Truyện ngắn Khái Hưng

Truyện ngắn Khái Hưng

Tác giả: Khái Hưng
Thể loại: Văn Học Việt Nam
Số chương: 17
Lượt xem: 8045

Khái Hưng tên thật là Trần Dư, nhưng ông thêm chữ Khánh thành Trần Khánh Dư để giống vị tướng Trần Khánh Dư đời Trần. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Dư. Sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897

Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập. Văn đoàn này bắt đầu xuất hiện công khai từ 1932 và đến đầu năm 1933 thì tuyên bố chính thức thành lập với ba thành viên trụ cột là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo.

Tác phẩm của Khái Hưng thường đề cao tình yêu tự do, chống lại các lễ giáo phong kiến, ít nhiều mang tính cải cách xã hội. Khái Hưng cũng có viết một số vở kịch, thường chỉ một hồi, nhưng ít được công diễn. Trong những năm 1935 đến 1940, Khái Hưng là nhà văn được nhiều thanh niên thành thị ưa chuộng.

Về truyện ngắn thì Khái Hưng có phong cách viết vô cùng sâu sắc kết hợp cảm xúc xen lẫn hoàn hảo với sự linh hoạt đến kì diệu. Mỗi câu chuyện, tác giả đều gửi gắm những ý nghĩa rất cao đẹp với nhịp điệu sâu lắng nhẹ nhàng và bình dị.

 


SÁCH CÙNG CHUYÊN MỤC