên đường cơn gió thổi bay lên mấy chiếc lá khô và một ít bụi trắng, khiến Trương cảm thấy nỗi hiu quạnh của cuộc đời cô độc chàng sống đã mấy năm nay. Chàng thốt nhớ đến Liên, người yêu của chàng đã chết vì bệnh lao ba năm trước. Chàng nghĩ đến những cái thú thần tiên của tình yêu lúc ban đầu, và nỗi buồn của chàng khi được tin Liên chết.
Những ý nghĩ loăng quăng ấy gợi Trương nhớ đến một câu về bệnh lao chàng đọc trong báo đã lâu lắm.
Những người mắc bệnh lao hay yêu đời và tự nhiên có những lúc vui thích quá, vui một cách vô cớ, hình như cứ được sống là đủ vui rồi.
Trương thấy câu ấy rất đúng với chàng. Từ khi tình nghi mắc bệnh lao, bỏ trường luật về nghỉ dưỡng bệnh, chàng không thấy mình buồn lắm, lúc nào chàng cũng hy vọng mình sẽ khỏi bệnh và chàng lại thấy mình náo nức muốn sống, yêu đời và vui vẻ.
Trương ngừng lại trước một cửa hàng và nhìn bóng mình trong một chiếc gương nhờ có ánh sáng đều đều của một ngày phủ mây nên mắt chàng không có vẻ hốc hác như mọi lần. Chàng vui mừng, không, chàng không đến nỗi gầy lắm, có lẽ béo hơn một chút thì tốt, nhưng béo quá, béo đến nỗi xấu và già đi như Lương và Mịch thì chàng sẽ khó chịu vô cùng.
Trương nghĩ đến những câu các bạn trong lớp khen đùa chàng đẹp trai và có duyên. Chàng nghĩ: Đến khi khỏi bệnh, mình lại vào học nốt. Thì ra mình không cần kiếm ăn có thể tung hoành được.

Và diễn biến chi tiết " Bướm Trắng" được Nhất Linh phân tâm phắc họa như nào? cùng theo dõi tiếp tại website docsach24.com. chúc bạn đọc truyện vui vẻ.!


SÁCH CÙNG CHUYÊN MỤC